Luận văn Hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp và một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Quản trị rủi ro tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo NH trên thế giới. Tín dụng là một trong hai hoạt động cơ bản của các NHTM và là hoạt động đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho NH. Vì nguồn vốn mà các NHTM dùng để cấp tín dụng cho các nhu cầu trong nền kinh tế chủ yếu được huy động từ các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội nên NH có tráchnhiệm phải hoàn trả. Nếu các khoản cấp tín dụng không thể thu hồi được sẽ làmảnh hưởng đến khả năng thanh toán của NH, chi phí tăng do phải trích dựphòng dẫn đến thu nhập bị giảm, uy tín NH cũng giảm theo. Vì vậy, hoạt động tín dụng có thể được xem như “con dao hai lưỡi”, một mặt nó tạo ra thu nhập cao mặt khác nó lại tạo ra rủi ro cho NH. Chính vì vậy, nó thường xuyên nhận được sự chú ý đặcbiệt trong quản trị NH cũng như trong công tác giám sát, quản lý của NHNN, bởi vì việc quản trị tín dụng có hiệu quả hay không có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của một NH. Sự sụp đổ của một NH thường gây ảnh hưởng không tốt đến hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia. Ở Việt Nam, hoạt động của các NHTM trong đó có hoạt dộng tín dụng cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà quản trị NH cho đến các cơ quan quản lý có liên quan. Bởi vì hoạt động tín dụng của các NH Việt Nam có tính rủi ro rất cao. Lịch sử NH Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều tổn thất tín dụng kể từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường.Những cuộc đổ vỡ tín dụng trong những năm đầu thập niên 90 đã làm mất niềm tin của công chúng vào NH trong khi nhu cầu vốn tín dụng cung cấp cho nền kinh tế rất lớn. Nguyên nhân của những vụ đổ vỡ này vừa xuất phát từ hệ thống pháp lý nước ta lúc đó chưađầy đủ vừa từ phía các tổ chức tín dụng còn xem nhẹ về mặt quản lý chất lượng tín dụng. Để khắc phục hậu quả, Chính phủ đã phải tốn rất nhiềutiền để hỗ trợ các NH trong và ngoài quốc doanh xóa một lượng khổng lồ nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi. Năm 2001, ngân sách ước tính ban đầu để tái cơ cấu, làm lành mạnh hệ thống NH Việt Nam là 17.000 tỷ đồng (khoảng 4% GDP). Vài năm trở lạiđây, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước luôn ở mức cao so với thế giới, hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam đã tăng trưởng rất nóng, và tính đến nay, nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam đã có dấu hiệu quay trở lại. Một kết quả phân tích tài chính đối với các NHTM quốc doanh theo tiêu chuẩn quốc tế,công cuộc tái cấp vốn cho các NHTM này có thể phải cần đến khoảng 7% GDP của đất nước. Từ trước đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu được thực hiện về các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng ở các NHTM Việt Nam nhưng chủ yếu là đi tìm nguyên nhân và đưa ra các giải pháp liên quan đến cơ chế, chính sách vĩ mô của nhà nước, pháp luật mà quên đi một điều căn bản rằng NH cũng là một DN. Bản thân nó trước nhất phải tự trang bị cho mình các biện pháp, cách thức để sinh tồn trong môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt, làm sao vừa tăng trưởng vừa đảm bảo an toàn. Rủi ro tín dụng xảy ra, nguyên nhân trước tiên thuộc về bản thân các NH, về chính sách quản trị, giám sát tín dụng của NH và yếu tố cốt lõi nhất là năng lực của nhân viên để thực thi hiệu quả hệ thống quản trị đó. Và cũng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc đo lường mức độ rủi ro tín dụng củamột khách hàng nhằm hỗ trợ việc ra quyết định cho vay phù hợp.

pdf87 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2072 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp và một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan