Luận văn Hoàn thiện các hình thức trả công lao động tại công ty cổ phần CMC

1. Lí do chọn đề tài Với xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay, kinh tế nước ta cũng đang trên đà phát triển mở rộng giao lưu trên trường quốc tế. Đối với các doanh nghiệp đây vừa là cơ hội vừa là thách thức. Các doanh nghiệp cần có những thay đổi tích cực từ bên trong doanh nghiệp để có thể tiếp tục phát triển không bị đào thải khỏi cuộc cạnh tranh kinh tế ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó việc phát triển kinh tế lấy tri thức làm động lực hiện nay, vai trò nguồn nhân lực đối với các doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp cần có những chính sách tích cực để có thể duy trì lực lượng lao động ổn định đồng thời giữ chân những người có trình độ cao. Tiền lương ổn định, hợp lý luôn là một yếu tố giúp người lao động yên tâm công tác. Việc hoàn thiện các hình thức trả công lao động chính là yếu tố giúp hoàn thiện công tác trả lương hợp lý. Việc hoàn thiện các hình thức trả công lao động là một vấn đề quan trọng cần được các doanh nghiệp quan tâm. Để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này em xin chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của em là “Hoàn thiện các hình thức trả công lao động tại Công ty cổ phần CMC”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức trả công lao động. Phạm vi nghiên cứu: Các hình thức trả công lao động tại Công ty cổ phần CMC. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát hoạt động của người lao động để tìm thông tin thực tế. - Phương pháp phân tích dữ liệu thu được. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp người lao động để biết tâm tư, nguyện vọng của người lao động. 4. Mục đích nghiên cứu - Phân tích các hình thức trả lương Công ty cổ phần CMC đang áp dụng, từ đó tìm ra những mặt hạn chế của các hình thức trả công đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả công lao động tại Công ty cổ phần CMC. 5. Kết cấu chuyên đề Chuyên đề chia làm 3 chương. Chương 1: Trả công lao động trong doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích và đánh giá tình hình trả công lao động tại Công ty cổ phần CMC. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện các hình thức trả công lao động tại Công ty cổ phần CMC.

doc99 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện các hình thức trả công lao động tại công ty cổ phần CMC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Với xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay, kinh tế nước ta cũng đang trên đà phát triển mở rộng giao lưu trên trường quốc tế. Đối với các doanh nghiệp đây vừa là cơ hội vừa là thách thức. Các doanh nghiệp cần có những thay đổi tích cực từ bên trong doanh nghiệp để có thể tiếp tục phát triển không bị đào thải khỏi cuộc cạnh tranh kinh tế ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó việc phát triển kinh tế lấy tri thức làm động lực hiện nay, vai trò nguồn nhân lực đối với các doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp cần có những chính sách tích cực để có thể duy trì lực lượng lao động ổn định đồng thời giữ chân những người có trình độ cao. Tiền lương ổn định, hợp lý luôn là một yếu tố giúp người lao động yên tâm công tác. Việc hoàn thiện các hình thức trả công lao động chính là yếu tố giúp hoàn thiện công tác trả lương hợp lý. Việc hoàn thiện các hình thức trả công lao động là một vấn đề quan trọng cần được các doanh nghiệp quan tâm. Để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này em xin chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của em là “Hoàn thiện các hình thức trả công lao động tại Công ty cổ phần CMC”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các hình thức trả công lao động. Phạm vi nghiên cứu: Các hình thức trả công lao động tại Công ty cổ phần CMC. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát hoạt động của người lao động để tìm thông tin thực tế. - Phương pháp phân tích dữ liệu thu được. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp người lao động để biết tâm tư, nguyện vọng của người lao động. 4. Mục đích nghiên cứu - Phân tích các hình thức trả lương Công ty cổ phần CMC đang áp dụng, từ đó tìm ra những mặt hạn chế của các hình thức trả công đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả công lao động tại Công ty cổ phần CMC. 5. Kết cấu chuyên đề Chuyên đề chia làm 3 chương. Chương 1: Trả công lao động trong doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích và đánh giá tình hình trả công lao động tại Công ty cổ phần CMC. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện các hình thức trả công lao động tại Công ty cổ phần CMC. Chương 1 TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Những vấn đề cơ bản về tiền lương Khái niệm và bản chất của tiền lương * Khái niệm Khái niệm về tiền lương rất đa dạng, có nhiều quan điểm khác nhau về tiền lương. Theo Bộ luật Lao động Việt Nam tại điều 55 chương VI ban hành năm 1994 có ghi “Tiền lương của người lao động do 2 bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động và hiệu quả công việc”. Mức lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) “Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập bất luận tên gọi như thế nào mà có biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ thực hiện hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”. * Một số khái niệm tiền lương khác Tiền lương danh nghĩa: Là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền này phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động. Tiền lương thực tế: Được biểu hiện bằng số lượng và chất lượng hàng hoá và dịch vụ mà người lao động trao đổi được thông qua tiền lương danh nghĩa của mình. * Bản chất của tiền lương Bản chất của tiền lương thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế xã hội, theo nhận thức của con người. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung tiền lương được định nghĩa như sau “ Về bản chất tiền lương dưới chế độ chủ nghĩa xã hội là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối có kế hoạch cho công nhân, viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã công hiến. Tiền lương phản ánh việc trả công cho công nhân viên chức dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tái sản xuất sức lao động”. Theo như khái niệm thì tiền lương không phải là giá cả sức lao động do thời kỳ này sức lao động không được coi là hàng hoá. Tiền lương không trả đúng theo sức lao động, không tuân theo quy luật cung cầu lao động dẫn đến hiện tượng phân phối theo chủ nghĩa bình quân. Người lao động có tư tưởng ỷ lại không kích thích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, tăng năng suất lao động, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật… yếu tố tiền lương không còn là yếu tố kích thích người lao động. Trong nền kinh tế thị trường thì tiền lương được coi là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả sức lao động mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động, tuân theo quy luật cung cầu, giá cả thị trường và pháp luật của Nhà nước. Lúc này tiền lương đã đóng vai trò là yếu tố khuyến khích người lao động cố gắng lao động tốt để có được tiền lương cao. 1.1.2 Các chức năng của tiền lương 1.1.2.1 Chức năng thước đo giá trị Tiền lương là giá cả sức lao động hay nói cách khác tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Khi giá trị sức lao động thay đổi thì tiền lương cũng phải thay đổi theo để đo lường sức lao động cho chính xác. Do đó bản thân tiền lương cần phải phản ánh đúng giá trị sức lao động, là thước đo giá trị. Chức năng này rất quan trọng nó đóng vai trò là cơ sở cho việc thuê mướn lao động. 1.1.2.2 Chức năng tái sản xuất sức lao động Quá trình lao động là quá trình con người sử dụng sức lao động của mình thông qua tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động. Trong quá trình lao động sức lao động của con người bị tiêu hao để người lao động có thể tiếp tục lao động, họ cần tái sản xuất sức lao động (tức là khôi phục lại sức lao động đã mất) thông qua việc ăn uống và nghỉ ngơi. Do đó tiền lương phải đủ lớn để đảm bảo nhu cầu đó có nghĩa là tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động để người lao động có thể tiếp tục làm việc. 1.1.2.3 Chức năng kích thích sản xuất Tiền lương có 2 mặt rõ ràng đối với sản xuất. Khi tiền lương người lao động nhận được là thoả đáng với sức lao động của họ đã bỏ ra, thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần sẽ khuyến khích người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển. Lúc này tiền lương đóng vai trò là nhân tố tích cực kích thích sản xuất phát triển. Ngược lại nếu tiền lương của doanh nghiệp trả cho người lao động không thoả đáng với sức lao động họ đã bỏ ra thì sẽ làm cho người lao động không làm việc hết khả năng dẫn tới sản xuất bị kìm hãm. 1.1.2.4 Chức năng tích luỹ Tiền lương mà người lao động nhận được không phải chỉ để dùng duy trì cuộc sống hàng ngày mà nó còn được tích luỹ, dự phòng những bất trắc có thể xảy ra khi người lao động không thể làm việc được nhưng vẫn phải tiêu dùng. Tích luỹ là sự cần thiết khách quan đối với mọi người lao động. Nguyên tắc trả lương 1.1.3.1 Nguyên tắc “Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau” Nguyên tắc này rất quan trọng, xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động, đảm bảo sự công bằng bình đẳng trong trả lương. Những người lao động có mức hao phí sức lao động ngang nhau thì được trả tiền lương như nhau không phân biệt tuổi tác, giới tính hay trình độ… Nguyên tắc này giúp người lao động yên tâm lao động, cống hiến cho doanh nghiệp. 1.1.3.2 Nguyên tắc “Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân” Để cho hoạt động sản xuất kinh doanh có thể phát triển tốt doanh nghiệp cần phải tăng năng suất lao động bình quân, hệ quả tất yếu của việc tăng năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp là việc tăng tiền lương bình quân cho người lao động. Tiền lương bình quân tăng phụ thuộc chủ yếu vào trình độ tổ chức và quản lý lao động ngày càng có hiệu quả còn năng suất lao động tăng không chỉ do những nhân tố trên mà còn trực tiếp phụ thuộc và các nhân tố khách quan như: đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật trong lao động, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên… Như vậy tốc độ tăng năng suất lao động có điều kiện khách quan để lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân và đây cũng là mong muốn của người sử dụng lao động. Ta thấy rằng khi tăng năng suất lao động làm cho chi phí sản xuất giảm xuống còn tăng tiền lương bình quân lại làm cho tăng chi phí sản xuất. Do vậy để đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì tốc độ tăng năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Đây là nguyên tắc quan trọng trong công tác tổ chức tiền lương, đảm bảo cho việc hạ giá thành tăng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng cho doanh nghiệp. 1.1.3.3 Nguyên tắc “Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa người lao động làm các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân” Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc này công bằng, bình đằng trong trả lương cho người lao động cần phải dựa trên những cơ sở sau: - Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi ngành. Giữa các ngành khác nhau thì trình độ lành nghề bình quân của người lao động khác nhau do đặc điểm và tính chất phức tạp về kỹ thuật công nghệ ở mỗi ngành nghề là khác nhau. Sự khác biệt này cần phải phân biệt trong trả lương với những người lao động làm việc trong các ngành có yêu cầu kỹ thuật phức tạp thì có trình độ lành nghề trung bình cao hơn phải trả lương cao hơn những người lao động làm việc trong những ngành có yêu cầu kỹ thuật thấp hơn. - Điều kiện lao động Điều kiện lao động là tổng hợp các yếu tố bên ngoài (ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ…) xung quanh con người và tác động đến con người. Khi điều kiện lao động khác nhau thì hao phí lao động của con người không giống nhau. Do đó tiền lương bình quân giữa các ngành có điều kiện lao động khác nhau cần có sự chênh lệch rõ ràng. - Vai trò của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ của sự phát triển của mỗi nước một số ngành kinh tế có tính chất chủ đạo, quyết định đến sự phát triển của đất nước nên cần có chính sách ưu tiên phát triển. Khi đó tiền lương đóng vai trò quan trọng để thu hút và khuyến khích người lao động vào các ngành này làm việc. Có sự đãi ngộ về tiền lương cao hơn nhằm khuyến khích người lao động yên tâm phấn khởi làm việc lâu dài ở các ngành nghề đó. - Sự phân bố theo khu vực sản xuất Mỗi khu vực khác nhau lại có đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, đời sống vật chất văn hoá tinh thần khác nhau. Do đó mức sống của người lao động tại mỗi khu vực là khác nhau. Đối với những khu vực ở vùng xa xôi hẻo lánh, điều kiện sống khó khăn… cần có chính sách tiền lương thích hợp để thu hút và khuyến khích người lao động vào làm việc. Có như vậy mới sử dụng hợp lý lao động xã hội và khai thác có hiệu quả các nguồn lực. tài nguyên thiên nhiên ở mọi vùng miền của đất nước. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác trả công lao động 1.1.4.1 Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài gồm * Thị trường lao động Khi nghiên cứu cung cầu lao động trên thị trường lao động ta thấy đây là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến số lượng tiền công mà người sử dụng sức lao động sẽ đưa ra để thu hút và gìn giữ người lao động. Một trong những nguyên nhân mức lương thấp ở các nước đang phát triển và vai trò độc tôn của các tổ chức doanh nghiệp trước người lao động là do cung lao động ở các nước đó thường lớn hơn cầu lao động khá nhiều làm cho tình trạng thất nghiệp trở nên phổ biến. Ngược lại nếu lượng cung nhỏ hơn lượng cầu thì sẽ đẩy mức tiền công mà người sử dụng lao động trả cho người lao động lên cao. Trên cơ sở cung cầu lao động sẽ hình thành nên mức lương phù hợp với các loại lao động và các tổ chức, doanh nghiệp coi đó như một căn cứ quan trọng để xác định mức lương cho doanh nghiệp mình. * Luật pháp và các quy định của Chính phủ Các điều khoản về tiền lương, tiền công và các phúc lợi được quy định trong Bộ luật Lao động đòi hỏi các tổ chức phải tuân thủ khi xác định và đưa ra mức tiền lương. Ngoài ra các nghị định của Chính phủ, các chỉ thị, thông tư và các văn bản pháp quy khác được ban hành cũng tác động mạnh đến tiền lương của người lao động. Các tổ chức, doanh nghiệp cần chú ý theo dõi sự thay đổi của các văn bản pháp luật để thực hiện cho chính xác. * Văn hoá, phong tục tập quán tại địa điểm doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp cần phải lưu tâm tới văn hoá, phong tục tập quán tại nơi doanh nghiệp đang kinh doanh để có thể đưa ra tiền lương cho người lao động phù hợp với chi phí sinh hoạt của vùng địa lý, tránh tình trạng mức lương người lao động được hưởng không đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu để có thể tái tạo sức lao động. * Các tổ chức công đoàn Công đoàn là tổ chức có sức mạnh mà các doanh nghiệp phải thảo luận với họ về các tiêu chuẩn được sử dụng để xếp lương, các mức chênh lệch về tiền lương, các hình thức trả lương… Nếu công đoàn đủ mạnh sẽ bảo vệ mạnh mẽ được quyền lợi của người lao động, và nếu doanh nghiệp được sự ủng hộ của công đoàn thì các kế hoạch đề ra của doanh nghiệp được thực hiện rất thuận lợi. * Tình trạng của nền kinh tế Tình trạng của nền kinh tế đang suy thoái hay đang tăng trưởng nhanh sẽ tạo cho doanh nghiệp có khuynh hướng hạ thấp hay tăng lương cho người lao động. Bởi vì trong điều kiện kinh tế suy thoái cung về lao động tăng lên trong khi cầu về lao động lại có xu hướng giảm và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp giảm đi làm cho doanh nghiệp có xu hướng giảm tiền lương của người lao động. Ngược lại trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng thì việc làm được tạo ra nhiều, cung về lao động tăng lên đáng kể cùng với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cao làm cho doanh nghiệp có xu hướng trả lương cho người lao động cao lên. Doanh nghiệp cần phải chú ý trong việc trả lương cho người lao động khi có lạm phát. Tốc độ tăng tiền lương bình quân phải lớn hơn tốc độ tăng lạm phát nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động. 1.1.4.2 Các yếu tố thuộc về tổ chức * Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nào, có nhiều đối thủ cạnh trạnh hay không, khả năng phát triển của doanh nghiệp như thế nào… Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng tới tiền lương của người lao động nếu doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực phát triển có lợi nhuận cao thì tiền lương cho người lao động cũng sẽ được trả cao hoặc doanh nghiệp có nhiều đối thủ cạnh tranh để có thể thu hút và giữ gìn lao động có trình độ thì doanh nghiệp cũng cần trả mức lương cao cho người lao động… * Triết lý trả công của doanh nghiệp Triết lý trả công của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách trả công cho người lao động tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn chính sách trả công cao, chính sách trả công thấp hoặc chính sách trả công theo mức lương thịnh hành trên thị trường. Khi doanh nghiệp làm ăn có lãi, dẫn đầu thị trường sản phẩm, dịch vụ và muốn thu hút nhân tài thì họ sẽ lựa chọn chính sách trả lương cao. Khi doanh nghiệp ở vị thế cạnh tranh vừa phải trên thị trường họ sẽ áp dụng chính sách trả công theo mức lương thịnh hành trên thị trường vì họ cho rằng với cách đó vẫn thu hút được người lao động có trình độ lành nghề phù hợp với yêu cầu công việc, đồng thời vẫn duy trì được vị trí cạnh tranh của công ty bằng cách không tốn quá nhiều chi phí lương cho người lao động. Cũng có những doanh nghiệp lựa chọn chính sách trả lương thấp hơn mức lương hiện hành trên thị trường có thể vì những lý do sau: Doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, hoặc là ngoài tiền lương người lao động còn nhận được những khoản trợ cấp khác. * Khả năng sinh lời của doanh nghiệp Nếu tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt, khả năng sinh lời của doanh nghiệp khả quan thì doanh nghiệp có xu hướng trả lương cao hơn mức lương trung bình của thị trường lao động. Ngược lại tình hình làm ăn của doanh nghiệp không tốt hoặc khả năng sinh lời của doanh nghiệp không được khả quan thì doanh nghiệp có xu hướng trả lương thấp hơn mức lương trung bình của thị trường lao động. * Trình độ trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp Nếu trình độ trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp tiên tiến hiện đại thì doanh nghiệp sẽ sử dụng số người lao động ít hơn và người lao động phải có trình độ tốt hơn, người lao động hưởng lương cao hơn. Nếu trình độ trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp lạc hậu thì doanh nghiệp sẽ phải sử dụng nhiều lao động hơn, người lao động có xu hướng hưởng lương ít hơn. 1.1.4.3 Các yếu tố thuộc về công việc Công việc là yếu tố quyết định đến mức tiền lương của người lao động trong tổ chức. Cả doanh nghiệp và người lao động đều rất chú trọng tới giá trị thực của từng công việc cụ thể để xem mức lương đã phù hợp hay chưa. Tuỳ theo mỗi công việc sẽ có những đặc trưng khác nhau tuy nhiên những đặc trưng chung nhất cần được phân tích đánh giá cho mỗi công việc gồm: kỹ năng, trách nhiệm, sự cố gắng, điều kiện làm việc. Kỹ năng của công việc bao gồm yêu cầu về kiến thức giáo dục đào tạo cần thiết cho công việc, yêu cầu về kỹ năng lao động trí óc và chân tay, yêu cầu về kinh nghiệm làm việc hoặc khả năng giao tiếp… mà công việc đòi hỏi. Trách nhiệm đối với công việc ví dụ như trách nhiệm về tài chính, trách nhiệm về việc ra quyết định hay thực hiện quyết định, trách nhiệm về sự hoàn thành công việc được giao, trách nhiệm về vật tư tài sản máy móc thiết bị… Sự cố gắng mà công việc cần gồm yêu cầu về sự cố gắng về thể lực trí lực để hoàn thành công việc, công việc căng thẳng cần sự cố gắng hoàn thành. Điều kiện làm việc cụ thể của mỗi công việc như ánh sáng, tiếng ồn, nồng độ bụi, các vấn đề về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 1.1.4.4 Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động Các yếu tố thuộc về người lao động bao gồm 4 yếu tố đó là: Sự hoàn thành công việc, trình độ kinh nghiệm của mỗi người, sự trung thành và tiềm năng của người lao động và thâm niên công tác của người lao động. Để hiểu hơn những yếu tố đó ta sẽ đi tìm hiểu từng yếu tố một. Sự hoàn thành công việc: Người lao động hoàn thành công việc tốt, có năng suất lao động cao, chất lượng công việc tốt thì sẽ được trả lương cao hơn những người không hoàn thành công việc hoặc hoàn thành công việc chưa tốt. Trình độ, kinh nghiệm: Thường được nhấn mạnh trong công tác nghiên cứu và giáo dục. Những người có trình độ và có kinh nghiệm cao hơn trong một số trường hợp sẽ được hưởng mức lương cao hơn những người khác không có kinh nghiệm hoặc trình độ bằng, tuy nhiên đây chỉ là yếu tố được coi trọng trong một số lĩnh vực như nghiên cứu hoặc giáo dục. Sự trung thành và tiềm năng của người lao động: Những người gắn bó trung thành với doanh nghiệp vượt qua những lúc khó khăn hoặc những người lao động có tiềm năng trong tương lai sẽ được hưởng mức lương cao điều này khuyến khích người lao động trung thành với công ty và cống hiến nhiều cho công ty. Thâm niên công tác: Người có thâm niên lâu năm trong nghề thường được nhận mức lương cao hơn người mới vào nghề. Các hình thức trả công lao động trong các doanh nghiệp hiện nay Hình thức tiền lương thời gian Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động dựa trên cơ sở trình độ chuyên môn của người lao động (hệ số tiền lương ) và thời gian thực tế người lao động thực hiện cho công việc đó, khi họ đáp ứng tiêu chuẩn công việc tối thiểu do doanh nghiệp quy định. Đối tượng được hưởng lương thời gian Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng với những người làm công tác quản lý. Đối với công nhân sản xuất thì hình thức trả lương này áp dụng trong trường hợp sản xuất thử, năng suất và chất lượng sản phẩm chủ yếu dựa vào máy móc thiết bị, những công việc khó xác định mức chính xác… Căn cứ trả lương thời gian - Dựa vào thời gian thực tế người lao động thực hiện công việc. - Dựa vào trình độ chuyên môn của ngưòi lao động (hệ số tiền lương). - Dựa vào việc đáp ứng yêu cầu tối thiểu của công việc của người lao động. Các chế độ tiền lương thời gian Có 2 chế độ trả lương trong hình thức trả lương theo thời gian. 1.2.1.1 Chế
Luận văn liên quan