Luận văn Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại công ty truyền tải điện 4

1. Lý do chọn đềtài ỞViệt Nam, ngành điện là một trong những ngành công nghiệp lớn có vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế– xã hội; góp phần không nhỏtrong công cuộc xóa đói giảm nghèo; đẩy nhanh tiến độcông nghiệp hóa, hiện đại hóa; đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Sản phẩm của ngành điện còn được coi là huyết mạch của nền kinh tếhiện đại. Sau khi hiệp Giơ- ne - vơnăm 1954, Miền Bắc tiến lên xây dựng Chủnghĩa xã hội, lúc này những gì ngành điện có được giống nhưbáo cáo của các chuyên gia Xô - viết “Kết quảlà (sau cuộc kháng chiến thành công), Chính phủViệt Nam Dân ChủCộng Hòa chỉnhận được (từngười Pháp) một nền kinh tếbịtàn phá và thực tế là không có cơsở Điện Lực”. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, ngành điện thực sựbắt đầu có những bước kiến thiết và phát triển mạnh mẽ. Từmột sốcơsởnhỏngày trước, ngành điện Việt Nam nay đã phát triển thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam với hơn 50 đơn vịthành viên trải dài trên khắp mọi miền đất nước. Mô hình ngành điện Việt Nam vận hành với 3 khâu chính: sản xuất, truyền tải và phân phối. Cùng với khâu sản xuất điện, khâu truyền tải điện có vai trò cực kỳto lớn đảm bảo cung cấp điện năng cho nền kinh tế. Công ty Truyền tải điện 4 là một đơn vịthành viên hạch toán phụthuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam với chức năng nhiệm vụchính là truyền tải điện năng. Trong những năm gần đây Công ty đã truyền tải được khoảng 30 tỷkWh/năm, chiếm hơn 50% sản lượng điện truyền tải hàng năm của cảnước. Công ty là một trong những đơn vịquản lý khối lượng vốn và tài sản rất lớn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Sựtrưởng thành và phát triển bền vững của Công ty sẽgóp phần không nhỏvào sự ổn định và phát triển của ngành điện Việt Nam. Với nguồn lực hữu hạn nhưng các năm qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã dành một sự đầu tưrất lớn vềcơsởvật chất cho các công ty truyền tải điện. Thêm vào đó hoạt động truyền tải điện có tính chất độc quyền tựnhiên nên không bịáp lực cạnh tranh gay gắt so với các công ty khác trong cùng ngành. Chính vì thếmà việc quản lý tài chính tại Công ty đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam đặt biệt quan tâm nhất là trong những năm gần đây. Thếnhưng trong mô hình hoạt động của Công ty hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và vướng mắc, trong số đó có cơchếquản lý tài chính. Công ty vẫn chưa có quyền tự chủtài chính, tựchủkinh doanh nên còn tồn tại cơchếxin – cho, đồng thời cũng giảm tính năng động trong sản xuất kinh doanh. Chính điều này là một trong những cản trở đối với sựphát triển ổn định và bền vững của Công ty. Mặc khác trong bối cảnh hiện nay, ngành điện đang có những bước cải cách lớn nên cũng cần đòi hỏi một cơchếquản lý mới phù hợp hơn. Đềtài “Hoàn thiện cơchếquản lý tài chính tại Công ty Truyền tải điện 4” với kỳvọng giải quyết được một sốvấn đềvềcơchế quản lý tài chính cho Công ty, giúp Công ty phá bỏcơchếcũvốn đang không còn phù hợp và thích ứng với tình hình mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: - Làm rõ cơsởlý luận vềtài chính doanh nghiệp. - Cho thấy được những thay đổi to lớn của ngành điện. - Trình bày thực trạng cơchếquản lý tài chính hiện hành của Công ty Truyền tải điện 4 và những thành tựu đạt được. - Nêu ra những hạn chếvà nguyên nhân của những hạn chế đó trong cơchế quản lý tài chính hiện hành tại Công ty Truyền tải điện 4. - Xuất phát từlý luận vềtài chính doanh nghiệp, các chính sách, chế độquản lý tài chính hiện hành, thực trạng công tác quản lý tài chính của Công ty Truyền tải điện 4 và định hướng phát triển của ngành điện đểnêu lên các giải pháp nhằm hoàn thiện cơchếquản lý tài chính cho Công ty trong hiện tại và tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đềtài này là Công ty Truyền tải điện 4, một trong các đơn vịthành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (không bao gồm các công ty Truyền tải điện còn lại trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam). 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt trong đềtài này là sửdụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sửkết hợp với phương pháp thống kê, phân tích và dựbáo trong quá trình nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đềtài nghiên cứu Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quảhơn. Ngành điện đang từng bước đổi mới đểhướng đến một thị trường điện cạnh tranh. Các công ty phát điện và phân phối điện đã và đang từng bước được xã hội hóa đểtham gia vào thịtrường điện tại Việt Nam và ngày một năng động hơn. Trong khi đó hoạt động truyền tải điện vẫn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn chủsởhữu. Tuy nhiên với cơchếquản lý tài chính hiện hành tại Công ty Truyền tải điện 4 đã làm hạn chếtính chủ động trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến việc vận hành an toàn và liên tục hệthống lưới truyền tải điện, khó đạt được các mục tiêu kinh tếxã hội. Nội dung luận văn trình bày là đềtài nóng bỏng và đang rất được quan tâm tại Công ty. Những nhà quản lý của Công ty rất cần những nghiên cứu có liên quan nhằm giúp họhoàn thiện dần cơchếquản lý tài chính, đưa Công ty ngày một đi lên. 6. Những điểm nổi bật của luận văn Luận văn này được nghiên cứu trong một Công ty cụthể, mang tính đặc thù riêng của ngành điện. Lĩnh vực truyền tải điện năng mặc dù có vai trò rất quan trọng trong hệthống điện quốc gia, song có rất ít các nghiên cứu nhằm hoàn thiện hoạt động của khâu này. Luận văn một mặt giải quyết những trởngại trong cơchếquản lý tài chính hiện hành của Công ty Truyền tải điện 4, mặt khác mạnh dạn đềxuất một mô hình mới cho khối truyền tải điện và xây dựng cơchếquản lý tài chính trong tương lai cho mô hình này. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn dài 72 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, phụlục, nội dung của luận văn thểhiện ở3 chương: Chương 1: Cơsởlý luận vềcơchếquản lý tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Cơchếquản lý tài chính hiện hành tại Công ty Truyền tải điện 4. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơchếquản lý tài chính tại Công ty Truyền tải điện 4.

pdf96 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3120 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại công ty truyền tải điện 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ DƯƠNG THỊ MỸ LÂM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN MINH TUẤN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2007 1 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỀU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP................................................ 1 1.1.1. Bản chất của Tài chính doanh nghiệp........................................................ 1 1.1.1.1 Khái niệm về Tài chính doanh nghiệp..................................................... 1 1.1.1.2 Chức năng của Tài chính doanh nghiệp .................................................. 2 1.1.2 Vị trí của Tài chính doanh nghiệp .............................................................. 3 1.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.......................................... 3 1.2.1 Quản lý vốn và tài sản................................................................................. 3 1.2.1.1 Quản lý vốn cố định - tài sản cố định ...................................................... 3 1.2.1.2 Quản lý vốn lưu động - tài sản lưu động ................................................. 9 1.2.1.3 Cơ chế quản lý vốn trong công ty nhà nước.......................................... 10 1.2.2 Quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của công ty nhà nước13 1.2.2.1 Quản lý doanh thu.................................................................................. 13 1.2.2.2 Quản lý chi phí....................................................................................... 13 1.2.2.3 Lợi nhuận thực hiện ............................................................................... 15 1.2.2.4 Phân phối lợi nhuận ............................................................................... 16 Kết luận chương 1 CHƯƠNG 2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HIỆN HÀNH TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 2.1 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 19 2 2.2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4......................................... 21 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 21 2.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý ............................................................................. 23 2.3 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HIỆN HÀNH CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4................................................................................................................ 27 2.3.1 Tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản................................................ 28 2.3.1.1 Quy mô vốn và tài sản ........................................................................... 28 2.3.1.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn ......................................................... 28 2.3.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định ........................................ 29 2.3.1.4 Tình hình quản lý và sử dụng nguyên liệu, vật liệu (gọi chung là vật tư) ............................................................................................................................... 30 2.3.2 Tình hình quản lý doanh thu và chi phí .................................................... 31 2.3.2.1 Tình hình quản lý doanh thu.................................................................. 31 2.3.2.2 Tình hình quản lý chi phí....................................................................... 31 2.3.2.3 Tình hình phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ .............................. 32 2.4 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC....................................................................... 33 2.4.1 Hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ............................................................................................................................ 33 2.4.2 Đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước ............................................. 35 2.4.3 Cơ chế tài chính hiện hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trực thuộc của Công ty Truyền tải điện 4 .......................................................................... 35 2.5 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ...................................................... 36 2.5.1 Cơ chế khoán chi phí của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đối với Công ty 36 2.5.2 Những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn và tài sản .............................. 39 2.5.3 Những tồn tại trong quá trình quản lý doanh thu và chi phí..................... 41 2.5.4 Những tồn tại trong phân phối lợi nhuận.................................................. 42 Kết luận chương 2 3 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 3.1 NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH ĐỂ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 ..................................................... 44 3.1.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam .44 3.1.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ...45 3.1.3 Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn và tài sản ................................................. 50 3.1.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu và chi phí....................................... 55 3.1.5 Hoàn thiện cơ chế khoán chi phí .............................................................. 57 3.1.6 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực....................................................... 64 3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 65 3.2.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ.................................................................... 65 3.2.2 Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam....................................................... 70 Kết luận chương 3 KẾT LUẬN CHUNG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Electricity of Vietnam) NPTC : Công ty Truyền tải điện quốc gia (National Power of Transmission Company) PTC4 : Công ty Truyền tải điện 4 (Power of Transmission Company 4) SCL : Sửa chữa lớn TCDN : Tài chính doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định 5 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 2.1 : Khung thời gian sử dụng TSCĐ theo quy định của EVN .................... 29 Bảng 2.2 : Tình hình nộp ngân sách nhà nước từ năm 2004 – 2006 ..................... 35 Bảng 3.1 : Chi phí SCL.......................................................................................... 58 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 2.1 : Tỷ trọng khối lượng quản lý vận hành của các công ty truyền tải điện 23 Hình 2.2 : Tình hình giao nhận điện năng từ năm 2001 – 2006............................. 34 Sơ đồ 2.1 : Qui trình giao nhận điện năng của Công ty Truyền tải điện 4 .............. 22 Sơ đồ 2.2 : Cơ cấu tổ chức Công ty Truyền tải điện 4 ............................................ 25 Sơ đồ 3.1 : Mô hình công ty Truyền tải điện quốc gia ............................................ 69 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, ngành điện là một trong những ngành công nghiệp lớn có vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội; góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo; đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Sản phẩm của ngành điện còn được coi là huyết mạch của nền kinh tế hiện đại. Sau khi hiệp Giơ - ne - vơ năm 1954, Miền Bắc tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, lúc này những gì ngành điện có được giống như báo cáo của các chuyên gia Xô - viết “Kết quả là (sau cuộc kháng chiến thành công), Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ nhận được (từ người Pháp) một nền kinh tế bị tàn phá và thực tế là không có cơ sở Điện Lực” 1. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, ngành điện thực sự bắt đầu có những bước kiến thiết và phát triển mạnh mẽ. Từ một số cơ sở nhỏ ngày trước, ngành điện Việt Nam nay đã phát triển thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam với hơn 50 đơn vị thành viên trải dài trên khắp mọi miền đất nước. Mô hình ngành điện Việt Nam vận hành với 3 khâu chính: sản xuất, truyền tải và phân phối. Cùng với khâu sản xuất điện, khâu truyền tải điện có vai trò cực kỳ to lớn đảm bảo cung cấp điện năng cho nền kinh tế. Công ty Truyền tải điện 4 là một đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam với chức năng nhiệm vụ chính là truyền tải điện năng. Trong những năm gần đây Công ty đã truyền tải được khoảng 30 tỷ kWh/năm, chiếm hơn 50% sản lượng điện truyền tải hàng năm của cả nước. Công ty là một trong những đơn vị quản lý khối lượng vốn và tài sản rất lớn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Sự trưởng thành và phát triển bền vững của Công ty sẽ góp phần không nhỏ vào sự ổn định và phát triển của ngành điện Việt Nam. Với nguồn lực hữu hạn nhưng các năm qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã dành một sự đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất cho các công ty truyền tải điện. Thêm vào đó hoạt động truyền tải điện có tính chất độc quyền tự nhiên nên không bị áp lực cạnh tranh gay gắt so với các công ty khác trong P 1 Trích báo cáo ngày 1 tháng 9 năm 1959, của Trưởng đoàn khảo sát của Viện thiết kế điện khí hóa nông nghiệp Liên Xô (cũ) V.I.Pho-ran-cu-li-an. Tức là sau 4 năm Miền Bắc nỗ lực hết mình để vực dậy ngành điện 8 cùng ngành. Chính vì thế mà việc quản lý tài chính tại Công ty đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam đặt biệt quan tâm nhất là trong những năm gần đây. Thế nhưng trong mô hình hoạt động của Công ty hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và vướng mắc, trong số đó có cơ chế quản lý tài chính. Công ty vẫn chưa có quyền tự chủ tài chính, tự chủ kinh doanh nên còn tồn tại cơ chế xin – cho, đồng thời cũng giảm tính năng động trong sản xuất kinh doanh. Chính điều này là một trong những cản trở đối với sự phát triển ổn định và bền vững của Công ty. Mặc khác trong bối cảnh hiện nay, ngành điện đang có những bước cải cách lớn nên cũng cần đòi hỏi một cơ chế quản lý mới phù hợp hơn. Đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Công ty Truyền tải điện 4” với kỳ vọng giải quyết được một số vấn đề về cơ chế quản lý tài chính cho Công ty, giúp Công ty phá bỏ cơ chế cũ vốn đang không còn phù hợp và thích ứng với tình hình mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: - Làm rõ cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp. - Cho thấy được những thay đổi to lớn của ngành điện. - Trình bày thực trạng cơ chế quản lý tài chính hiện hành của Công ty Truyền tải điện 4 và những thành tựu đạt được. - Nêu ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong cơ chế quản lý tài chính hiện hành tại Công ty Truyền tải điện 4. - Xuất phát từ lý luận về tài chính doanh nghiệp, các chính sách, chế độ quản lý tài chính hiện hành, thực trạng công tác quản lý tài chính của Công ty Truyền tải điện 4 và định hướng phát triển của ngành điện để nêu lên các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cho Công ty trong hiện tại và tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Công ty Truyền tải điện 4, một trong các đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (không bao gồm các công ty Truyền tải điện còn lại trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam). 9 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt trong đề tài này là sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích và dự báo trong quá trình nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả hơn. Ngành điện đang từng bước đổi mới để hướng đến một thị trường điện cạnh tranh. Các công ty phát điện và phân phối điện đã và đang từng bước được xã hội hóa để tham gia vào thị trường điện tại Việt Nam và ngày một năng động hơn. Trong khi đó hoạt động truyền tải điện vẫn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên với cơ chế quản lý tài chính hiện hành tại Công ty Truyền tải điện 4 đã làm hạn chế tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến việc vận hành an toàn và liên tục hệ thống lưới truyền tải điện, khó đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội. Nội dung luận văn trình bày là đề tài nóng bỏng và đang rất được quan tâm tại Công ty. Những nhà quản lý của Công ty rất cần những nghiên cứu có liên quan nhằm giúp họ hoàn thiện dần cơ chế quản lý tài chính, đưa Công ty ngày một đi lên. 6. Những điểm nổi bật của luận văn Luận văn này được nghiên cứu trong một Công ty cụ thể, mang tính đặc thù riêng của ngành điện. Lĩnh vực truyền tải điện năng mặc dù có vai trò rất quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, song có rất ít các nghiên cứu nhằm hoàn thiện hoạt động của khâu này. Luận văn một mặt giải quyết những trở ngại trong cơ chế quản lý tài chính hiện hành của Công ty Truyền tải điện 4, mặt khác mạnh dạn đề xuất một mô hình mới cho khối truyền tải điện và xây dựng cơ chế quản lý tài chính trong tương lai cho mô hình này. 10 7. Kết cấu của luận văn Luận văn dài 72 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung của luận văn thể hiện ở 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Cơ chế quản lý tài chính hiện hành tại Công ty Truyền tải điện 4. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Công ty Truyền tải điện 4. 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1 Bản chất của Tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm về Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp (TCDN) là các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp. Hình thái vật chất của các quỹ bằng tiền này có thể là nhà cửa, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền và các loại chứng khoán có giá… Bên cạnh đó TCDN còn là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các doanh nghiệp để phục vụ và giám đốc quá trình sản xuất kinh doanh. Quan hệ tài chính ở các doanh nghiệp được biểu hiện thành quá trình vận động của vốn kinh doanh và thể hiện qua ba mối quan hệ lớn sau đây: • Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước: Quan hệ thông qua việc phân phối, phân phối lại tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập quốc nội. Quan hệ kinh tế này thường ít chịu sự chi phối của quan hệ sở hữu mà chịu sự chi phối của các quan hệ có tính luật pháp thông qua các sắc luật thuế mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Các khoản nộp của doanh nghiệp là nguồn thu nhập của ngân sách. Ngược lại việc trợ vốn của ngân sách tạo nên các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp. • Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, cho vay, với bạn hàng và khách hàng: Quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp tiến hành các nghiệp vụ huy động vốn đầu tư, cho vay vốn với các doanh nghiệp khác... Từ đó cũng phát sinh quan hệ mua bán như mua bán vật tư, hàng hóa, chứng chỉ bảo hiểm... Tất cả các mối quan hệ kinh tế này luôn bị chi phối bởi quy luật kinh tế, qui luật giá trị, qui luật cung cầu và qui luật cạnh tranh. 12 • Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là những quan hệ giữa doanh nghiệp với các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc doanh nghiệp, quan hệ giữa doanh nghiệp với cán bộ nhân viên của doanh nghiệp. Các mối quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá trị tồn tại một cách khách quan trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, gắn liền với việc hình thành và sử dụng các loại quỹ bằng tiền của doanh nghiệp (vốn cố định, vốn lưu động, quỹ tiền lương, quỹ xí nghiệp…). Nói cách khác, sự hình thành và sử dụng vốn lưu động, vốn cố định, chi phí; sự hình thành và sử dụng thu nhập, tích lũy tiền tệ trong doanh nghiệp đều thuộc nội dung tài chính doanh nghiệp. 1.1.1.2 Chức năng của Tài chính doanh nghiệp • Tổ chức vốn (tạo vốn bảo đảm thỏa mãn nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp) và luân chuyển vốn: Để đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải tổ chức vốn tốt. Phải xác định số vốn cần thiết để từ đó bố trí, khai thác hợp pháp, hợp lệ, hợp lý mọi nguồn vốn để có thể bảo đảm thỏa mãn nhu cầu vốn và giúp cho vốn luân chuyển ngày càng nhanh. • Phân phối thu nhập bằng tiền: Là quá trình hình thành các khoản thu nhập bằng tiền, bù đắp chi phí nhằm tái tạo lại nguồn vốn cố định, vốn lưu động, sức lao động..., phân phối tích lũy tiền tệ đạt được thông qua sự vận động và sử dụng các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp. • Giám đốc (kiểm tra) bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Giám đốc của TCDN là loại giám đốc toàn diện, thường xuyên và có hiệu quả cao, không những giúp doanh nghiệp thấy rõ tiến trình hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp thấy rõ hiệu quả kinh doanh do những hoạt động đó mang lại. Ba chức năng của TCDN có mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời nhau. Thực hiện chức năng quản lý vốn và chức năng phân phối tiến hành đồng thời với chức năng giám đốc. Quá trình giám đốc, kiểm tra tiến hành tốt thì quá trình tổ chức phân phối vốn mới được thực hiện tốt. Ngược lại, việc tổ chức vốn và phân phối tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng giám đốc. 13 1.1.2 Vị trí của Tài chính doanh nghiệp TCDN là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính quốc gia. TCDN bao gồm: Tài chính các đơn vị, các tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong hệ thống tài chính nước ta, ngân sách giữ vai trò chủ đạo. Các định chế tài chính trung gian có vai trò hỗ trợ. Tài chính đối với các tổ chức xã hội và hộ dân cư bổ sung nhằm tăng nguồn lực tài chính cho nền kinh tế, còn TCDN là khâu cơ sở của cả hệ thống. Sự hoạt động có hiệu quả của TCDN có tác dụng củng cố hệ thống tài chính quốc gia. 1.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.2.1 Quản lý vốn và tài sản 1.2.1.1 Quản lý vốn cố định - tài sản cố định a. Khái niệm Trong doanh nghiệp có nhiều loại tư liệu lao động khác nhau: Khác nhau về thời gian sử dụng, giá trị, mức độ hao mòn. Do đó để đơn giản việc quản lý, toàn bộ tư liệu lao động được chia thành hai loại: Tài sản cố định (TSCĐ) và công cụ lao động nhỏ (công cụ, dụng cụ). Theo qui định hiện hành ở nước ta, những tư liệu lao động nào thỏa mãn được đồng thời các điều kiện sau đây được gọi là TSCĐ: - Thời gian sử dụng trên một năm - Giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy Vốn cố định của doanh nghiệp là giá trị ứng trước về TSCĐ hiện có của doanh nghiệp. Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng (khấu hao đủ). 14 b. Phân loại TSCĐ • Căn cứ vào công dụng kinh tế TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh như nhà làm việc, kho tàng, cửa hàng, phương tiện vận chuyển… TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh gồm những TSCĐ phục vụ cho đời sống vật chất và văn hóa của công nhân viên chức trong doanh nghiệp. • Căn cứ và tình hình sử dụng TSCĐ đang dùng gồm những TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh và những TSCĐ đang dùng ngoài sản xuất kinh doanh (TSCĐ phúc lợi). TSCĐ chờ xử lý gồm các TSCĐ chưa dùng, không cần dùng hoặc chờ thanh lý. • Căn cứ vào quyền sở hữu TSCĐ của doanh nghiệp gồm những TSCĐ do doanh nghiệp mua sắm, xây dựng… bằng vốn của doanh nghiệp, vốn vay hay Nhà nước cấp hoặc của cá nhân, tổ
Luận văn liên quan