Việt Nam là một nền kinh tế đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Thể chế nói chung và thể chế kế toán tài chính nói riêng chưa đủ mạnh để tạo lập
một nền tài chính hiệu quả trên cơ sở thông tin xác thực và minh bạch. Số lượng
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng chỉ mới nhiều lên trong
một năm trở lại đây. Thông tin công bố, đặc biệt là các thông tin tài chính còn
tương đối nghèo nàn, và chưa kể đến tính xác thực. Việc hoàn thiện hệ thống các
chỉ tiêu phân tích tài chính ngay từ đầu sẽ giúp thị trường phát triển đúng hướng,
tránh rủi ro cho các đối tượng có liên quan và nền kinh tế. Qua đó góp phần xây
dựng nền tài chính quốc gia hiện đại, hội nhập vào nền tài chính thế giới.
Xuất phát từ vai trò, nhu cầu khách quan và chủ quan liên quan đến các chỉ
tiêu tài chính, đồng thời sau một thời gian nghiên cứu, tác giả lựa chọn đề tài:
’’Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm luận án tiến sỹ của mình.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề về tài chính doanh nghiệp,
phân tích tài chính doanh nghiệp, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh
nghiệp, cùng với thực trạng và quan điểm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích
tài chính của công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong các công ty cổ phần
niêm yết phi tài chính trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam. Số liệu
minh họa thực tế được lấy ở một số ngành điển hình: bất động sản, dược phẩm,
sản xuất và chế biến thực phẩm.
Kết quả của luận án nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài
chính trong các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần niêm yết nói riêng.
- Xây dựng nội dung, phương pháp & chỉ tiêu phân tích tài chính trong các
công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Phân tích sâu sắc và đánh giá đúng thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài
chính của công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó,2
đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty
cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bố cục luận án:
"Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam", ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục
công trình của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty
cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Chương 2: Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ
phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài
chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
24 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nền kinh tế đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Thể chế nói chung và thể chế kế toán tài chính nói riêng chưa đủ mạnh để tạo lập
một nền tài chính hiệu quả trên cơ sở thông tin xác thực và minh bạch. Số lượng
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng chỉ mới nhiều lên trong
một năm trở lại đây. Thông tin công bố, đặc biệt là các thông tin tài chính còn
tương đối nghèo nàn, và chưa kể đến tính xác thực. Việc hoàn thiện hệ thống các
chỉ tiêu phân tích tài chính ngay từ đầu sẽ giúp thị trường phát triển đúng hướng,
tránh rủi ro cho các đối tượng có liên quan và nền kinh tế. Qua đó góp phần xây
dựng nền tài chính quốc gia hiện đại, hội nhập vào nền tài chính thế giới.
Xuất phát từ vai trò, nhu cầu khách quan và chủ quan liên quan đến các chỉ
tiêu tài chính, đồng thời sau một thời gian nghiên cứu, tác giả lựa chọn đề tài:
’’Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm luận án tiến sỹ của mình.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề về tài chính doanh nghiệp,
phân tích tài chính doanh nghiệp, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh
nghiệp, cùng với thực trạng và quan điểm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích
tài chính của công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong các công ty cổ phần
niêm yết phi tài chính trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam. Số liệu
minh họa thực tế được lấy ở một số ngành điển hình: bất động sản, dược phẩm,
sản xuất và chế biến thực phẩm.
Kết quả của luận án nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài
chính trong các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần niêm yết nói riêng.
- Xây dựng nội dung, phương pháp & chỉ tiêu phân tích tài chính trong các
công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Phân tích sâu sắc và đánh giá đúng thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài
chính của công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó,
2
đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty
cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bố cục luận án:
"Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam", ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục
công trình của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty
cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Chương 2: Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ
phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài
chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
1.1 Phân tích tài chính và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Tài chính doanh nghiệp
Theo luận án, để dễ dàng tiếp cận và nắm bắt được bản chất của TCDN, nhằm
vận dụng hiệu quả tài chính doanh nghiệp vào trong thực tiễn, quan điểm tài
chính doanh nghiệp không chỉ thể hiện các mối quan hệ nội tại bên trong mà quan
trọng hơn, tài chính doanh nghiệp phải thể hiện được ra bên ngoài thông qua các
hình thức như: tình hình tài chính, cấu trúc tài chính, tình hình và khả năng thanh
toán theo thời gian, đòn bẩy tài chính, rủi ro tài chính, tính ổn định của nguồn tài
trợ, hiệu quả kinh doanh,Vì thế, luận án cho rằng: Bản chất của tài chính doanh
nghiệp là mối quan hệ tiền tệ gắn với sự vận động và chuyển hóa các nguồn lực
tài chính, tạo ra sự chuyển dịch giá trị trong quá trình kinh doanh của doanh
3
nghiệp và làm thay đổi cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Sự vận động và
chuyển hóa các nguồn lực trong quá trình kinh doanh tạo ra cho mỗi doanh
nghiệp có một tình trạng tài chính, cấu trúc tài chính, rủi ro tài chính, hiệu quả
kinh doanh, luồng tiền,.. không giống nhau.
1.1.1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp
Luận án cho rằng, để phân tích tài chính thực hiện tốt chức năng thông tin cũng
như đảm bảo vai trò trong quản lý nội dung phân tích tài chính phải bao gồm:
đánh giá khái quát tình hình tài chính; phân tích cấu trúc tài chính và tình hình
đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh; phân tích tình hình và khả năng thanh
toán; phân tích năng lực hoạt động; phân tích khả năng sinh lợi và tăng trưởng;
phân tích rủi ro tài chính; phân tích giá trị và dự báo nhu cầu tài chính.
1.1.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh
nghiệp
1.1.2.2 Quan điểm về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp
Luận án cho rằng để hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phát huy tốt tác
dụng của nó trong quản lý cần phải phân chia hệ thống chỉ tiêu này thành hai
loại: loại chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính và loại chỉ tiêu sử dụng để
phân tích chuyên sâu tài chính.
Cụ thể, theo luận án, nhóm chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính gồm: chỉ
tiêu đánh giá khái quát tình hình huy động vốn, chỉ tiêu phản ánh khái quát mức
độ độc lập tài chính, chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, chỉ tiêu đánh giá khái
quát khả năng sinh lợi.
1.1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính
Luận án cho rằng đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp phải
đảm bảo tối thiểu trên các mặt: tình hình huy động vốn, mức độ độc lập tài chính,
khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi.
1.1.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích chuyên sâu tài chính
Thông tin tài chính chi tiết, chuyên sâu để phục vụ việc ra các quyết định tầm cỡ
4
nhưng thận trọng, do vậy việc phân tích chuyên sâu là rất cần thiết. Như đã đề cập
ở trên, hệ thống chỉ tiêu phân tích chuyên sâu tài chính gồm chỉ tiêu phản ánh cấu
trúc tài chính; chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán và khả năng thanh toán theo
thời gian; chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh; chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính
và dự báo chỉ tiêu tài chính; chỉ tiêu phân tích luồng tiền.
1.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết
trên thị trường chứng khoán
1.2.1 Đặc điểm công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên
thị trường chứng khoán
1.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên
thị trường chứng khoán tại một số nước trên thế giới
1.3.1 Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty cổ phần niêm yết ở
Trung Quốc
1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty cổ phần niêm yết ở thị
trường chứng khoán ở Singapore
1.3.3. Một số quy định tại thị trường chứng khoán Hồng Kông
1.3.4. Một số quy định tại thị trường chứng khoán London (LSE)
1.3.5. Một số quy định tại thị trường chứng khoán Mỹ
1.3.6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính ở một số
công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán của một số nước trên thế
giới, ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu
phân tích tài chính của công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam như sau: Phân nhóm các tiêu tài chính rõ ràng, Các chỉ tiêu tài chính đều có
cơ sở số liệu từ báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị, Phương pháp phân
tích chỉ tiêu tài chính, Các nước này đều có hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp, Đặc
biệt là các chỉ tiêu phân tích của các nghành không giống nhau.
5
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam và công ty cổ phần niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam và
công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1.1Thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1.2 Công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.2 Đặc điểm CTCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.2.1 Thực trạng CTCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.2.2 Đặc điểm công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam
Các công ty cổ phần niêm yết chứng khoán ở Việt Nam chủ yếu được hình thành
từ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, hầu hết mới đi vào hoạt động. Vấn đề
công bố thông tin và tính minh bạch của các công ty cổ phần niêm yết còn hạn
chế.
2.1.2.3 Phân loại công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam
- Theo thời gian niêm yết
- Theo lĩnh vực, ngành nghề hoạt động
- Theo quy mô niêm yết/ vốn điều lệ
2.2 Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.2.1 Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam theo quy định của pháp luật
Công bố thông tin về tình hình tài chính nói chung và hệ thống chỉ tiêu phân
tích tài chính của công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
6
nói riêng, được ra đời cùng với luật chứng khoán số 70/2006/QH-11. Thông tin về
tình hình tài chính được công bố vào thời điểm phát hành chứng khoán lần đầu
(IPO) và kết thúc niên độ kế toán, ngoài ra công bố các thông tin bất thường khi
phát sinh. Theo khoản 1, điều 15 của luật chứng khoán, công ty công bố thông tin
tài chính lần đầu tiên trong bản cáo bạch.
Bản cáo bạch là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin
chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết
chứng khoán của tổ chức phát hành. Theo quyết định 13/2007/QĐ-BTC, hệ thống
chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty cổ phần niêm yết bao gồm những chỉ tiêu
phân tích tài chính: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, Hệ số thanh toán nhanh,
Hệ số nợ/ tổng tài sản, Hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu, Vòng quay hàng tồn kho, Vòng
quay tài sản, Hệ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần, Hệ số lợi nhuận sau
thuế/ vốn chủ sở hữu, Hệ số lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản ( ROA),
. Trong báo cáo thường niên, công ty cổ phần niêm yết mô tả các hoạt động
kinh doanh trong năm và trình bày kết quả hoạt động này thông qua các bản báo
cáo tài chính (Balance sheet, Profit & Loss, Cashflow statement) cùng các diễn
giải (notes to financial statements).
Theo thông tư 09/2010/BTC ngày 15/01/2010, công ty cổ phần niêm yết công
bố những thông tin như sau:
Thông tin định kỳ: báo cáo tài chính quý, năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm
toán được chấp nhận (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy
định của pháp luật về kế toán, trường hợp trong thuyết minh báo cáo tài chính có
chỉ dẫn đến phụ lục, phụ lục phải được công bố cùng thuyết minh báo cáo tài
chính.
Thông tin bất thường, công ty cổ phần niêm yết phải công bố các thông tin sau
trong thời gian sớm nhất ( 24h hoặc 72 h) kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện
sau: đăng ký giao dịch bị tổn thất tài sản có giá trị từ 10% vốn chủ sở hữu trở lên;
Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị liên quan đến vấn đề
7
tăng, giảm vốn điều lệ; góp vốn có giá trị từ mười phần trăm (10%) trở lên tổng tài
sản của tổ chức niêm yết vào một tổ chức khác; góp vốn có giá trị từ năm mươi
phần trăm (50%) trở lên tổng vốn của công ty nhận vốn góp.
Thông tin theo yêu cầu, kể từ khi nhận được yêu cầu của UBCKNN, SGDCK
thông qua các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của tổ chức niêm yết, qua phương
tiện thông tin đại chúng hoặc phương tiện công bố thông tin của UBCKNN,
SGDCK.
Ngoài ra còn công bố các thông tin về giao dịch của các cổ đông nội bộ, người
được ủy quyền công bố thông tin và cổ đông lớn, đến ngày đăng ký cuối cùng thực
hiện quyền cho cổ đông hiện hữu, thông tin liên quan đến quản trị công ty.
2.2.2 Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.2.2.1 Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết
ngành bất động sản
Hiện tại, tổng số công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam có 27 mã chứng khoán. Với 27 mã chứng khoán,
có quy mô vốn điều lệ khác nhau, vốn điều lệ thấp nhất là mã chứng khoán RCL
(CTCP Địa ốc Chợ Lớn) với 29 tỷ đồng, cao nhất là mã chứng khoán OGC (CTCP
Tập đoàn Đại Dương) với 2500 tỷ đồng. Đối với nhóm số vốn lớn hơn 200 tỷ
đồng thuộc ngành bất động sản, luận án khảo sát Công ty Cổ phần Vincom (mã
chứng khoán VIC, vốn điều lệ 1.996.272.380.000 đ); Công ty Cổ phần Phát triển
Nhà Thủ Đức (mã chứng khoán TDH, vốn điều lệ 378.750.000.000 đ); Công ty Cổ
phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán KBC, vốn điều lệ
1.991.243.300.000). Đối với nhóm có số vốn nhỏ hơn 200 tỷ đồng, luận án khảo
sát Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (mã chứng khoán NTL, vốn điều lệ
164.000.000.000 đ), Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa-Vũng Tàu (mã chứng
khoán HDC, vốn điều lệ 81.280.000.000 đ), Công ty Cổ phần xây dựng số 3 (mã
chứng khoán VC3, vốn điều lệ 70.960.200.000 đ).
8
Trong các mã chứng khoán VIC, KBC, TDH chỉ tiêu phân tích tài chính được sử
dụng bao gồm:
- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, là những chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của
từng loại tài sản trong tài sản. Qua đó, Nhà quản lý đánh giá được tính hợp lý của
việc phân bổ tài sản. Cơ cấu tài sản được xét trên tổng thể giữa hai bộ phận tài sản
ngắn hạn và tài sản dài hạn mà không đi vào chi tiết từng bộ phận tài sản trực
thuộc ở trên. Để phản ánh cơ cấu tài sản một số công ty trong ngành này sử dụng
hai chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu cơ cấu tài sản ngắn hạn so với tài sản , công thức như sau:
Tỷ trọng
TSNH/TS
=
Tài sản ngắn hạn * 100
Tài sản
Với chỉ tiêu trên, giá trị tài sản ngắn hạn chiếm bao nhiêu trong tổng giá trị tài sản,
cơ cấu tài sản ngắn hạn phù hợp với đặc thù của từng công ty.
Chỉ tiêu cơ cấu tài sản dài hạn so với tài sản, công thức như sau:
Tỷ trọng
TSDH/TS
=
Tài sản dài hạn * 100
Tài sản
Với chỉ tiêu trên, giá trị tài sản dài hạn chiếm bao nhiêu trong tổng giá trị tài sản,
cơ cấu tài sản dài hạn phù hợp với đặc thù của từng công ty. Qua khảo sát thực tế
thì chỉ có mã chứng khoán VIC công bố hai chỉ tiêu trên với số liệu hai năm 2008,
2009.
- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn (Tỷ lệ nợ vay so với vốn chủ sở hữu)
- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi (Lợi nhuận sau thuế/ lợi nhuận gộp/ lợi
nhuận trước thuế)
Chỉ tiêu phân tích tài chính của các mã chứng khoán thuộc nhóm NTL, VC3, HDC
trên như sau:
Các chỉ tiêu tài chính, về cơ bản cũng được chia thành bốn nhóm: Cơ cấu tài sản,
cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi. Trong các nhóm chỉ tiê
này cũng có công ty tính công ty không, về tên gọi các chỉ tiêu cũng có một vài
9
khác biệt, chẳng hạn ở chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn mã chứng khoán HDC không
tính chỉ tiêu “ nợ phải trả/ nguồn vốn chủ sở hữu”, mà lại xác định hai chỉ tiêu “ nợ
/ vốn chủ sở hữu” và chỉ tiêu “ nợ -khách hàng trả trước/ vốn chủ sở hữu”. Đối
với khả năng sinh lợi ngoài những chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ thì một vài công ty lại tính thêm tỷ suất lợi nhuận trên vốn
điều lệ
2.2.2.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết
ngành sản xuất và chế biến thực phẩm
2.2.2.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết
ngành dược phẩm
Khác với các ngành trên, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong ngành dược
khá phong phú phản ánh các mặt khác nhau như cơ cấu vốn, rủi ro tài chính, khả
năng thanh toán, khả năng sinh lợi, lợi nhuận hoạt động, chỉ tiêu tăng trưởng
2.3 Đánh giá khái quát thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong
công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.3.1 Về phạm vi phản ánh
Chỉ tiêu phân tích tài chính được các công ty cổ phần niêm yết công bố là chỉ tiêu
phản ánh cơ cấu tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi, tuy
nhiên vẫn chưa thực sự đầy đủ. Các nhà quản lý cần thông tin về chính sách sử
dụng vốn,.. Do vậy các chỉ tiêu phân tích tài chính trên chưa thể hiện được hiệu
quả của công ty cổ phần niêm yết. Cụ thể đối với từng nhóm công ty cổ phần niêm
yết trong các ngành trên như sau:
Ngành bất động sản, Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được phân thành bốn
nhóm: nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh
toán, khả năng sinh lợi. Qua đó, chúng ta thu thập được thông tin về tình hình sử
dụng tài sản, chính sách huy động vốn, khả năng thanh toán, và khả năng sinh lợi
của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu trong cùng một nhóm chỉ tiêu có sự khác biệt giữa
các mã chứng khoán, ví như nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn; chỉ tiêu
10
phản ánh khả năng thanh toán; chỉ tiêu khả năng sinh lợi của mã chứng khoán
VIC, KBC, TDH , và mã chứng khoán NTL, VC3, HDC .
Ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính
được phân thành bốn nhóm: nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn
vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi. Qua đó, chúng ta thu thập được thông
tin về tình hình sử dụng tài sản, chính sách huy động vốn, khả năng thanh toán, và
khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chỉ tiêu trong cùng một nhóm
chỉ tiêu có sự khác biệt giữa các mã chứng khoán, ví như nhóm chỉ tiêu phản ánh
cơ cấu nguồn vốn; chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán; chỉ tiêu khả năng sinh
lợi của mã chứng khoán AAM, VNM, ANV, và mã chứng khoán HHC, VDL,
NGC.
Ngành dược phẩm, Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty cổ phần
niêm yết trong ngành này rất khác nhau. Mã chứng khoán DHG, TRA, MKV,
OPC cùng cung cấp nhóm chỉ tiêu tài chính về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn,
khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi. Các chỉ tiêu tài chính mô tả rất chi tiết
khía cạnh của tài chính doanh nghiệp thông qua hệ chỉ tiêu của mã chứng khoán
DMC, DCL. Qua đó, chúng ta thu thập được thông tin về tình hình sử dụng tài
sản, chính sách huy động vốn, khả năng thanh toán, và khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp, năng lực hoạt động và sức tăng trưởng của công ty .
2.3.2 Về số lượng, tên gọi, cách tính các chỉ tiêu trong từng nhóm
Qua khảo sát, về tên gọi các chỉ tiêu tài chính chưa thống nhất và cách tính không
thống nhất nên không thể so sánh được các thông tin tài chính với nhau của các
công ty trong từng ngành. Cụ thể, tên của một số chỉ tiêu chưa phù hợp với chế độ
kế toán hiện hành, mã chứng khoán DMC, mã chứng khoán DCL, mã chứng
khoán VDL sử dụng tài sản lưu động và tài sản cố định. Tên gọi của các chỉ tiêu
không thống nhất, ví như nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của mã chứng
khoán NTL, VC3, HDC. Đồng thời tồn tại cùng chỉ tiêu nhưng quan điểm tính của
các mã chứng khoán khác nhau. Chỉ tiêu nợ vay / trên tổng tài sản và nợ phải trả/
tổng nguồn vốn là hai chỉ tiêu được dùng phản ánh cơ cấu nguồn vốn của mã
11
chứng khoán VIC, KBC, TDH. Hoặc, sự khác biệt lớn hơn đến từ quan điểm tính
của mã chứng khoán NTL, VC3, HDC đối chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn.
Hoặc quan điểm tính các chỉ tiêu còn chưa thấu đáo, mã chứng khoán VC3 công
bố chỉ tiêu hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ.
2.3.3 Công bố chỉ tiêu p