Hiện nay, nhu cầu thông tin càng trở nên bức thiết và quan trọng trong
điều kiện xã hội ngày càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh càng
được mở rộng và mang tính chất đa dạng, phức tạp. Để tổ chức hệ thống
thông tin một cách khoa học cần tiếp cận cách phân loại thông tin dựa vào đối
tượng tiếp nhận thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp qua hai bộ phận kế toán doanh nghiệp. Theo đó, kế toán tài chính chủ
yếu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, kế toán
quản trị chủ yếu cung cấp thông tin cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, việc quản lý
tốt chi phí luôn được doanh nghiệp quan tâm và đặt lên hàng đầu. Rõ ràng,
một nhà quản trị doanh nghiệp tốt là người có thể kiểm soát được chi phí của
doanh nghiệp mình. Kiểm soát được chi phí sẽ giúp cho việc định giá sản
phẩm sát với thực tế hơn, từ đó có thể đưa ra được phương án kinh doanh hợp
lý và hiệu quả. Chính vì vậy, việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí là rất cần
thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững trên thương
trường.
Trong ngành công nghiệp dệt - may ở Việt Nam hiện nay, may mặc là
lĩnh vực tập trung và có khả năng cạnh tranh xuất khẩu cao nhất. Lực lượng
lao động rẻ, dồi dào đang là một lợi thế so sánh quan trọng của ngành may
mặc Việt Nam. Không những thế, nhu cầu tiêu dùng trong nước của hơn 80
triệu dân cũng là một tiềm năng lớn cho sự phát triển của ngành này. Chính
vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh hàng may mặc ngày càng phát triển
mạnh mẽ và sự phát triển của Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên
cũng không nằm ngoài xu thế đó. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán quản trị chi
phí tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên sẽ hỗ trợ đắc lực choii
công tác quản lý, điều hành Công ty nhằm tăng cường khả năng hội nhập, tạo
nên sự an toàn cho nhà quản lý là một tất yếu khách quan, đặc biệt là trong
nền kinh tế thị trường hiện nay.
Dựa vào vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị, tầm quan trọng của việc
kiểm soát chi phí và triển vọng thực tế của thị trường hàng may mặc Việt
Nam, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí
tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên" nhằm góp phần vào việc
nâng cao năng lực quản lý của Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên
nói riêng và các doanh nghiệp may mặc nói chung
31 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nhu cầu thông tin càng trở nên bức thiết và quan trọng trong
điều kiện xã hội ngày càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh càng
được mở rộng và mang tính chất đa dạng, phức tạp. Để tổ chức hệ thống
thông tin một cách khoa học cần tiếp cận cách phân loại thông tin dựa vào đối
tượng tiếp nhận thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp qua hai bộ phận kế toán doanh nghiệp. Theo đó, kế toán tài chính chủ
yếu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, kế toán
quản trị chủ yếu cung cấp thông tin cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, việc quản lý
tốt chi phí luôn được doanh nghiệp quan tâm và đặt lên hàng đầu. Rõ ràng,
một nhà quản trị doanh nghiệp tốt là người có thể kiểm soát được chi phí của
doanh nghiệp mình. Kiểm soát được chi phí sẽ giúp cho việc định giá sản
phẩm sát với thực tế hơn, từ đó có thể đưa ra được phương án kinh doanh hợp
lý và hiệu quả. Chính vì vậy, việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí là rất cần
thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững trên thương
trường.
Trong ngành công nghiệp dệt - may ở Việt Nam hiện nay, may mặc là
lĩnh vực tập trung và có khả năng cạnh tranh xuất khẩu cao nhất. Lực lượng
lao động rẻ, dồi dào đang là một lợi thế so sánh quan trọng của ngành may
mặc Việt Nam. Không những thế, nhu cầu tiêu dùng trong nước của hơn 80
triệu dân cũng là một tiềm năng lớn cho sự phát triển của ngành này. Chính
vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh hàng may mặc ngày càng phát triển
mạnh mẽ và sự phát triển của Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên
cũng không nằm ngoài xu thế đó. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán quản trị chi
phí tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên sẽ hỗ trợ đắc lực cho
ii
công tác quản lý, điều hành Công ty nhằm tăng cường khả năng hội nhập, tạo
nên sự an toàn cho nhà quản lý là một tất yếu khách quan, đặc biệt là trong
nền kinh tế thị trường hiện nay.
Dựa vào vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị, tầm quan trọng của việc
kiểm soát chi phí và triển vọng thực tế của thị trường hàng may mặc Việt
Nam, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí
tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên" nhằm góp phần vào việc
nâng cao năng lực quản lý của Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên
nói riêng và các doanh nghiệp may mặc nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài vận dụng những lý luận và phương pháp phân tích khoa học để
nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần
may xuất khẩu Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số phương hướng giải quyết
thực trạng và hoàn thiện kế toán quản trị chi phí phục vụ công tác quản lý
doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong
doanh nghiệp sản xuất.
Đề tài cũng nghiên cứu thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại
Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên, đưa ra một số mô hình kế toán
quản trị chi phí áp dụng ở một số nước, từ đó đề xuất phương hướng hoàn
thiện kế toán quản trị chi phí phù hợp với tình hình thực tế của công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó đặc biệt chú trọng quan điểm lịch sử cụ
thể, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp kết hợp logic với lịch sử,
iii
phương pháp thống kê, so sánh và các phương pháp khác để làm rõ đối tượng
nghiên cứu.
5. Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh
nghiệp sản xuất.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại công
ty Cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên.
- Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí phục vụ cho nhà quản trị doanh
nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả trong kinh doanh.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về kế toán quản trị chi phí trong doanh
nghiệp sản xuất.
Chương II: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần may
xuất khẩu Thái Nguyên.
Chương III: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần may
xuất khẩu Thái Nguyên.
iv
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI
PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Khái quát chung về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp
sản xuất
1.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí
Cho đến nay, khi bàn về bản chất của kế toán quản trị có nhiều quan
điểm khác nhau, chẳng hạn như các quan điểm của Ronald W. Hilton, Ray H.
Garrison Jack L. Smith, Robert M. Keith và William L. Stephens... Từ những
quan điểm đó cho thấy bản chất của kế toán quản trị: Là việc thu thập, xử lý,
phân tích và cung cấp những thông tin định lượng về hoạt động của doanh
nghiệp một cách cụ thể, giúp các nhà quản trị trong doanh nghiệp thực hiện
tốt các chức năng quản trị gồm: hoạch định, kiểm tra, đánh giá và đặc biệt là
ra quyết định trong mọi khâu công việc trong quá trình kinh doanh.
Như vậy, bản chất của kế toán quản trị chi phí là việc thu thập, xử lý,
phân tích và cung cấp các thông tin về chi phí của doanh nghiệp nhằm giúp
các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện tốt các chức năng quản trị chi phí
trong quá trình kinh doanh.
1.1.2. Đối tượng của kế toán quản trị chi phí
Đối tượng của kế toán quản trị chi phí thực chất là quá trình hình thành
và hiệu quả chi phí của doanh nghiệp hay là quá trình khai thác sự hình thành
và phát sinh các loại chi phí khác nhau nhằm thực hiện các mục tiêu được xác
định để giúp cho nhà quản lý điều hành doanh nghiệp có hiệu quả nhất.
1.1.3. Các phương pháp của kế toán quản trị trong công tác quản lý
chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.3.1. Nhóm phương pháp hình thành số liệu
v
* Phương pháp chứng từ kế toán
* Phương pháp tài khoản kế toán
* Phương pháp tính giá
* Phương pháp tổng hợp - cân đối
1.1.3.2. Nhóm phương pháp phân tích số liệu
* Thiết kế thông tin thành dạng so sánh được
Là phương pháp thu thập, tính toán, phân tích, thiết kế các thông tin kinh
tế - tài chính thành dạng có thể so sánh được nhằm giúp các nhà quản trị
doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
* Phân loại chi phí (Nhận diện chi phí) đáp ứng mục tiêu quản lý
Là phương pháp sắp xếp những chi phí khác nhau vào từng nhóm, từng
loại theo những đặc trưng nhất định của chi phí nhằm tạo lập các thông tin
thích hợp cho việc ra quyết định của nhà quản trị.
* Trình bày mối quan hệ giữa các thông tin kế toán theo dạng phương
trình
Là phương pháp trình bày thông tin theo mối quan hệ ràng buộc giữa các
biến số trong phương trình nhằm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp tính toán
lập kế hoạch, phân tích và dự báo.
* Trình bày các thông tin dưới dạng đồ thị
Là phương pháp đồ thị hoá các thông tin thu thập được nhằm phản ánh
mối quan hệ và xu hướng biến thiên mang tính quy luật của thông tin.
1.2. Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
1.2.1. Chi phí và phân loại chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền toàn bộ về hao phí lao
động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
1.2.1.1. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
vi
* Biến phí
Biến phí là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn
vị. * Định phí
Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động
thay đổi.
* Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của
định phí và biến phí.
Các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thường được sử dụng là:
- Phương pháp cực đại - cực tiểu: Căn cứ vào chi phí phát sinh mà mức
độ hoạt động qua các thời kỳ, kế toán xác định mức chênh lệch chi phí ở mức
độ hoạt động cao nhất và thấp nhất, mức độ hoạt động ở 2 điểm cao nhất và
thấp nhất, từ đó tính ra biến phí đơn vị, tổng biến phí và tổng định phí
- Phương pháp bình phương nhỏ nhất:
Phương pháp bình phương nhỏ nhất căn cứ trên sự tính toán của phương
trình tuyến tính: y = a + bx
Từ phương trình này, tập hợp n phần tử quan sát, ta có hệ thống phương
trình sau:
xy = ax + bx2
y = na + bx
Giải hệ thống phương trình này ta sẽ xác định được các yếu tố a, b và lập
được phương trình hồi quy thích hợp.
1.2.1.2. Phân loại chi phí theo chức năng chi phí
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị của những nguyên vật liệu cấu
thành thực thể của sản phẩm.
* Chi phí nhân công trực tiếp
vii
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về tiền lương và các khoản trích
theo lương của những lao động trực tiếp chế tạo sản phẩm.
* Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết khác để sản xuất sản
phẩm, ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí lao động trực tiếp.
* Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí cần thiết để đẩy mạnh quá trình lưu
thông hàng hoá và đảm bảo việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng.
* Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí liên quan tới việc
tổ chức hành chính, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp.
* Các chi phí khác
Là dòng chi phí liên quan đến hoạt động tài chính và hoạt động khác.
Dòng chi phí này thường nhỏ, thậm chí trong những doanh nghiệp có qui mô
nhỏ, dòng chi phí này có thể bằng không.
1.2.1.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản
mục trên Báo cáo tài chính.
* Chi phí sản phẩm
Chi phí sản phẩm là chi phí cấu thành nên giá trị đơn vị sản phẩm hoàn
thành, đang tồn kho hoặc đã được bán.
* Chi phí thời kỳ
Chi phí thời kỳ là chi phí phát sinh trong một kỳ kinh doanh (theo thời
gian) có thể liên quan đến nhiều đối tượng, sản phẩm khác nhau.
1.2.1.4. Phân loại chi phí theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa
chọn dự án đầu tư
* Chi phí chênh lệch
viii
Chi phí chênh lệch là những chi phí có ở phương án này nhưng chỉ có
một phần hoặc không có ở phương án khác.
* Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là lợi ích tiềm tàng bị mất đi do chọn phương án (hoặc
hành động) này thay vì chọn phương án (hoặc hành động) khác.
* Chi phí chìm
Chi phí chìm là loại chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu, bất kể
đã lựa chọn phương án hoặc hành động nào.
1.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí và các phương pháp xác định chi
phí
1.2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các chi phí sản
xuất cần được tổ chức tập hợp theo các phạm vi và giới hạn đó nhằm đáp ứng
yêu cầu kiểm tra, giám sát, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
1.2.2.2. Các phương pháp xác định chi phí
* Phương pháp xác định chi phí theo công việc: là phương pháp ghi
chép lại một cách chi tiết thông tin chi phí sản xuất của từng sản phẩm, nhóm
sản phẩm tương tự nhau.
* Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất: là phương
pháp ghi chép theo từng phân xưởng khi sản phẩm được chuyển từ phân
xưởng này sang phân xưởng khác và trên cơ sở đó xác định được chi phí cho
từng đơn vị sản phẩm.
1.2.3. Lập dự toán chi phí trong doanh nghiệp
1.2.3.1. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dự kiến được xác định theo công thức sau:
Chi phí NVL = Sản lượng sản x Số lượng NVL tiêu x Đơn giá
ix
trực tiếp phẩm cần sản
xuất trong kỳ
hao cho 1 đơn vị
sản phảm
NVL
1.2.3.2. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp dự kiến được xác định theo công thức sau:
Chi phí
nhân công
trực tiếp
=
Sản lượng sản
phẩm cần sản
xuất trong kỳ
x
Định mức thời gián
sản xuất hoàn thành
1 sản phẩm
x
Đơn giá giờ
công trực
tiếp
1.2.3.3. Dự toán chi phí sản xuất chung
Biến phí sản xuất chung được xác định dựa trên cơ sở tổng thời gian lao
động trực tiếp và đơn giá biến phí sản xuất chung theo công thức:
Biến phí sản xuất chung =
Tổng thời gian lao động
trực tiếp
x
Đơn giá biến phí sản
xuất chung
Tổng chi phí sản xuất chung dự kiến được xác định theo công thức:
Chi phí sản xuất chung = Biến phí sản xuất chung + Định phí sản xuất chung
1.2.3.4. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Tương tự như dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng không lập chi tiết theo từng khoản mục
chi phí riêng biệt, mà được lập dựa trên cơ sở biến phí và định phí của chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.2.4. Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận (C-V-P)
* Số dư đảm phí: là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí
khả biến tạo nên doanh thu đó.
* Tỷ lệ số dư đảm phí: là lệ phần trăm giữa số dư đảm phí và doanh thu
tiêu thụ sản phẩm.
* Đòn bẩy kinh doanh: là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí
của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có cơ cấu chi phí với phần định phí cao
x
hơn thì doanh nghiệp đó được gọi là có đòn bẩy kinh doanh lớn hơn và ngược
lại.
* Điểm hoà vốn: là điểm mà tại đó doanh thu tiêu thụ vừa đủ bù đắp chi
phí hoạt động trong điều kiện giá bán dự kiến hoặc giá bán được thị trường
chấp nhận.
1.2.5. Thông tin chi phí thích hợp cho việc ra quyết định
1.2.5.1. Quyết định ngắn hạn
Quyết định ngắn hạn là những quyết định liên quan đến việc sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian dưới 1 năm.
Xét về mặt kinh tế, tiêu chuẩn chọn quyết định ngắn hạn là thu nhập cao
nhất (hoặc chi phí thấp nhất) của phương án lựa chọn.
1.2.5.2. Quyết định dài hạn
Quyết định dài hạn là các quyết định mang tính chất kế hoạch dài hạn,
thường liên quan đến việc thay đổi khả năng sản xuất như: quyết định thay thế
hoặc mua sắm thêm máy móc phục vụ sản xuất hoặc lắp dây chuyền sản xuất
mới.
Một số phương pháp ứng dụng trong việc ra quyết định đầu tư dài hạn:
- Phương pháp kỳ hoàn vốn
- Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)
- Phương pháp tỷ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian (IRR)
1.3. Kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị chi phí của một số nước
trên thế giới
1.3.1. Mô hình tổ chức công tác kế toán quản trị ở Mỹ
Hệ thống kế toán quản trị ở Mỹ được tổ chức kết hợp với hệ thống kế
toán tài chính trong cùng một bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán không phân
chia thành bộ phận kế toán quản trị và bộ phận kế toán tài chính mà được chia
thành các bộ phận kế toán thực hiện các phần hành công việc kế toán theo
xi
chức năng, nhiệm vụ được phân công. Các bộ phận này vừa làm công việc
của kế toán tài chính, vừa làm công việc của kế toán quản trị nhằm thoả mãn,
đáp ứng nhu cầu thông tin cho cả đối tượng bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp.
1.3.2. Mô hình tổ chức công tác kế toán quản trị ở Pháp
Ở Pháp, kế toán quản trị sử dụng hệ thống kế toán riêng, tách rời hoàn
toàn với kế toán tài chính. Hệ thống kế toán quản trị được tổ chức thành bộ
máy riêng (phòng kế toán quản trị hay bộ phận kế toán quản trị) sử dụng hệ
thống tài khoản, sổ kế toán, báo cáo kế toán nội bộ tách rời với kế toán tài
chính. Kế toán tài chính thu thập, xử lý, lập báo cáo tài chính cung cấp cho
các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, còn kế toán quản trị cung cấp những
thông tin phục vụ cho mục tiêu quản trị trong nội bộ doanh nghiệp.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm và hướng vận dụng kế toán quản trị chi
phí vào các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam
- Nên tổ chức bộ máy kế toán quản trị theo mô hình của Mỹ, nghĩa là kết
hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong cùng bộ máy kế toán.
- Mỗi phần hành kế toán nên phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể.
- Chú trọng đến việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống định mức
kinh tế kỹ thuật và dự toán quá trình sản xuất kinh doanh một cách khoa học,
hợp lý.
- Kế toán tài chính nên sử dụng các tài khoản tổng hợp, các báo cáo tài
chính, còn kế toán quản trị nên sử dụng các tài khoản chi tiết, các báo cáo bộ
phận.
xii
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU THÁI NGUYÊN
2.1. Các đặc điểm của Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên có
ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may
xuất khẩu Thái Nguyên
Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên là công ty được thành lập
dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo
quyết định số 3744/QĐ-UB ngày 16/12/2002 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thái
Nguyên, tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật doanh nghiệp và
các Luật khác có liên quan, có tên giao dịch đối ngoại là Thainguyen Export
Garment Joint Stock Company, viết tắt là THAIGACO.JSC, trụ sở chính đặt
tại số 160 Đường Minh Cầu - Phường Phan Đình Phùng - Thành phố Thái
Nguyên.
Tiền thân của Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên là xí nghiệp
may Bắc Thái được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ-
UB của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Thái, do Cộng hoà dân chủ Đức tài trợ
cho Việt Nam với số vốn đầu tư ban đầu là 691.000 đồng và 262 cán bộ công
nhân viên, nhiệm vụ chính của xí nghiệp là may quần áo bảo hộ lao động
theo chỉ tiêu trên giao hàng năm.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên là doanh nghiệp công nghiệp
chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu cho người lớn và trẻ em
như: áo Jacket, quần dài, quần soóc, bộ thể thao và trang phục thời trang.
xiii
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm hai lĩnh vực là sản
xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng theo các đơn đặt hàng để xuất
khẩu và sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, trong đó sản xuất gia công hàng may
mặc cho khách hàng theo các đơn đặt hàng để xuất khẩu là lĩnh vực sản xuất
kinh doanh chính, chủ yếu và chiếm từ 80% đến 90% toàn bộ hoạt động của
Công ty.
2.1.3. Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất
Đối tượng sản xuất của Công ty là vải sẽ được cắt và may thành các
chủng loại mặt hàng khác nhau. Mỗi mặt hàng đều có những yêu cầu kỹ thuật
sản xuất riêng về loại vải cắt cho từng mặt hàng, công thức pha cắt vải cho
từng cỡ vóc và thời gian hoàn thành.
Đặc điểm sản xuất ở Công ty là sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục,
sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến kế tiếp nhau.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý
Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên đã tiến hành tổ chức quản
lý theo mô hình trực tuyến chức năng, bao gồm ba cấp quản lý là: quản lý cấp
cao, quản lý cấp trung và quản lý cấp cơ sở.
Quản lý cấp cao nhất của Công ty là Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị vàTổng giám đốc Công ty. Những nhà quản trị cấp trung gian là các
Phó giám đốc Công ty, Giám đốc các xí nghiệp và trưởng các phòng ban chức
năng. Những nhà quản trị cấp cơ sở là các tổ trưởng sản xuất, quản lý kho.
2.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán áp
dụng tại Công ty
2.1.5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên là một đơn vị hạch toán
độc lập, toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán từ khâu
nhập số liệu, ghi sổ kế toán, đến khâu lập báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ...
xiv
2.1.5.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính để tổ chức hệ thống
sổ sách phục vụ công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị. Phần mềm kế
toán áp dụng tại Công ty là phần mềm Adsoft của Công ty cổ phần công nghệ
Vĩnh Hưng. Phần mềm này được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế
toán Nhật ký chung.
2.2. Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần
may xuất khẩu Thái Nguyên
2.2.1