1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội, ra đời và phát triển từ cả ngàn năm nay. Từ khi ra đời, tôn giáo đã trải qua những thăng trầm và không ngừng biến đổi theo sự biến đổi của tồn tại xã hội, nhưng chung nhất, nó luôn là một nhu cầu tinh thần của đa số nhân loại. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đến tập quán của nhiều quốc gia, của các tộc người trong một quốc gia, theo cả các chiều: tích cực và tiêu cực. Những năm gần đây, tôn giáo trên thế giới không chỉ phục hồi và phát triển, đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người, mà còn làm nảy sinh không ít cuộc xung đột giữa các dân tộc trong một quốc gia, hay giữa các quốc gia với nhau.
Ở Việt Nam cũng vậy, là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo đang có xu hướng phát triển mạnh, đến nay - năm 2011, Nhà nước ta đã công nhận tư cách pháp nhân cho 13 tôn giáo, với 33 tổ chức Giáo hội. Trong đó, các tôn giáo bản địa (nội sinh) và các tôn giáo được du nhập từ nước ngoài vào (ngoại sinh) đều được tạo điều kiện bình đẳng hoạt động theo pháp luật. Tình hình đó như là sự phản ánh về quá trình đất nước đổi mới, Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, vì thế tôn giáo càng được khẳng định rõ hơn, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.
Nhưng, bên cạnh những sinh hoạt tín ngư¬ỡng, tôn giáo, lễ hội lành mạnh, tuân thủ pháp luật, thì vẫn còn có hiện t¬ượng một số người lợi dụng tín ng¬ưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, mê hoặc nhân dân, cao hơn, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trước tình hình đó, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo càng cần phải được tăng cường, không chỉ trên bình diện vĩ mô mà còn ở các khu vực, các địa phương trong cả nước.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa quyết định sự thành bại của công tác tôn giáo trong tình hình mới. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về công tác tôn giáo đều nhấn mạnh đến vai trò của công tác này và việc: “Tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo” là một trong những giải pháp chủ yếu của công tác tôn giáo hiện nay.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc nước ta, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Bắc Ninh mặc dù có diện tích không lớn, nhưng dân số lại đông và có vị trí địa lý chính trị quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, có nguồn nhân lực dồi dào và là tỉnh vốn có truyền thống ngàn năm văn hiến và cách mạng.
Số lượng và quy mô tôn giáo ở Bắc Ninh cũng không lớn, song lại là vị trí “địa tôn giáo” rất quan trọng. Đó là, về đạo Công giáo, Bắc Ninh có Toà Giám mục, là trung tâm, đầu não của Giáo phận Bắc Ninh, gồm 12 tỉnh khác nhau. Còn Phật giáo, Bắc Ninh từng có trung tâm Luy Lâu mà gần hai nghìn năm trước đã được xem là một trung tâm Phật giáo lớn, bằng hoặc hơn cả trung tâm Phật giáo Lạc Dương và Bành Thành của Trung Quốc, còn đến nay, tên chùa Dâu, Keo, Phật Tích vẫn nức tiếng toàn cõi Việt Nam. Hiện nay bên cạnh 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo, trên địa bàn Bắc Ninh đã xuất hiện cả đạo Tin Lành, một tôn giáo được xem là tôn giáo của thời CNH, HĐH.
Trong những năm qua tình hình tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ổn định, sinh hoạt tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra bình thường đúng với chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Đại bộ phận chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trong tỉnh an tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, xây dựng gia đình văn hoá ở khu dân “sống tốt đời, đẹp đạo”, tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tuy nhiên, tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng nổi lên một số vấn đề có tính phức tạp. Đó là, hoạt động mê tín, dị đoan diễn ra khá phổ biến; một số cơ sở thờ tự của tôn giáo chưa tuân thủ các quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Di sản và của các quy định của tỉnh. Khi xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, tổ chức tôn giáo vẫn thiếu hồ sơ xin phép; triển khai khi chưa được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. Tình hình khiếu kiện đòi lại đất đai, cơ sở cũ của giáo hội còn tiềm ẩn dấu hiệu phức tạp; hoạt động truyền đạo Tin lành trái phép và các đạo lạ trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra.
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở tỉnh Bắc Ninh những năm qua đã có nhiều tiến bộ, đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng bên cạnh đó, công tác này cũng còn một số hạn chế, như: Một bộ phận cán bộ đảng viên nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo còn hời hợt; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn thiếu tập trung và đồng bộ; việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo còn kéo dài, gây tâm trạng phản cảm cho quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo. Việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tôn giáo của chính quyền nhiều lúc, nhiều nơi còn cứng nhắc.
Từ thực tế tình hình trên, tôi chọn để tài: “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay”, để làm luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công.
2.Tình hình nghiên cứu
Vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu. Đó là: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Hữu Khiển; "Một số vấn đề cấp bách trong quản lý tôn giáo ở một số tỉnh phía Bắc" của GS.TS Đỗ Quang Hưng; “Mác-Angghen về tôn giáo” của PGS. Nguyễn Đức Sự chủ biên); “ Một số vấn đề lý luận và thực trạng tôn giáo Việt Nam” của GS. Đặng Nghiêm Vạn; Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, PGS, TS Ngô Hữu Thảo, chủ nhiệm (1998); Cuốn sách “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn" của GS.TS Đỗ Quang Hưng; “Một số tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của TS. Nguyễn Thanh Xuân; “Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam” của TS.Nguyễn Đức Lữ; Đề tài cấp Bộ “55 năm đường lối chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam (1945-2000)” của Ban Tôn giáo Chính phủ; Đề tài cấp Bộ “Công tác an ninh trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt nam” của Bộ Công an.
Những công trình trên đề cập đến nhiều khía cạnh, cả lý luận và thực tiễn của vấn đề quản lý tôn giáo, song cụ thể ở địa bàn Bắc Ninh thì chưa có.
Ở tỉnh Bắc Ninh, vì nhiều lý do khác nhau nên hiện nay vấn đề nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo hãy còn rất ít đề tài đi sâu nghiên cứu, nếu có thì thời điểm nghiên cứu đã khá lâu, trước khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, như luận văn cao cấp lý luận chính trị của Nguyễn Quang Khải, năm 2004. Vì vậy, hướng đề tài mà tôi lựa chọn hy vọng sẽ làm sáng tỏ hơn về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn từ việc khái quát những nhận thức chung về tôn giáo, về quản lý nhà nước đối với tôn giáo và phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với tôn giáo.
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Bắc Ninh trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo ở Bắc Ninh trong tình hình mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Bắc Ninh. Phạm vi nghiên cứu, về không gian, là địa bàn tỉnh Bắc Ninh; về thời gian là từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2004), đến nay.
5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
Luận văn được triển khai dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Luận văn cũng xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Bắc Ninh thời gian qua.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Triển khai luận văn này, tác giả sử dụng những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng các phương pháp của các khoa học cụ thể, như tổng hợp và phân tích, khái quát hoá, thống kê, so sánh, lịch sử và lôgic, xã hội học, tôn giáo học.
6. Đóng góp mới của luận văn
6.1.Về mặt lý luận:
Bước đầu luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với tôn giáo; khái quát mang tính lý luận từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Bắc Ninh.
6.2.Về mặt thực tiễn:
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây đựng chủ trương, biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Bắc Ninh và các tỉnh vùng đồng bằng miền Bắc có tình hình tôn giáo tương tự với Bắc Ninh.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập tại trường Chính trị tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
108 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8349 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hà Thị Xuyên
LỜI CẢM ƠN
Sau gần 3 năm học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS, Tiến sĩ Ngô Hữu Thảo, sự giúp đỡ của các bạn và đồng nghiệp trong cơ quan, đến nay tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay”
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, chu đáo của các giáo sư, tiến sỹ, các thầy, cô giáo, các đồng chí lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh và đồng nghiệp trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này.
Tác giả
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHG
Ban Hành giáo
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CNLĐ
Công nhân lao động
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CSVN
Cộng sản Việt Nam
GHPG
Giáo hội Phật giáo
HĐND
Hội đồng nhân dân
HTCT
Hệ thống Chính trị
MTTQ
Mặt trận Tổ quốc
QLNN
Quản lý nhà nước
TCN
Trước Công nguyên
UBĐK
Uỷ ban Đoàn kết
UBND
Uỷ ban nhân dân
UBTV
Uỷ ban Thường vụ
UBTVQH
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÔN GIÁO, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO VÀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO
Ở TỈNH BẮC NINH
8
1.1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÔN GIÁO VÀ QLNN ĐỐI VỚI TÔN GIÁO
8
1.1.1
Nhận thức chung về tôn giáo
8
1.1.2
Quản lý nhà nước đối với tôn giáo
15
1.2
TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở BẮC NINH
26
1.2.1
Một số đặc điểm của tỉnh Bắc Ninh liên quan đến tôn giáo
26
1.2.2
Tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
28
Chương 2
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO
Ở BẮC NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
39
2.1
SỰ CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH UỶ, UBND TỈNH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC QLNN VỀ TÔN GIÁO Ở BẮC NINH
39
2.1.1
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo công tác Tôn giáo
39
2.1.2
Tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về tôn giáo ở Bắc Ninh
42
2.2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
TÔN GIÁO Ở BẮC NINH
47
2.2.1
Quản lý về hoạt động xây dựng, trùng tu, sửa chữa cơ sở thờ tự
47
2.2.2
Quản lý đối với việc phong chức, phong phẩm và hoạt động thuyên chuyển của các chức sắc
50
2.2.3
Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng chức sắc
51
2.2.4
Công tác quản lý đối với các hoạt động từ thiện, nhân đạo
52
2.2.5
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
54
2.2.6
Quản lý hoạt động truyền đạo trái pháp luật
55
2.2.7
Quản lý các hoạt động khác
57
2.2.8
Công tác phối hợp
58
2.3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở BẮC NINH
63
2.3.1
Vấn đề đặt ra từ phương diện khách thể quản lý
63
2.3.2
Vấn đề đặt ra từ phương diện chủ thể quản lý
66
Chương 3
DỰ BÁO TÌNH HÌNH, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI TÔN GIÁO Ở BẮC NINH
70
3.1
DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÔN GIÁO VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QLNN VỀ TÔN GIÁO Ở BẮC NINH THỜI GIAN TỚI
70
3.1.1
Dự báo tình hình các tôn giáo ở Bắc Ninh
70
3.1.2
Một số yêu cầu từ xu hướng tôn giáo ở Bắc Ninh đối với QLNN về tôn giáo ở Bắc Ninh
73
3.2
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QLNN VỀ TÔN GIÁO Ở BẮC NINH
75
3.2.1
Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của HTCT về công tác tôn giáo và QLNN đối với tôn giáo
75
3.2.2
Công tác quản lý nhà nước cần tăng cương, tập trung hơn nữa tới các hoạt động có tính trọng điểm, phức tạp của tôn giáo trên địa bàn
77
3.2.3
Công tác QLNN cần quan tâm hơn đến công tác vận động quần chúng, tín đồ, chức sắc các tôn giáo và xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở
80
3.2.4
Tăng cường công tác tổ chức cán bộ, công chức làm công tác QLNN về tôn giáo
85
3.2.5
Xây dựng và hoàn thiện phương pháp công tác tôn giáo và QLNN về tôn giáo
88
3.3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
89
3.3.1
Đối với Trung ương
89
3.3.2
Đối với tỉnh Bắc Ninh
92
KẾT LUẬN
95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
97
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội, ra đời và phát triển từ cả ngàn năm nay. Từ khi ra đời, tôn giáo đã trải qua những thăng trầm và không ngừng biến đổi theo sự biến đổi của tồn tại xã hội, nhưng chung nhất, nó luôn là một nhu cầu tinh thần của đa số nhân loại. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đến tập quán của nhiều quốc gia, của các tộc người trong một quốc gia, theo cả các chiều: tích cực và tiêu cực. Những năm gần đây, tôn giáo trên thế giới không chỉ phục hồi và phát triển, đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người, mà còn làm nảy sinh không ít cuộc xung đột giữa các dân tộc trong một quốc gia, hay giữa các quốc gia với nhau.
Ở Việt Nam cũng vậy, là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo đang có xu hướng phát triển mạnh, đến nay - năm 2011, Nhà nước ta đã công nhận tư cách pháp nhân cho 13 tôn giáo, với 33 tổ chức Giáo hội. Trong đó, các tôn giáo bản địa (nội sinh) và các tôn giáo được du nhập từ nước ngoài vào (ngoại sinh) đều được tạo điều kiện bình đẳng hoạt động theo pháp luật. Tình hình đó như là sự phản ánh về quá trình đất nước đổi mới, Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, vì thế tôn giáo càng được khẳng định rõ hơn, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.
Nhưng, bên cạnh những sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội lành mạnh, tuân thủ pháp luật, thì vẫn còn có hiện tượng một số người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, mê hoặc nhân dân, cao hơn, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc... Trước tình hình đó, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo càng cần phải được tăng cường, không chỉ trên bình diện vĩ mô mà còn ở các khu vực, các địa phương trong cả nước.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa quyết định sự thành bại của công tác tôn giáo trong tình hình mới. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về công tác tôn giáo đều nhấn mạnh đến vai trò của công tác này và việc: “Tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo” là một trong những giải pháp chủ yếu của công tác tôn giáo hiện nay.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc nước ta, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Bắc Ninh mặc dù có diện tích không lớn, nhưng dân số lại đông và có vị trí địa lý chính trị quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, có nguồn nhân lực dồi dào và là tỉnh vốn có truyền thống ngàn năm văn hiến và cách mạng.
Số lượng và quy mô tôn giáo ở Bắc Ninh cũng không lớn, song lại là vị trí “địa tôn giáo” rất quan trọng. Đó là, về đạo Công giáo, Bắc Ninh có Toà Giám mục, là trung tâm, đầu não của Giáo phận Bắc Ninh, gồm 12 tỉnh khác nhau. Còn Phật giáo, Bắc Ninh từng có trung tâm Luy Lâu mà gần hai nghìn năm trước đã được xem là một trung tâm Phật giáo lớn, bằng hoặc hơn cả trung tâm Phật giáo Lạc Dương và Bành Thành của Trung Quốc, còn đến nay, tên chùa Dâu, Keo, Phật Tích vẫn nức tiếng toàn cõi Việt Nam. Hiện nay bên cạnh 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo, trên địa bàn Bắc Ninh đã xuất hiện cả đạo Tin Lành, một tôn giáo được xem là tôn giáo của thời CNH, HĐH.
Trong những năm qua tình hình tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ổn định, sinh hoạt tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra bình thường đúng với chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Đại bộ phận chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trong tỉnh an tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, xây dựng gia đình văn hoá ở khu dân “sống tốt đời, đẹp đạo”, tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tuy nhiên, tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng nổi lên một số vấn đề có tính phức tạp. Đó là, hoạt động mê tín, dị đoan diễn ra khá phổ biến; một số cơ sở thờ tự của tôn giáo chưa tuân thủ các quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Di sản và của các quy định của tỉnh. Khi xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự, tổ chức tôn giáo vẫn thiếu hồ sơ xin phép; triển khai khi chưa được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. Tình hình khiếu kiện đòi lại đất đai, cơ sở cũ của giáo hội còn tiềm ẩn dấu hiệu phức tạp; hoạt động truyền đạo Tin lành trái phép và các đạo lạ trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra.
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở tỉnh Bắc Ninh những năm qua đã có nhiều tiến bộ, đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng bên cạnh đó, công tác này cũng còn một số hạn chế, như: Một bộ phận cán bộ đảng viên nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo còn hời hợt; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn thiếu tập trung và đồng bộ; việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo còn kéo dài, gây tâm trạng phản cảm cho quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo. Việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tôn giáo của chính quyền nhiều lúc, nhiều nơi còn cứng nhắc.
Từ thực tế tình hình trên, tôi chọn để tài: “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay”, để làm luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công.
2.Tình hình nghiên cứu
Vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu. Đó là: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Hữu Khiển; "Một số vấn đề cấp bách trong quản lý tôn giáo ở một số tỉnh phía Bắc" của GS.TS Đỗ Quang Hưng; “Mác-Angghen về tôn giáo” của PGS. Nguyễn Đức Sự chủ biên); “ Một số vấn đề lý luận và thực trạng tôn giáo Việt Nam” của GS. Đặng Nghiêm Vạn; Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, PGS, TS Ngô Hữu Thảo, chủ nhiệm (1998); Cuốn sách “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn" của GS.TS Đỗ Quang Hưng; “Một số tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của TS. Nguyễn Thanh Xuân; “Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam” của TS.Nguyễn Đức Lữ; Đề tài cấp Bộ “55 năm đường lối chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam (1945-2000)” của Ban Tôn giáo Chính phủ; Đề tài cấp Bộ “Công tác an ninh trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt nam” của Bộ Công an...
Những công trình trên đề cập đến nhiều khía cạnh, cả lý luận và thực tiễn của vấn đề quản lý tôn giáo, song cụ thể ở địa bàn Bắc Ninh thì chưa có.
Ở tỉnh Bắc Ninh, vì nhiều lý do khác nhau nên hiện nay vấn đề nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo hãy còn rất ít đề tài đi sâu nghiên cứu, nếu có thì thời điểm nghiên cứu đã khá lâu, trước khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, như luận văn cao cấp lý luận chính trị của Nguyễn Quang Khải, năm 2004. Vì vậy, hướng đề tài mà tôi lựa chọn hy vọng sẽ làm sáng tỏ hơn về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn từ việc khái quát những nhận thức chung về tôn giáo, về quản lý nhà nước đối với tôn giáo và phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với tôn giáo.
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Bắc Ninh trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo ở Bắc Ninh trong tình hình mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Bắc Ninh. Phạm vi nghiên cứu, về không gian, là địa bàn tỉnh Bắc Ninh; về thời gian là từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2004), đến nay.
5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
Luận văn được triển khai dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Luận văn cũng xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Bắc Ninh thời gian qua.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Triển khai luận văn này, tác giả sử dụng những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng các phương pháp của các khoa học cụ thể, như tổng hợp và phân tích, khái quát hoá, thống kê, so sánh, lịch sử và lôgic, xã hội học, tôn giáo học.
6. Đóng góp mới của luận văn
6.1.Về mặt lý luận:
Bước đầu luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với tôn giáo; khái quát mang tính lý luận từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Bắc Ninh.
6.2.Về mặt thực tiễn:
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây đựng chủ trương, biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Bắc Ninh và các tỉnh vùng đồng bằng miền Bắc có tình hình tôn giáo tương tự với Bắc Ninh.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập tại trường Chính trị tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÔN GIÁO, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO VÀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở TỈNH BẮC NINH
1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÔN GIÁO
1.1.1. Nhận thức chung về tôn giáo
Tôn giáo, theo tiếng Latinh (Religare) có nghĩa là sự nối liền với cái tột cùng, như sự gắn bó với Chúa, với Thượng đế; hoặc được hiểu là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với thần thánh; giữa thế giới vô hình với thế giới hữu hình; giữa cái thiêng liêng với cái trần tục.
Theo quan điểm mác-xít, tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo phản ánh hư ảo tồn tại xã hội, có kết cấu gồm: Tâm lý, tình cảm, niềm tin và hệ tư tưởng tôn giáo. Còn với tính cách là một thực thể, hay một hiện tượng xã hội, tôn giáo thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội, được quy định bởi hạ tầng cơ sở xã hội. Cụ thể hơn, tôn giáo ra đời từ 3 nguồn gốc: Kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý. Là một hiện tượng xã hội, kết cấu của tôn giáo bao gồm cả yếu tố vật chất và tinh thần, mà thông thường là các yếu tố: ý thức (giáo lý), nghi lễ, luật lệ và tổ chức.
Cũng cần phân biệt tôn giáo với tín ngưỡng và mê tín dị đoan. Tôn giáo và tín ngưỡng có sự khác nhau, song có quan hệ chặt chẽ, mà ranh giới để phân biệt chỉ là rất tương đối. Tín ngưỡng có các nghĩa rộng, hẹp khác nhau, nghĩa rộng, đó là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng, một lực lượng, một điều gì đó, thông thường để chỉ một niềm tin tôn giáo; nghĩa hẹp là các hình thức khác với tôn giáo, như người Việt Nam thường gọi “tín ngưỡng dân gian”. Còn mê tín dị đoan, đó là tình trạng người ta quá tin vào cái siêu nhiên, đến mất lý trí, mê muội, tốn tiền của và huỷ hoại sức khoẻ, thậm chí cả sinh mạng, vậy nên “Hoạt động mê tín phải bị phê phán và loại bỏ”. [13]
Quan điểm mác - xít về tôn giáo không dừng lại ở vấn đề bản chất, nguồn gốc, chức năng và tính chất của nó, mà còn rất quan tâm đến việc chỉ ra thái độ, nguyên tắc của người cộng sản khi tiếp cận, giải quyết những vấn đề tôn giáo.
Về thái độ của người cộng sản đối với tôn giáo, mặc dù cho rằng, thế giới thống nhất ở tính vật chất, ngoài ra không có thế giới nào khác ngoài vật chất đang tồn tại và đương nhiên không có thần thánh, ma quỷ nào tồn tại ngoài những đam mê và dục vọng của chính con người, thế nhưng Chủ nghĩa Mác - Lênin không bao giờ chủ trương tuyên chiến với tôn giáo, mà ngược lại luôn tôn trọng niềm tin tôn giáo của nhân dân. C.Mác từng nói, kẻ nghịch đạo không phải là kẻ phỉ báng thần thánh của quần chúng mà chỉ là người đồng tình với quan điểm quần chúng, người sáng tạo ra thần thánh.
Có một số người cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin mâu thuẫn tuyệt đối với đức tin tôn giáo, do đó không có thể dung hợp giữa chủ nghĩa xã hội và tôn giáo và lập luận này là không đúng, vì đã chủ quan đẩy mâu thuẫn, từ mâu thuẫn ở phương diện nhận thức - không đối kháng, trở thành mâu thuẫn đối kháng.
Lý tưởng của những người cộng sản là xây dựng “Thiên đường” nơi trần thế bằng bàn tay và khối óc của chính con người. Tuy vậy, người cộng sản không hề có chủ trương phủ nhận tôn giáo mà thừa nhận nó như một nhu cầu tất yếu của một bộ phận nhân dân trong tiến trình phát triển của lịch sử. Hơn nữa, tôn giáo và chủ nghĩa xã hội có điểm tương đồng là đều mong muốn có một xã hội hạnh phúc, công bằng, bác ái, lấy điều thiện thắng điều ác.
“Đối với chúng ta, sự thống nhất của cuộc đấu tranh thật sự cách mạng đó của giai cấp bị áp bức để sáng tạo nên một cảnh cực lạc trên trái đất, là quan trọng hơn sự thống nhất ý kiến của những người vô sản về cảnh cực lạc trên thiên đường” [80, tr.174 ]. Rồi nữa, “Trong cương lĩnh của chúng ta, chúng ta không tuyên bố và chúng ta không nên tuyên bố chủ nghĩa vô thần của chúng ta...Khắp nơi bọn tư sản phản động đã chú trọng... khêu lên những sự thù hằn tôn giáo, để làm cho quần chúng chú ý về phía đó, khiến họ không để ý đến những vấn đề chính trị và kinh tế thật sự quan trọng và chủ yếu, những vấn đề mà giai cấp vô sản toàn nước Nga, thực tế đoàn kết lại với nhau trong cuộc đấu tranh cách mạng của mình, hiện đang giải quyết” [80, tr.174-175 ].
C.Mác và Ph.Ăng ghen từng căn dặn người cộng sản: “Không thể đả kích tôn giáo dưới hình thức thù địch cũng như dưới hình thức khinh bạc, chung cũng như riêng. Nghĩa là, nói chung không được đả kích vào nó”. [20, tr. 23]
Sau này, Lênin cũng viết: “Còn như tuyên chiến với tôn giáo, coi đó là nhiệm vụ chính trị của đảng công nhân, thì đó chỉ là một luận điệu vô chính phủ chủ nghĩa”. [81, tr.511.]
Vậy, theo chỉ dẫn của các nhà kinh điển mác - xít, Nhà nước của giai cấp vô sản nên xem tôn giáo là việc tư nhân, nghĩa là không nên phê phán những vấn đề thuộc thế giới bên kia. Chuyện có thiên đường địa ngục, thần này thánh khác là vấn đề của thần học, của tôn giáo. Nhưng với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, trong đó có tôn giáo, thì Nhà nước có trách nhiệm và quyền hạn trên 2 vấn đề liên quan đến tôn giáo, đó là Pháp luật và chính trị.
Theo chỉ dẫn đó, trong tiến trình cách mạng Việt Nam, nhà nước ta chưa bao giờ có chủ trương tiêu diệt tôn giáo, phủ nhận thượng đế của người có đạo, mà luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, nghiêm cấm phân biệt sự đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
Vậy khi giải quyết vấn đề tôn giáo, chúng ta cần phải đứng vững trên những nguyên tắc nào? Về điều này, theo quan điểm mác - xít, được khái quát trên 4 nguyên tắc sau:
Một: Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giá