Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế có vai trò hết sức quan
trọng trong hoạt động ngoại thương của các quốc gia, đặc biệt là những nước mà vận tải
biển là phương thức vận tải chủ yếu trong thương mại quốc tế như ở Việt Nam.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế chịu sự điều chỉnh của một
hệ thống quy phạm pháp luật hết sức phức tạp. Tính chất quốc tế của việc vận chuyển hàng
hóa bằng đường biển đòi hỏi một sự tương thích nhất định giữa luật bảo hiểm hàng hải của
mỗi quốc gia với các chuẩn mực tiên tiến về bảo hiểm hàng hải quốc tế.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
ở Việt Nam là một nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, do đó nó được điều chỉnh trước tiên bởi
Bộ luật hàng hải Việt Nam. Bộ luật hàng hải Việt Nam đầu tiên được ban hành từ năm
1990, sau hơn 10 năm áp dụng đã nhường chỗ cho Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005.
Việc ban hành Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 trong bối cảnh nước ta đang trong giai đoạn
chuẩn bị cho việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới có một ý nghĩa to lớn. So với Bộ
luật hàng hải năm 1990, Bộ luật hàng hải năm 2005 có nhiều điểm tiến bộ vượt trội. Tuy
nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ, bản thân Bộ luật này vẫn còn có những hạn chế, khiếm
khuyết. Bên cạnh đó, hiện trạng thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong
lĩnh vực hàng hải ở nước ta cũng đặt ra những vấn đề pháp lý cần phải giải quyết. Từ thực
tiễn trên cho thấy, việc nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề pháp lý về hợp đồng
bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế nhằm tìm ra những giải pháp và
kiến nghị hữu dụng cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này trở nên có ý
nghĩa quan trọng.
104 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6151 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển quốc tế
Mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế có vai trò hết sức quan
trọng trong hoạt động ngoại thương của các quốc gia, đặc biệt là những nước mà vận tải
biển là phương thức vận tải chủ yếu trong thương mại quốc tế như ở Việt Nam.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế chịu sự điều chỉnh của một
hệ thống quy phạm pháp luật hết sức phức tạp. Tính chất quốc tế của việc vận chuyển hàng
hóa bằng đường biển đòi hỏi một sự tương thích nhất định giữa luật bảo hiểm hàng hải của
mỗi quốc gia với các chuẩn mực tiên tiến về bảo hiểm hàng hải quốc tế.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
ở Việt Nam là một nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, do đó nó được điều chỉnh trước tiên bởi
Bộ luật hàng hải Việt Nam. Bộ luật hàng hải Việt Nam đầu tiên được ban hành từ năm
1990, sau hơn 10 năm áp dụng đã nhường chỗ cho Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005.
Việc ban hành Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 trong bối cảnh nước ta đang trong giai đoạn
chuẩn bị cho việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới có một ý nghĩa to lớn. So với Bộ
luật hàng hải năm 1990, Bộ luật hàng hải năm 2005 có nhiều điểm tiến bộ vượt trội. Tuy
nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ, bản thân Bộ luật này vẫn còn có những hạn chế, khiếm
khuyết. Bên cạnh đó, hiện trạng thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong
lĩnh vực hàng hải ở nước ta cũng đặt ra những vấn đề pháp lý cần phải giải quyết. Từ thực
tiễn trên cho thấy, việc nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề pháp lý về hợp đồng
bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế nhằm tìm ra những giải pháp và
kiến nghị hữu dụng cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này trở nên có ý
nghĩa quan trọng.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả luận văn đã lựa chọn nghiên cứu đề tài "Hợp
đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế".
2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Những nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về
bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế trong khía cạnh pháp lý. Trên cơ sở
chỉ ra những khiếm khuyết của pháp luật bảo hiểm Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm hàng
hóa vận chuyển bằng đường biển, những vấn đề pháp lý đặt ra qua hiện trạng thực thi pháp
luật về bảo hiểm hàng hóa, kết quả nghiên cứu của luận văn là căn cứ cho việc định hướng
hoàn thiện pháp luật bảo hiểm ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích:
Luận văn có mục đích làm rõ những vấn đề căn bản nhất về bảo hiểm và bảo hiểm
hàng hải; đồng thời nhấn mạnh những khía cạnh pháp lý đặc thù của hợp đồng bảo hiểm hàng
hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế.
Nhiệm vụ:
Đề đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thực
thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế tại Việt Nam và
các vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn.
- Xây dựng các giải pháp và kiến nghị nhằm hướng tới một sự hoàn thiện hơn trong
các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong các vấn đề pháp lý trong quá trình giao
kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế. Do đó,
đối tượng nghiên cứu của luận văn cũng được giới hạn ở các quy định của pháp luật Việt
Nam trong lĩnh vực này, bao gồm Bộ luật hàng hải Việt Nam, Luật kinh doanh bảo hiểm,
các quy tắc về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển hiện hành trong tương quan
so sánh với pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu của luận văn là:
- Phương pháp duy vật biện chứng, các vấn đề nghiên cứu được giải quyết từ lý
luận đến thực tiễn với việc kết hợp ba quan điểm: quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển
và quan điểm lịch sử cụ thể.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh trong các nghiên cứu từ
thực tiễn đến việc xây dựng giải pháp, kiến nghị.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về bảo hiểm và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển quốc tế.
Chương 2: Những điểm cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển quốc tế.
Chương 3: Hiện trạng thực thi và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế.
Chương 1
Những vấn đề chung về bảo hiểm và bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm
ý tưởng tìm cách chống đỡ thiên tai, tai họa đã xuất hiện ngay từ thời kỳ cổ xưa của
nền văn minh nhân loại. Việc dự trữ thức ăn có được từ săn bắn, hái lượm thời nguyên thủy
có thể coi là những hành động có ý thức đầu tiên của con người nhằm bảo vệ mình trước
những rủi ro, bất trắc. Hành động dự trữ thức ăn của từng cá nhân hoặc từng nhóm người
thời cổ xưa xuất phát từ nhu cầu sinh tồn trong những mùa khan hiếm hoặc những ngày
tháng mưa gió, rét mướt không đi kiếm ăn được. Tuy nhiên, thực tiễn cuốc sống đã dạy cho
con người ý thức được rằng nguy cơ đe dọa cuộc sống của họ không chỉ là thức ăn khan
hiếm hay thời tiết khắc nghiệt. Cùng với sự phát triển của xã hội, bên cạnh việc nảy sinh
nhiều loại rủi ro mới thì bản thân các rủi ro truyền thống cũng trở nên đa dạng hơn và có
nguy cơ vượt quá khả năng tự chống đỡ của từng cá nhân, từng gia đình, thậm chí từng tổ
chức kinh tế đơn lẻ. Bắt nguồn từ thực tế phải chống chọi với nhiều loại rủi ro trong cuộc
đấu tranh sinh tồn, ý tưởng bù đắp thiệt hại mà một số thành viên trong cộng đồng phải gánh
chịu nhờ vào sự đóng góp từ số đông của các thành viên trong cộng đồng đã gieo mầm cho
sự ra đời và phát triển của hoạt động bảo hiểm ngày nay.
ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ "bảo hiểm" được sử dụng chung cho cả hai loại
hình: bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Theo Điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm,
bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là một trong các nghiệp vụ thuộc
bảo hiểm phi nhân thọ, vì vậy mọi vấn đề lý luận và thực tiễn được đề cập trong đề tài chỉ
liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.
Nghiên cứu kho tàng lý luận về bảo hiểm có thể nhận thấy đã có nhiều tác giả đưa
ra những khái niệm khác nhau về bảo hiểm.
Theo Dr.David Bland:
Bảo hiểm là một hợp đồng theo đó một bên, (gọi là công ty bảo hiểm)
bằng việc thu một khoản tiền (gọi là phí bảo hiểm), cam kết thanh toán cho bên
kia (gọi là người được bảo hiểm), một khoản tiền hoặc hiện vật tương đương với
khoản tiền đó khi xảy ra một sự cố đi ngược lại quyền lợi của người được bảo
hiểm [6, tr. 11].
Theo Từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm do Bảo Việt phát hành năm 2002:
"Bảo hiểm (Insurance) là cơ chế chuyển giao theo hợp đồng gánh nặng hậu quả của một số
rủi ro thuần túy bằng cách chia sẻ rủi ro cho nhiều người cùng gánh chịu" [20].
Luật kinh doanh bảo hiểm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 3,
chương 1:
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm
mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người
được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm chấp nhận đóng phí bảo hiểm để
doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm [4].
Sự khác nhau trong các quan niệm về bảo hiểm xuất phát từ việc nhìn nhận bảo
hiểm ở các góc độ khác nhau và cách thức tiếp cận khác nhau. Bảo hiểm là một lĩnh vực
rộng lớn và phức tạp hàm chứa yếu tố kinh doanh, pháp lý, kỹ thuật nghiệp vụ đặc trưng nên
khó có thể tìm được một định nghĩa hoàn hảo thể hiện được tất cả các khía cạnh đó.
Từ những nhận định trên, có thể hiểu: Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người
bảo hiểm đối với người được bảo hiểm được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, theo đó
người mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và người bảo hiểm bồi thường hoặc trả
tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Khái niệm trên đã hàm chứa những điểm cốt lõi nhất về bảo hiểm kinh doanh, đó là:
- Đặc thù pháp lý của việc chuyển giao rủi ro bằng bảo hiểm là thực hiện qua hợp
đồng bảo hiểm.
- Hai chủ thể đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm là người mua bảo hiểm và người
bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm);
- Qua bảo hiểm, hậu quả của rủi ro có thể xảy ra được chuyển giao từ bên mua bảo
hiểm sang bên bảo hiểm theo một cơ chế đặc biệt, bên mua bảo hiểm trả phí bảo hiểm để
đổi lấy "lời hứa" (cam kết) bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Điều kiện để doanh nghiệp thực hiện cam kết của mình là xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật
quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm [4, tr. 10].
1.1.2. Phân loại bảo hiểm
Có thể phân loại hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Phạm vi phần này sẽ đề cập tới hai tiêu thức phân loại bảo hiểm căn bản, đó là: phân loại
bảo hiểm theo đối tượng bảo hiểm và phân loại bảo hiểm theo trình tự ưu tiên áp dụng luật
đối với hợp đồng bảo hiểm.
1.1.2.1. Phân loại bảo hiểm theo đối tượng bảo hiểm
Theo đối tượng bảo hiểm, toàn bộ hoạt động kinh doanh bảo hiểm được chia thành ba
loại: bảo hiểm tài sản; bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con người. Có thể thấy rõ
điều này qua việc phân loại tại khoản 2 Điều 12, Luật kinh doanh bảo hiểm của nước ta.
Bảo hiểm tài sản là thể loại bảo hiểm trong đó đối tượng bảo hiểm của hợp đồng
bảo hiểm là tài sản và các quyền tài sản. Tài sản được bảo hiểm bao gồm nhiều chủng loại
với những đặc tính riêng, do đó trong thực tế doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết kế nhiều sản
phẩm bảo hiểm tương thích với từng loại tài sản.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm trong đó người bảo hiểm nhận trách
nhiệm bồi thường phần trách nhiệm dân sự - trách nhiệm bồi thường của người được bảo
hiểm cho người thứ ba theo cách thức và mức độ đã thỏa thuận. Trách nhiệm bồi thường của
người được bảo hiểm cho người thứ ba là một dạng trách nhiệm pháp lý bao gồm trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp
đồng.
Bảo hiểm con người là loại bảo hiểm trong đó tính mạng, sức khỏe, khả năng lao
động và tuổi thọ của người được bảo hiểm là đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm.
Trong các hợp đồng bảo hiểm con người, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm trả một khoản tiền bảo hiểm hoặc trợ cấp định kỳ cho người thụ hưởng bảo hiểm.
Khác với bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, khoản tiền doanh nghiệp bảo
hiểm trả cho bên mua bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm con người thường không
mang tính chất bồi thường thiệt hại mà đơn thuần chỉ là việc thực hiện cam kết của doanh
nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
Theo cách phân loại trên, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
là một trong các loại hình bảo hiểm tài sản.
1.1.2.2. Phân loại bảo hiểm theo nghiệp vụ bảo hiểm
Theo nghiệp vụ bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam chia hoạt động kinh
doanh bảo hiểm thành hai loại bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Tại Điều 7 Luật
kinh doanh bảo hiểm quy định bảo hiểm nhân thọ bao gồm 6 nhóm nghiệp vụ và bảo hiểm
phi nhân thọ bao gồm 12 nhóm nghiệp vụ bảo hiểm sau:
1. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm trọn đời;
b) Bảo hiểm sinh kỳ;
c) Bảo hiểm tử kỳ;
d) Bảo hiểm hỗn hợp;
đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
e) Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định.
2. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người;
b) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
c) Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông,
đường sắt và đường không;
d) Bảo hiểm hàng không;
đ) Bảo hiểm xe cơ giới;
e) Bảo hiểm cháy, nổ;
g) Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
h) Bảo hiểm trách nhiệm chung;
i) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
k) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
l) Bảo hiểm nông nghiệp;
m) Các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy
định [4, tr. 13-14].
Theo cách phân loại trên, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nói
chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế nói riêng là một trong các
nghiệp vụ bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ.
Trong bảo hiểm phi nhân thọ, có những nghiệp vụ bảo hiểm thuộc lĩnh vực hàng hải
(bảo hiểm hàng hải) và có những nghiệp vụ bảo hiểm không thuộc lĩnh vực hàng hải (bảo
hiểm phi hàng hải). So với bảo hiểm phi hàng hải, bảo hiểm hàng hải có những nét đặc thù
về pháp lý riêng. Chính vì vậy, tại khoản 3 Điều 12, Luật kinh doanh bảo hiểm có quy định:
"3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Bộ luật hàng hải; đối với
những vấn đề mà Bộ luật hàng hải không quy định thì áp dụng theo quy định của Luật này"
[4, tr. 17].
Bảo hiểm hàng hải vận chuyển bằng đường biển quốc tế là một trong các nghiệp vụ
bảo hiểm hàng hải. Do đó, hợp đồng bảo hiểm này được điều chỉnh trước hết bởi Bộ luật
hàng hải.
1.1.3. Khái niệm, các loại bảo hiểm hàng hải
Ngành bảo hiểm thế giới đã có bề dày lịch sử phát triển hàng thế kỷ. Với hợp đồng
bảo hiểm cổ xưa nhất còn lưu giữ lại được cho đến ngày nay là hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
vận chuyển trên biển Địa Trung Hải phát hành tại hải cảng Gênes - Italia vào năm 1347, các
nhà nghiên cứu lịch sử đều nhận định rằng sự ra đời bảo hiểm hàng hải mở ra trang đầu tiên
cho lịch sử của ngành bảo hiểm thế giới.
Ban đầu, khái niệm bảo hiểm hàng hải chỉ bao gồm việc bảo hiểm cho đối tượng
bảo hiểm là thân tàu biển và hàng hóa vận chuyển trên tàu biển. Rủi ro được bảo hiểm trong
các hợp đồng bảo hiểm hàng hải đầu tiên cũng chỉ bao gồm các hiểm họa của biển (perils of
the sea). Tuy nhiên, sự phát triển của giao lưu thương mại quốc tế bằng đường biển đã kéo
theo nhiều nhu cầu của giới thương gia cần được nhà bảo hiểm đáp ứng trong hợp đồng bảo
hiểm hàng hải. Đòi hỏi thực tiễn này đã mở rộng đối tượng và phạm vi của bảo hiểm hàng
hải như ngày nay.
Trong bảo hiểm hàng hải, người bảo hiểm không chỉ nhận bảo hiểm cho tàu biển
mà còn bảo hiểm cho các hoạt động hàng hải. Hoạt động hàng hải là hoạt động có liên
quan đến việc sử dụng tàu biển vào các mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học - kỹ thuật,
và các mục đích khác. Bảo hiểm hàng hải ra đời trước tiên và chủ yếu là phục vụ cho đội
tàu buôn, đó là các tàu biển được sử dụng vào các mục đích kinh tế như vận chuyển hàng
hóa, hành khách, thăm dò, khai thác tài nguyên biển, trục vớt, cứu hộ và các mục đích
kinh tế khác.
Bảo hiểm hàng hải bao gồm ba loại bảo hiểm chủ yếu đó là: bảo hiểm thân tàu biển;
bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
tàu biển (bảo hiểm P and I).
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển bao gồm cả bảo hiểm hàng hóa
vận chuyển bằng đường biển quốc tế và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển giữa các cảng biển
Việt Nam (trong phạm vi nội thủy và lãnh hải Việt Nam). Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển quốc tế thực chất là bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biển.
1.1.4 Các bên liên quan trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển quốc tế
Như đã đề cập, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế thực chất là
bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Hợp đồng bảo hiểm hàng
hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển có mối quan hệ mật thiết với hợp đồng
mua bán ngoại thương và hợp đồng vận chuyển. Vì vậy, ngoài hai chủ thể chủ yếu là doanh
nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển còn liên quan đến nhiều bên khác như người vận chuyển, người
nhận ủy thác hàng hóa, người giao nhận kho vận, …, trong đó chủ yếu và quan trọng nhất là
người vận chuyển.
Để tạo cơ sở cho các nghiên cứu ở các chương sau, trong phần này, đề tài sẽ đề cập
đến khái niệm về các bên liên quan chủ yếu nhất trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển.
- Người bảo hiểm: Là thuật ngữ dùng để chỉ doanh nghiệp được thành lập tổ chức
và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định của pháp luật có
liên quan để kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm. Trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
biển, người bảo hiểm là người chấp nhận yêu cầu bảo hiểm bằng việc giao kết hợp đồng bảo
hiểm, cấp cho bên mua bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm hoặc bằng chứng về hợp đồng bảo
hiểm và chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất và chi phí phát sinh cho hàng hóa do
những rủi ro được bảo hiểm gây ra.
- Người tham gia bảo hiểm: Là tổ chức, cá nhân đứng ra giao kết hợp đồng bảo
hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Để có thể giao kết hợp đồng bảo
hiểm, người tham gia bảo hiểm không những phải đảm bảo quy định về năng lực giao kết và
thực hiện hợp đồng bảo hiểm mà còn phải đảm bảo quy định về quyền lợi có thể được bảo
hiểm.
Người tham gia bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có thể là người
xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tùy theo điều kiện thương mại áp dụng. Chẳng hạn, nếu
điều kiện thương mại áp dụng trong hợp đồng mua bán là điều kiện CIF (cost insurance and
freight) hoặc CIP (carriage and insurance paid to) thì người có trách nhiệm tham gia bảo
hiểm cho hàng hóa là người bán (người xuất khẩu), ngược lại nếu điều kiện thương mại áp
dụng là FOB (free on board); CRF (cost and freight) hoặc FAS (free alongside ship); … thì
hợp đồng bảo hiểm hàng hóa lại do người mua (người nhập khẩu) tham gia.
- Người được bảo hiểm: Theo khoản 7 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm: "Người
được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm
theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng" [4, tr.
10].
Trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, người được bảo hiểm là những
tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu lô hàng được bảo hiểm và là người được nhận tiền bồi
thường của người bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Người được bảo hiểm thường là
người nhập khẩu.
Khác với các nghiệp vụ bảo hiểm khác, người được bảo hiểm không nhất thiết phải
có quyền lợi bảo hiểm khi tiến hành bảo hiểm, tuy nhiên, họ phải có dự tính hợp lý về việc
tiếp nhận quyền lợi ấy.
Trường hợp người xuất khẩu là người tham gia bảo hiểm, cùng với việc gửi hàng,
họ phải chuyển nhượng quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm cho người nhập khẩu thông qua
việc ký hậu vào đơn bảo hiểm gửi cho người nhập khẩu.
Tại khoản 3 Điều 226 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 quy định:
3. Người được bảo hiểm phải có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm tại
thời điểm xảy ra tổn thất và có thể không có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm
tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Khi đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm theo
điều kiện có tổn thất hoặc không có tổn thất thì người được bảo hiểm vẫn có thể
được bồi thường mặc dù sau khi tổn thất xảy ra mới có quyền lợi bảo hiểm, trừ
trường hợp người được bảo hiểm biết tổn thất đã xảy ra, còn người bảo hiểm
không biết việc đó… [2, tr. 163].
- Người chuyên chở: Là những tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện vận tải là tàu
biển, đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển theo yêu cầu của chủ hàng hoặc
người được ủy thác.
Trong vận tải biển, người chuyên chở có thể là chủ tàu hoặc người thuê tàu.
1.1.5. Đối tượng bảo hiểm
Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản nói chung, bao giờ cũng có một tài sản hoặc một vật
thể dễ bị đe dọa bởi các rủi ro, tài sản hay vật thể