Trong điều kiện hiện nay ở nước ta nói chung, tỉnh Thanh Hoá nói riêng, khả năng
nguồn vốn còn hạn hẹp, nhu cầu công ăn việc làm là rất cấp bách. Nỗ lực đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng
về nông - lâm - ngư nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hình thành các vùng tập
trung chuyên canh, đưa công nghệ sinh học và các phương pháp tiên tiến vào nông
nghiệp, đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cả thành thị và nông
thôn, tạo nguồn nguyên liệu có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá thành hạ góp phần
tăng trưởng phát triển kinh tế nói chung và nông thôn nói riêng đang là vấn đề bức xúc.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thực hiện tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững cần
có vốn. ở nước ta theo các đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, vốn đóng góp khoảng
60-70% mức tăng trưởng, còn lại 30-40% là các yếu tố khác. Vì vậy vốn là yếu tố quan
trọng trong chiến lược phát triển, là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là khu
vực nông nghiệp, nông thôn.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm trên
75% dân số và hơn 70% lao động xã hội tập trung ở địa bàn nông thôn. Để phục vụ mục
tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính sách tín dụng Ngân hàng đã được đổi mới
đồng bộ và hữu hiệu. Một trong những chủ trương chính sách đổi mới quan trọng về tín
dụng ở khu vực nông thôn là: “Chủ trương thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân”.
Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân nói chung và quỹ tín dụng cơ sở nói riêng đã khai
thác nguồn vốn tại chỗ, đáp ứng trực tiếp, kịp thời cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời
sống nhân dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông
thôn.
105 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6201 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Huy động vốn và cho vay tín dụng tại
quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa
bàn tỉnh Thanh Hoá
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta nói chung, tỉnh Thanh Hoá nói riêng, khả năng
nguồn vốn còn hạn hẹp, nhu cầu công ăn việc làm là rất cấp bách. Nỗ lực đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng
về nông - lâm - ngư nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hình thành các vùng tập
trung chuyên canh, đưa công nghệ sinh học và các phương pháp tiên tiến vào nông
nghiệp, đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cả thành thị và nông
thôn, tạo nguồn nguyên liệu có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá thành hạ…góp phần
tăng trưởng phát triển kinh tế nói chung và nông thôn nói riêng đang là vấn đề bức xúc.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thực hiện tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững cần
có vốn. ở nước ta theo các đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, vốn đóng góp khoảng
60-70% mức tăng trưởng, còn lại 30-40% là các yếu tố khác. Vì vậy vốn là yếu tố quan
trọng trong chiến lược phát triển, là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là khu
vực nông nghiệp, nông thôn.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm trên
75% dân số và hơn 70% lao động xã hội tập trung ở địa bàn nông thôn. Để phục vụ mục
tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính sách tín dụng Ngân hàng đã được đổi mới
đồng bộ và hữu hiệu. Một trong những chủ trương chính sách đổi mới quan trọng về tín
dụng ở khu vực nông thôn là: “Chủ trương thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân”.
Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân nói chung và quỹ tín dụng cơ sở nói riêng đã khai
thác nguồn vốn tại chỗ, đáp ứng trực tiếp, kịp thời cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời
sống nhân dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông
thôn.
Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy tình trạng khu vực nông nghiệp, nông thôn vẫn
thiếu vốn sản xuất kinh doanh; nạn cho vay nặng lãi, đáp ứng nhu cầu vốn chưa kịp thời.
Việc huy động vốn và cho vay tín dụng tại các quỹ tín dụng nhân dân vừa trực tiếp góp
phần khắc phục tình hình thực tế trên, vừa góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên điạ bàn tỉnh Thanh Hoá càng trở nên quan trọng, bức
xúc.
Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: ”Huy động vốn và cho vay tín
dụng tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá” làm luận văn tốt
nghiệp cao học thực sự có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) với tư cách một loại hình tổ chức tín dụng hợp
tác xã kiểu mới, đến nay, xét về mặt pháp lý đã được hơn 10 năm. QTDND đã được cơ
quan hữu quan và nhiều người dân quan tâm dưới góc độ khác nhau.
* Về mặt cơ sở pháp lý ra đời, tổ chức và hoạt động của QTDND:
- Pháp lệnh số 38-HĐBT ngày 23/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ): Về tổ chức ngân hàng, HTX, công ty tài chính.
- Nghị định số 178 ngày 29/12/1999 của Chính phủ: Về đảm bảo tiền vay của tổ
chức tín dụng.
- Quyết định số 67-CP ngày 30/3/1999 của Chính phủ: về chính sách cho vay phục
vụ phát triển đất nông nghiệp, nông thôn.
- Chỉ thị 57-CT/TW ngày 10/10/2000 của Bộ chính trị: Về củng cố, hoàn thiện và
phát triển QTDND.
- Quyết định số 135/2000-QĐ/TTg ngày 21/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ:
Về phê duyệt đề án củng cố, hoàn thiện và phát triển QTDND.
* Một số nghiên cứu của các tác giả:
- Nguyễn Khải (2000), Một số đánh giá về hoạt động của QTDND cơ sở, Tạp chí
Thị trường tài chính - Tiền tệ, số 9.
- Nguyễn Nghĩa (1998), Lý thuyết và thực tiễn vận hành hệ thống QTDND Việt
Nam, Tạp chí Thị trường tài chính - Tiền tệ, số 8.
- Nguyễn Ngọc Oánh (1999), Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện mô hình QTDND
theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và luật Hợp tác xã, Tạp chí Ngân hàng, số
10.
- Lê Phi Phu (1998), Bàn về cấu trúc và chức năng, nhiệm vụ của liên minh
QTDND Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính - Tiền tệ, số 7.
- Phạm Quang Vinh (2002), Mô hình hợp tác xã tín dụng kiểu mới và tính liên kết
hệ thống, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 290.
- Lê Xuân Đào (2007), Hoàn thiện quản lý QTDND trên địa bàn tỉnh Kon Tum,
Luận văn Thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Những quy định pháp lý và nghiên cứu trên đây đề cập một số nội dung về mô
hình tổ chức và vận hành QTDND, chưa đề cập nhiều về huy động vốn và cho vay tín
dụng QTDND cơ sở. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chưa có công trình nghiên cứu nào về
đề tài được tác giả lựa chọn trên đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài làm rõ huy động vốn và cho vay tín dụng
tại các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
* Đề tài có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Làm rõ nội dung cơ bản về huy động vốn và cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở,
ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội, chủ yếu khu vực nông nghiệp, nông thôn.
- Phân tích thực trạng huy động vốn và cho vay tín dụng của QTDND cơ sở đối
với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường huy động vốn và cho vay tín dụng tại các
QTDND cơ sở một cách hiệu quả góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá.
4. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Huy động vốn và cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng và những giải pháp về huy
động vốn và cho vay tín dụng tại các QTDND cơ sở đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh, chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
+ Về không gian: Địa bàn tỉnh Thanh Hoá
+ Về thời gian: Khảo sát, đánh giá thực tế huy động vốn và cho vay tín dụng tại
QTDND cơ sở trên địa bàn từ năm 1995 trở lại đây.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tế, thu thập tài liệu về hoạt
động của 40 QTDND cơ sở trên địa bàn; sự chỉ đạo quản lý của Ngân hàng Nhà nước và
các cơ quan hữu quan.
- Thực hiện theo phương pháp thống kê, phương pháp dự báo, phương pháp so
sánh, phân tích và các phương pháp khác theo phép duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử.
6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
* Về lý luận: Đề tài khái quát, hệ thống hoá nhứng căn cứ lý luận, thực tiễn về huy
động vốn và cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
* Về Thực tiễn: Đề tài góp phần đưa ra các giải pháp tăng cường huy động vốn và
cho vay tín dụng tại QTDND cơ sở nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá.
* Là một tài liệu tham khảo bổ ích đối với cơ quan hữu quan và những người quan
tâm đối với hoạt động của QTDND cơ sở.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành
3 chương, 7 tiết.
Chương 1
Những nội dung chủ yếu về huy động vốn và cho vay tín dụng tại Quỹ tín dụng
nhân dân cơ sở
trên địa bàn tỉnh
1.1. Khái quát và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tỉnh
1.1.1. Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
* Khái niệm Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
QTDND cơ sở là tổ chức tín dụng hợp tác, do các thành viên trong địa bàn tình
nguyện thành lập và hoạt động.ở Việt Nam, theo quy định của nghị định 48/2001/NĐ -
CP ngày 13/08/2001 của Chính phủ, QTDND có mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các
thành viên.
Nội dung của nghị định 48/2001/NĐ-CP nêu rõ: “QTDND là loại hình tổ chức tín
dụng hợp tác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát
huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của QTDND cơ
sở là phải đảm bảo bủ đắp chi phí và có tích luỹ để phát triển” [9].
* Bản chất của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
QTDND cơ sở là một tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động trong lĩnh vực tín dụng
ngân hàng, với mục tiêu là tương trợ giữa các thành viên. QTDND cơ sở là một hình thức tổ
chức kinh tế, một bộ phận của thành phần kinh tế Tập thể trong nền kinh tế thị trường nhiều
thành phần kinh tế. Nó được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động. Nói cách khác, đó là một tổ chức kinh tế hợp tác trong lĩnh
vực tín dụng.
* Đặc điểm của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
- QTDND cơ sở được xây dựng tại địa bàn xã, phường, liên xã, liên phường, cụm
kinh tế có đủ điều kiện, là một tổ chức không chỉ về kinh tế mà còn là tổ chức xã hội gồm
những người trên cùng địa bàn, có cùng tập quán, quan hệ làng xóm gần gũi, huyết tộc,
dòng họ, tự trọng cao. Mỗi quỹ là một đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, là nơi trực tiếp giao dịch với khách hàng và thành viên.
- QTDND cơ sở là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động với mục tiêu hỗ
trợ thành viên về các dịch vụ tín dụng, ngân hàng. Điều đó được hiểu rằng, QTDND cơ
sở không phải là tổ chức hoạt động vì mục đích tương thân, tương ái mà chỉ là phương
tiện của các thành viên để hỗ trợ họ trong các lĩnh vực như huy động, cho vay và cung
ứng các dịch vụ ngân hàng khác. Đây là mục tiêu chủ yếu của QTDND cơ sở và là điểm
khác biệt nhất giữa QTDND cơ sở dưới tư cách pháp nhân hợp tác xã với các tổ chức tín
dụng khác. QTDND cơ sở không theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận như các tổ chức
tín dụng khác mà mục tiêu của họ là tối đa hoá lợi ích thành viên. Mặt khác chủ sở hữu, cổ
đông hay thành viên của các tổ chức tín dụng hoặc các ngân hàng khác thành lập doanh
nghiệp trước tiên là để tìm cách thu về lợi nhuận tối đa cho họ thì QTDND cơ sở được các
thành viên xây dựng để trước tiên cung cấp dịch vụ tín dụng, ngân hàng chứ không phải
trước tiên là tìm cách thu nhiều cổ tức, mặc dù họ cũng là chủ sở hữu. Điều này thể hiện ở
việc thoả mãn đồng thời nhưng trước hết là các nhu cầu của thành viên với tư cách là khách
hàng, người sử dụng các dịch vụ của QTDND cơ sở và sau đó mới đến nhu cầu của thành
viên với tư cách là chủ sở hữu, người góp vốn xây dựng QTDND cơ sở.
- QTDND cơ sở, để thực hiện được mục tiêu trên, phải tạo ra được các dịch vụ tín
dụng, ngân hàng, đáp ứng được các dịch vụ này cho các thành viên và đảm bảo được hoạt
động lâu dài. Muốn thực hiện được điều đó, QTDND cơ sở cần định hướng thực hiện
đồng thời ba mục tiêu: hoạt động phải luôn đảm bảo khả năng chi trả, an toàn và phải
sinh lời. Các mục tiêu này gắn kết chặt chẽ, có quan hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ, thúc
đẩy lẫn nhau.
Cho rằng QTDND cơ sở hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận là chưa thoả đáng
mà là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận tối đa. Lợi nhuận không phải là tất cả,
không phải là mục tiêu cuối cùng của QTDND cơ sở nhưng nó lại là phương tiện để
QTDND cơ sở đạt được mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ thành viên, vì thế QTDND cơ sở
phải kinh doanh, phải tự hạch toán để đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.
- Quản lý và điều hành hoạt động của QTDND cơ sở phải tuân theo nguyên tắc tự
nguyện, dân chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, các thành viên
được tham gia quản lý, dân chủ bàn bạc, đóng góp ý kiến để xác định mục tiêu, phương
hướng hoạt động, chiến lược phát triển và các quyết định cụ thể phù hợp với thực tế của
đơn vị mình.
Hơn nữa phần lớn thành viên của QTDND cơ sở vừa là người gửi tiền, lại vừa là
người đi vay tiền nên việc quyết định về chênh lệch lãi suất cũng phải rất hợp lý, đảm bảo
hài hoà lợi ích của thành viên, bù đắp được chi phí và có tích luỹ. Vì vậy các chi phí dịch vụ
của QTDND cơ sở tiết kiệm hơn, ít rủi ro hơn.
- Cán bộ của QTDND cơ sở là những người ở tại địa phương hoạt động tại chỗ, đã
quen với phong tục tập quán, hiểu rõ về khách hàng, thành viên nắm bắt nhanh được chủ
trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương đó nên thuận lợi hơn nhiều so với
các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn.
1.1.2. Mô hình tổ chức, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng
nhân dân cơ sở
1.1.2.1. Mô hình tổ chức quỹ tín dụng nhân dân, chức năng, nhiệm vụ của quỹ
tín dụng nhân dân cơ sở
Việc hình thành mô hình QTDND cơ sở phải được điều chỉnh theo pháp lệnh “ngân
hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính” đồng thời xây dựng mô hình này so với các
Hợp tác xã tín dụng trước đây có điểm khác biệt nổi trội là hoạt động kinh doanh của các
QTDND cơ sở được cấu thành một hệ thống liên kết chặt chẽ QTDND cơ sở qua cấp trung
gian là Quỹ tín dụng khu vực (trước đây) đến QTDND Trung ương. Những năm gần đây, ở
Việt Nam đưa ra ý tưởng đề án thí điểm đặt ra một tổ chức liên kết (Hiệp hội) giống như ở các
nước phát triển: Canada, Cộng hoà liên bang Đức, Pháp. Do vậy ban chỉ đạo thí điểm thành
lập QTDND đã trình chính phủ mô hình hệ thống QTDND theo hai phương án.
* Phương án 1: Hệ thống QTDND thành lập ba cấp, gồm QTDND cơ sở ở xã,
phường, QTDND khu vực ở các tỉnh, thành phố và QTDND Trung ương.
* Phương án 2: Hệ thống QTDND thành lập hai cấp, gồm QTDND cơ sở và
QTDND Trung ương. Thực hiện phương án này QTDND Trung ương có thể mở chi nhánh
tại một số khu vực để giao dịch với QTDND cơ sở [25, tr.15].
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai phương án một đề án thí
điểm thành lập QTDND, Thống đốc NHNN đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động
QTDND cơ sở, điều lệ mẫu QTDND cơ sở, quy chế hoạt động của hệ thống QTDND.
Mô hình tổ chức QTDND, chức năng, nhiệm vụ của QTDND cơ sở như sau:
- Thứ nhất: Mô hình tổ chức hệ thống QTDND.
Từ khi thí điểm thành lập QTDND đến tháng 06 năm 2001 mô hình hoạt động
QTDND gồm 03 cấp: Đó là QTDND Trung ương, QTDND khu vực và QTDND cơ sở:
Mô hình như sau:
Quỹ tín dụng nhân dân
Trung ương
Quỹ tín dụng nhân dân
Khu vực
Quỹ tín dụng nhân dân cơ
sở
Sơ đồ 1.1: Mô hình Tổ chức hệ thống QTDND
+ Một là, QTDND cơ sở
Là một pháp nhân, hạch toán độc lập, được xây dựng trên địa bàn xã, phường, thị
trấn, liên xã, liên phường, cụm kinh tế có đủ điều kiện, là nơi trực tiếp giao dịch với
thành viên và khách hàng. Thành viên tự nguyện góp vốn và gia nhập QTDND cơ sở.
Khi QTDND cơ sở góp đủ vốn cổ phần theo quy định được trở thành thành viên của
QTDND khu vực, được hưởng mọi quyền lợi và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ đối với QTDND khu vực.
+ Hai là, Quỹ tín dụng nhân dân khu vực:
Được hình thành theo địa bàn tỉnh, thành phố, hoặc theo vùng kinh tế, thành viên
của QTDND khu vực là các QTDND cơ sở trong địa bàn. QTDND khu vực cũng là một
đơn vị kinh tế, hạch toán độc lập, là nơi điều hoà nguồn vốn giữa QTDND Trung ương
và QTDND cơ sở. Từ tháng 06 năm 2001 QTDND khu vực được chuyển thành chi nhánh
QTDND trực thuộc QTDND Trung ương.
+ Ba là, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương:
Là một tổ chức tín dụng cổ phần hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín
dụng, vốn điều lệ của QTDND Trung ương do các thành viên là QTDND cơ sở góp
(trước đây là QTDND khu vực); các doanh nghiệp Nhà nước, các Ngân hàng thương mại
quốc doanh, và Nhà nước. QTDND Trung ương là tổ chức đầu mối, tương trợ và cung
ứng nguồn vốn cho các QTDND cơ sở hoạt động [12].
- Thứ hai, chức năng, nhiệm vụ của QTDND cơ sở.
QTDND cơ sở có hai chức năng cơ bản:
+ Một là, Thực hiện chức năng huy động vốn.
Điều 20 chương 1 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng hợp tác
là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân, hộ gia
đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo luật nhằm mục tiêu chủ yếu là
tương trợ nhau phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống, khai thác và sử dụng vốn đáp
ứng nhu cầu của mọi thành viên.
Huy động vốn của QTDND cơ sở bao gồm:
. Vốn góp của các thành viên
. Huy động vốn tiết kiệm, nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể.
. Vốn vay từ các dự án: thông qua QTDND Trung ương làm đầu mối để tham gia
các dự án đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Nhận vốn điều hoà từ QTDND Trung ương (trước năm 2001 là QTDND khu
vực).
Thông qua chức năng này QTDND cơ sở đã góp phần chuyển hoá sử dụng nguồn
vốn, đáp ứng sản xuất và lưu thông hàng hoá trong dân cư.
+ Hai là: Chức năng cho vay.
Sử dụng vốn ở QTDND cơ sở chủ yếu là cho vay thành viên, đây cũng là chức
năng cơ bản của QTDND cơ sở. Với vốn huy động được từ các nguồn, QTDND cơ sở
cho vay hỗ trợ các thành viên là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, trên địa bàn nhằm
góp phần thúc đẩy việc mở rộng, khôi phục ngành nghề, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ đời sống, hạn chế cho vay nặng lãi ở vùng nông nghiệp, nông thôn.
Ngoài hai chức năng, nhiệm vụ cơ bản trên, QTDND cơ sở còn thực hiện chức
năng tư vấn chăm sóc thành viên.
Phần lớn thành viên QTDND cơ sở là hộ sản xuất, kinh doanh mà chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp, ở khu vực nông thôn, có nhiều hạn chế nên ngoài nhiệm vụ huy động
vốn và cho vay, thì QTDND cơ sở còn thường xuyên tư vấn cho thành viên như: Phương án,
dự án sản xuất kinh doanh để có hiệu quả, số vốn cần đầu tư, thời gian sử dụng vốn … nhằm
giúp thành viên phát triển kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả, hạn chế tối đa nhất rủi ro
trong tín dụng.
Mặt khác QTDNDcơ sở quan tâm chăm sóc thành viên lúc khó khăn, hoạn nạn, chia
sẻ với thành viên lúc thiên tai, dịch bệnh… Vì vậy ngày càng tạo nên sự gắn kết thành viên
với QTDND cơ sở và giữa các thành viên với nhau.
1.1.2.2. Mục tiêu nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
Một là: Mục tiêu hoạt động của QTDND cơ sở
- Mục tiêu hoạt động của QTDND cơ sở chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên,
nhằm phát huy sức mạnh tập thể và của từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, có nghĩa là QTDND cơ
sở thực hiện huy động vốn nhàn dỗi trong dân cư, các nguồn vốn khác hoặc của những
thành viên có điều kiện kinh tế để hỗ trợ cho những thành viên nghèo, thiếu vốn sản xuất,
kinh doanh, rất kịp thời đáp ứng cho mùa vụ, hoặc là những điều kiện sinh hoạt khác
tránh được tình trạng phải đi vay nặng lãi. Hoạt động của QTDND cơ sở phải đảm bảo bù
đắp chi phí và có tích luỹ để phát triển [12].
Hai là: Nguyên tắc hoạt động của QTDND cơ sở
QTDND cơ sở muốn thực hiện được mục tiêu hỗ trợ thành viên thì phải đảm bảo
những nguyên tắc sau:
- Thứ nhất: Nguyên tắc tự nguyện gia nhập và rút khỏi QTDND: Đây là nguyên
tắc rất cơ bản của hoạt động QTDND cơ sở vì chỉ có những gì thành viên tự nguyện làm
mới có cơ sở phát triển và tồn tại lâu dài. Nguyên tắc tự nguyện nói lên thành viên hoàn
toàn tự nguyện khi họ thấy có lợi và nhu cầu của họ được thoả mãn mà không phải bị ép
buộc, cưỡng chế khi xin gia nhập hay rút khỏi thành viên QTDND cơ sở. Họ là người tự
quyết định về việc gia nhập hay rút khỏi QTDND cơ sở. vì chỉ khi tự nguyện hợp tác, tự
nguyện tham gia, các thành viên mới quan tâm, nhiệt tình và hết lòng tâm huyết với
QTDND cơ sở , và như vậy QTDND cơ sở mới có cơ sở vững chắc để tập hợp được sức
mạnh lâu dài về vật chất và tinh thần từ các thành viên cho sự phát triển. Tuy nhiên muốn
họ trở thành thành viên của QTDND cơ sở thì nhiệm vụ của các cơ quan chức năng cấp
uỷ, chính quyền địa phương, các đoàn thể phải tuyên truyền làm rõ lợi ích thiết thực về
mô hình hoạt động của QTDND. Phải tích cực tuyên truyền, thuyết phục để họ hiểu được
quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích của họ khi tham gia QTDND cơ sở. Đây cũng chính là thực
hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.
- Thứ hai: Nguyên tắc quản lý dân chủ và bình đẳng; điều này có nghĩa là các
thành viên được tự mình toàn quyền quản lý, quyế