Luận văn Kế toán Doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xây lắp điện Cà Mau

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đã mang đến cho các quốc gia có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng bên cạnh đó cũng mang lại nhiều thách thức và sự cạnh tranh, vì vậy các DN gặp phải những bài toán khó về hiệu quả kinh doanh, đó là yếu tố quyết định mang ý nghĩa sống còn của một đơn vị kinh doanh. Không ít DN đã đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để đạt được lợi nhuận tối ưu?” vấn đề thật không đơn giản vì để có được lợi nhuận thì trước tiên cần phải có doanh thu, đồng thời DN cũng phải chi ra một khoản chi phí hợp lý để tổ chức,vận hành bộ máy nhân sự nhằm hoạt động điều hành DN, trong đó phận kế toán làm công tác ghi nhận, sử dụng các phương pháp kế toán một cách chính xác và đầy đủ, nghiên cứu và dùng các phương pháp về quản trị giúp Ban lãnh đạo Công ty làm tăng doanh thu, giảm chi phí một cách có khoa học, phản ánh hiệu quả kinh doanh đúng với thực trạng của DN. Việc xác định kết quả kinh doanh đúng, đầy đủ và trung thực sẽ giúp cho DN xác định một cách chính xác về những mặt mạnh, mặt yếu, rủi ro tiềm ẩn và các cơ hội phát triển, từ đó DN sẽ có những biện pháp tối ưu hơn trong điều hành SXKD của mình. Không chỉ vậy, Việc xác định kết quả kinh doanh đúng, đầy đủ và trung thực còn là động lực để DN khai thác tối đa các nguồn lực bên trong và bên ngoài nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, nâng cao giá trị của DN trên thương trường. Xác định kết quả kinh doanh còn là cơ sở để DN có những quyết định đúng đắn trong các chiến lược ngắn, trung và dài hạn của DN trong quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó, nó còn là cơ sở để các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng có những quyết định đầu tư, tài trợ đúng đắn, điều này rất có ý nghĩa khi mà hiện nay thị trường chứng khoán của nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển là nguồn tài trợ vốn hết sức cần thiết cho DN. Việc xác định kết quả kinh doanh đúng, đầy đủ và trung thực còn cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có sự quan tâm đến sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của DN. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, cùng với mong muốn hiểu biết và sự vận dụng từ lý thuyết về các phương pháp ghi nhận, tổ chức công tác kế toán xác định lợi nhuận của một DN, trong quá trình thực tập em đã chọn chuyên đề: “Kế toán Doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh” tại Công ty cổ phần xây lắp điện Cà Mau để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp

doc45 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2753 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán Doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xây lắp điện Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Kế toán Doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xây lắp điện Cà Mau Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Đặt vấn đề Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đã mang đến cho các quốc gia có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng bên cạnh đó cũng mang lại nhiều thách thức và sự cạnh tranh, vì vậy các DN gặp phải những bài toán khó về hiệu quả kinh doanh, đó là yếu tố quyết định mang ý nghĩa sống còn của một đơn vị kinh doanh. Không ít DN đã đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để đạt được lợi nhuận tối ưu?” vấn đề thật không đơn giản vì để có được lợi nhuận thì trước tiên cần phải có doanh thu, đồng thời DN cũng phải chi ra một khoản chi phí hợp lý để tổ chức,vận hành bộ máy nhân sự nhằm hoạt động điều hành DN, trong đó phận kế toán làm công tác ghi nhận, sử dụng các phương pháp kế toán một cách chính xác và đầy đủ, nghiên cứu và dùng các phương pháp về quản trị giúp Ban lãnh đạo Công ty làm tăng doanh thu, giảm chi phí một cách có khoa học, phản ánh hiệu quả kinh doanh đúng với thực trạng của DN. Việc xác định kết quả kinh doanh đúng, đầy đủ và trung thực sẽ giúp cho DN xác định một cách chính xác về những mặt mạnh, mặt yếu, rủi ro tiềm ẩn và các cơ hội phát triển, từ đó DN sẽ có những biện pháp tối ưu hơn trong điều hành SXKD của mình. Không chỉ vậy, Việc xác định kết quả kinh doanh đúng, đầy đủ và trung thực còn là động lực để DN khai thác tối đa các nguồn lực bên trong và bên ngoài nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, nâng cao giá trị của DN trên thương trường. Xác định kết quả kinh doanh còn là cơ sở để DN có những quyết định đúng đắn trong các chiến lược ngắn, trung và dài hạn của DN trong quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó, nó còn là cơ sở để các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng có những quyết định đầu tư, tài trợ đúng đắn, điều này rất có ý nghĩa khi mà hiện nay thị trường chứng khoán của nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển là nguồn tài trợ vốn hết sức cần thiết cho DN. Việc xác định kết quả kinh doanh đúng, đầy đủ và trung thực còn cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có sự quan tâm đến sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của DN. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, cùng với mong muốn hiểu biết và sự vận dụng từ lý thuyết về các phương pháp ghi nhận, tổ chức công tác kế toán xác định lợi nhuận của một DN, trong quá trình thực tập em đã chọn chuyên đề: “Kế toán Doanh thu,chi phí và xác định kết quả kinh doanh” tại Công ty cổ phần xây lắp điện Cà Mau để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 1. Mục tiêu chuyên đề 2.1. Mục tiêu chung Kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp điện Cà Mau. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu chuyên đề là phân tích cơ sở lý luận về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh từ đó làm cơ sở để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế của doanh nghiệp. - Hướng đến tình hình kinh doanh thực tế của công ty cụ thể hơn là cách tổ chức kế toán xác định kết quả kinh doanh, các phương pháp kế toán được sử dụng để ghi chép, phản ánh doanh thu và chi phí; các chính sách tài chính, các quy định về tài chính đã và đang được áp dụng tại công ty. Từ đó cho thấy giữa lý thuyết và thực tế về nghiệp vụ kế toán có gì khác biệt, rút ra những bài học kinh nghiệm của công tác kế toán đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh, góp phần làm cho hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp điện Cà Mau. 4. Phương pháp nghiên cứu - Đối với cơ sở lý luận về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu, nghiên cứu sổ sách, giáo trình kế toán tài chính có liên quan đến đề tài để làm cơ sở nghiên cứu. - Đối với thực tế tình hình kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp sử dụng phương pháp thống kê kinh tế thu thập và trình bày dữ liệu;các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Phản ánh các đối tượng kế toán ở trạng thái tăng hoặc giảm; nhằm ghi nhận và phản ánh các dữ liệu,số liệu qua các thời kỳ phát sinh thực tế tại công ty. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Công ty cổ phần xây lắp điện Cà Mau - Về thời gian: Sử dụng số liệu kế toán niên độ 2011 (từ 01/01/2011 đến 31/12/2011). - Về thời gian : Khoảng thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây lắp điện Cà Mau (từ 19/03/2012 đến 28/4/2012). - Về qui mô : Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh ở bộ phận kế toán tổng hợp của công ty cổ phần xây lắp điện Cà Mau. Ngoài ra, em tham khảo Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, các sách về Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. 6. Giới hạn đề tài - Do đề tài qá rộng nên đề tài không nghiên cứu đi sâu vào phân tích doanh thu, chi phí mà chỉ tập trung vào phân tích xác định kết quả kinh doanh. - Mặt khác, do tính chất hoạt động của công ty và thời gian nghiên cứu cũng như hiểu biết thực tế về công tác kế toán còn hạn chế nên đề tài chỉ tập trung các vấn đề phát sinh, các bút toán cuối kỳ tổng hợp, kết chuyển các khoản doanh thu và chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong công ty. - Về phương pháp tính thuế GTGT: Tập trung nghiên cứu tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, không nghiên cứu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. - Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Tập trung nghiên cứu phương pháp kê khai thường xuyên, không nghiên cứu phương pháp kiểm kê định kỳ. 7. Bố cục đề tài - Phần 1: Đặt vấn đề - Phần 2: Cơ sở lý luận về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. - Phần 3: Giới thiệu về Công ty cổ phần xây lắp điện Cà Mau. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp điện Cà Mau năm 2011. - Phần 4: Nhận xét - kiến nghị Phần 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU, CHI PHÍ, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 2.1. Kế toán doanh thu 2.1.1Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.1.1.1.Khái niệm - Điều kiện ghi nhận doanh thu -Khái niệm: Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Nó được thể hiện từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau: + Bán hàng: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá mua vào và bán bất động sản đầu tư; + Cung cấp dịch vụ: thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động … - Điều kiện ghi nhận doanh thu: Chỉ ghi nhận doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: + Doanh nghiệp đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; + Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; + DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng; + Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; + Xác định phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán; + Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. 2.1.1.2. Tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạch toán - Tài khoản sử dụng: TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. Tài khoản 511 có 05 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa. + Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm. + Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ. + Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ giá trợ cấp. + Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư. + Tài khoản 5118 - Doanh thu khác. - Kết cấu tài khoản: TK 511 (333) Thuế TTĐB, Thuế XK Doanh thu bán SP, HHDV (531) Hàng bán bị trả lại trong kỳ (131) (532) Giảm giá hàng bán (521) Chiết khấu thương mại (911) Kết chuyển doanh thu thuần (Không có số dư) -Nguyên tắc hạch toán: + Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp. + Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán sản phẩm, hàng hóa, giá cung cấp dịch vụ (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu). +Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng. 2.1.1.3. Nội dung và phương pháp hạch toán -Bán hàng thu tiền ngay,hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền thu về bằng TM, CK Nợ TK 131: Tổng số tiền phải thu của khách hàng Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp -Bán hàng theo phương thức trả chậm,hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền thu về bằng TM, CK Nợ TK 131: Tổng số tiền phải thu của khách hàng Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp - Bán hàng qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng,căn cứ vào bảng kê hóa đơn bán ra của hàng hóa đã tiêu thụ do các đại lý hưởng hoa hồng gửi về, kế toán phản ánh doanh thu: Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền thu về bằng TM, CK Nợ TK 131: Tổng số tiền phải thu của khách hàng Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (nếu có) - Thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất khẩu,thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.Khi xác định số thuế phải nộp, kế toán ghi: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331: Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp (nếu có) Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp Có TK 3333: Thuế xuất khẩu phải nộp 2.1.2. Kế toán các khoản điều chỉnh giảm doanh thu 2.1.2.1. Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản - Tài khoản sử dụng : + TK 532: Giảm giá hàng bán + TK 521: Chiết khấu thương mại + TK 531: Hàng bán bị trả lại - Kết cấu tài khoản: TK 532/521/531 Các khoản giảm giá đã chấp nhận Kết chuyển giảm giá làm giảm giảm giá cho khách hàng (131). doanh thu (511). Số chiết khấu thương mại đã chấp Kết chuyển chiết khấu làm giảm nhận thanh toán cho khách hàng. doanh thu (511). Giá trị hàng bán bị trả lại (131). Kết chuyển hàng bán bị trả lại làm giảm doanh thu (511). (Không có số dư) - Nguyên tắc hạch toán: +Chỉ hạch toán vào tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại” khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định. + Chỉ hạch toán vào tài khoản 531 trị giá của số hàng bán bị trả lại tính theo đúng đơn giá bán ghi trên hóa đơn và số lượng hàng trả lại. + Chỉ hạch toán vào tài khoản 532 các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hóa đơn, tức là sau khi đã phát hành hóa đơn. Không hạch toán vào tài khoản này số giảm giá cho phép đã được ghi trên hóa đơn và đã được trừ vào tổng trị giá hàng bán ghi trên hóa đơn. 2.1.2.2. Nội dung và phương pháp hạch toán Phản ánh số chiết khấu thương mại,hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán (có chứng từ xác nhận) phát sinh thực tế trong kỳ kế toán: Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế) Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán (Giá bán chưa có thuế) Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (Nếu có) Có TK 111, 112: Tổng số tiền thanh toán bằng TM, CK Có TK 131: Tổng số tiền thanh toán trừ vào nợ phải thu của khách hàng 2.1.3. Doanh thu thuần Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi trừ đi các khoản giảm doanh thu như: Thuế XK, Thuế TTĐB, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại (tổng bên có trừ cho tổng bên nợ của tài khoản 511). - Kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại vào TK 511 để xác định doanh thu thuần,kế toán ghi: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521: Chiết khấu thương mại Có TK 531: Hàng bán bị trả lại Có TK 532: Giảm giá hàng bán Sau khi xác định doanh thu thuần, kết chuyển về TK 911 Nợ TK 511: Kết chuyển doanh thu thuần Có TK 911: để xác định kết quả kinh doanh 2.2. Kế toán chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh 2.2.1. Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản - Chi phí hoạt động sản xuất bao gồm: + Giá vốn hàng bán: là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán được, hoặc giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành, đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh. + Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm như: lương, các khoảng trích theo lương, chi phí CCDC, chi phí bảo hành sp.......ở bộ phận bán hàng. + Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ CP có liên quan đến hoạt động QLDN, QL hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp như: cp nhân viên QLDN, cp vật liệu phục vụ QLDN, chi phí bằng tiền chi ra để phục vụ QLDN ... - Tài khoản sử dụng: + TK 632: Giá vốn hàng bán + TK 641: Chi phí bán hàng + TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp - Kết cấu tài khoản: TK 632/641/642 TK 632: - Trị giá vốn thành phẩm TKĐK - Trị giá vốn hàng gửi đi bán chưa nhập - Tổng Z thực tế hoàn thành trong kỳ kho - Các khoản được tính vào giá vốn - Kết chuyển giá vốn để xác định KQKD - Kết chuyển về TKCK TK 641: - Tập hợp chi phí bán hàng - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng (nếu có), thực tế phát sinh trong kỳ. - Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 TK 642: - Tập hợp chi phí QLDN - Các khoản được phép ghi giảm thực tế phát sinh trong kỳ. giảm chi phí quản lý (nếu có), - Kết chuyển chi phí QLDN vào TK 911. (Không có số dư) 2.2.2. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 2.2.2.1. Khái niệm: Chi phí thuế TNDN là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ. 2.2.2.2. Tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạch toán - Tài khoản sử dụng: TK 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” - Kết cấu tài khoản: TK 8211 + Thuế TNDN phải nộp tính vào chi + Thuế TNDN thực tế phải nộp trong Phí thuế TNDN hiện hành phát sinh. năm nhỏ hơn số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm. được ghi nhận giảm chi phí thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm. + Thuế TNDN của các năm trước phải + Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm nộp bổ sung do phát hiện có sai sót do phát hiện sai sót không trọng yếu của không trọng yếu của các năm trước được các năm trước, được ghi giảm chi phí được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện thuế TNDN trong năm hiện tại. hành của năm hiện tại. + Kết chuyển chênh lệch bên có> bên + Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện nợ vào TK 911 để xác định KQKD. hành để xác định KQKD. (không có số dư) - Tài khoản 821 có hai TK cấp 2: + TK 8211 “Chi phí thuế TNDN hiện hành” + TK 8212 “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” -Nguyên tắc hạch toán: + Chi phí thuế TNDN được ghi nhận vào TK này là chi phí thuế TNDN hiện hành, chi phí thuế TNDN hoãn lại khi xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) của một năm tài chính. + Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành. + Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm và hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước. + Thu nhập thuế TNDN hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm và hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước. 2.2.2.3. Nội dung và phương pháp hạch toán: - Hàng quý, xác định thuế TNDN tạm nộp theo Luật thuế TNDN: Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 3334: Thuế TNDN phải nộp -Cuối năm tài chính, nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN tạm nộp, ghi: Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 3334: Thuế TNDN - Thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp, thì số chênh lệch kế toán ghi giảm chi phí số thuế TNDN hiện hành: Nợ TK 3334: Thuế TNDN Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành - Trường hợp thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại: Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 3334: Thuế TNDN - Trường hợp số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại: Nợ TK 3334: Thuế TNDN Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành - Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành,nếu TK 8211 có số dư bên Nợ lớn hơn số dư bên Có, thì số chênh lệch ghi: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành - Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch kế toán ghi: Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh - Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm: Nợ TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại Có TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại Nợ TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại Có TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại -Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, ghi nhận số chênh lệch tăng: Nợ TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại Có TK 347: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, ghi nhận số chênh lệch giảm: Nợ TK 347: Thuế thu nhập hoãn lại phải trả Có TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại 2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.3.1 Khái niệm và nhiệm vụ kế toán - Khái niệm: Sau một kỳ kế toán, cần xác định kết quả của hoạt động kinh doanh trong kỳ với yêu cầu chính xác và kịp thời. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. + Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán ( gồm giá cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sàn đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. + Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. + Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác, các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. -Nhiệm vụ kế toán: Cuối kỳ, kế toán xác định: +Doanh thu thuần và kết chuyển vào bên Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, +Doanh thu hoạt động tài chính và kết chuyển vào bên Có TK 911, +Thu nhập khác và kết chuyển vào bên Có TK 911, +Giá vốn hàng bán và kết chuyển vào bên Nợ TK 911, +Chi phí bán hàng, chi phí QLDN,chi phí tài chính, chi phí khác và kết chuyển vào bên Nợ TK 911, 2.3.2. Tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạc
Luận văn liên quan