Tất cả các nền kinh tế đều dựa trên cơ sở nguồn lực khan hiếm, vì vậy, trong
quá trình hoạt động, mọi chủ thể kinh tế đều phải có một hệ thống quản lý, giám sát
và đánh giá hiệu quả quá trình sử dụng nguồn lực của mình. Với chức năng là phản
ánh và kiểm tra tất cả những nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Kế toán là một trong
những công cụ chủ yếu để các nhà quản lý điều hành, giám sát, đánh giá mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình.
Không chỉ có vậy, thông tin do kế toán cung cấp còn có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc ra quyết định, đề ra chiến lược hoạt động, hoạch định chính sách tài
chính của mỗi công ty. Tổ chức một hệ thống kế toán hợp lý, hiệu quả góp phần
không nhỏ vào việc phát triển một công ty nói riêng, cả một nền kinh tế nói chung.
Xây dựng cơ bản là một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Nó không những đáp
ứng những nhu cầu thiết yếu nhất của con người cũng như xã hội; ví dụ như nơi ở,
đi lại và đặc biệt là cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, tạo cơ sở cho tất cả các loại
hình sản xuất kinh doanh khác. Thực tế đã chứng minh, chỉ khi có một hệ thống cơ
sở hạ tầng phát triển thì những nguồn lực trong nền kinh tế mới dễ dàng di chuyển,
góp phần thúc đẩy việc phân công lao động trong toàn bộ nền kinh tế.
Những công trình xây dựng cơ bản thường có giá trị lớn, thời gian thi công dài,
lại chịu nhiều ảnh hưởng của những yếu tố ngoại cảnh như giá vật tư, thời tiết, địa
hình nên công tác khảo sát, tư vấn thiết kế trong xây dựng cơ bản đặc biệt quan
trọng. Trước hết, công tác khảo sát giúp cho nhà đầu tư xác định được đặc điểm địa
hình, từ đó xác định được những yếu tố kỹ thuật, khối lượng công việc cần thực
hiện cho công trình. Công tác tư vấn thiết kế giúp cho nhà đầu tư xây dựng được kế
hoạch chi tiết, khả thi và hiệu quả cho mỗi công trình. Nó góp phần giảm thiểu rủi
ro của nhà đầu tư khi đầu tư vào những công trình lớn, nâng cao tính hiệu quả của
công trình và đặc biệt, tư vấn thiết kế có khả năng làm giảm lãng phí, thất thoát
trong xây dựng cơ bản nhờ xây dựng được dự toán chi phí và dựa vào kế hoạch chi
tiết đã xây dựng, nhà quản lý có thể dễ dàng kiểm soát tiến độ thi công, mức độ hao
phí nguyên vật liệu và đánh giá chất lượng công việc
77 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2996 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán Tài sản cố định tại Công ty Tư vấn thiết kế Đường bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
Luận văn:
“Kế toán Tài sản cố định tại Công ty
Tư vấn thiết kế Đường bộ”
- 2 -
Lời mở đầu
Tất cả các nền kinh tế đều dựa trên cơ sở nguồn lực khan hiếm, vì vậy, trong
quá trình hoạt động, mọi chủ thể kinh tế đều phải có một hệ thống quản lý, giám sát
và đánh giá hiệu quả quá trình sử dụng nguồn lực của mình. Với chức năng là phản
ánh và kiểm tra tất cả những nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Kế toán là một trong
những công cụ chủ yếu để các nhà quản lý điều hành, giám sát, đánh giá mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình.
Không chỉ có vậy, thông tin do kế toán cung cấp còn có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc ra quyết định, đề ra chiến lược hoạt động, hoạch định chính sách tài
chính của mỗi công ty. Tổ chức một hệ thống kế toán hợp lý, hiệu quả góp phần
không nhỏ vào việc phát triển một công ty nói riêng, cả một nền kinh tế nói chung.
Xây dựng cơ bản là một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Nó không những đáp
ứng những nhu cầu thiết yếu nhất của con người cũng như xã hội; ví dụ như nơi ở,
đi lại… và đặc biệt là cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, tạo cơ sở cho tất cả các loại
hình sản xuất kinh doanh khác. Thực tế đã chứng minh, chỉ khi có một hệ thống cơ
sở hạ tầng phát triển thì những nguồn lực trong nền kinh tế mới dễ dàng di chuyển,
góp phần thúc đẩy việc phân công lao động trong toàn bộ nền kinh tế.
Những công trình xây dựng cơ bản thường có giá trị lớn, thời gian thi công dài,
lại chịu nhiều ảnh hưởng của những yếu tố ngoại cảnh như giá vật tư, thời tiết, địa
hình… nên công tác khảo sát, tư vấn thiết kế trong xây dựng cơ bản đặc biệt quan
trọng. Trước hết, công tác khảo sát giúp cho nhà đầu tư xác định được đặc điểm địa
hình, từ đó xác định được những yếu tố kỹ thuật, khối lượng công việc cần thực
hiện cho công trình. Công tác tư vấn thiết kế giúp cho nhà đầu tư xây dựng được kế
hoạch chi tiết, khả thi và hiệu quả cho mỗi công trình. Nó góp phần giảm thiểu rủi
ro của nhà đầu tư khi đầu tư vào những công trình lớn, nâng cao tính hiệu quả của
công trình và đặc biệt, tư vấn thiết kế có khả năng làm giảm lãng phí, thất thoát
trong xây dựng cơ bản nhờ xây dựng được dự toán chi phí và dựa vào kế hoạch chi
tiết đã xây dựng, nhà quản lý có thể dễ dàng kiểm soát tiến độ thi công, mức độ hao
phí nguyên vật liệu và đánh giá chất lượng công việc…
Nhận thức được mức độ quan trọng của loại hình cung cấp dịch vụ này, trong
đợt thực tập Kế toán, em đã quyết định chọn Công ty Tư vấn thiết kế Đường bộ làm
- 3 -
nơi thực tập. Trong quá trình thực tập, em đã tìm hiểu một cách có hệ thống bộ máy
quản lý kinh doanh, đặc điểm tổ chức sản xuất cung cấp dịch vụ của công ty. Cuối
cùng, dựa vào đặc điểm đó, em đã hình thành được một cái nhìn vừa tổng quát, vừa
sâu sắc về tổ chức bộ máy và hoạt động kế toán của công ty.
Nhận thấy, quá trình khảo sát, tư vấn thiết kế có vai trò đặc biệt quan trọng của
những trang thiết bị chuyên ngành, em quyết định chọn phần hành kế toán Tài sản
cố định làm đối tượng tìm hiểu cụ thể trong báo cáo này.
Bản báo cáo thực tập của em bao gồm bốn phần:
Phần một: Tổng quan về công ty
Phần hai: Tổ chức kế toán
Phần ba: Kế toán Tài sản cố định
Phần bốn: Một số ý kiến đóng góp
Mục lục
Lời mở đầu ................................................................................................................... 1
Mục lục ......................................................................................................................... 3
Chương I: Tổng quan về Công ty ............................................................................... 6
1. HECO – Quá trình hình thành và phát triển ....................................................... 6
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ........................................................................... 9
2.1. Hình thức kinh doanh ................................................................................. 9
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ....................................................... 9
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ................................................................... 16
3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý .................................................................. 16
- 4 -
3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban cụ thể ...................................... 17
3.2.1.Ban giám đốc ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.2.Khối quản lý .......................................................................................... 17
3.2.3.Khối sản xuất trực tiếp .......................................................................... 18
Chương II: Tổ chức kế toán ...................................................................................... 19
1. Đặc điểm tổ chức kế toán ................................................................................ 19
1.1. Đặc điểm bộ máy kế toán ......................................................................... 19
1.2. Đặc điểm vận dụng chế độ ....................................................................... 21
1.2.1.Hệ thống tài khoản sử dụng ................................................................... 21
1.2.2.Hệ thống chứng từ sử dụng .................................................................... 22
1.2.3.Hệ thống sổ kế toán ............................................................................... 22
1.2.4.Hệ thống báo cáo tài chính .................................................................... 24
2. Các phần hành kế toán chủ yếu ....................................................................... 25
2.1. Kế toán tiền lương ................................................................................... 25
2.2. Kế toán thanh toán ................................................................................... 31
2.3. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành ............................. 37
2.3.1.Các loại chứng từ .................................................................................. 37
2.3.2.Phần hành kế toán ................................................................................. 37
2.3.3.Hạch toán chi tiết .................................................................................. 38
2.3.4.Hạch toán tổng hợp ............................................................................... 38
2.3.5Trình tự ghi sổ ........................................................................................ 41
2.4. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm ................................................ 42
Chương III: Kế toán Tài sản cố định ........................................................................ 46
1. Yêu cầu quản lý .............................................................................................. 46
2. Hạch toán ban đầu ........................................................................................... 47
2.1. Phân loại và đánh giá .............................................................................. 47
2.2. Tổ chức hạch toán ban đầu ...................................................................... 48
2.2.1.Quy trình tăng giảm tài sản cố định....................................................... 48
2.2.2Chứng từ sử dụng ................................................................................... 48
3. Hạch toán chi tiết ............................................................................................ 49
3.1. Sổ sách sử dụng ....................................................................................... 49
3.2. Nghiệp vụ tăng TSCĐ .............................................................................. 49
3.3. Nghiệp vụ giảm TSCĐ ............................................................................. 51
3.4. Nghiệp vụ khấu hao TSCĐ ............................................................................. 57
4. Hạch toán tổng hợp ......................................................................................... 58
4.1.Hạch toán tổng hợp ...................................................................................... 58
4.2.Trình tự khái quát ......................................................................................... 61
Chương III: Một số ý kiến đóng góp ......................................................................... 64
1. Nhận xét, đánh giá về tổ chức hạch toán của công ty ....................................... 64
1.1. Hệ thống tài khoản sử dụng ..................................................................... 65
1.2. Xác định chi phí và giá thành ................................................................... 66
1.3. Xác định doanh thu .................................................................................. 67
1.4. Tổ chức hạch toán tài sản cố định ............................................................ 68
1.5. Tổ chức luân chuyển chứng từ ................................................................. 69
1.6. Đối chiếu công nợ .................................................................................... 69
- 5 -
2. Giải pháp khắc phục ........................................................................................ 69
2.1. Nguyên nhân bên ngoài............................................................................ 69
2.2. Nguyên nhân bên trong ............................................................................ 71
2.2.1.Xác định chi phí và giá thành ................................................................ 71
2.2.2.Xác định doanh thu ............................................................................... 71
2.2.3.Hạch toán tài sản cố định ...................................................................... 72
2.2.4.Luân chuyển chứng từ ........................................................................... 72
2.2.5.Tổ chức bộ máy kế toán ......................................................................... 73
Kết luận ...................................................................................................................... 75
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 76
- 6 -
Chương I: Tổng quan về Công ty
1. HECO – Quá trình hình thành và phát triển
Công ty được thành lập theo quyết định số 857/QĐ/TCCB – LĐ ngày 25 tháng 4
năm 1996 của Bộ giao thông vận tải mà đơn vị tiền thân là Xí nghiệp khảo sát thiết kế
Đường bộ. Công ty tư vấn thiết kế đường bộ là một đơn vị hạch toán độc lập dưới sự
quản lý trực tiếp của Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI).
Trải qua qua hơn ba thập kỷ phát triển và trưởng thành, ngày nay Công ty tư vấn
thiết kế Đường bộ đã dần khẳng định được mình trên thị trường, công ty chủ yếu tham
gia những công trình lớn của trung ương, hoặc những tuyến đường khó, yêu cầu trình
độ tay nghề cao ở các địa phương.
Với số vốn ban đầu của công ty chỉ là 6.700 triệu VND, trong đó tổng vốn lưu
động là 4.600 triệu VND, tổng số vốn cố định là 2.100 triệu VND. Ngày nay, công ty
đã vững mạnh với tổng nguồn vốn lên tới 20.000 triệu. Trong đó, tổng số vốn lưu động
là hơn 14.000 triệu, còn lại là tổng tài sản cố định. Tuy nhiên, nguồn vốn kinh doanh
của công ty chỉ vào khoảng 4.400 triệu khiến cho tỷ suất Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng
nguồn vốn chỉ vào khoảng 22 %. điều này phản ánh đặc điểm của công ty, do kinh
doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, số vốn đầu tư cho một công trình lớn, công nợ
cũng vì vậy mà có quy mô rất lớn và thời gian thu hồi vốn lâu, nên công ty thường
xuyên chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn. Đây là một dấu hiệu bình thường của một
công ty xây lắp. Chỉ tiêu thể hiện rõ hơn mức độ phát triển của công ty là tổng vốn cố
định. Có thể thấy.
Phòng KTTC giữ một ví trị đặc biệt quan trọng trong công ty. Phòng chịu trách
nhiệm hoạch định chính sách tài chính của công ty nên phải lường trước những thăng
trầm của ngành, dự đoán được những thời điểm phát sinh khối lượng công việc lớn,
những lúc cần huy động nguồn lực cao… để có thể phản ứng hợp lý, đem lại kết quả
kinh doanh cao cho công ty.
Là một Doanh nghiệp nhà nước thuộc một Tổng công ty lớn, không thể phủ nhận
rằng, Heco có một lợi thế tương đối tốt so với các doanh nghiệp cùng loại, để từ đó,
công ty đã phát huy thế mạnh của mình và trở thành một trong những công ty tư vấn
- 7 -
hàng đầu về lĩnh vực Khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng cơ bản. Sự lớn mạnh không
ngừng của công ty không chỉ thể hiện ở trình độ kỹ thuật mà còn cụ thể hóa qua tốc độ
tăng doanh thu và lợi nhuận trước thuế hàng năm của công ty:
Năm 2002 2003 2004
Doanh thu 17.298.863 100% 19.798.368 114% 21.481.074 108%
Lợi nhuận
trước thuế 742.121 100% 1.170.083 157% 1.233.500 105%
Sự phát triển của công ty còn thể hiện rõ hơn khi ta tìm hiểu về một số chỉ tiêu
tài chính quan trọng:
STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003
1 Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
1.1 Bố trí cơ cấu TSCĐ
- Tài sản cố định/ Tổng tài sản 22.60 16.70 23.03
- Tài sản lưu động/Tổng tài sản 77.61 83.32 76.96
1.2 Bố trí cớ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 72.93 81.27 77.91
- Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn 27.06 18.72 22.08
2 Khả năng thanh toán
- Khả năng thanh toán hiện hành 1.37 1.23 1.28
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.11 1.08 0.99
- Khả năng thanh toánh nhanh 0.14 0.01 0.01
3 Tỷ suất sinh lời
3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 5.24 4.29 5.91
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 3.56 4.59 4.02
3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản 6.39 4.23 5.52
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 4.35 2.82 3.75
3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 16.26 15.54 17.01
Có thể thấy, tuy chỉ tiêu Tổng tài sản của công ty biến động không ổn định (vì lý
do công nợ, các khoản phải thu, phải trả trong xây lắp là không ổn định) nhưng tốc độ
tăng doanh thu, tỷ lệ phản ánh khả năng hoạt động của công ty thể hiện rất tốt. Chỉ tiêu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty ở mức cao, thể hiện đúng sức mạnh, vị
thế của công ty.
- 8 -
Những công trình của công ty chủ yếu thông qua hai nguồn chính: một là từ Tổng
công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải, hai là từ những nguồn mà công ty tự đấu
thầu hay được mời tham gia thi công. Khối lượng khách hàng và số đầu công trình mà
công ty đang có là tương đối lớn. Hiện nay, công ty đang tham gia tư vấn thiết kế cho
hơn 150 công trình của khoảng 70 khách hàng lớn nhỏ khác nhau. Riêng ở Tổng công
ty Tư vấn Giao thông vận tải, Hedi đã tham gia hơn 70 công trình. Điều này chứng tỏ
vị thế lớn mạnh và chất lượng, uy tín của công ty đối với thị trường.
Không chỉ gói gọn trong việc tư vấn và thiết kế nói chung, công ty đã đa dạng hóa
loại hình dịch vụ của mình, phát triển được rất nhiều các loại hình cung cấp, đáp ứng
nhu cùa khách hàng một cách tốt nhất:
Lập quy hoạch giao thông, BCNC tiền khả thi, BCNC khả thi, đầu tư xây
dựng các công trình về đường, cầu và các nút giao vượt
Thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công đường, cầu và các nút giao vượt
Thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công tuyến có nền đường đặc biệt, đất yếu,
đào sâu đắp cao, các kết cấu mặt đường sử dụng vật liệu mới
Khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn
Khảo sát môi sinh,môi trường, đánh giá tác động của môi trường
Kiểm định, khảo sát đo đạc cầu cống và tuyến cũ, cải tạo nâng cấp, đánh
giá khả năng tận dụng hiện trạng của từng công trình
Thẩm định dự án đầu tư xây dựng ở tất cả các bước về công trình cầu và
đường bộ
Kiểm soát chất lượng, quản lý dự án và TVGS công trình
Tư vấn về mời thầu và thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình về
đường
Tư vấn, dịch vụ và sửa chữa máy quang học
Công ty là một đơn vị mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đường bộ.
Với lợi thễ sẵn có cùng vớt trình độ chuyên môn cao nên Công ty chủ yếu cung cấp
dịch vụ cho những công trình của Trung ương hoặc những công trình yêu cầu trình độ
kỹ thuật cao, những công ty khác không thể đảm nhận được. Có thể kể đến một số
công trình tiêu biểu mà công ty đã thiết kế và thi công như:
- 9 -
Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Ninh
Đường Láng – Hoà Lạc
Quốc Lộ 5
Đường năm Thăng Long Mai Dịch
Cầu Hàm Thuận Đa Mi
Cầu quốc lộ 38 vượt Quốc lộ 1A
Đường Pháp Vân - Cầu Rẽ
Cầu Đại Phước - Huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai
Công ty luôn ý thức được rằng, vị thế ngày nay của mình là nhờ sự nỗ lực phấn
đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên, và để giữ gìn phát huy thế mạnh của mình,
công ty cần duy trì, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình hơn nữa. Công ty đã được
tổ chức Quốc tế BVQI cấp chứng chỉ ISO 9001 ngày 31/8/2001, chứng thực rằng, chất
lượng dịch vụ của công ty luôn đạt mức cao nhất, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm
soát chất lượng và quy trình quản lý.
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
2.1. Hình thức kinh doanh
Nhìn chung, công ty cung cấp hai hình thức dịch vụ chủ yếu là Tư vấn và Khảo sát
thiết kế. Như đã trình bày, đây là loại hình dịch vụ khá quan trọng, góp phần tăng hiệu
quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, chống thất thoát lãng phí vốn đầu tư và
nâng cao chất lượng công trình:
Tư vấn: cung cấp kiến thức kinh nghiệm, lời khuyên chuyên môn cho dự án để
xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.
Khảo sát thiết kế: tìm giải pháp khả thi, hiệu quả cho dự án, công trình.
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
2.2.1. Tổ chức sản xuất kinh doanh
Tất cả những hoạt động khảo sát thi công đều được thực hiện thông qua hợp đồng
kinh tế ký kết giữa Giám đốc công ty với từng đơn vị thực hiện. Sau khi ký hợp đồng
với chủ đầu tư, Giám đôc quyết định thành lập tổng thể, bổ nhiệm Chủ nhiệm tổng thể,
- 10 -
Giám đốc đề án… Những người này có trách nhiệm lập ra Đề cương cho công việc,
bao gồm khối lượng, trình tự công việc cần thực hiện; những yêu cầu kỹ thuật; dự toán
chi phí. Dựa vào đây, Giám đốc ký kết hợp đồng giao khoán khối lượng công việc với
từng đơn vị.
Các đơn vị, đúng với phần việc của mình thực hiện hạng mục công việc theo khối
lượng công việc nhận khoán từ Ban giám đốc. Trong quá trình thi công, mỗi đơn vị
thực hiện có trách nhiệm tập hợp chứng từ liên quan tới chi phí phát sinh để cuối quý
chuyển về phòng kế toán. Khi công trình bàn giao, bên B thanh toán hợp đồng, công ty
sẽ thực hiện xét duyệt, quyết toán với từng phòng, đơn vị thực hiện dựa trên cơ sở đề
cương, hợp đồng giao khoán giữa giám đốc với từng đơn vị.
Như vậy có thể thấy, đối với những công trình yêu cầu công tác thi công, chi phí
phát sinh được theo dõi ngay tại từng công trình và do đơn vị thực hiện tập hợp. Đối
với những công trình chỉ cần thực hiện công tác thiết kế, tư vấn, công việc diễn ra
ngay tại công ty, nơi đặt các thiết bị máy móc phục vụ cho nhu cầu này. Đối với loại
hình này, chi phí phát sinh rất đơn giản, chỉ gồm chi phí vật tư văn phòng phẩm, chi
phí khấu hao máy móc thiết bị và lớn nhất là chi phí tiền lương. Đặc điểm này có ảnh
hưởng sâu sắc tới việc tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Quy trình thi công của công ty có thể được phản ánh sơ lược thông qua lược đồ:
Sơ đồ dòng chảy hoạt động khảo sát, thiết kế
- 11 -
Trách nhiệm Sơ đồ dòng chảy
Giám đốc
Đề xuất tham mưu: QLKD, các phòng
chức năng, các đơn vị
Thực hiện: QLDK
Phối hợp: Đơn vị sẽ thực hiện dự án
Chỉ đạo: Giám đốc
Đề xuất: QLKD, Đơn vị thực hiện,
VPKT/ QLKT
Chuẩn bị văn bản: QLKD
Phê duyệt: GIám đốc
Đề xuất: Đơn vị thực hiện, QLKT
Đơn vị chuẩn bị quyết định: TCHC
Quyết định: Giám đốc
Đề xuất và thực hiện: CNTT/ CNĐA,
Đơn vị thực hiện
Phối hợp: Tổng thể,