Luận văn Khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán (bậc Trung học) theo hướng tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn

Trong những năm cuối thế kỷ 20, chuyển sang đầu thế kỷ 21, tình hình kinh tế thế giới có hai đặc điểm nổi bật đó là: kinh tế thế giới đang chuyển dần sang giai đoạn kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến các đặc điểm trên chính là các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đặc biệt là thành tựu của công nghệ thông tin. Trong tình hình đó ngành giáo dục với chức năng chuẩn bị lực lượng lao động cho xã hội cũng phải chuyển biến đáp ứng tình hình. Giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, bắt kịp xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những mục tiêu lớn hiện nay của giáo dục nước ta hiện nay đó là hoạt động giáo dục phải gắn liền với thực tiễn. Điều này được cụ thể hóa và quy định trong Luật giáo dục nước ta (năm 2005) tại chương 1, điều 3, khoản 2: “Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Chính vì vậy, với việc dạy học nói chung và dạy học bộ môn Toán nói riêng, vai trò của việc vận dụng kiến thức vào thực tế là cấp thiết và mang tính thời sự. Tuy nhiên, một thực tế trong dạy học môn Toán ở bậc Trung học hiện nay đó là những ứng dụng của Toán học vào thực tiễn chưa được quan tâm một cách đúng mức và thường xuyên. Vì nhiều lý do khác nhau, giáo viên (GV) Toán thường tập trung vào những vấn đề, những bài toán trong nội bộ toán học mà chưa chú ý nhiều đến những nội dung liên môn và thực tế. Vì vậy mà việc rèn luyện cho học sinh (HS) năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán có nội dung thực tế còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, nhận thức được vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng của các chương trình đánh giá quốc tế trong việc hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển giáo dục quốc gia nên Việt Nam đã quyết định tham gia vào một trong những chương trình đánh giá quốc tế có uy tín và phổ biến nhất hiện nay đó là PISA (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International Student Assessment”, được dịch là “Chương trình đánh giá HS quốc tế” do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (“Organization for Economic Co-operation and Development”, thường được viết tắt là OECD) khởi xướng và triển khai. Chương trình sẽ được triển khai ở 9 tỉnh, thành phố của nước ta: Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định vào năm 2012. Đây sẽ là một dịp để giáo dục Việt Nam được tiếp cận với nội dung chương trình quốc tế đánh giá trình độ HS đồng thời cho phép so sánh việc học tập và môi trường học tập của HS Việt Nam với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức lớn với giáo dục Việt Nam bởi nhiều lí do như: lần đầu tiên Việt Nam tham gia một kì đánh giá HS mang tính quốc tế nên chưa có một đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, GV và HS chưa từng được làm quen với các dạng đề thi của PISA, tài liệu tham khảo có rất ít chủ yếu là tiếng Anh Một đặc điểm nổi bật trong đánh giá của PISA là nội dung đánh giá được xác định dựa trên các kiến thức, kĩ năng cần thiết cho tương lai, không dựa vào các chương trình giáo dục quốc gia. Đây chính là điều mà PISA gọi là “năng lực phổ thông”. Một trong các năng lực được đánh giá trong PISA là năng lực toán học phổ thông. Trong PISA, các tình huống được đưa ra để đánh giá năng lực này có liên quan mật thiết đến những vấn đề trong cuộc sống của cá nhân hàng ngày, những vấn đề của cộng đồng và toàn cầu. Ở trong nước hiện có một vài tài liệu giới thiệu về PISA nhưng chưa có công trình nào khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán ở bậc Trung học. Chính vì những lí do nêu trên, đề tài “Khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán (bậc Trung học) theo hướng tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn” được lựa chọn để nghiên cứu.

doc110 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4343 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán (bậc Trung học) theo hướng tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm cuối thế kỷ 20, chuyển sang đầu thế kỷ 21, tình hình kinh tế thế giới có hai đặc điểm nổi bật đó là: kinh tế thế giới đang chuyển dần sang giai đoạn kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến các đặc điểm trên chính là các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đặc biệt là thành tựu của công nghệ thông tin. Trong tình hình đó ngành giáo dục với chức năng chuẩn bị lực lượng lao động cho xã hội cũng phải chuyển biến đáp ứng tình hình. Giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, bắt kịp xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những mục tiêu lớn hiện nay của giáo dục nước ta hiện nay đó là hoạt động giáo dục phải gắn liền với thực tiễn. Điều này được cụ thể hóa và quy định trong Luật giáo dục nước ta (năm 2005) tại chương 1, điều 3, khoản 2: “Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Chính vì vậy, với việc dạy học nói chung và dạy học bộ môn Toán nói riêng, vai trò của việc vận dụng kiến thức vào thực tế là cấp thiết và mang tính thời sự. Tuy nhiên, một thực tế trong dạy học môn Toán ở bậc Trung học hiện nay đó là những ứng dụng của Toán học vào thực tiễn chưa được quan tâm một cách đúng mức và thường xuyên. Vì nhiều lý do khác nhau, giáo viên (GV) Toán thường tập trung vào những vấn đề, những bài toán trong nội bộ toán học mà chưa chú ý nhiều đến những nội dung liên môn và thực tế. Vì vậy mà việc rèn luyện cho học sinh (HS) năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán có nội dung thực tế còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, nhận thức được vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng của các chương trình đánh giá quốc tế trong việc hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển giáo dục quốc gia nên Việt Nam đã quyết định tham gia vào một trong những chương trình đánh giá quốc tế có uy tín và phổ biến nhất hiện nay đó là PISA (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International Student Assessment”, được dịch là “Chương trình đánh giá HS quốc tế” do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (“Organization for Economic Co-operation and Development”, thường được viết tắt là OECD) khởi xướng và triển khai. Chương trình sẽ được triển khai ở 9 tỉnh, thành phố của nước ta: Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định vào năm 2012. Đây sẽ là một dịp để giáo dục Việt Nam được tiếp cận với nội dung chương trình quốc tế đánh giá trình độ HS đồng thời cho phép so sánh việc học tập và môi trường học tập của HS Việt Nam với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức lớn với giáo dục Việt Nam bởi nhiều lí do như: lần đầu tiên Việt Nam tham gia một kì đánh giá HS mang tính quốc tế nên chưa có một đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, GV và HS chưa từng được làm quen với các dạng đề thi của PISA, tài liệu tham khảo có rất ít chủ yếu là tiếng Anh… Một đặc điểm nổi bật trong đánh giá của PISA là nội dung đánh giá được xác định dựa trên các kiến thức, kĩ năng cần thiết cho tương lai, không dựa vào các chương trình giáo dục quốc gia. Đây chính là điều mà PISA gọi là “năng lực phổ thông”. Một trong các năng lực được đánh giá trong PISA là năng lực toán học phổ thông. Trong PISA, các tình huống được đưa ra để đánh giá năng lực này có liên quan mật thiết đến những vấn đề trong cuộc sống của cá nhân hàng ngày, những vấn đề của cộng đồng và toàn cầu. Ở trong nước hiện có một vài tài liệu giới thiệu về PISA nhưng chưa có công trình nào khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán ở bậc Trung học. Chính vì những lí do nêu trên, đề tài “Khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán (bậc Trung học) theo hướng tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn” được lựa chọn để nghiên cứu. 2. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về khuôn khổ luận văn cũng như thời gian nghiên cứu nên trong đề tài này chúng tôi chủ yếu tìm cách khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán ở bậc THCS. 3. Mục đích nghiên cứu Xây dựng một số định hướng, biện pháp và phương án khai thác, sử dụng những tư tưởng, bài toán của PISA theo hướng tăng cường liên hệ giữa toán học với thực tiễn trong dạy học môn Toán ở bậc Trung học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) về mục đích, nội dung, tác động của nó đến nền giáo dục của các nước tham gia… - Tiến hành điều tra - quan sát để khảo sát mức độ quan tâm của GV, HS đến những ứng dụng thực tế của toán học và việc khai thác những tình huống thực tế vào dạy học môn Toán của GV bậc Trung học. - Đề xuất một số phương án nhằm khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán ở bậc Trung học theo hướng tăng cường liên hệ giữa toán học với thực tiễn. - Tiến hành thử nghiệm sư phạm (TNSP) để bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của những biện pháp đề xuất trong luận văn. 5. Giả thuyết khoa học Nếu những tư tưởng, bài toán của PISA được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả thì sẽ làm cho môn Toán ở bậc Trung học hấp dẫn hơn, tăng cường liên hệ giữa môn Toán với thực tiễn và nâng cao chất lượng dạy học. 6. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu những tài liệu về lí luận dạy học môn Toán ở bậc Trung học. - Nghiên cứu chương trình, sách GV, SGK môn Toán, các tài liệu định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Trung học. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chương trình PISA, các luận văn có nội dung phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài. * Phương pháp quan sát - điều tra - Đánh giá mức độ yêu thích quan tâm của GV và HS về những ứng dụng thực tế của toán học và việc khai thác những tình huống thực tế vào dạy học môn Toán của GV phổ thông. * Phương pháp thử nghiệm sư phạm - TNSP để xem xét tính khả thi và hiệu quả của phương án được đề xuất trong luận văn. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương II. Khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán ở bậc Trung học theo hướng tăng cường liên hệ toán học với thực tiễn Chương III. Thử nghiệm sư phạm CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 1.1.1. Ứng dụng thực tế của toán học trong cuộc sống Có nhiều tài liệu viết về các ứng dụng thực tế của toán học từ đối tượng đọc là các em thiếu nhi và các độc giả yêu toán như: Con số trong đời sống quanh ta của Trương Quang Đệ (2004), Niềm vui toán học: Khám phá toán học quanh ta của Theoni Pappas (2010), các tạp chí về toán học… đến tích hợp trong các tài liệu phục vụ cho công tác chuyên môn như Giáo trình Phương pháp dạy học các nội dung môn Toán của Phạm Gia Đức (Chủ biên), Bùi Huy Ngọc, Phạm Đức Quang (2008), Cẩm nang dạy và học môn Toán THCS của Vũ Hữu Bình (2007)… 1.1.2. Những nghiên cứu về chương trình PISA Hiện đã có một số bài báo khoa học về PISA đăng trên một số tạp chí chuyên ngành hoặc Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia cụ thể là: - Giới thiệu về PISA: “Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) (Mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính” của Nguyễn Thị Phương Hoa trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội số 25/2000; “Góp phần tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA)” của Nguyễn Ngọc Sơn trên Tập san Giáo dục - Đào tạo số 3/2010; “Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA” của Đỗ Tiến Đạt trên Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về giáo dục Toán học phổ thông năm 2011… - Khai thác tiêu chuẩn của PISA nhằm rèn luyện khả năng toán học hóa (“Rèn luyện HS trung học phổ thông khả năng toán học hóa theo tiêu chuẩn của PISA” của Nguyễn Sơn Hà trên Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội số 4/2010) hay để nâng cao hiểu biết toán học cho HS (“ Sử dụng toán học hóa để nâng cao hiểu biết định lượng cho HS trung học phổ thông” của Trần Vui trên Tạp chí Khoa học Giáo dục số 43/2009)… - Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào nào khai thác tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán ở bậc Trung học theo hướng tăng cường liên hệ với thực tiễn. 1.1.3. Khai thác ứng dụng thực tế trong dạy học môn Toán ở bậc Trung học Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có một số đề tài, bài báo nghiên cứu về chủ đề này. Từ đó, chúng tôi nhận thấy có một số cách khai thác ứng dụng thực tế của môn Toán vào dạy học như sau: - Nghiên cứu khai thác ứng dụng nội dung cụ thể trong chương trình dạy học môn Toán ở bậc Trung học để giải các bài toán liên môn và thực tế nhằm rèn luyện ý thức và nâng cao khả năng ứng dụng toán học vào thực tế cho HS (Luận án “Khai thác ứng dụng của phép tính vi phân (Phần Đạo hàm) để giải các bài toán cực trị có nội dung liên môn và thực tế trong dạy học Toán lớp 12 Trung học phổ thông” của Nguyễn Ngọc Anh năm 2000). - Nghiên cứu định hướng và các biện pháp khai thác bài toán thực tế vào dạy học môn Toán nhằm nâng cao năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn (Luận án “Tăng cường khai thác nội dung thực tế trong dạy học số học và đại số nhằm nâng cao năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho HS THCS” của Bùi Huy Ngọc năm 2003, “Một số định hướng về việc dạy học vận dụng toán học vào đời sống thực tiễn trong nhà trường phổ thông hiện nay” và “Hướng dẫn HS biến đổi mô hình một số bài toán có nội dung thực tiễn điển hình theo dụng ý sư phạm trong dạy học Toán” của Phan Anh trên Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về giáo dục Toán học phổ thông năm 2011). Trong đó những định hướng chính được đưa ra là : - Việc xây dựng và đưa vào giảng dạy hệ thống bài toán có nội dung thực tế phải góp phần giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình, rèn luyện ý thức và khả năng ứng dụng toán học đặc biệt là khả năng toán học hóa, ý thói quen và ý thức tối ưu trong suy nghĩ cũng như trong việc làm. Tăng cường đưa những tình huống trong cuộc sống thực tế vào chương trình giảng dạy ở nhà trường phổ thông, chú ý giáo dục kỹ thuật tổng hợp đồng thời quán triệt tinh thần tích hợp liên môn trong dạy học. - Các biện pháp rèn luyện cho HS khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn phải được tiến hành trong các khâu khác nhau của quá trình dạy học và đa dạng về hình thức tổ chức dạy học, kết hợp thực hiện trong các hoạt động thực hành, rèn luyện kĩ năng. Những biện pháp chính được được đề cập là: khai thác các ví dụ và tình huống thực tế trong xây dựng và củng cố kiến thức, tăng cường rèn luyện các kỹ năng thực hành toán học gần gũi với đời sống thực tế, thực hiện các hoạt động ngoại khóa toán học có nội dung liên quan đến vận dụng toán học vào thực tiễn … Theo chúng tôi đây là những định hướng mà chúng ta có thể sử dụng để tiếp tục nghiên cứu để khai thác những tư tưởng, bài toán của PISA vào dạy học môn Toán ở bậc phổ thông. 1.2. Ý nghĩa của việc khai thác những tình huống thực tế vào dạy học môn Toán ở bậc Trung học 1.2.1. Vận dụng toán học vào thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện trong tình hình mới Nền kinh tế thế giới cũng như nước ta hiện nay đang từng bước một tiến tới một xã hội lao động hiện đại mà kinh tế tri thức sẽ chiếm ưu thế. Trong xã hội như vậy, người lao động để có việc làm buộc phải linh hoạt, chủ động, sáng tạo, hòa nhập với cộng đồng xã hội đặc biệt là luôn phải có ý thức tự học, tự đào tạo để không bị lạc hậu, bị đào thải. Chính vì vậy, mục tiêu giáo dục THCS của chương trình mới đã xác định các năng lực then chốt cần hình thành và phát triển cho HS THCS là: “năng lực thích ứng; năng lực hành động; năng lực cùng sống và làm việc tập thể, cộng đồng; năng lực tự học” ([3], tr. 9). Để làm được điều đó, một trong yêu cầu quan trọng đối với HS đó là “có kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống bản thân và cộng đồng” ([3], tr. 5). 1.2.2. Vận dụng toán học vào thực tiễn đáp ứng các mục tiêu dạy học của bộ môn Toán Vận dụng toán học vào thực tiễn đồng thời góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ dạy học môn Toán đó là kiến tạo tri thức, củng cố các kỹ năng toán học, góp phần phát triển năng lực trí tuệ. Bên cạnh đó vận dụng toán học vào thực tiễn góp phần rèn luyện các phẩm chất, tính cách, thái độ làm việc khoa học như tính chính xác, cẩn thận, thói quen làm việc có kiểm tra, ý thức tối ưu hóa trong lao động... 1.2.3. Vận dụng toán học vào thực tiễn giúp HS thấy được mối quan hệ biện chứng giữa toán học và thực tiễn Với toán học, ta thấy rằng nhu cầu thực tiễn (bao gồm nhu cầu đời sống hàng ngày, nhu cầu của các ngành khoa học khác và nhu cầu của bản thân toán học) là động lực phát triển của toán học. Cho nên các giai đoạn phát triển của toán học đều gắn với những mối liên hệ phong phú như: liên hệ giữa toán học với nhu cầu hoạt động thực tiễn của con người, liên hệ giữa toán học và sự phát triển của các ngành khoa học khác, liên hệ giữa các nội dung toán học với nhau. Ngược lại, toán học có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ, sản xuất, đời sống xã hội hiện đại, nó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự động hóa sản xuất, trở thành công cụ thiết yếu cho mọi ngành khoa học. Như vậy, Toán học có nguồn gốc từ thực tiễn đến lượt nó quay trở lại phục vụ thực tiễn. Bên cạnh đó, với mỗi cá nhân, việc có tư duy toán học tốt có liên quan mật thiết đến năng lực phân tích, giải quyết vấn đề, diễn đạt ý tưởng một cách hiệu quả trong những tình huống thực tế mà thường là vượt ra ngoài vấn đề thường gặp trong nhà trường. Cụ thể là ngày nay con người phải đối mặt ngày càng nhiều với vô số các vấn đề liên quan đến Toán học như các kiến thức về số lượng, định lượng, hình không gian, xác suất thống kê, biểu đồ... Ví dụ như khi đi du lịch ta cần đến kĩ năng đọc bản đồ, phân tích lịch trình; khi mua hàng, gửi tiền tiết kiệm, đầu tư vào lĩnh vực kinh tế… ta cần biết tính toán sao cho có lợi nhất. Như vậy năng lực toán học là năng lực rất cần thiết đối với mỗi cá nhân, là kỹ năng quan trọng cho sự sống còn trong thời buổi xã hội thông tin và tri thức ngày nay. Chính vì vậy việc nghiên cứu khai thác những nội dung thực tế vào giảng dạy môn Toán là hết sức cần thiết bởi Toán học đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống mỗi cá nhân, với xã hội cũng như sự phát triển của cả cộng đồng. 1.3. Tổng quan về PISA Phần này được trình bày dựa theo [5], [11] và [12]. 1.3.1. Khái quát về PISA 1.3.1.1. Mục đích của PISA Mục đích của PISA nhằm kiểm tra xem khi đến độ tuổi kết thúc phần giáo dục bắt buộc, HS đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Cụ thể hơn nữa PISA hướng vào các mục đích sau: - Xem xét đánh giá mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực Đọc hiểu, Toán học và Khoa học của HS ở lứa tuổi 15. - Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách đến kết quả học tập của HS. - Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy - học tập có ảnh hưởng đến kết quả của HS. 1.3.1.2. Đặc điểm của PISA - Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu. Qua bốn cuộc khảo sát đánh giá, ngoài các nước thuộc khối OECD còn có nhiều quốc gia là đối tác của các nước thuộc khối OECD đăng ký tham gia. Trong lần đánh giá thứ tư vào năm 2009 (lần gần đây nhất) đã có 67 nước tham gia. - PISA được thực hiện đều đặn theo chu kỳ ba năm một lần tạo điều kiện cho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản. - Cho đến nay PISA là khảo sát giáo dục duy nhất đánh giá về năng lực phổ thông của HS độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. - PISA thu nhập và cung cấp cho các quốc gia các dữ liệu có thể so sánh được trên bình diện quốc tế cũng như xu hướng của dữ liệu quốc gia về năng lực đọc hiểu, năng lực Toán học và khoa học của HS độ tuổi 15, từ đó giúp chính phủ các nước tham gia PISA rút ra những bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông. - PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau: + Chính sách công (Public policy): “Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống trưởng thành chưa ?”, “Phải chăng một số loại hình học tập và giảng dạy của những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác ?”… + Hiểu biết phổ thông (Literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA xem xét khả năng của HS ứng dụng các kiến thức và kĩ năng trong các lĩnh vực chuyên môn và khả năng phân tích, lý giải, truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề. + Học suốt đời (Lifelong learning): HS không thể học tất cả mọi thứ cần biết trong nhà trường. Để trở thành những người học suốt đời có hiệu quả, HS không những phải có kiến thức và kỹ năng mà còn có cả ý thức về lý do và cách học. PISA không những khảo sát kỹ năng của HS về học hiểu, toán và khoa học mà còn đòi hỏi HS cả về động cơ, niềm tin về bản thân cũng như các chiến lược học tập. 1.3.1.3. Những năng lực được đánh giá trong PISA PISA tập trung vào đánh giá 3 mảng năng lực chính: Năng lực toán học phổ thông (Mathematical literacy); Năng lực đọc hiểu phổ thông (Reading literacy); Năng lực khoa học phổ thông (Science literacy). - Năng lực toán học phổ thông: là năng lực của một cá nhân để nhận biết và hiểu về vai trò của toán học trong thế giới, biết dựa vào toán học để đưa ra những suy đoán có nền tảng vững chắc vừa đáp ứng được các nhu cầu của đời sống cá nhân, vừa như một công dân biết suy luận, có mối quan tâm và có tính xây dựng. Đó chính là năng lực phân tích, lập luận và truyền đạt ý tưởng (trao đổi thông tin) một cách hiệu quả thông qua việc đặt ra, hình thành và giải quyết vấn đề toán học trong các tình huống và hoàn cảnh khác nhau. - Năng lực đọc hiểu phổ thông: là năng lực hiểu, sử dụng và phản hồi lại ý kiến của một cá nhân sau khi đọc một văn bản. Khái niệm học và đặc biệt là học suốt đời đòi hỏi phải mở rộng cách hiểu về việc biết đọc. Biết đọc không chỉ còn là yêu cầu của suốt thời kì tuổi thơ trong nhà trường phổ thông, thay vào đó nó còn trở thành một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức cá nhân, kĩ năng và chiến lược của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các tình huống khác nhau cũng như trong mối quan hệ với người xung quanh. - Năng lực khoa học phổ thông: là năng lực của một cá nhân biết sử dụng kiến thức khoa học để xác định các câu hỏi và rút ra kết luận dựa trên chứng cứ để hiểu và đưa ra quyết định về thế giới tự nhiên thông qua hoạt động của con người thực hiện việc thay đổi thế giới tự nhiên. Cụ thể là: Có kiến thức khoa học và sử dụng kiến thức để xác định các câu hỏi, chiếm lĩnh kiến thức mới, giải thích hiện tượng khoa học và rút ra kết luận trên cơ sở chứng cứ về các vấn đề liên quan đến khoa học; Hiểu những đặc tính của khoa học như một dạng tri thức của loài người và một hoạt động tìm tòi khám phá của con người; Nhận thức được vai trò của khoa học và công nghệ đối với việc hình thành môi trường văn hóa, tinh thần, vật chất; Sẵn sàng tham gia như một công dân tích cực, vận dụng hiểu biết khoa học vào giải quyết các vấn đề liên quan tới khoa học. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving - được đưa vào PISA từ năm 2003) được thiết kế thành một đề riêng, các quốc gia có quyền lựa chọn đăng ký tham gia. Mỗi kỳ đánh giá sẽ có một lĩnh vực kiến thức được lựa chọn để đánh giá sâu hơn. Năm 2010, trọng tâm đánh giá là năng lực Toán học. Bảng 1.1. Nội dung đánh giá của PISA qua các kì Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006 Năm 2009 Năm 2012 Đọc hiểu Toán học Khoa học Đọc hiểu Toán học Khoa học Giải quyết vấn đề Đọc hiểu Toán học Khoa học Đọc hiểu Toán học Khoa học Đọc hiểu Toán học Khoa học Ghi chú: Phần gạch chân, in đậm là nội dung trọng tâm của mỗi kì đánh giá. 1.3.2. Vài nét sơ bộ về kết quả của dự án PISA qua các kì và tác động của nó đến giáo dục các nước 1.3.2.1. Vài nét sơ bộ về kết quả của dự án PISA qua các kì Bảng 1.2, 1.3, 1.4 là kết quả của các nước đứng đầu về ba môn: Khoa học, Đọc hiểu, Toán qua các kì đánh giá của PISA từ 2000 - 2006. Bảng 1.2. Các nước đứng đầu
Luận văn liên quan