Đề tài “Khảo sát các mô hình nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) ởtỉnh Đồng
tháp” được thực hiện từtháng 1 đến tháng 5 năm 2009 ởba huyện Cao Lãnh,
ThápMười và Lai Vung tỉnh Đồng Tháp. Đềtài đã phỏng vấn trực tiếp 33 hộ
nuôi cá rô đồng trong ao đất và 33 hộnuôi cá rô đồng trên ruộng theo mẫu soạn
sẳn với những nội dung vềkết cấu môhình nuôi, khíacạnh kỹthuật, hiệu quả
kinh tếvà nhận thức của người dân vềcác môhình này. Qua kết quảkhảo sát cho
thấy nghềnuôi cá rô đồng đang được phát triển mạnh ởtỉnh Đồng Tháp. Diện
tích đất trung bình sửdụng ch mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất là 0,51±0,36
ha/hộvà trên ruộng là 1,57±1,89 ha/hộ. Mùa vụnuôi chủyếu là mùa lũtừtháng 4
đến tháng 8 hằng năm. Năng suất bình quân của môhình nuôi cá rô đồng trong ao
đất là 43.225,3±19.189,4 kg/ha/năm và trên ao ruộng là 23.927,6±8.519,5
kg/ha/năm. Tổng chi phí cho môhình nuôi cá rô đồng trong ao đất là 741±416
triệu đồng/ha/năm vàtrênruộng là 453±216 triệu đồng/ha/năm. Và lợi nhuận
trung bình của môhình nuôi trong aovà trên ruộng lần lượt là 493±400 triệu
đồng/ha/nămvà 246±332 triệu đồng/ha/năm. Khi thực hiện môhình nuôi cá rô
đồng trong ao đất và và môhình nuôicá rô đồng trên ruộng, người nuôi thường
gặp nhiều khó khăn nhất vềchi phí và giá cá rô đồng thương phẩm. Cần đềra các
giải pháp đểkhắc phục nhằm phát triển nghềnuôi cá rô đồng bền vững vềlâu dài
nhưnâng cao chất lượng con giống, nâng cao trình độkỹthuật, nâng cấp hệthống
thủy lợi, hỗtrợvốn cho người nuôi.
64 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3521 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát các mô hình nuôi cá rô đồng (anabas testudineus) ở tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
DƯƠNG THỊ CẨM LIÊN
KHẢO SÁT CÁC MÔ HÌNH
NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
DƯƠNG THỊ CẨM LIÊN
KHẢO SÁT CÁC MÔ HÌNH
NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN THANH LONG
2009
LỜI CẢM TẠ
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thanh Long đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp
này. Xin chân thành biết ơn toàn thể quý Thầy, Cô của Khoa Thủy sản, trường
Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành đề tài và đã
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong những năm học tập tại trường.
Xin gởi lời biết ơn chân thành đến các anh chị, các cô chú đang công tác tại Sở
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các
cơ quan chính quyền địa phương, sự nhiệt tình của bà con nông dân ở tỉnh Đồng
Tháp đã cung cấp thông tin và giúp đỡ cho tôi trong quá trình phỏng vấn và thu
thập số liệu.
Sau cùng là xin biết ơn đến các bạn lớp Quản Lý Nghề Cá K31 đã nhiệt tình giúp
đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và thời gian thực hiện
đề tài.
Dương Thị Cẩm Liên
ii
TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát các mô hình nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) ở tỉnh Đồng
tháp” được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009 ở ba huyện Cao Lãnh,
Tháp Mười và Lai Vung tỉnh Đồng Tháp. Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 33 hộ
nuôi cá rô đồng trong ao đất và 33 hộ nuôi cá rô đồng trên ruộng theo mẫu soạn
sẳn với những nội dung về kết cấu mô hình nuôi, khía cạnh kỹ thuật, hiệu quả
kinh tế và nhận thức của người dân về các mô hình này. Qua kết quả khảo sát cho
thấy nghề nuôi cá rô đồng đang được phát triển mạnh ở tỉnh Đồng Tháp. Diện
tích đất trung bình sử dụng ch mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất là 0,51±0,36
ha/hộ và trên ruộng là 1,57±1,89 ha/hộ. Mùa vụ nuôi chủ yếu là mùa lũ từ tháng 4
đến tháng 8 hằng năm. Năng suất bình quân của mô hình nuôi cá rô đồng trong ao
đất là 43.225,3±19.189,4 kg/ha/năm và trên ao ruộng là 23.927,6±8.519,5
kg/ha/năm. Tổng chi phí cho mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất là 741±416
triệu đồng/ha/năm và trên ruộng là 453±216 triệu đồng/ha/năm. Và lợi nhuận
trung bình của mô hình nuôi trong ao và trên ruộng lần lượt là 493±400 triệu
đồng/ha/năm và 246±332 triệu đồng/ha/năm. Khi thực hiện mô hình nuôi cá rô
đồng trong ao đất và và mô hình nuôi cá rô đồng trên ruộng, người nuôi thường
gặp nhiều khó khăn nhất về chi phí và giá cá rô đồng thương phẩm. Cần đề ra các
giải pháp để khắc phục nhằm phát triển nghề nuôi cá rô đồng bền vững về lâu dài
như nâng cao chất lượng con giống, nâng cao trình độ kỹ thuật, nâng cấp hệ thống
thủy lợi, hỗ trợ vốn cho người nuôi.
iii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................... 1
1.1 Giới thiệu .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài............................................................................................ 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................... 3
2.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 3
2.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 3
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 3
2.1.3 Khí hậu ................................................................................................... 4
2.2 Tình hình nuôi thủy sản ở trên thế giới ............................................................ 4
2.3 Tình hình nuôi cá rô đồng ở Việt Nam............................................................. 5
2.4 Tình hình nuôi cá rô đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long................................. 5
2.5 Tình hình nuôi cá rô đồng ở Đồng Tháp .......................................................... 6
2.6 Nhận thức của người nuôi cá rô đồng............................................................... 6
2.7 Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố ........................................................ 7
2.7.1 Đặc điểm phân loại................................................................................. 7
2.7.2 Đặc điểm hình thái ................................................................................. 7
2.7.3 Đặc điểm phân bố................................................................................... 8
2.7.4 Dinh dưỡng............................................................................................. 8
2.7.5 Tăng trưởng ............................................................................................ 9
2.7.6 Sinh sản .................................................................................................. 9
2.7.7 Kỹ thuật nuôi cá rô đồng ...................................................................... 10
2.8 Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá rô đồng .................................................... 10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 12
iv
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................... 12
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 12
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................. 12
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 12
3.2.3 Số mẫu khảo sát.................................................................................... 14
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.......................................................... 14
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................... 16
4.1 Tình hình nghề nuôi cá rô đồng ở tỉnh Đồng Tháp ........................................ 16
4.2 Một số thông tin chung về hộ nuôi cá rô đồng ............................................... 17
4.2.1 Về trình độ văn hoá của người nuôi ..................................................... 17
4.2.2 Lao động trong mô hình cá rô đồng ..................................................... 18
4.2.3 Kinh nghiệm nuôi cá rô đồng..........................................................................18
4.3 Khía cạnh kỹ thuật nuôi của mô hình nuôi cá rô đồng................................... 19
4.3.1 Kết cấu ao nuôi..................................................................................... 19
4.3.2 Mùa vụ nuôi.......................................................................................... 20
4.3.4 Khía cạnh kỹ thuật các mô hình nuôi cá rô đồng................................. 21
4.3.5. Chất lượng giống cá rô đồng ............................................................... 25
4.3.6. Thức ăn sử dụng trong các mô hình nuôi............................................ 26
4.3.7 Quản lý ao nuôi .................................................................................... 27
4.4. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi ......................................... 30
4.4.1 Chi phí cố định ..................................................................................... 30
4.4.2 Chi phí biến đổi .................................................................................... 31
4.4.3 Tổng chi phí của mô hình nuôi cá rô đồng........................................... 32
4.4.4 Hiệu quả kinh tế ................................................................................... 33
4.5 Nhận thức của nông hộ............................................................................ 35
4.5.1 Khía cạnh môi trường........................................................................... 35
4.5.2 Khía cạnh xã hội................................................................................... 37
4.6 Những thuận lợi và khó khăn trong các mô hình nuôi cá rô đồng ................. 37
4.6.1 Những thuận lợi.................................................................................... 37
v
4.6.2 Những khó khăn ................................................................................... 38
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT................................ 40
5.1 Kết luận........................................................................................................... 40
5.2 Đề xuất............................................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 41
PHỤ LỤC ................................................................................... 43
vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 Diện tích nuôi cá rô đồng tỉnh Đồng Tháp từ năm 2006 - 2008 (ha)... .16
Bảng 4.2 Sản lượng cá rô đồng tỉnh Đồng Tháp từ năm 2006 đến - 2008 (tấn) .. 17
Bảng 4.3 DT, SL, NS cá rô đồng tỉnh Đồng Tháp năm 2008 (tấn/ha) ................ 17
Bảng 4.4 Số lao động trong mô hình nuôi cá rô đồng.......................................... 18
Bảng 4.5 Kinh nghiệm nuôi cá rô đồng của nông hộ ........................................... 19
Bảng 4.6 Cơ cấu và diện tích đất của nông hộ ..................................................... 20
Bảng 4.7 Mùa vụ nuôi cá rô đồng......................................................................... 20
Bảng 4.8 Số lần sên vét ao nuôi............................................................................ 21
Bảng 4.9 Các chỉ tiêu thả giống............................................................................ 23
Bảng 4.10. Năng suất cá rô đồng thu được ở hai mô hình nuôi ........................... 24
Bảng 4.11. Chế độ thay nước trong mô hình nuôi cá rô đồng.............................. 28
Bảng 4.12 Xử lý nước cấp vào ao nuôi ................................................................ 29
Bảng 4.13. Chi phí cố định của các mô hình nuôi cá rô đồng ............................. 31
Bảng 4.14. Chi phí biến đổi ở các mô hình nuôi cá rô đồng .............................. .32
Bảng 4.15 Tổng chi phí của mô hình nuôi cá rô đồng.......................................... 33
Bảng 4.16 Chi phí, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của hai mô hình..... 35
Bảng 4.17 Khía cạnh môi trường.......................................................................... 36
Bảng 4.18 Khía cạnh xã hội.................................................................................. 37
Bảng 4.19 Những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá rô đồng ............... 38
vii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Cá rô đồng (Anabas restudies Bloch, 1792) ........................................... 8
Hình 4.1 Trình độ văn hóa gười nuôi ................................................................... 18
Hình 4.2 Nguồn giống cá rô đồng dùng để nuôi .................................................. 26
Hình 4.3 Một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi ....................................... 30
viii
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu
Với diện tích mặt nước ngọt hơn 600.000 ha, Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) được xem là vùng có tiềm năng lớn về nuôi thủy sản nước ngọt, đặc
biệt là nghề nuôi cá. Nghề cá nước ngọt ở ĐBSCL trong những năm qua đã có
bước phát triển mạnh cả về diện tích, sản lượng, năng suất nuôi và tạo nguồn sản
phẩm lớn cho xuất khẩu. Bên cạnh những đối tượng nuôi truyền thống như cá
chép, mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, cá trôi,… thì nhiều loài cá địa phương cũng rất
được chú ý phát triển như cá rô đồng, mè vinh, sặc rằn, basa, cá tra, bống tượng,
lóc bông,… trong các đối tượng trên thì cá rô đồng (Anabas testudineus) đang
được xem là loài nuôi có triển vọng nhất vì cá sống được trong các loại hình thủy
vực khác nhau như: Ao, ruộng, bè, sông, rạch,… đặc biệt là vùng đất bị nhiễm
phèn nhẹ, cá có thể nuôi theo nhiều hình thức khác nhau và quan trọng nhất là cá
rô đồng có giá trị kinh tế cao và được nhiều người ưa thích. Vấn đề hiệu quả kinh
tế và kỹ thuật nuôi cá rô đồng cũng trở nên cần thiết và quan trọng trong bối cảnh
phát triển nghề cá hiện nay ở ĐBSCL.
Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá rô đồng phát triển ở nhiều nơi
trong khu vực ĐBSCL như ở Châu Thành - Hậu Giang, Tam Nông - Đồng
Tháp,… bước đầu cũng đem lại một số kết quả khá khả quan, góp phần cải thiện
đời sống vật chất cho người nuôi. Bên cạnh đó, phần lớn người dân dựa vào đặc
tính dễ nuôi của cá nên đã sử dụng nhiều loại thức ăn sẵn có của địa phương và
cách cho ăn còn theo chủ quan của mỗi người (Lê Văn Tính, 2002).
Trong nghề nuôi cá thì hiệu quả kinh tế là yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến sự
thành công của người nuôi. Vì thế việc nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh tế và kỹ
thuật của từng mô hình nuôi cá rô đồng đã trở nên quan trọng và cần thiết. Chính
vì vậy đề tài “Khảo sát các mô hình nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) ở tỉnh
Đồng Tháp” đã được thực hiện.
1
1.2 Mục tiêu của đề tài
Khảo sát hiện trạng các mô hình nuôi cá rô đồng nhằm cung cấp thông tin làm cơ
sở cho việc phát triển nghề nuôi cá rô đồng ở tỉnh Đồng Tháp.
1.3 Nội dung nghiên cứu
− Khảo sát hiện trạng các mô hình nuôi cá rô đồng;
− So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nghiên cứu;
− Nhận thức của người nuôi cá rô đồng tại địa bàn nghiên cứu.
2
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Đồng Tháp là một tỉnh của vùng ĐBSCL ở đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc giáp
Long An, phía Tây Bắc giáp tỉnh Preyveng – Campuchia, phía Nam giáp An
Giang và Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên là 3.238 km2 trong đó có 2/3 diện tích
tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, với 9 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã và
trung tâm tỉnh được đặt tại Cao Lãnh.
Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia với Campuchia dài khoảng 50 km từ
Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu đó là cửa khẩu Thông Bình, cửa khẩu
Dinh Bà, cửa khẩu Mỹ Cân và cửa khẩu Thường Phước. Hệ thống đường quốc lộ
như là quốc lộ 30, quốc lộ 80 và quốc lộ 45 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.
Địa hình của tỉnh Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn như: Vùng phía Bắc
sông Tiền với diện tích tự nhiên là 250.731 ha, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười,
địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ phía Tây Bắc đến phía Đông Nam;
Vùng phía Nam sông Tiền với diện tích tự nhiên 73.074 ha, nằm kẹp giữa sông
Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào
giữa.
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là 304.421 ha. Đồng Tháp có 4 nhóm
đất chính: Nhóm đất phù sa có diện tích 191.769 ha. Đây là nhóm đất thích hợp
cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản; nhóm đất phèn có diện tích
84.382 ha; đất xám có diện tích 28.150 ha; nhóm đất cát có diện tích 120 ha. Đất
đai của tỉnh Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững và tương đối thấp cho
nên muốn xây dựng mặt bằng đòi hỏi kinh phí cao nhưng lại rất phù hợp cho sản
xuất lượng thực.
Tài nguyên rừng: Trước đây ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng rậm, cây
tràm và coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười. Mặt khác, do khai thác không hợp lý
đã làm giảm đến mức báo động và gây nên mất cân sự bằng sinh thái. Ngày nay,
diện tích rừng tràm chỉ còn dưới 10.000 ha nhưng động vật, thực vật rừng rất đa
dạng như: Rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò và đặc biệt là sếu cổ trụi. Theo số liệu thống
3
kê năm 1999, rừng tràm với diện tích là 8.912 ha phân bổ chủ yếu ở huyện Tam
Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh còn rừng bạch đàn với diện tích là 144 ha ở huyện
Tân Hồng. Số lượng cây phân tán được tăng dần qua các năm, bình quân mỗi
năm trồng mới khoảng 3 triệu cây, đến 2002 toàn tỉnh đạt khoảng 64 triệu cây
phân tán các loại.
Tài nguyên nước: Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long nên có nguồn
nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài
ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ
ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng,
sông Sa Đéc,… hệ thống kênh rạch chằng chịt.
2.1.3 Khí hậu
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh,
có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình
là 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 đến 1.520 mm, tập trung vào
mùa mưa, chiếm từ 90% đến 95% lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này
tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (nguồn:
2.2 Tình hình nuôi thủy sản ở trên thế giới
Trong thời gian qua, ngành thủy sản ngày càng phát triển và dần dần trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và là nguồn cung cấp thực phẩm quan
trọng cho cộng đồng dân cư trên toàn thế giới. Không những phát triển về số
lượng và giá trị, ngành thủy sản còn có những bước thay đổi cơ bản về cơ cấu sản
xuất. Năm 2003, tỷ lệ của nuôi trồng thủy sản trong tổng sản lượng thủy sản thế
giới đã tăng lên 31,7%. Theo thống kê của FAO, năm 2003, tổng sản lượng thủy
sản của thế giới đạt gần 132 triệu tấn, trong đó lĩnh vực khai thác đạt 90 triệu tấn
và nuôi đạt gần 42 triệu tấn. Bên cạnh đó, sản lượng thủy sản dùng làm thực
phẩm khoảng 101 triệu tấn, chiếm hơn 76,5%. Có thể nói nghề nuôi thủy sản trên
thế giới phát triển rất mạnh với đội ngủ cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật cao.
Sự phát triển của nghề nuôi thủy sản được khẳng định trong mối quan hệ với tổng
sản lượng thủy sản trong vùng, khu vực và toàn cầu. Sản lượng nuôi thủy sản các
nước Châu Á chiếm khoảng 88% tổng sản lượng thủy sản trên thế giới (nguồn:
4
2.3 Tình hình nuôi cá rô đồng ở Việt Nam
Trong khi con cá tra lao đao vì giá, thì cá rô đồng đang thắng thế, giá cá rô đồng
luôn đứng ở mức trên 30.000 đ/kg. Và chuyện nông dân ồ ạt đào ao để nuôi cá rô
đồng, giống như thời hoàng kim của con cá tra, làm cho nhiều người nuôi không
khỏi băn khoăn về việc phát triển nghề nuôi cá rô đồng có được phát triển bền
vững không.
Giá bán cá rô đồng cao, cá loại 1 được bán với giá từ 35.000 đến 37.000 đ/kg, còn
cá xô là 30.000 đ/kg. Song, ngành nông nghiệp cũng đã xác định thủy sản là thế
mạnh sau cây lúa và cây mía để tăng GDP của ngành trong năm nay và những
năm tiếp theo. Chỉ có cá tra hiện nay là đáng lo ngại về đầu ra và thị trường giá
cả. Riêng đối với cá rô đồng có đầu ra ổn định, có quy hoạch cho từng vùng nuôi,
tuy nhiên sản lượng còn thấp nên chưa đáng lo ngại về đầu ra. Với giá cả cá hấp
dẫn, việc đào ao nuôi ồ ạt khả năng sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước xung
quanh đó là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, các hộ nuôi cần phải có ao lắng lọc để
giữ môi trường chung, đảm bảo vùng nuôi được lâu dài an toàn dịch bệnh (nguồn:
2.4 Tình hình nuôi cá rô đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long
Cá rô đồng là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới và khả
năng thích nghi của chúng đối với môi trường sống rất tốt, đặt biệt là cá có thể hô
hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ, nên có thể tồn tại và phát triển trong
điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993). Song, cá rô đồng là đối tượng dễ nuôi, có chất lượng thịt thơm
ngon, không có xương dăm và có giá trị thương phẩm cao. Theo thông kê của Sở
Nông Nghiệp tỉnh Cần Thơ năm 1997 thì cá rô đồng đang được chú ý nuôi theo
nhiều hình thức khác nhau như nuôi trong ao, ruộng, bè,… đặc biệt là nuôi thâm
canh tron