Luận văn Khảo sát, đánh giá và giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là một chuỗi các quy trình nghiệp vụ đan xen nhau một cách có hệ thống và ở bất kỳ khâu nào của quy trình nghiệp vụ cũng cần đến chức năng kiểm soát. Hoạt động sản xuất kinh doanh càng phát triển thì chức năng kiểm soát càng chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành kinh doanh, bởi vì thông qua các hoạt động kiểm soát nhà quản lý đánh giá và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra với hiệu suất cao nhất. Để thực hiện chức năng kiểm soát, nhà quản lý sử dụng công cụ chủ yếu là kiểm soát nội bộ (KSNB) của đơn vị. Trong hơn một thế kỷ qua, khái niệm KSNB đã phát triển từ chỗ được xem là một phương pháp giúp cho kiểm toán viên độc lập xác định phương pháp hiệu quả nhất trong việc lập kế hoạch kiểm toán đến chỗ được coi là một bộ phận chủ yếu của hệ thống quản lý hữu hiệu. Thời kỳ tiền COSO (từ năm 1992 trở về trước) Khái niệm KSNB bắt đầu được sử dụng vào đầu thế kỷ 20 trong các tài liệu về kiểm toán. Lúc đó, KSNB được hiểu như là một biện pháp để bảo vệ tiền không bị các nhân viên gian lận. Sau đó, khái niệm này dần được mở rộng: Người ta cho rằng KSNB không dừng lại ở việc bảo vệ tài sản (không chỉ có tiền) mà còn Formatted:Font: 13 pt, Font color: Black Formatted:Font: 13 pt, Underline, Font color: Black Formatted:Font: 13 pt, Font color: Black Formatted:Font: 13 pt, Underline, Font color: Black Formatted:Font: 13 pt, Font color: Black Formatted:Font: 13 pt, Underline, Font color: Black Formatted:Font: 13 pt, Font color: Black Formatted:Font: 13 pt, Underline, Font color: Black- 10 - nhằm bảo đảm việc ghi chép kế toán chính xác, nâng cao hiệu quả hoạt động và khuyến khích tuân thủ các chính sách của nhà quản lý. Năm 1977, sau vụ bê bối Watergate, trong đó các khoản thanh toán bất hợp pháp cho chính phủ nước ngoài bị phát giác, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua Điều Luật Hành vi hối lộ ở nước ngoài. Điều luật này nhấn mạnh việc KSNB nhằm ngăn ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp và dẫn đến yêu cầu ghi chép rất đầy đủ mọi hoạt động. Lần đầu tiên, hoạt động KSNB trong các tổ chức được đề cập đến trong một văn bản pháp luật. Năm 1985, sự đổ bể của các công ty cổ phần, có niêm yết làm cho các nhà lập quy quan tâm đến KSNB. Nhiều quy định, hướng dẫn về KSNB được ban hành trong giai đoạn này, như là: - Ủy ban chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ (ASB)(1) ban hành bản điều chỉnh chuẩn mực kiểm toán về KSNB vào năm 1988. - Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC)(2) ban hành các nguyên tắc về báo cáo trách nhiệm và đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB cũng vào năm 1988. - Năm 1991, Tổ chức nghiên cứu kiểm toán nội bộ (IIARF)(3) hướng dẫn kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin. Những quy định này một mặt làm phong phú khái niệm KSNB nhưng mặt khác dẫn đến yêu cầu phải hình thành một hệ thống lý luận có tính chuẩn mực về KSNB.

pdf135 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát, đánh giá và giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan