Luận văn Khảo sát hiệu quả bổ sung chất chống mốc CM vào thức ăn cá Tra (Pangasianodon Hypophthalmus) và cá Rô phi (Oreochromis Niloticus)

Thí nghiệm xác định tỷlệsống, sinh trưởng và hiệu quảsửdụng thức ăn khi bổsung CM vào thức ăn cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) cá rô phi (Oreochromis niloticus). Thí nghiệm gồm nghiệm thức đối chứng không có CM và 2 nghiệm thức còn lại được bổsung lần lượt là 0,05% CM và 0,15% CM. Khối lượng trung bình của cá tra là 30,15 g/con được bốtrí trong hệthống bể9 bể(1000 lít/bể) có nước chảy tràn và sục khí liên tục, nuôi với mật độ30 con/bể. Sau 60 ngày thí nghiệm kết quảcho thấy tỷlệsống của cá tra ởnghiệm thức có bổsung 0,15% CM là 100% cao hơn so với nghiệm thức bổsung 0,05% CM (96,67%) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (91,11%). Kết quảtăng trưởng cao nhất ở nghiệm thức có bổsung 0,15% CM (0,98g/con/ngày) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 0,05% CM (0,88 g/con/ngày). Hệsố FCR ởnghiệm thức 0% CM, 0,05% CM và 0,15% CM lần lượt là 1,76, 1,77 và 1,72. Thành phần hóa học của cá tra có sựkhác nhau giữa các nghiệm thức có tỷlệ bổsung CM khác nhau. Trong đó nghiệm thức 0,15% CM có hàm lượng đạm (48,64%) cao nhất và hàm lượng chất béo tương ứng là 37,07%, nghiệm thức 0,05% CM có hàm lượng đạm thấp nhất (47,05%), và hàm lượng chất béo cũng thấp nhất (36,13%).

pdf42 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát hiệu quả bổ sung chất chống mốc CM vào thức ăn cá Tra (Pangasianodon Hypophthalmus) và cá Rô phi (Oreochromis Niloticus), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN VÕ VĂN TRẮC KHẢO SÁT HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẤT CHỐNG MỐC CM VÀO THỨC ĂN CÁ TRA (Pangasianodon Hypophthalmus) VÀ CÁ RÔ PHI (Oreochromis Niloticus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN VÕ VĂN TRẮC KHẢO SÁT HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẤT CHỐNG MỐC CM VÀO THỨC ĂN CÁ TRA (Pangasianodon Hypophthalmus) VÀ CÁ RÔ PHI (Oreochromis Niloticus) CÁN BỘ HƯỚNG DẨN: T.s TRẦN THỊ THANH HIỀN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009 LỜI CẢM TẠ Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Chủ Nhiệm khoa Thủy Sản, cùng quý thầy cô đã có công dìu dắt, dạy bảo trong suốt quá trình học tập ở giảng đường và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn tất đề tài. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Thanh Hiền đã hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến anh Trần Minh Phú, anh Nguyễn Hoàng Đức Trung, chị Trần Lê Cẩm Tú đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, những lời khuyên bổ ích trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Gởi lời cảm ơn các anh chị đi trước, các bạn khoá 31, các bạn cùng bộ môn đã khích lệ, động viên và có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực trong suốt khoá học cũng như trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng xin cho tác giả bày tỏ lòng kính trọng chân thành đến gia đình và người thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất lẫn tinh thần để tác giả hoàn thành bài luận văn này. Chân thành cảm ơn! i TÓM TẮT Thí nghiệm xác định tỷ lệ sống, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn khi bổ sung CM vào thức ăn cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) cá rô phi (Oreochromis niloticus). Thí nghiệm gồm nghiệm thức đối chứng không có CM và 2 nghiệm thức còn lại được bổ sung lần lượt là 0,05% CM và 0,15% CM. Khối lượng trung bình của cá tra là 30,15 g/con được bố trí trong hệ thống bể 9 bể (1000 lít/bể) có nước chảy tràn và sục khí liên tục, nuôi với mật độ 30 con/bể. Sau 60 ngày thí nghiệm kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cá tra ở nghiệm thức có bổ sung 0,15% CM là 100% cao hơn so với nghiệm thức bổ sung 0,05% CM (96,67%) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (91,11%). Kết quả tăng trưởng cao nhất ở nghiệm thức có bổ sung 0,15% CM (0,98g/con/ngày) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 0,05% CM (0,88 g/con/ngày). Hệ số FCR ở nghiệm thức 0% CM, 0,05% CM và 0,15% CM lần lượt là 1,76, 1,77 và 1,72. Thành phần hóa học của cá tra có sự khác nhau giữa các nghiệm thức có tỷ lệ bổ sung CM khác nhau. Trong đó nghiệm thức 0,15% CM có hàm lượng đạm (48,64%) cao nhất và hàm lượng chất béo tương ứng là 37,07%, nghiệm thức 0,05% CM có hàm lượng đạm thấp nhất (47,05%), và hàm lượng chất béo cũng thấp nhất (36,13%). Đối với cá rô phi: khối lượng trung bình của cá rô phi thí nghiệm là 6,97 g/con được bố trí trong hệ thống bể 9 bể (500 lít/bể) có nước chảy tràn và sục khí với mật độ 50 con/bể. Sau 60 ngày thí nghiệm, tỷ lệ sống của cá rô phi đạt từ 83,33-88,67%. Qua kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cá rô phi ở nghiệm thức có bổ sung 0,05% CM và 0,15% CM là 88,67% cao hơn so với nghiệm thức đối chứng là 83,33%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của cá rô phi ở nghiệm thức 0% CM thì lớn nhất (0,33 g/ngày), 2 nghiệm thức còn lại thì có tốc độ tăng trưởng (0,28 g/ngày). Hệ số FCR ở nghiệm thức 0% CM thì thấp nhất (1,83), nhưng ở nghiệm thức 0,05% CM là (1,95) còn ở nghiệm thức 0,15% CM là (1,93). Thành phần hóa học của cá rô phi thì ít khác nhau giữa các nghiệm thức. Trong đó nghiệm thức 0% CM có hàm lượng đạm thấp nhất (55,00%), nhưng hàm lượng chất béo thì cao nhất (23,28%), nghiệm thức 0,05% CM có hàm lượng đạm cao nhất (55,67%), hàm lượng chất béo lại thấp nhất (21,54%). ii NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Luận văn đã được báo cáo ngày 20/05/2009 và được chỉnh sửa đúng theo ý của hội đồng Cán bộ hướng dẫn Trần Thị Thanh Hiền iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ ---------------------------------------------------------------------------------i TÓM TẮT ------------------------------------------------------------------------------------ ii NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ------------------------------------------- iii MỤC LỤC ----------------------------------------------------------------------------------- iv DANH SÁCH BẢNG ---------------------------------------------------------------------- vi DANH SÁCH HÌNH ---------------------------------------------------------------------- vii PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ -------------------------------------------------------------------- 1 1.1 Giới thiệu ------------------------------------------------------------------------------ 1 1.2 Mục tiêu của đề tài ------------------------------------------------------------------- 2 1.3 Nội dung của đề tài ------------------------------------------------------------------- 2 1.4 Thời gian thực hiện đề tài ----------------------------------------------------------- 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ------------------------------------------------------- 3 U 2.1 Đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn cho cá tra--------------------------------------- 3 2.1.1 Hệ thống phân loại cá tra ------------------------------------------------------- 3 2.1.2 Tập tính ăn------------------------------------------------------------------------ 3 2.1.3 Nhu cầu dinh dưỡng cá tra ----------------------------------------------------- 3 2.2 Đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn cho cá rô phi----------------------------------- 5 2.2.1 Hệ thống phân loại cá rô phi --------------------------------------------------- 5 2.2.2 Tập tính ăn------------------------------------------------------------------------ 6 2.2.3 Nhu cầu dinh dưỡng cá rô phi ------------------------------------------------- 6 2.3 Các chất bổ sung vào thức ăn ------------------------------------------------------- 7 2.3.1 Khái niệm------------------------------------------------------------------------- 7 2.3.2 Vitamin---------------------------------------------------------------------------- 7 2.3.3 Chất khoáng ---------------------------------------------------------------------- 8 2.3.4 Chất chống oxy hóa ------------------------------------------------------------- 8 2.4 Các độc tố trong thức ăn------------------------------------------------------------- 9 2.4.1 Các độc tố có sẵn ---------------------------------------------------------------- 9 2.4.2 Các độc tố phát sinh trong quá trình bảo quản ------------------------------ 9 2.4.3 Ảnh hưởng của nấm mốc đến nguyên liệu làm thức ăn và thức ăn chăn nuôi--------------------------------------------------------------------------------------10 2.4.4 Nguyên lý phòng chống nấm mốc--------------------------------------------10 2.4.5 Nguyên lý phòng chống Mycotoxin cho lương thực, thực phẩm, thức ăn súc vật chăn nuôi, dược liệu, thuốc men -------------------------------------------11 2.4.6 Các hóa chất chống mốc-------------------------------------------------------11 2.5 CM-------------------------------------------------------------------------------------12 2.5.1 CM là gì? ------------------------------------------------------------------------12 2.5.2 Một số công dụng của CM ----------------------------------------------------13 PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -------------------------14 U 3.1 Vật liệu nghiên cứu------------------------------------------------------------------14 3.2 Phương pháp nghiên cứu -----------------------------------------------------------14 iv 3.2.1 Thí nghiệm xác định tỷ lệ sống, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn khi bổ sung CM vào thức ăn cá Tra-------------------------------------------------14 3.2.2 Thí nghiệm xác định tỷ lệ sống, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn khi bổ sung CM vào thức ăn cá rô Phi ---------------------------------------------16 3.3 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu -------------------------------17 3.3.1 Các chỉ tiêu phân tích ----------------------------------------------------------17 3.3.2 Phương pháp phân tích --------------------------------------------------------17 3.3.3 Phương pháp tính toán ---------------------------------------------------------17 3.3.4 Xử lý số liệu --------------------------------------------------------------------18 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN -------------------------------------------------19 4.1 Kết quả phân tích thức ăn ----------------------------------------------------------19 4.1.1 Đánh giá cảm quan -------------------------------------------------------------19 4.1.2 Kết quả phân tích nồng độ độc tố trong thức ăn----------------------------20 4.2 Thí nghiệm ảnh hưởng của CM lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra ---20 4.2.1 Yếu tố môi trường --------------------------------------------------------------20 4.2.2 Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống cá tra --------------------------------21 4.2.3 Sinh trưởng của cá tra----------------------------------------------------------21 4.2.4 Hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng protein (PER)-----------------22 4.2.5 Thành phần hóa học của cá tra trước và sau thí nghiệm ------------------23 4.3 Thí nghiệm ảnh hưởng của CM lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi 24 4.3.1 Yếu tố môi trường --------------------------------------------------------------24 4.3.2 Ảnh hưởng của thức ăn lên tỷ lệ sống cá rô phi ----------------------------25 4.3.3 Sinh trưởng của cá rô phi------------------------------------------------------25 4.3.4 Hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng protein (PER)-----------------26 4.3.5 Thành phần hóa học của cá rô phi trước và sau thí nghiệm --------------27 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT----------------------------------------------------29 5.1 Kết luận -------------------------------------------------------------------------------29 5.2 Đề xuất --------------------------------------------------------------------------------29 TÀI LIỆU THAM KHẢO -----------------------------------------------------------------30 PHỤ LỤC ------------------------------------------------------------------------------------32 v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Nhu cầu đạm của một số loài cá------------------------------------------------ 4 Bảng 2.2 Mức sử dụng tối đa chất béo trong thức ăn trên một số loài cá ------------ 5 Bảng 2.3: Một số yêu cầu dinh dưỡng của cá rô phi ------------------------------------ 7 Bảng 2.4 Một số chất bổ sung nhằm bảo quản thức ăn --------------------------------12 Bảng 3.1 Thành phần (%) các nguyên liệu trong công thức thức ăn ----------------15 Bảng 3.2 Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm --------------------------------15 Bảng 4.1 Các chỉ tiêu phân tích và nồng độ (TRICHOTHECENES B)-------------20 Bảng 4.2 Giá trị trung bình của một số yếu tố môi trường ở các bể thí nghiệm ---20 Bảng 4.3 Tỷ lệ sống (SR)của cá tra qua 60 ngày thí nghiệm -------------------------21 Bảng 4.4 Khối lượng ban đầu (Wi), Khối lượng cuối (Wf), tăng trọng (WG), tăng trọng trên ngày (DWG) của cá tra --------------------------------------------------------21 Bảng 4.5 Thức ăn sử dụng Food intake (FI), hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng protein (PER) của cá tra -------------------------------------------------------------23 Bảng 4.6 Thành phần hóa học của cá tra trước và sau thí nghiệm -------------------23 Bảng 4.7 Sự biến động các yếu tố môi trường thí nghiệm ----------------------------24 Bảng 4.8 Tỷ lệ sống (SR)của cá rô phi qua 60 ngày thí nghiệm ---------------------25 Bảng 4.9 Khối lượng ban đầu (Wi), Khối lượng cuối (Wf), tăng trọng (WG), tăng trọng trên ngày (DWG) của cá rô phi ----------------------------------------------------25 Bảng 4.10 Thức ăn sử dụng Food intake (FI), hệ số thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng protein (PER) của cá rô phi ---------------------------------------------------------26 Bảng 4.11 Thành phần hóa học của cá rô phi trước và sau thí nghiệm--------------27 Phu lục A-------------------------------------------------------------------------------------32 Phụ lục B-------------------------------------------------------------------------------------32 Phu lục C-------------------------------------------------------------------------------------33 Phụ lục D-------------------------------------------------------------------------------------33 vi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài của cá tra ------------------------------------------------- 3 Hình 2.2 Hình dạng bên ngoài của cá rô phi --------------------------------------------- 5 Hình 3.1 Hệ thống bể để bố trí thí nghiệm trên cá tra ---------------------------------14 Hình 3.2 Cân khối lượng cá kết thúc thí nghiệm ---------------------------------------16 Hình 3.3 Hệ thống bể bố trí thí nghiệm trên cá rô phi ---------------------------------16 Hình 4.1 Thức ăn lúc bắt đầu thí nghiệm------------------------------------------------19 Hình 4.2 Thức ăn thí nghiệm sau 1 tháng -----------------------------------------------19 Hình 4.3 Thức ăn thí nghiệm sau 3 tháng -----------------------------------------------20 Hình 4.4 Tăng trọng của cá tra ở các mức bổ sung CM khác nhau ------------------22 Hình 4.5 Tăng trọng của cá rô phi ở các mức bổ sung CM khác nhau --------------26 vii PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Nuôi trồng thủy sản hiện nay là một trong những nghề có tốc độ phát triển nhanh vì nó mang lại nhiều lợi nhuận và góp phần cải thiện được đời sống của bà con nông dân. Thực tại, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện đã và đang khẳng định được tiềm năng, vị trí chiến lược của mình. Đồng Bằng Sông Cửu Long là một vùng đất rất quan trọng của Việt Nam. Với diện tích hơn 39000km2 chiếm 12% diện tích của cả nước, ở vị trí đó Đồng Bằng Sông Cửu Long còn là một vùng nông nghiệp lớn nhất của cả nước và có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao, hồ,…đây được xem là vùng có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển. Bên cạnh con tôm sú là đối tượng xuất khẩu chủ yếu, mang nhiều lợi nhuận cho đất nước và cũng là một trong những đối tượng thủy sản đặc trưng cho vùng biển, thì cá tra là một trong những đối tượng thủy sản không kém phần quan trọng và được nuôi phổ ở các vùng nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là loài cá kinh tế có đặc điểm thịt ngon, lớn nhanh, có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường và có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau, đồng thời có thể nuôi được trong nhiều loại hình thủy vực như: ao, bè, đăng quầng… Ngoài cá tra, ba sa thì cá rô phi là đối tượng dễ nuôi, thích ứng cho cả hai thủy vực nước ngọt, lợ và được nuôi trong nhiều mô hình nuôi khác nhau (vườn - ao - chuồng – VAC; ao chuồng – AC hoặc được nuôi trong các ruộng cấy lúa; nuôi ghép với tôm sú). Cá rô phi còn là loài cá mắn đẻ do đó khả năng phục hồi quần đàn rất nhanh. Ngoài ra có khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, tấm kể cả chất thảy của chăn nuôi. Nó cung cấp thịt ngon, chất lượng cao, ít xương, dễ chế biến phi lê, lạnh đông, giữ tươi; cá tươi dễ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đến nay khoảng 300 mycotoxin đã được phát hiện, do trên 100 loài nấm mốc khác nhau tạo thành trên các loài lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm. Người ta chứng minh những mycotoxin khác nhau này có thể gây ra những bệnh khác nhau từ nhẹ (tự lành bệnh) đến hiểm nghèo, như các bệnh về da (viêm da, vàng da, rụng lông); tổn thương màng nhày đường tiêu hóa; xung huyết, thoái hóa mỡ, tăng sinh ống mật ở gan; viêm thận; chảy máu trong; tổn thương hệ thần kinh (suy nhược, mất phản ứng tình cảm, đau đầu, tình trạng quá kích thích, co giật), nhưng được quan tâm nhất là một số trường hợp bệnh ung thư, do Aflatoxin và vài mycotoxin gây ra (Bùi Xuân Đồng, 2003). 1 Nấm mốc và độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vật nuôi. Nấm mốc phát triển trong nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn mà còn sản sinh ra các độc tố gây bệnh cho vật nuôi. Hàng trăm loài nấm mốc và độc tố nấm mốc đã được biết là có mặt trong thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn. Có 3 nhóm chính thường gặp nhất là: Aspergillus, Penicillium và Fusarium. Cả 3 nhóm này đều sản sinh ra độc tố. Sản xuất ra thức ăn không độc tố và bảo quản thức ăn khỏi nấm mốc đây là vấn đề khó khăn rất lớn của chế biến thức ăn thủy sản. Vấn đề thực tế đặt ra là việc sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thủy sản ra sao để thức ăn không ảnh hưởng xấu đến động vật nuôi và hiệu quả sử dụng thức ăn cao. Nhằm đạt hiệu quả tốt hơn trong nuôi trồng thủy sản. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó của nhiều nhà sản xuất, cùng với sự quan tâm nghiên cứu của khoa Thủy Sản - trường Đại Học Cần Thơ, đề tài “Khảo sát hiệu quả bổ sung chất chống mốc CM vào thức ăn cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá rô phi (Oreochromis niloticus)” được thực hiện. CM: sản xuất theo công nghệ nano cho hiệu quả bắt giữ các độc tố nấm mốc và nội độc tố. 1.2 Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng bổ sung CM vào thức ăn cá tra và cá rô phi nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho nhà sản xuất cũng như người nuôi trong việc chế biến thức ăn cho cá và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn . 1.3 Nội dung của đề tài Xác định tỷ lệ sống, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn khi bổ sung CM vào thức ăn cá tra Xác định tỷ lệ sống, sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn khi bổ sung CM vào thức ăn cá rô phi 1.4 Thời gian thực hiện đề tài Từ tháng 01/2009 đến tháng 05/2009 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn cho cá tra 2.1.1 Hệ thống phân loại cá tra Ngành: Chordata Lớp: Osteichthyes Bộ: Siluriformes Họ: Pangasiidae Giống: Pangasianodon Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Rainboth, 1996). Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài của cá tra 2.1.2 Tập tính ăn Sau khi hết noãn hoàng thì cá tra chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài. Ở giai đoạn còn nhỏ thức ăn chủ yếu của chúng là phiêu sinh động vật (copepoda, rotifer…) và phiêu sinh thực vật. Cá tra là loài ăn tạp. Trong tự nhiên, cá ăn được mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau quả, tôm, tép, cua, côn trùng, ốc và cá… và trong ao nuôi sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn viên, cám, tấm, rau muống… thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn nhanh (Dương Nhựt Long, 2003). 2.1.3 Nhu cầu dinh dưỡng cá tra @ Nhu cầu Chất đạm Chất đạm là chất dinh dưỡng đặc biệt được chú ý trong thức ăn bởi đây là thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật. Theo Nguyễn Thanh Bình (1999) hàm lượng đạm thích hợp của cá tra giống (cỡ 14 – 17 g) là 35,5 – 37,6%. Cũng có tác giả cho rằng hàm lượng đạm 42% sẽ làm cho cá tăng trưởng tối đa, nhưng cá tăng trưởng chậm và có phần không tăng khi hàm lượng đạm vượt quá 45% (được trích bởi Trần Bình Tuyên, 2000). 3 Trong thức ăn nếu hàm lượng chất đạm không đủ để cung cấp cho nhu cầu cơ thể thì cá sẽ chậm lớn, ngừng tăng trưởng thậm chí có thể giảm khối lượng. Nhưng ngược lại nếu thức ăn có hàm lượng chất đạm quá cao so với nhu cầu thì tỷ lệ tiêu hóa của chất đạm và các chất khác bị giảm (Phạm Minh Thành, 2001). Điều này cho thấy trong công thức thức ăn có hàm lượng chất đạm quá cao sẽ làm giá thành thức ăn cao và lãng phí không cần thiết. Bảng 2.1 Nhu cầu đạm của một số loài cá Loài cá Trọng lượng Nguồn đạm Đạm tối ưu (%) Tác giả Cá nheo Mỹ I. punctatus 7 g Đạm trứng gà 32-36 Garling(1976) 69 g Bột thịt, bột huyết, bột xương 26-32 Robinson, 1999 Cá tra bần P. kunyit 2-8 14-22 Bột cá 40 35 Phương và ctv, 2000 Cá tra P.hypopht
Luận văn liên quan