Trong những năm gần đây, nhờ tiến trình cải tổ kinh tế, chính sách mở cửa và đường lối phát triển kinh tế theo hướng đa phương hóa, tăng cường mọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thiết lập và mở rộng mối quan hệ với các nước trên thế giới về kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ, giáo dục.Trong quá trình đó, việc giao lưu và hợp tác thương mại có thể được coi là điểm nổi bật, đặc biệt sau nhiều năm đàm phán thương mại, Việt Nam chúng ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thuơng mại thế giới (WTO). Điều đó cho thấy nền kinh tế của chúng ta đang từng ngày thay đổi, dần hoàn thiện để có thể hoà mình, hội nhập vào xu thế toàn cầu húa, khu vực húa trong lĩnh vực kinh tế. Trước bối cảnh đó, nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học ngoại ngữ nói chung và ngoại ngữ chuyên ngành nói riêng đó trở thành một đũi hỏi thực tế và cấp bỏch của xó hội. Việc học và sử dụng tiếng Anh ngày càng trở nên cấp thiết. Vị thế của tiếng Anh ngày càng được nâng cao vì đây chính là ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu, là chiếc chìa khoá dẫn đến thành công, giúp mở ra cánh cửa giao lưu kinh tế, văn hoá cũng như nhiều lĩnh vực liên quan khác.
Song trên thực tế, trong quá trình học tập, làm việc cũng như kinh doanh với các công ty nước ngoài, chúng ta đang gặp phải không ít những khó khăn trong việc soạn thảo thư giao dịch tiếng Anh thương mại (business correspondence). Và điều đó có nguyờn do từ việc cỏc sinh viờn tốt nghiệp khối các Khoa cũng như các Trường kinh tế chưa được trang bị hành trang kiến thức cơ bản và những thao tác cơ bản để có thể viết một bức thư giao dịch một cách thực sự có hiệu quả. Các giáo trình dạy tiếng Anh thương mại hiện nay chỉ mới cung cấp cho người dạy và người học những mẫu câu và những tương đương đại thể giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Theo chúng tôi, chừng đó, có thể nói là hoàn toàn chưa đủ để giúp cho người học có thể vận dụng và hiện thực hóa chúng trong việc soạn thảo ra những bức thư giao dịch có hiệu quả kinh doanh cao nhất.
208 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3569 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát kiểu câu, ngôi xưng hô, tình thái trong thư từ giao dịch tiếng Anh thương mại trên dữ liệu tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nhờ tiến trình cải tổ kinh tế, chính sách mở cửa và đường lối phát triển kinh tế theo hướng đa phương hóa, tăng cường mọi biện pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thiết lập và mở rộng mối quan hệ với các nước trên thế giới về kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ, giáo dục....Trong quá trình đó, việc giao lưu và hợp tác thương mại có thể được coi là điểm nổi bật, đặc biệt sau nhiều năm đàm phán thương mại, Việt Nam chúng ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thuơng mại thế giới (WTO). Điều đó cho thấy nền kinh tế của chúng ta đang từng ngày thay đổi, dần hoàn thiện để có thể hoà mình, hội nhập vào xu thế toàn cầu húa, khu vực húa trong lĩnh vực kinh tế. Trước bối cảnh đó, nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học ngoại ngữ nói chung và ngoại ngữ chuyên ngành nói riêng đó trở thành một đũi hỏi thực tế và cấp bỏch của xó hội. Việc học và sử dụng tiếng Anh ngày càng trở nên cấp thiết. Vị thế của tiếng Anh ngày càng được nâng cao vì đây chính là ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu, là chiếc chìa khoá dẫn đến thành công, giúp mở ra cánh cửa giao lưu kinh tế, văn hoá cũng như nhiều lĩnh vực liên quan khác.
Song trên thực tế, trong quá trình học tập, làm việc cũng như kinh doanh với các công ty nước ngoài, chúng ta đang gặp phải không ít những khó khăn trong việc soạn thảo thư giao dịch tiếng Anh thương mại (business correspondence). Và điều đó có nguyờn do từ việc cỏc sinh viờn tốt nghiệp khối các Khoa cũng như các Trường kinh tế chưa được trang bị hành trang kiến thức cơ bản và những thao tác cơ bản để có thể viết một bức thư giao dịch một cách thực sự có hiệu quả. Các giáo trình dạy tiếng Anh thương mại hiện nay chỉ mới cung cấp cho người dạy và người học những mẫu câu và những tương đương đại thể giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Theo chúng tôi, chừng đó, có thể nói là hoàn toàn chưa đủ để giúp cho người học có thể vận dụng và hiện thực hóa chúng trong việc soạn thảo ra những bức thư giao dịch có hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Số sinh viên ra trường thực sự có khả năng viết và hiểu về phong cách thư từ giao dịch tiÕng Anh th¬ng m¹i nãi chung cßn rÊt h¹n chÕ. Những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình soạn thảo thư từ giao dịch tiếng Anh thương mại chính là việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ và điều này đã gây ra không ít những rắc rối. Việc nhận thức được cách thức viết thư hiệu quả có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thế giới kinh doanh, đối với sinh viên sắp tốt nghiệp, các giảng viên khối các trường kinh tế nói chung và đặc biệt nói riêng đối với Trường Đại học Ngoại thương. Đó chính là lý do để chúng tôi chọn đề tài: “Khảo sát kiểu câu, ngôi xưng hô, tình thái trong thư từ giao dịch tiếng Anh Thương mại trên dữ liệu tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn của mình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tên gọi của đề tài mà chúng tôi sẽ nghiên cứu : “Khảo sát kiểu câu, ngôi xưng hô, tình thái trong thư từ giao dịch tiếng Anh Thương mại trên dữ liệu tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt” đã thể hiện một cách hết sức khái quát đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn. Như có thể thấy qua tên gọi, chúng tôi muốn tiến hành khảo sát, nghiên cứu ba phương diện ngôn ngữ quan trọng dẫn đến thành công của một bức thư giao dịch đó là kiểu câu, ngôi xưng hô và tình thái trong tiếng Anh và đối chiếu với tiếng Việt.
Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát nhiều loại thư khác nhau với tổng số là 250 bức thư và được chia thành 5 nhóm:
+ Nhóm 1: do người bản ngữ viết bằng tiếng Anh (English native speakers)
+ Nhóm 2: do người nước ngoài (không phải bản ngữ như: Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc...) viết bằng tiếng Anh
+ Nhóm 3: do người Việt nam làm việc tại doanh nghiệp trong nước viết bằng tiếng Anh gửi cho các đối tác nước ngoài của các doanh nghiệp trong và ngoài nước
+ Nhóm 4: do sinh viên năm cuối trường Đại học Ngoại thương Hà Nội viết bằng tiếng Anh
+ Nhóm 5: do người Việt nam viết bằng tiếng Việt để giao dịch giữa các doanh nghiệp trong nước.
Dựa trên những kết quả khảo sát, các con số thống kê và những biện luận cụ thể, chúng tôi muốn làm rõ những loại nào được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất và sử dụng loại nào thì có thể đem lại hiệu quả trong giao dịch kinh doanh. Một điều không thể không nhắc đến là trên cơ sở đó, có thể tìm ra những nét tương đồng và khác biÖt trong th tõ giao dÞch gi÷a hai ng«n ng÷. Những kết quả nghiên cứu như vậy sẽ đưa đến những gợi mở, giúp cho việc học, việc dạy cũng như việc soạn thảo những bức thư có tính thực tế trong quá trình làm việc với các đối tác nước ngoài với hiệu quả cao nhất có thể.
Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu và xác lập cơ sở lý luận cho các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài: như kiểu câu, ngôi nhân xưng, tình thái, hành vi ngôn ngữ, nguyên tắc lịch sự.
- Xác lập danh sách tương đối các kiểu câu, ngôi nhân xưng, các từ và động từ biểu đạt tình thái được sử dụng trong các thư từ giao dịch thương mại .
- Trên cơ sở phân tích, nêu các ví dụ minh hoạ về các kiểu câu, cách sử dụng các đại từ nhân xưng, cơ chế hoạt động của các từ biểu thị tình thái trong thư từ giao dịch TATM chúng tôi sẽ đối chiếu, so sánh với tiếng Việt để tìm ra những nét tương đồng, khác biệt trong thư từ giao dịch giữa hai ngôn ngữ.
- Vạch ra một số chiến lược để viết thư có tính hiệu quả cao.
- Xác định những khó khăn mà người Việt thường gặp trong quá trình soạn thảo thư TATM và định hướng cách giải quyết phù hợp.
- Đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc giảng dạy chuyên đề thư tín thương mại cho sinh viên năm cuối tại Trường Đại học Ngoại thương.
Phương pháp nghiên cứu và tư liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu.
Trong luận văn này, để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi sử dụng nhiều thủ pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó đặc biệt quan trọng là các thủ pháp:
- Thống kê phân loại: Đề tài đã sử dụng thủ pháp thống kê để thu thập các bức thư giao dịch gồm các loại thư cơ bản khác nhau như thư chào hàng, hỏi hàng, đặt hàng, khiếu nại..., sau đó xử lí chúng theo các phương diện như tần xuất sử dụng của các kiểu câu, các cách xưng hô và các phương tiện thể hiện tình thái.
- Mô tả phân tích: Chúng tôi sử dụng thủ pháp mô tả và phân tích định tính để mô tả và phân tích đặc điểm của từng kiểu câu, các cách xưng hô và các phương tiện thể hiện tình thái trong các bức thư được khảo sát.
- So sánh: Chúng tôi sử dụng thủ pháp so sánh để nêu lên thực trạng sử dụng ngôn ngữ có liên quan đến ba phương tiện ngôn ngữ quan trọng đã nêu trên. Đồng thời chúng tôi vận dụng thủ pháp này trong việc trình bày các hệ thống quan niệm của các tác giả về các vấn đề có liên quan.
4.2 Nguồn tư liệu
Trong công trình này, để tiến hành khảo sát, tư liệu thực tiễn là rất quan trọng nên chúng tôi đó cố gắng thu thập tư liệu nghiên cứu từ các nguồn sau:
- Các loại thư từ giao dịch TATM của các công ty Việt Nam và nước ngoài viết như: thư chào hàng, thư hỏi hàng, đặt hàng, khiếu nại,... và các loại thư phúc đáp.
- Khảo sát các bức thư về giao dịch TATM do sinh viên năm thứ 4, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế và Khoa tiếng Anh Thương mại Trường Đại học Ngoại thương viết.
- Các mẫu thư của Phòng Thương mại Quốc tế.
Ngoài ra, chúng tôi còn phân tích một số ví dụ tiêu biểu trong các sách giáo khoa tiếng Anh thương mại, các sách ngôn ngữ liên quan đến cơ sở lý thuyết về câu, phát ngôn, ngôi xưng hô, quy chiếu, hành động ngôn từ, chiến lược lịch sự, tình thái và vấn đề liên quan đến đề tài.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôi bao gồm bốn chương:
Phần mở đầu
Phần nội dung chính của luận văn:
Chương I: Cơ sở lý thuyết
Chương II: Kiểu câu trong thư giao dịch TATM đối chiếu với Tiếng Việt
Chương III: Ngôi xưng hô trong thư giao dịch TATM đối chiếu với Tiếng Việt
Chương IV: Tình thái trong thư giao dịch TATM đối chiếu với Tiếng Việt
Phần kết luận
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
I. Vấn đề về câu:
1. Khái niệm câu
Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, câu không phải là đơn vị thuộc ngôn ngữ mà là đơn vị thuộc lời nói, tức câu không phải là một đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ mà là đơn vị được tạo ra trong quá trình sử dụng ngôn ngữ (Cao Xuân Hạo 1991). Trong đời sống hằng ngày, thường thường ai cũng có thể biết được thế nào là một câu, ranh giới của một câu. Nhưng trong ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có được một định nghĩa nhất trí về câu, đặc biệt là rất sự không nhất trí đối với vấn đề xếp câu vào số các đơn vị của lời nói (như ngữ pháp chức năng) hay số các đơn vị ngôn ngữ (cùng với âm vị, hình vị, từ... như quan điểm của ngữ pháp truyền thống). Trong luận văn này, chúng tôi xin dẫn ra một vài định nghĩa về câu của một số nhà nghiên cứu:
- Viện sĩ V.V. Vi-nô-gra-đốp: “ Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành về mặt ngữ pháp theo các quy luật của một ngôn ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng nhất để cấu tạo, biểu thị và truyền đạt tư tưởng. Trong câu, không phải chỉ có sự truyền đạt về hiện thực, mà còn có cả mối quan hệ của người nói với hiện thực” [51; 140]. Theo quan niệm này, rõ ràng câu không phải là đơn vị có sẵn của ngôn ngữ. Nó là những tổ hợp được hình thành khi con người vận dụng ngôn ngữ để tư duy, giao tiếp hay truyền đạt tư tưởng, tình cảm, cảm giác, ý chí, thái độ. Chính vì thế mà câu phải là một đơn vị hoàn chỉnh. Tính hoàn chỉnh của câu không tách rời khỏi hoàn cảnh ngôn ngữ, và xét một cách sâu xa thì không tách rời quy tắc ngữ pháp của một ngôn ngữ. Việc tạo câu từ các đơn vị của ngôn ngữ phải tuân theo những quy tắc ngữ pháp nhất định.
- Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến: “Câu là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói, hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói; giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất” [37; 285]. Theo quan niệm này, câu cũng không phải là một đơn vị có sẵn của ngôn ngữ mà nó được tạo lập trong quá trình tư duy và giao tiếp,và thể hiện một ý tương đối trọn vẹn, đồng thời thể hiện thái độ, tình cảm của người nói (người viết). Nó là đơn vị nhỏ nhất có chức năng thông báo. Nó có cấu tạo ngữ pháp nhất định và có một ngữ điệu kết thúc.
- Diệp Quang Ban: “Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ” [34; 107]. Định nghĩa này của Diệp Quang Ban cũng gần tương tự như định nghĩa trên. Theo ông, một câu bao giờ cũng phải đảm bảo được ba yếu tố: yếu tố hình thức “là đơn vị nghiên cứu của ngôn ngữ, có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc” và là đơn vị có chức năng thông báo nhỏ nhất; yếu tố nội dung “mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói”; yếu tố chức năng “giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm”
- Nguyễn Minh Thuyết: “Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một tình cảm hoặc một cảm xúc” [41; 266].
Trên đây chúng tôi chỉ mới dẫn ra một số định nghĩa về câu, chưa phải là tất cả. Nhưng chừng ấy định nghĩa cũng giúp ta thấy được những nét bản chất nhất của câu. Chúng ta thấy rằng, mặc dù khái niệm về câu chưa được thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, song chung quy lại có thể đưa ra những đặc điểm về câu như sau:
- Về mặt chức năng: Câu là một đơn vị có khả năng thông báo ( có thể bao gồm thông tin về đối tượng, thông tin sự việc) và truyền đạt tình cảm, cách đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói đến.
- Về cấu tạo: Câu là đơn vị có cấu tạo ngữ pháp tự lập (khi nói có một ngữ điệu kết thúc, khi viết thể hiện bằng dấu câu kết thúc).
Trong số các đơn vị có chức năng thông báo, câu là đơn vị nhỏ nhất. Lấy ví dụ, nếu ta coi một đoạn văn hay cả một bài viết, một chương hay một cuốn sách là những đơn vị thông báo thì đó là những đơn vị còn chia tách được thành nhiều đơn vị thông báo nhỏ hơn, trong khi câu là đơn vị không thể chia nhỏ hơn được nữa.
Trong khuôn khổ một luận văn cao học, chúng tôi thấy không thể và không cần thiết phải đi sâu vào những tranh luận lí thuyết (hiện vẫn chưa ngã ngũ giữa các nhà nghiên cứu) về tư cách của câu trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ hay hệ thống các đơn vị lời nói. Chúng tôi thấy có thể chấp nhận cách hiểu để làm việc trong luận văn này về câu như sau: “Câu là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ, có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm.”
2. Phân loại câu:
Sự phân loại câu trong ngôn ngữ học hiện nay khá phức tạp, dựa vào những tiêu chuẩn rất khác nhau. Hiện nay, người ta thường dựa vào 3 căn cứ sau đây để phân loại câu: phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp, phân loại câu theo mục đích nói, phân loại câu căn cứ vào mối quan hệ với hiện thực,.
(1) Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp cho ta 4 kiểu câu lớn: câu đơn và câu ghép, câu phức và câu đặc biệt.
Ngữ pháp truyền thống lấy kết cấu C-V làm kết cấu cú pháp cơ bản, và sự phân biệt 4 kiểu câu trên đây được diễn giải như sau:
Câu đơn: là câu có một cụm C-V. Ví dụ: Bé ngủ.
Câu ghép: là câu có từ hai cụm C-V trở lên ghép lại với nhau. Ví dụ: Ông ăn chả, bà ăn nem.
Câu phức: là câu đơn có thành phần nào đó được mở rộng bằng cụm C-V. Ví dụ: Người tôi gặp hôm qua là nhà văn.
Câu đặc biệt: là câu không có cụm C-V nào. Ví dụ: Mưa. Ôi!
(2) Phân loại câu theo mục đích nói thì có 4 kiểu câu: câu tường thuật (câu kể), câu nghi vấn (câu hỏi), câu mệnh lệnh (câu cầu khiến), câu cảm thán (câu cảm).
Câu tường thuật thường được dùng để xác nhận, kể lại, mô tả sự vật với các đặc trưng nào đó hoặc một sự kiện với các chi tiết nào đó.
Ví dụ: Đêm nay, gió mát, trăng tròn và sáng hơn đêm qua.
Câu nghi vấn được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích.
Ví dụ: - Bao giờ anh đi?
- Ngày mai.
- Ngày mai à?
Câu mệnh lệnh có mục đích bày tỏ ý muốn bắt buộc hoặc nhờ người nghe thực hiện mệnh lệnh nêu lên trong câu.
Ví dụ: Đóng cửa lại!
Câu cảm thán được dùng khi cần thể hiện trực tiếp, ở một mức độ nhất định, những tình cảm khác nhau hoặc thái độ của người nói.
Ví dụ: Ôi, trời mưa mất rồi!
(3) Phân loại câu căn cứ vào mối quan hệ với hiện thực: Theo sự phân loại này, câu được chia làm hai loại là câu khẳng định và câu phủ định.
Câu khẳng định xác nhận sự có mặt của sự vật, sự kiện…hay đặc trưng của chúng.
Câu phủ định xác nhận sự vắng mặt của sự vật, sự kiện…hay đặc trưng của chúng.
Sự phân loại câu theo cấu tạo, theo mục đích nói và sự phân loại theo câu theo quan hệ với hiện thực trên đây không loại trừ nhau mà có thể bổ sung cho nhau. Ta có thể kết hợp các cách phân loại như vậy để có cùng một lúc, chẳng hạn, câu tường thuật khẳng định, câu tường thuật phủ định, câu đơn tường thuật, câu ghép tường thuật, câu đơn tường thuật khẳng định, câu ghép tường thuật phủ định v.v.
Những cách phân loại câu nói trên góp phần cho thấy bản chất phức tạp, nhiều chiều kích (cấu tạo, công dụng...) của câu. Trong luận văn này, do đòi hỏi của đề tài, chúng tôi tập trung chú ý vào sự phân loại câu dựa theo hai tiêu chí mục đích nói và quan hệ đối với hiện thực. Cụ thể chúng tôi chấp nhận cách phân loại câu thành các tiểu loại như sau:
1. Câu trần thuật (câu tường thuật): là những câu dùng để kể, thuật lại, thông báo về những hiện tượng, những hoạt động, trạng thái, tính chất trong hiện thực khách quan, hoặc để thể hiện những nhận định, đánh giá của người nói về một sự vật, hiện tượng nào đó.
Về mặt hình thức, so với các loại câu khác xét theo mục đích nói, câu trần thuật không chứa đựng những dấu hiệu hình thức riêng trong cấu tạo. Khi nói, ngữ điệu bình thường và hạ thấp dần ở cuối câu. Khi viết kết thúc bằng dấu chấm.
Ví dụ: Đêm nay, gió mát, trang tròn và sáng hơn đêm qua.
Câu trần thuật lại được chúng tôi xem xét ở hai tiểu loại: trần thuật khẳng định và trần thuật phủ định.
- Câu trần thuật khẳng định: là câu xác nhận hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ…của một đối tượng nào đó. Đây là loại câu thường không chứa các từ phủ định (không, chưa, chẳng…). Tuy nhiên trong một số trường hợp, câu khẳng định có thể chứa các từ không, chưa, chẳng nhưng dưới hình thức “phủ định của phủ định” (khẳng định ở mức độ cao hơn)
Ví dụ: Anh ấy không thể không đến = Anh ấy chắc chắn sẽ đến.
- Câu trần thuật phủ định: là câu có chứa những từ ngữ phủ định, nhằm xác nhận sự vắng mặt (không có) của sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ…được nêu trong câu.
Ví dụ: Mai mình không về quê.
2. Câu nghi vấn: là câu nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi mà người nói muốn người nghe trả lời, hoặc giải thích cho rõ thêm về đối tượng hay đặc trưng của đối tượng.
Khác với câu tường thuật, mục đích của câu nghi vấn là để hỏi và yêu cầu người nghe trả lời. Ngữ điệu của câu nghi vấn thường là sự lên giọng ở cuối câu. Về mặt cấu tạo, câu nghi vấn khi viết thường được kết thúc bằng dấu hỏi (?)
Khi biểu hiện những điều nghi vấn, ngoài ngữ điệu, người nói, người viết thường sử dụng những công cụ hỗ trợ đắc lực, có tác dụng đánh dấu câu nghi vấn, đó là các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, thế nào, bao giờ…; các từ tình thái cuối câu: à, nhỉ, nhé, hả, hở…; các phụ từ thay cho từ để hỏi: có…(hay) không? Có phải…(hay) không? Đã…(hay) chưa?
Ví dụ: Ai có kinh nghiệm về vấn đề này?
Chị đi họp à?
Anh có đi công tác hôm nay không?
Ngày mai?
Tuy nhiên, như lý thuyết hành động ngôn từ (the Theory of speech acts) đã chỉ ra, xét về bản chất, câu nghi vấn ngoài giá trị hỏi (với mục đích yêu cầu thông tin) là giá trị ngôn trung trực tiếp của nó, còn có thể có những giá trị ngôn trung phái sinh khác như: cầu khiến, khẳng định, phủ định, cảm thán, ngờ vực…Trong nhiều trường hợp giá trị ngôn trung phái sinh lại là công dụng và mục đích duy nhất của câu nói, còn tính chất nghi vấn chỉ đóng vai trò là hình thức thuần túy:
Ví dụ: Mày có câm mồm đi không?
Đây là một trường hợp của câu nghi vấn lựa chọn “có/ không”. Nó có hình thức của câu nghi vấn nhưng lại mang ý nghĩa đích thực (ngôn trung) là một mệnh lệnh.
Như vậy, câu nghi vấn không chỉ thực hiện giá trị ngôn trung điển hình (về khái niệm này, xin xem Chương 8 cuốn “Ngữ nghĩa học dẫn luận” của Lyons, bản dịch của Nguyễn Văn Hiệp) của nó là yêu cầu thông tin về “điều chưa biết” mà còn thể hiện các giá trị ngôn trung phái sinh khác. Trong hoạt động giao tiếp câu nghi vấn còn có khả năng đảm nhiệm việc thể hiện cả hai giá trị khẳng định và phủ định. Khi đó ta có 2 loại câu: câu nghi vấn phủ định và câu nghi vấn khẳng định.
- Câu nghi vấn có giá trị phủ định: đó là những câu có phương thức biểu thị của câu nghi vấn nhưng thực chất lại nhằm phủ định lại một ý kiến nào đó.
Ví dụ: Cơm cứng thế này thì ai ăn được?
Đây là loại câu hỏi không lựa chọn với đại từ nghi vấn “ai”. Nhưng mục đích của người nói không phải hỏi để tìm hiểu “ai” là nhân vật nào mà là để phủ định rằng: “chẳng ai ăn được cơm này”. Nghĩa là câu hỏi trên đã mang ý nghĩa hàm ẩn phủ định.
- Câu nghi vấn có giá trị khẳng định: đó là những câu có phương thức biểu thị của câu nghi vấn nhưng thực chất là nhằm mục đích khẳng định một nội dung nào đó. Nội dung đó có thể người nói đã biết nhưng vẫn hỏi để nhằm nhấn mạnh ý khẳng định của mình đối với người đối thoại. Các câu nghi vấn loại này thường đi kèm với “