Tiểu luận Thống kê, kiểm kê và đánh giá tình hình biến động đất đai của phường Nam Hà -Thành Phố - Hà Tĩnh

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng. Đất đai là tài nguyên giới hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian không thể di dời theo ý muốn chủ quan của con người, là không gian dự trư nước vô tận, là môi trường đệm có chức năng thu và gạn lọc làm thay đổi hình thái các chất. Đất đai là tư liệu sản xuất không gì có thể thay thế được, các tư liệu sản xuất khác có thể thay đổi mới mà nó chỉ ảnh hưởng đến vật chất mà thôi, nhưng đối với đất đai hư hỏng và ô nhiểm thì khó có thể tìm lại được. Việc quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới và nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu. Ở nước ta vấn đề sở dụng đất có hiệu quả và bão vệ đất đai càng trở nên cấp thiết do dân số phát triển nhanh bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và ngày càng bị thu hẹp. Đất đai là điều kiện vật chất nơi sinh tồn của con người. Vì vậy đất đai cần phải được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, đầy đủ, sử dụng triệt để mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trước nhu cầu cấp bách về quản lý sử dụng đất một cách hợp lý đầy đủ và có hiệu quả cao tránh tình trạng quản lý một cách lỏng lẽo không hiệu quả dẩn đến đất đai bị thoái hóa, biến chất. Nhận thấy được yêu cầu cấp bách đó. Nhà nước ta đã không ngường ban hành bổ sung hoàn chỉnh luật đất đai từ năm 1987 đến luật đất đai 2003 cùng các văn bản của Bộ TN&M. Mới đây, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành Thông Tư số 28/2004/TT- BTNMT về việc hướng dẩn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Công tác thống kê kiểm kê đánh giá tình hình biến động đất đai là một yêu cầu đặc biệt quan trọng. Nhằm đề xuất việc điều chỉnh chính sách pháp luật, quy hoạch về đất đai. Công bố số liệu về đất đai trong niêm giám thống kê quốc gia, phục vụ cho nhu cầu sử dụng dữ liệu về đất đai trong quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và nhu cầu khác của cộng đồng. Số liệu thống kê, kiểm kê nó còn có vai trò quan trọng đó là cơ sở định hướng giãi quyết các vấn đề về đất đai, căn cứ cho việc sử dụng đất và phục vụ cho việc năm chắc được quỹ đất nhằm phân bố cho việc sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong giai đoạn công nhgiệp hoá hiên đại hoá đất nước.

doc22 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 13047 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thống kê, kiểm kê và đánh giá tình hình biến động đất đai của phường Nam Hà -Thành Phố - Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Thống kê, kiểm kê và đánh giá tình hình biến động đất đai của phường Nam hà -Thành Phố -Hà Tĩnh PHẦN I: MỞ ĐẦU I.1ĐẶT VẤN ĐỀ. Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng. Đất đai là tài nguyên giới hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian không thể di dời theo ý muốn chủ quan của con người, là không gian dự trư nước vô tận, là môi trường đệm có chức năng thu và gạn lọc làm thay đổi hình thái các chất. Đất đai là tư liệu sản xuất không gì có thể thay thế được, các tư liệu sản xuất khác có thể thay đổi mới mà nó chỉ ảnh hưởng đến vật chất mà thôi, nhưng đối với đất đai hư hỏng và ô nhiểm thì khó có thể tìm lại được. Việc quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới và nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu. Ở nước ta vấn đề sở dụng đất có hiệu quả và bão vệ đất đai càng trở nên cấp thiết do dân số phát triển nhanh bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và ngày càng bị thu hẹp. Đất đai là điều kiện vật chất nơi sinh tồn của con người. Vì vậy đất đai cần phải được sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, đầy đủ, sử dụng triệt để mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trước nhu cầu cấp bách về quản lý sử dụng đất một cách hợp lý đầy đủ và có hiệu quả cao tránh tình trạng quản lý một cách lỏng lẽo không hiệu quả dẩn đến đất đai bị thoái hóa, biến chất. Nhận thấy được yêu cầu cấp bách đó. Nhà nước ta đã không ngường ban hành bổ sung hoàn chỉnh luật đất đai từ năm 1987 đến luật đất đai 2003 cùng các văn bản của Bộ TN&M. Mới đây, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành Thông Tư số 28/2004/TT- BTNMT về việc hướng dẩn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Công tác thống kê kiểm kê đánh giá tình hình biến động đất đai là một yêu cầu đặc biệt quan trọng. Nhằm đề xuất việc điều chỉnh chính sách pháp luật, quy hoạch về đất đai. Công bố số liệu về đất đai trong niêm giám thống kê quốc gia, phục vụ cho nhu cầu sử dụng dữ liệu về đất đai trong quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo và nhu cầu khác của cộng đồng. Số liệu thống kê, kiểm kê nó còn có vai trò quan trọng đó là cơ sở định hướng giãi quyết các vấn đề về đất đai, căn cứ cho việc sử dụng đất và phục vụ cho việc năm chắc được quỹ đất nhằm phân bố cho việc sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong giai đoạn công nhgiệp hoá hiên đại hoá đất nước. Để thực hiện yêu cầu thực tiển của địa phương cũng như nhiệm vụ được giao. Nên công tác “thống kê, kiểm kê và đánh giá tình hình biến động đất đai tại phường Nam Hà– Thành Phố - Hà Tĩnh” là một yêu cầu quan trọng. Nhằm sà soát lại diện tích của từng loại đất của từng đối tượng sử dụng và năm chắc được tình hình tăng giảm của từng loại đất của địa phương .Để phục vụ cho việc quản lý đất đai ở địa phương đạt hiệu quả cao và đúng pháp luật củng như nhằm phục vụ tốt cho việc học tập và hoàn thành khoá học nên tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thống kê, kiểm kê và đánh giá tình hình biến động đất đai của phường Nam hà -Thành Phố -Hà Tĩnh. I.2 Mục đích yêu cầu I.2.1 Mục đích Với sự chuyển hướng nền kinh tế thị trường có sự đầu tư của nhà nước và nhất là sự ra đời của luật đất đai 2013 có những thay đổi lớn trong quan hệ đất đai và yêu cầu cấp thiết để tăng cường công tác ở 2 mức độ vi mô và vĩ mô. Trong tình hình đó cùng với những thay đổi nhằm tăng cường và kiện toàn được nghành địa chính, đo đạc đất đai, lâp BDĐC … ở tất cả các cấp đang được đảy mạnh. vì vậy, công tác TK, KKĐĐ và xây dựng BĐHTSDĐ năm 2013 được triển khai nhằm mục đích : + Giúp UBND nắm chắc tình hình sử dụng đất ở địa phương, trên cơ sở hiệu chỉnh các số liệu, tài liệu bản đồ hiện có tại thời điểm năm 2012 + Đánh giá tình hình sử dụng quỷ đất, thông qua việc so sánh, phân tích ơ cấu sử dụng đất tai thời điểm kiểm kê 2010, xác định nguyên nhân làm biến độn quỷ đât. + Phục vụ công tác quy hoạch – kế hoạch sử dung đất nói riêng và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nói chung,trên cơ sở đề xuất các cơ sở quản lý và sử dụng đất co hiệu quả tôt và bảo vệ tài nguyên môi trường. + Làm cơ sở phục vụ cho công tác QHSDĐ, lâp KHSDĐ và kiểm tra việc thực hiện QHKHSDĐ hằng năm, lập KHSDĐ đền năm 2015. I.2.2 Yêu cầu Trên cơ sở xem xét các ưu nhược điểm các lần kiểm tra trước xây dựng BĐHTSDĐ năm 2013 cần đáp ứng những yêu cầu sau: + Thống kê toàn bộ quỷ đất theo mục đích sử dụng đối tương quản lý để nắm chắc quỷ đất ở địa phương. + Phân tích đánh giá tình hình biến động diện tích theo mục đích sử dụng đât. + Đánh giá công tác kiểm kê và xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ trên địa bàn phường Nam Hà TP. Hà Tĩnh + Đáp ứng đồng bộ và hiệu quả cá yêu cầu của công tác cấp bách đang tiến hành quy hoạch sử dụng đất. + Tạo được tiền đề và đưa được công tác này vào nề nếp. I.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài. I.3.1 Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá công tác kiểm kê, thống kê và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Phường Nam Hà- TP. Hà Tĩnh- Tĩnh Hà Tĩnh. I.3.2 Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại đất phân theo mục đích sử dụng, đối tượng quản lý và quy trình kiêm kê trên địa bàn Phường Nam Hà – TP. Hà tĩnh – Tĩnh Hà Tĩnh. I.4 Tổ chức thực hiện. Lực lượng tham gia kiểm kê: Đánh giá được công tác kiểm kê thống kê và xây dưng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2013. Thành lâp ban chỉ đạo kiểm kê như sau: Cán bộ đia chính Phường: 2 người P.Chủ Tịch UBND Phường: 1 người Sinh viên thực tập: 1 người. Công tác nội nghiệp lần 1: Từ ngày 01/01/2013 đến ngày 20/01/2013 tiến hành thu thập và biện hội tài liệu, bản đồ có liên quan. Kiểm tra ranh giới hành chính giữa các khối phố, tổ dân phố, đối soát từ tài liệu kiểm kê chuyển sang bản đồ, khoanh định chính thức các loại đất theo kí hiệu mới và tính diện tích. Công tác ngoại nghiệp: từ ngày 21/01/2013 đến ngày 15/02/2013. Tiến hành đối soát ngoại thực địa, dựa vào BĐĐC, sổ dã ngoại và các bảng biểu lọc ra ở bước nội nghiệp. Đối soát từng thửa đất, bấm vào mốc địa vật tên cầu để tránh bỏ sót trên BĐĐC. Đối soát và chỉnh lý trên BĐĐC những thửa có biến động về mục đích sử dụng cũng như đối tượng sử dụng. Công tác nội nghiệp lần 2: từ ngày 16/02/2013 đến ngày 10/03/2013. Cộng sổ mục kê, tổng hợp diện tích và được kết quả từ biểu trung gian sang hệ thống bảng biểu chính thức, hoàn chỉnh bảng biểu KK và viết báo cáo thuyết minh. I.5. Ý nghĩa của đề tài. Nắm chắc quỹ đất của địa phương để đưa vào khai thác và sử dụng đất đúng quy định của pháp luật. Thông kê đầy đủ và phân tích đánh giá tình hình hiện trạng sử dụng đất ở địa bàn phường Nam Hà. Làm cơ sở phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất và kiểm tra thực hiện kế hoạch và quy hoạch hằng năm. Thiết lập cơ sở dữ liệu đất đai của đơn vị hành chính làm tài liệu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai và tài liệu tham khảo có giá trị cho nhiều ngành và lĩnh vực. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU II.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu. II.1.1. Điều kiện tự nhiên. Vị trí địa lý: Nam Hà là phường trung tậm cuả thành phố Hà Tĩnh với diện tích 109,46 ha. - Phía Bắc giáp phường Bắc Hà - Phía Nam giáp phường Văn Yên - Phía Đồng giáp phường Tân Giang - Phía Tây giáp phường Hà Huy Tập Địa hình, địa mạo. Vị trí thuộc phường Nam Hà- thành phố Hà tĩnh- tỉnh Hà Tĩnh. Khu vực xây dựng thuộc trung tâm hành chính phường Nam Hà có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc thoải dần về phía sông Cụt, có độ dốc 0,02%. Cao độ tự nhiên từ 1.5m đến 1.9m. Khu vực cao thuộc phía Tây, thấp dần ra sông Cụt. Phạm vi khu đất là vùng đất sản xuất nông nghiệp. Địa hình, địa mạo ở đây là vùng trũng, đất đai chủ yếu là đất sét pha. Khí hậu - thủy văn. Khí hậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa hè có gió tây nam khô nóng (từ tháng 4 đến tháng 8), mùa đông có gió đông bắc lạnh ẩm (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). - Nhiệt độ không khí: + Nhiệt độ trung bình hàng năm: 24.80 0C + Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 26.50 0C. + Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 23.30 0C. - Độ ẩm không khí + Độ ẩm tương đối bình quân năm: 80% - Nắng: + Số giờ nắng trung bình tháng mùa đông: 94giờ/tháng. + Số giờ nắng trung bình tháng mùa hè: 178giờ/tháng. - Mưa: TP Hà Tĩnh thuộc vùng mưa nhiều và cường độ lớn. + Lượng mưa trung bình năm: 2661.0mm. + Chế độ gió: Từ tháng 1 năm trước đến tháng 3 năm sau hướng gió thịnh hành là Tây và Bắc. Đặc điểm địa chất thuỷ văn : +Địa chất khu vực ổn định mang đặc điểm chung của địa chất của thành phố Hà Tĩnh. Thành phố Hà Tĩnh nằm trong vùng đồng bằng cửa sông lớn do nước lũ tạo thành, nguồn nước ngầm chủ yếu nằm ở vùng bồi tích phù sa của sông. Qua đánh giá sơ bộ cho thấy mực nước ngầm xuất hiện trong khoảng 0,4 - 1,0m, sâu dưới 12m thường bị nhiễm mặn. Tài nguyên nhân văn. Phường Nam hà là phường Trung tâm thành phố Hà Tĩnh, cú 1732 hộ, Là địa phương có truyền thống hiếu học, hàng năm số học sinh nằm trong đội tuyển dự thi học sinh giỏi tĩnh và quốc gia cao, tỷ lệ học sinh đậu vào các trường đại hoc, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ngày càng nhiều. Cảnh quan môi trường. Phường Nam Hà có môi trường trong lành các vùng dân cư sống tập trung, có địa hình bằng phẳng, điều kiện thoát nước tốt, hệ thống cây xanh nhiều, đẹp, mát mẽ trên địa bàn phường đuơcj xây dựng các công viên Trung tâm, hồ Điều hòa Bồng Sơn, Hồ Bảy mẫu ...đã tạo được cảnh quan cũng như điều hòa khí hậu cho cả thành phố. Tuy nhiên trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa ngày càng tăng cho nên làm thay đổi cảnh quan môi trường của khu vực. II.1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI. Đặc điểm dõn số, lao động việc làm. * Dân số của phường đến tháng 12 năm 2010 là 7.950 người. + Tổng số hộ là 1.732 hộ, được bố trí trên 10 tổ dân phố. Tỉ lệ phát triển dân số là 0,60%. + Số người trong độ tuổi lao động 3.196, số lao động nam là 1.330 số lao động nữ 1763 + Số hộ làm nông nghiệp 31 hộ. + Thương mại dịch vụ 430 hộ. *Thu nhập bình quân đầu người trong 3 năm qua. + Năm 2010 là 9.373.000 triệu đồng/ người / năm. + Năm 2011 là 11.613.000 triệu đồng/ người/ năm. + Năm 2012 là 12.232.000 triệu đồng/ người/năm. *Tình hình phát triển kinh tế - xã hội. - Chăn nuôi. + Tổng đàn lợn hiện có 100 con. Trong đó: Lợn nái 43 con. Sản lượng bán ra trong năm: Lợn thịt 07 tấn; + Tổng đàn gia cầm hiện có: 1.000 con. - Ngành nghề thương mại dịch vụ. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lĩnh vực thương mại trên địa bàn phường phát triển mạnh mẽ: Năm 2012 có 430 hộ kinh doanh có mức tthu nhập trên 80 triệu đồng năm; Số lượng người lao động tham gia mộc dân dụng, cơ khí và bán hành tạp hóa, quán nhậu, phòng trọ. - Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. + Giao thông: có đường quốc lộ 1A. + Thủy lợi: Hệ thống kênh mương đang được xây dựng, hoàn thiện hành năm, hoàn thành xây dựng tuyến mương ADB từ khác sạn BMC đến đường Phan Đình Giót. Các công trình đang thực hiện: Trung tâm hành chính phường, tổng mức dự toán đầu tư là gần 20.000.000.000 + Giáo dục: Hệ thống các trường từ bậc mầm non đến trung học cơ sở. được chuẩn hóa hàng năm. Trong đó trường Mầm non I đang xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2. + Y tế: phường có một trạm y tế với 5 phòng khám, có 10 giường bệnh, đội ngũ cán bộ y được trang bị đầy đủ. + Thể dục – thể thao: trên địa bàn phường có 02 sân vận động với diện tích gần 2.000 m2. NGoài ra có sân vận đồng và nhà thi đấu của Sở TDTT nằm trên địa bàn phường. II.2. Tìm hiểu vè công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính. Hồ sơ địa chính là một hệ thống các tài liệu cần thiết phải thiết lập trong quá trình thực hiện các nội dung, nhiệm vụ quản lý đất đai, nhằm để thể hiện được đầy đủ các thông tin theo yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở kỹ thuật pháp lý để nhà nước nắm chắc quỹ đất, quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất theo pháp luật đảm bảo về quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất. Hồ sơ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn và được lập thành ba bộ lưu tại xã, huyện, tĩnh. Riêng bản đồ địa chính ngoài bản đồ gốc có bốn bộ, trong đó Tổng Cục Địa Chính( Bộ Tài Nguyên & Môi Trường) giữ 1 bộ. Hồ sơ địa chính gồm có: bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ đại chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai, bản đồ đại chính biểu thị tất cả các thửa đất ngoài thực địa, sổ mục kê được ghi chép số liệu về các thửa đất của từng tờ bản đồ, sổ địa chính ghi tên chủ sử dụng đất đã được cấp giấy CNQSDĐ. II.3. Sơ lược về công tác kiểm kê vầ xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. II.3.1 Công tác kiểm kê ở Việt Nam từ trước đến nay. Đất đai luôn có sự biến động về mục đích sử dụng, đối tượng sử dụng về hình thể, địa giới hành chính… chính vì vậy việc quản lý chặt quỹ đất là hết sức cần thiết nhằm tránh những hiện tượng tiêu cực trong quan hệ đất đai. Thời kì trước năm 1975. Trước đây việc thông kê đất đai nhằm phục vụ cho kế hoạch 5 năm, chỉ tập trung thống kê đất nông nghiệp nhưng chỉ sơ lược và chưa thống kê theo quyền sở hữu của các thành phần kinh tế. Thời kì từ năm 1975 tới năm 1993. Theo quyết định 169/CP ngày 24/06/1977 của Hội Đồng Chính Phủ cả nước thực hiện điều tra, thống kê về tình hình cơ bản trong cả nước. Theo chỉ thị 299/TTG ngày 10/11/1980 về công tác đo đạc phân hạng trong công tác thống kê ruộng đất trong cả nước. Và để hướng dẫn cho các địa phương thực hiện, Tổng Cục đã ra quyết định 56/ĐKTK ngày 04/11/1981 ban hành quy định về thủ tục đăng ký thống kê đất đai trong cả nước và hệ thống biểu mẫu, sổ sách. Ngoài ra còn có nhiều quyết định về việc kiểm kê như: Quyết định 237/QĐ/LB ngày 3/8/1989 của Liên Tổng Cục Quản Lý Ruộng Đất, quyết định 144/Q Đ/ĐC ngày 14/06/1990 của Tổng Cục Ruộng Đất. Thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2004. Từ khi có luật đất dai năm 1993 việc thống kê kiểm kê đất đai theo định kỳ hằng năm và 5 năm được tiến hành từ trung ương đên địa phương. Các kỳ điều tra kiểm kê chi tiết đến các loại đất và các thành phần kinh tế. Ngày 18/08/1999 chỉ thị số 24/1999/CT_TTg của thủ tướng chính phủ về tổng kiểm kê đất đai năm 2000. Kiểm kê đất đai năm 2005. Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật đất đai vào ngày 26/11/2003. Để hướng dẫn thực hiện kiểm kê theo Luật đất đai mới Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành thông tư 28/2004/TT-TBTNM của Bộ TN&MT. II.3.2. Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ trước đến nay. Bản đồ HTSDĐ là tài liệu quan trọng cần thiết, không chỉ cho công tác QLĐĐ mà còn rất cần thiết cho nhiều ngành, đặc biệt là những ngành như: nông lâm, thuỷ lợi, điện lực… Đối với nhiều tổ chức và đơn vị kinh tế, đối với nhiều cấp lãnh thổ hành chính như: xã, huyện, tĩnh. Thực tế cho thấy từ trước đến nay khi có nhu cầu về BĐHTSDĐ các tổ chức và các ngành nêu trên đều đã tự xây dựng BĐHTSDĐ phần lớn nhằm phục vụ cho việc quản lý trong xây dựng đất và hoạch định sử dụng đất. Các cấp hành chính khi lập quy hoạch tổng thể kinh tễ xã hội đều đã tự lập BĐHTSDĐ. Các cấp huyện khi lập quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội từ năm 1986 đến 1990 hoặc 1986 đến 1995 đều đã lập bản đồ HTSDĐ 1985. Các tỉnh khi lập phương án phân vùng nông lâm nghiệp đều đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của tỉnh(1976-1978) và BĐHTSDĐ năm 1995 phục vụ cho công tác quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất của tĩnh trong giai đoạn 1986-2000. Gần đây các xã khi lập QH-KHSDĐ đều phải lập bản đồ HTSDĐ. Với cách lập bản đồ HTSDĐ như đã nêu trên ngoài ưu điểm đáp ứng nhu cầu của bản đồ HTSDĐ nhằm hoạch định phát triển, cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm đó là: nội dung bản đồ HTSDĐ khác nhau, ký hiệu không thống nhất, bản đồ không mang tính pháp lý, từng đơn vị khi xây dựng bản đồ chỉ chú trọng làm rõ những phần đầu tư, các bản đồ không có thuyết minh kèm theo, số lương đất đai không phù hợp với bản đồ. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất do ngành quản lý ruộng đất xây dựng: Từ năm 1980 đến 1993 ngành QLRĐ đã tổ chức chỉ đạo xây dựng BĐHTSDĐ 3 đợt đó là các năm: 1980,1985, 1990. cả ba đợt này chỉ đề cập đến bản đồ HTSDĐ cấp tỉnh và cả nước(xã, huyện không đề cập đến). Khi Luật đất đai năm 1993 ra đời ngành quản lý ruộng đất đổi tên thành Tổng Cục Địa Chính đã tiến hành xây dựng BĐHTSDĐ năm 1995 trong cả nước. Đợt này đã tiến hành ở các cấp (xã, huyện, tỉnh). Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1980. Năm 1997 Hội Đồng Chính Phủ ra quyết định 169/CP về việc điều tra thống kê tình hình cơ bản đất đai trong cả nước. trong đợt này đã có 31 trong số 44 tỉnh, thành phố xây dựng BĐHTSDĐ năm 1980 có kèm theo tập số liệu thống kê đất đai. Trên cơ sở BĐHTSDĐ của 31 tỉnh, thành phố và BĐHTSDĐ của đợt công tác phân vùng nông nghiệp trước năm 1978 đối với các tỉnh còn thiều như các: bản đồ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, Tổng Cục Quản lý Ruộng Đất đã chủ trì cùng các cơ quan đã xây dựng BĐHTSDĐ các tỷ lệ 1:1000000 có kèm theo thuyết minh và tập số liệu thông kê đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1985. Thực hiện chỉ thị 299/TTg của thủ tướng chính phủ, ngành quản lý ruộng đất trong thời gian 1981 đến 1985 đã tiến hành đo đạc, phân hạng, đăng ký thống kê đất đai trong cả nước. Năm 1985 đã đưa ra số liệu thống kê đất đai hoàn chỉnh tất cả các xã, huyện, tỉnh trong cả nước. Trong đợt này hầu hết các tỉnh đều xây dựng được BĐHTSDĐ của một số vùng. Tổng Cục Quản Lý Ruộng Đất đã xây dựng BĐHTSDĐ cả nước 1998 tỷ lệ 1:1000000 có kèm theo thuyết minh và số liệu thống kê cả nước. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1990. Trong đợt này hầu hết các tỉnh không xây dựng BĐHTSDĐ năm 1990. Do đó BĐHTSDĐ cả nước năm 1990 tỷ lệ 1:1000000 được xây dựng trên cơ sở Landsat-TM chụp năm 1989- 1992. BĐHTSDĐ năm 1989 tỷ lệ 1:1000000 và một số BĐHTSDĐ cuả tỉnh. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1995. Thực hiện Quyết định 275/QĐĐC cả nước tiến hành xây dựng BĐHTSDĐ từ cấp TW tới địa phương và kèm theo các số liệu thống kê theo kiểu mẫu của tổng cục địa chính(QĐ 27/QĐĐC) trên cơ sở BĐHTSDĐ các cấp tiến hành xây dựng BĐHTSDĐ cả nước tỷ lệ 1:1000000 kèm theo thuyết minh và các biểu thống kê diện tích đất đai trong toàn quốc. Nhìn chung BĐHTSDĐ do ngành quản lý ruộng đất hay tổng cục địa chính chỉ đạo và thực hiệc các nội dung, phương pháp,ký hiệu thống nhất phản ánh được đầy đủ các loại đất và có tính pháp lý. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000. Nhìn chung nét đặc trưng cơ bản của BĐHTSDĐ năm 2000 là BĐĐH có thể hiện đường địa giới hành chính theo chỉ thị 354/CT ngày 06/11/1999 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng và quyết định của thủ tướng Chính phủ về điểu chỉnh địa dưới hành chính. Tỷ lệ BĐHTSDĐ năm 2000 là 1:25000 trên cơ sở thu BĐHTSDĐ của tất cả các phường, xã, 1:25000 cấp huyện, can ghép và chuyển vẽ các nội dung HTSDĐ lên tài liệu bản đồ nên được xây dựng BĐĐH tỷ lệ 1:25000 do Tổng Cục Địa Chính phát hành năm 1982. II.4. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Có những phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp bản đồ địa chính. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng ảnh chụp từ máy bay có áp dụng công nghệ ảnh số. Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kì trước. Thành lập BĐHTSDĐ bằng phương pháp bản đồ chuyên ngành. Trong tình hình tài liệu, số liệu thu thập được kết hợp với điều kiện tự nhiên và trang thiết bị sẵn có phường Nam Hà thống nhất thành lập BĐHTSDĐ bằng phương pháp sử dụng bản đồ địa chính. Thành lập BĐHTSDĐ bằng phương pháp sử dụng bản đồ địa chính. Điều tra, thu thập, đánh giá, xử lý tài liệu. Xác định, khoanh vẽ các yếu tố, nội dung hiện trạng sử dụng đất. Trình bày, bố cục nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Thu bản đồ địa
Luận văn liên quan