Luận văn Khảo sát một số bệnh thường gặp trên cá dĩa (symphysodon spp)

Cá dĩa (Symphysodon spp) vốn là loại cá hiếm quý do hình dáng và màu sắc tuyệt đẹp của nó, nên từlâu đã được đa sốnghệnhân nuôi cá kiểng của ta chọn nuôi (Nguyễn Minh, 1998). Cá dĩa không những đẹp mà còn có giá trịkinh tếcao và ngày càng được đông đảo quần chúng yêu thích, chọn nuôi, thịtrường ngày càng mởrộng Bên cạnh những mặt tích cực đó thì việc nuôi cá dĩa cũng gặp không ít khó khăn trởngại, đặc biệt là vềbệnh. Tuy nhiên thông tin vềbệnh trên đối tượng này lại rất ít. Xuất phát từthực tế đó nên đềtài “khảo sát một sốbệnh thường gặp trên cá dĩa được tiến hành”. Đềtài được tiến hành bằng những phương pháp sau: Phỏng vấn trực tiếp hộcó sản xuất hoặc kinh doanh cá dĩa, đểxác định những loại bệnh nào thường gặp trên cá. Thu mẫu tại địa điểm điều tra, ưu tiên mẫu có dấu hiệu bệnh lý. Sau đó đem về phòng thí nghiệm phân tích, đểxác định thành phần giống loài vi khuẩn, ký sinh trùng xuất hiện trên cá. Qua 3 tháng thực hiện đềtài từ23/03- 23/06/2007 đã thu được kết quảsau: Những dấu hiệu bệnh lý thường gặp trên cá dĩa là: nấm, đốm trắng, đen thân, đường ruột, rách vây, lồi mắt, sưng mình. Trong đó bệnh nấm chiếm tỉlệcao nhất (76.9%). Tổng cộng có 6 giống ký sinh trùng được tìm thấy trên cá dĩa, đó là sán 16 móc (Dactylogyrus), sán dây (Bothriocephalus), giun tròn (Capillaria), trùng lông (Chilodonella), trùng mặt trời (Trichodina), Myxobolus. Có 28 chủng vi khuẩn phân lập được từ30 mẫu cá bệnh và 5 mẫu cá khỏe, gồm 12 chủng thuộc giống Vibrio, 8 chủng thuộc giống Aeromonas, 5 chủng thuộc giống Edwardsiella, 2 chủng thuộc giống Acinetobacter, 1 chủng thuộc giống Pseudomonas.

pdf69 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2698 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát một số bệnh thường gặp trên cá dĩa (symphysodon spp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BỘ MÔN SINH HỌC VÀ BỆNH THỦY SẢN HUỲNH THANH TÚ KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ DĨA (Symphysodon spp) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THUỶ SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. BÙI MINH TÂM Ths. ĐOÀN NHẬT PHƯƠNG Ks. CAO TUẤN ANH 2007 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu i LỜI CẢM TẠ Hoàn thành luận văn một cách trọn vẹn, em xin chân thành cám ơn thầy Bùi Minh Tâm, anh Đoàn Nhật Phương, anh Nguyễn Thanh Hiệu, đặc biệt là anh Cao Tuấn Anh đã động viên, chỉ dạy và hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Em cũng xin cám ơn toàn thể quý thầy cô trong khoa thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành đề tài đúng thời hạn. Tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến toàn thể các bạn lớp Bệnh Học Thủy Sản K29, đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong lúc tiến hành phân tích mẫu. Cuối cùng xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình đã quan tâm, động viên và hỗ trợ tôi hoàn thành chương trình học tập. Chân thành cám ơn! Sinh viên Huỳnh Thanh Tú Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ii TÓM TẮT Cá dĩa (Symphysodon spp) vốn là loại cá hiếm quý do hình dáng và màu sắc tuyệt đẹp của nó, nên từ lâu đã được đa số nghệ nhân nuôi cá kiểng của ta chọn nuôi (Nguyễn Minh, 1998). Cá dĩa không những đẹp mà còn có giá trị kinh tế cao và ngày càng được đông đảo quần chúng yêu thích, chọn nuôi, thị trường ngày càng mở rộng… Bên cạnh những mặt tích cực đó thì việc nuôi cá dĩa cũng gặp không ít khó khăn trở ngại, đặc biệt là về bệnh. Tuy nhiên thông tin về bệnh trên đối tượng này lại rất ít. Xuất phát từ thực tế đó nên đề tài “khảo sát một số bệnh thường gặp trên cá dĩa được tiến hành”. Đề tài được tiến hành bằng những phương pháp sau: Phỏng vấn trực tiếp hộ có sản xuất hoặc kinh doanh cá dĩa, để xác định những loại bệnh nào thường gặp trên cá. Thu mẫu tại địa điểm điều tra, ưu tiên mẫu có dấu hiệu bệnh lý. Sau đó đem về phòng thí nghiệm phân tích, để xác định thành phần giống loài vi khuẩn, ký sinh trùng xuất hiện trên cá. Qua 3 tháng thực hiện đề tài từ 23/03- 23/06/2007 đã thu được kết quả sau: Những dấu hiệu bệnh lý thường gặp trên cá dĩa là: nấm, đốm trắng, đen thân, đường ruột, rách vây, lồi mắt, sưng mình. Trong đó bệnh nấm chiếm tỉ lệ cao nhất (76.9%). Tổng cộng có 6 giống ký sinh trùng được tìm thấy trên cá dĩa, đó là sán 16 móc (Dactylogyrus), sán dây (Bothriocephalus), giun tròn (Capillaria), trùng lông (Chilodonella), trùng mặt trời (Trichodina), Myxobolus. Có 28 chủng vi khuẩn phân lập được từ 30 mẫu cá bệnh và 5 mẫu cá khỏe, gồm 12 chủng thuộc giống Vibrio, 8 chủng thuộc giống Aeromonas, 5 chủng thuộc giống Edwardsiella, 2 chủng thuộc giống Acinetobacter, 1 chủng thuộc giống Pseudomonas. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ .......................................................................................................... i TÓM TẮT............................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH SÁCH HÌNH VÀ BẢNG.......................................................................... iv CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................. 3 2.1 Vị trí của cá dĩa trong các hồ cá cảnh trên thế giới và Việt Nam ................. 3 2.2 Lịch sử phát triển và phân bố địa lý.............................................................. 3 2.2.1 Lịch sử phát triển.................................................................................... 3 2.2.2 Phân bố địa lý ......................................................................................... 5 2.3 Đặc điểm phân loại ....................................................................................... 5 2.3.1 Phân loại ................................................................................................. 5 2.3.2 Hình thái chung ...................................................................................... 6 2.4 Đặc điểm sinh học......................................................................................... 6 2.4.1 Môi trường sống ..................................................................................... 6 2.4.2 Dinh dưỡng............................................................................................. 7 2.4.3 Tăng trưởng ............................................................................................ 7 2.4.4 Đặc điểm sinh sản................................................................................... 7 2.5 Một số bệnh thường gặp trên cá cảnh ........................................................... 8 2.6 Các thông tin về bệnh ký sinh trùng và vi khuẩn trên cá dĩa ...................... 11 2.6.1 Các thông tin nước ngoài ..................................................................... 11 2.6.2 Các thông tin trong nước...................................................................... 13 CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 16 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................... 16 3.2 Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 16 3.2.1 Ký sinh trùng ........................................................................................ 16 3.1.2 Vi khuẩn ............................................................................................... 16 3.3 Phương pháp thu và bảo quản mẫu ............................................................. 16 3.4 Phương pháp phân tích ký sinh trùng ......................................................... 17 3.5 Phân tích vi sinh.......................................................................................... 17 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................. 18 4.1 Khảo sát tình hình bệnh trên cá dĩa ở thành phố Cần Thơ.......................... 18 4.1.1 Thông tin chung về các địa điểm được điều tra ................................... 18 4.1.2. Thông tin về kỹ thuật quản lý.............................................................. 18 4.2 Kết quả phân tích ký sinh trùng và vi khuẩn .............................................. 24 4.2.1 Thành phần giống loài ký sinh trùng xuất hiện trên cá dĩa .................. 24 4.2.2 Thành phần giống loài vi khuẩn xuất hiện ........................................... 31 CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 40 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 43 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu iv DANH SÁCH HÌNH VÀ BẢNG Trang Hình 2.1a Cá dĩa xanh.......................................................................................... 6 Hình 2.1b Cá dĩa lam ........................................................................................... 6 Hình 2.1c Cá dĩa đỏ ............................................................................................. 6 Hình 2.1d Cá dĩa nâu ........................................................................................... 6 Hình 4.1 Tỉ lệ xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý trên cá dĩa ................................... 20 Hình 4.2 Tần số xuất hiện các giống ký sinh trùng trong 6 đợt thu .................... 25 Hình 4.3 Capillaria............................................................................................. 28 Hình 4.4 Bothriocephalus ................................................................................... 29 Hình 4.5 Dactylogyrus ...................................................................................................... 31 Hình 4.6 Vây cá bị tưa rách và ăn mòn ............................................................... 34 Hình 4.7 Cá bị lồi mắt.......................................................................................... 35 Bảng 4.1Tỉ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm ký sinh trùng từng đợt thu .. 24 Bảng 4.2 Thành phần giống loài vi khuẩn xuất hiện ........................................... 32 Bảng 4.3 Tỉ lệ xuất hiện các chủng loài vi khuẩn phân lập được........................ 32 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 1 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU Thú chơi cá cảnh đã có lịch sử khoảng 2500 năm. Từ Trung Quốc, nó được truyền sang các nước Đông Nam Á. Cho tới thế kỷ XVII, cá cảnh mới được đưa sang Châu Âu, rồi sang Châu Mỹ… và việc nuôi cá cảnh đã trở thành một thú vui giải trí của nhiều người trên thế giới (Võ Văn Chi, 1993). Ở Việt Nam chúng ta, trước kia việc nuôi cá cảnh chủ yếu dành cho những nhà quyền quý, văn nhân tao nhã thưởng ngoạn. Gần đây, cùng với nền kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, cá cảnh đã thâm nhập rộng rãi vào cuộc sống của người dân bình thường (Võ Văn Chi, 1999). Ngoài thú tiêu khiển tao nhã, thư giản tinh thần sau những giờ làm việc căng thẳng. Kỹ thuật nuôi cá kiểng còn giải quyết công ăn việc làm cho đông đảo quần chúng, mang lại lợi nhuận không nhỏ cho đất nước (Trần Văn Bảo, 2000). Từ việc thưởng ngoạn những loài đã nuôi được, người ta tìm kiếm khắp đó đây những loài cá đẹp hiện có trong thiên nhiên, không chỉ ở Đông Nam Á, mà cả ở các nước nhiệt đới Châu Phi, rồi Nam Mỹ. Nhiều loài cá đã được lựa chọn phù hợp với việc nuôi dưỡng trong gia đình, có cỡ nhỏ, có màu sắc đẹp. Không những chỉ bằng lòng với những cái mà thiên nhiên đã tạo ra, người ta đã nuôi cá trong những điều kiện thích hợp, ứng dụng những kiến thức khoa học trong lai ghép, tạo màu vào việc nuôi cá. Từ đó đã tạo ra được 330 loại cá vàng có hình dáng và màu sắc khác nhau, có tới gần 20 loại cá khổng tước (bảy màu) có kiểu đuôi đa dạng, và đến những cá thần tiên, cá kiếm và cá dĩa có màu sắc đẹp như cầu vồng (Võ Văn Chi, 1993). Trong các loài cá cảnh hiện nay, cá dĩa là loài được rất nhiều người ưa chuộng bởi nhiều lý do như: màu sắc vô cùng rực rỡ, đa dạng với các hoa văn nổi bật, dáng bơi uyển chuyển, nhẹ nhàng, nhanh chóng thân thiện với chủ nuôi, cách nuôi con độc đáo… Chính vì vậy nên cá dĩa được mệnh danh là “vua” của các loài cá cảnh (Nguyễn Minh, 1998). Cá dĩa là loài “khó tính”, chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi và ô nhiễm môi trường nước, đòi hỏi một môi trường sống nghiêm ngặt để có thể sinh trưởng tốt. Vì vậy cá dĩa dễ bệnh hơn các loài cá khác. Ở nước ta cá dĩa tuy không mới mẻ, Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 2 nhưng kiến thức về bệnh trên đối tượng này rất ít, các tài liệu về tác nhân gây bệnh, phòng trị bệnh mang tính khoa học lại càng hiếm hoi. Do đó, để góp thêm thông tin về bệnh trên cá dĩa cũng như làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo nên đề tài: “khảo sát một số bệnh thường gặp trên cá dĩa (Symphysodon spp)” được thực hiện. Mục tiêu đề tài Xác định thành phần giống loài vi khuẩn, ký sinh trùng xuất hiện trên cá dĩa. Nhằm cung cấp thêm thông tin cho những nghiên cứu tiếp theo để tìm ra phương pháp phòng và chữa trị hiệu quả cho cá dĩa. Nội dung nghiên cứu Thu thập thông tin về tình hình kinh doanh và bệnh của cá dĩa trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Xác định thành phần giống, loài vi khuẩn, ký sinh trùng xuất hiện trên cá. Xác định cường độ cảm nhiễm và tỉ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng xuất hiện trên cá. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 3 CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Vị trí của cá dĩa trong các hồ cá cảnh trên thế giới và Việt Nam Thế giới có ba vùng cá cảnh nổi tiếng là Nam Mỹ, Châu Phi, và Đông Nam Á. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, có nguồn cá cảnh phong phú, đa dạng đã được thuần hoá và lai tạo công phu. Ngoài ra còn có sự du nhập một số giống cá từ các nước. Hiện nay thị trường cá cảnh rất lớn, hàng năm trên thế giới việc mua bán cá cảnh trị giá khoảng 7 tỷ USD. Tại thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 100-150 hộ làm nghề nuôi và sản xuất cá cảnh, số lượng sản xuất và tiêu thụ khoảng 15-17 triệu con/năm. Tại các vùng ven thành phố như quận 8, quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, …Xuất khẩu hơn 10 triệu con cá cảnh, đạt kim ngạch khoảng 10 triệu USD, chiếm xấp xỉ 3% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của thành phố. Đến nay thị trường xuất khẩu cá cảnh đã được rải đều khắp các nước như: Pháp, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Canada, Mỹ, Braxin, Nhật Bản, Đài Loan, Úc, ...(Nguyễn Văn Lãng (2003) (trích dẫn bởi Đinh Thị Thu Thuỷ, 2006). Trong các giống cá cảnh nước ngọt, giống cá dĩa chiếm vị trí độc tôn về vẽ đẹp dịu dàng, lộng lẫy, giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 1993). 2.2 Lịch sử phát triển và phân bố địa lý 2.2.1 Lịch sử phát triển Theo Trần Văn Bảo (2000), khoảng 20 năm trước đây, cá dĩa xuất hiện ở Nhật, khi đó chủ yếu là giống thần tiên 7 màu có tên Powder (có nghĩa là bột hay phấn) xuất xứ từ Mỹ, chúng chỉ dài có 3 cm khi nhỏ có màu xanh lợt. Sau đó nhập từ Đông Nam Á loài thần tiên 7 màu, chúng là tiền thân của loài đỏ xanh hoàng gia (red royal blue viết tắt là RRB). Ngày nay, người ta cho rằng các vệt xanh “hoa văn” trên mình cá là do từ một gen di truyền nào đó, điều mà ngày trước ngay cả nhiều nghệ nhân cũng nghĩ là khi lớn lên ắt sẽ có họa tiết và màu sắc như vậy. Ngay từ hồi đó cá dĩa có vân xanh đã hết sức được ưa chuộng. Nhưng do dùng nước không đúng độ phát triển nên cá con chết dần chết mòn. Khi giống Powder và thần tiên 7 màu Đông Nam Á đang phát triển ở Nhật, thì Wattley (Mỹ) tạo được giống “Ngọc xanh 7 màu” đã cho những đặc tính khá ổn định. Từ đó tuy chỉ có một số lượng rất ít cá dĩa của Wattley cùng một số giống cá nhiệt đới khác, cả Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 4 cá biển được nhập vào Nhật Bản và Đông Nam Á nhưng được đón nhận nhiệt tình của nhiều người trong giới bình dân. Cho đến 1980, loài này mới được nhập ồ ạt số lượng lớn. Chúng dài 12 cm đến 15 cm, toàn thân có màu ngọc xanh (ngọc Thổ Nhĩ Kỳ) gây ấn tượng rất mạnh. Khác với Powder và 7 màu nói trên 7 màu ngọc xanh này chính thức “đổ bộ” vào Nhật Bản. Nguyên do khi đó chính Jack Wattley sang thăm Nhật và ông đã khuấy lên một cao trào. Wattley còn trình bày khá tỉ mỉ về sinh thái và môi trường thích hợp cho cá, cách cho đẻ, ấp trứng với các trang thiết bị kỹ thuật, giúp mọi người am hiểu cách thức nuôi dưỡng cá dĩa một cách khoa học và hiệu quả. Cũng trong thời gian đó, một giống thần tiên 7 màu của Tây Đức được nhập cảng (cũng là ngọc xanh và đều mang tên “thần tiên ngọc xanh 7 màu Tây Đức”). Tất nhiên chúng có đặc tính riêng biệt với tên khoa học cụ thể nhưng do mua bán ồ ạt người ta đã ghép bừa cho chúng một cái tên thương mại lẫn lộn giữa Anh ngữ và Đức ngữ: Brilliant, Brilanti red …Cho đến đó, người ta đã giới thiệu nhiều sản phẩm đặc sắc của các “Cường quốc cá cảnh” nhưng hầu hết các điểm mua bán đều thấy loài “R.R.B” và “7 màu Đức” với đủ loại trạng bị dụng cụ chuyên dùng cho nghề nuôi “cá kiểng”. Nghề nuôi cá cảnh phát triển mạnh và đủ loại ngọc xanh 7 màu từ nhiều quốc gia, Singapore lai tạo thành công loài “chớp điện” có các lần xanh bất quy tắc. Malaysia cũng có giống “ngọc xanh 7 màu” tuy chỉ qua cách thức xử lý màu sắc hết sức đơn giản nhưng kết quả thật đặc sắc. Chúng được xuất cảnh trong nhiều dạng khác nhau từ cá con đến cá trưởng thành. Lúc này các tạp chí chuyên ngành đã có nhiều tài liệu đăng tải tuyên truyền và hướng dẫn cho phong trào nuôi cá dĩa. Nhưng đến 1986 ở Nhật đột nhiên xuất hiện một dịch bệnh trong các thần tiên đủ màu đáng được ưa chuộng, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cao trào. Cá nhiễm bệnh, thân đen dần, cá nằm nghiêng dưới đáy hồ và chết dần (sau vài tháng). Mặc dù đã có nhiêù cách giải thích về nguyên nhân gây bệnh, đường hướng lây lan truyền nhiễm…nhưng căn bệnh đáng sợ này đã gây tổn thất không tốt và phải trên nửa năm mới dẹp được. Do căn bệnh trên mà người ta không mấy mặn mà với thần tiên, giá cả sụt giảm. Về sau người ta mới xác định nguyên nhân do một loại virus từ vài giống cá Đông Nam Á du nhập. Các viện nghiên cứu tìm tòi đời sống hữu hiệu và kết quả thật khả quan. Có thể nói nếu ngày nay có dịch bệnh tương tự thì chẳng gì khó khăn và đảm bảo cho các thần tiên đích thực là “thần tiên” bất tử (về bệnh lý). Năm 1986, một chuyên gia Tây Đức đã tổ chức hội thảo khoa học ở Nhật về chuyên đề này. Ông đã giới thiệu các loài cá dĩa của nhiều nước trên thế giới cùng một dạng mục cá dĩa Đức với kinh nghiệm và sự tâm đắc cá nhân. Phong trào cá dĩa ở Nhật được khởi phát lại từ đó. Hiện nay Nhật Bản đã thành công với một Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 5 sản phẩm “ngọc xanh 7 màu Nhật Bản”. Mặc dù đây là hàng nội (ở Nhật) nhưng giá trị không hề thua kém “7 màu Đức” đã từng giữ kỷ lục về giá cao nhất. Ngọc xanh Nhật còn có một triển vọng lớn và được hết sức chú ý đầu tư phát triển. 2.2.2 Phân bố địa lý Cá dĩa có nguồn gốc ở Brazil, phân bố ở các vùng phía Tây Colombia, Peru, Venezuela, vùng thượng lưu và trung lưu sông Amazon. Đặc biệt, chúng thích sống ở những vùng nước chảy yếu, nước tĩnh và trong hồ, hiếm khi thấy chúng sống ở nước lộ thiên. Cá dĩa thích nấp dưới những khúc cây chìm, tảng đá hoặc những cây có cành lá rũ xuống nước. Cá dĩa không chịu được nước bị nhiễm bẩn. Hiện nay cá được nuôi nhiều trong các bể nuôi nhân tạo ở khắp nơi trên thế giới (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 1993). 2.3 Đặc điểm phân loại 2.3.1 Phân loại Theo Schultz (1960) (trích dẫn bởi Bùi Minh Tâm, 2001) phân loại cá dĩa như sau: Symphysodon aequifasciatus (cá dĩa xanh lá cây) Symphysodon discus (cá dĩa đỏ) Symphysodon haraldi (cá dĩa lam) Symphysodon axelrodi (cá dĩa nâu) Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 6 2.3.2 Hình thái chung Cá dĩa có hình dĩa tròn, dẹp ngang. Đầu ngắn, mắt khá lớn, linh động, môi dày nhiều thịt chúm chím, miệng bé xíu, lỗ mũi hở hai bên đầu, tia vi phát triển, các tia vi đầu cứng và tia vi sau mềm. Vi bụng có hai tua đầu dài biến thành sợi. Vi ngực và vi hậu môn gồm những tia vi mềm. Vi hậu môn có dạng tròn. Đường bên không hoàn toàn, đường bên phía trên từ nắp mang đến giữa thân, đường bên phía dưới từ giữa thân đến cuống đuôi. Trải khắp thân là 9 sọc đứng và các vằn dọc có nhiều màu sắc sặc sỡ (Nguyễn Thị Thanh Hiền, 1993). 2.4 Đặc điểm sinh học 2.4.1 Môi trường sống Cá dĩa là loài sống nước ngọt, chúng có nguồn gốc tự nhiên từ sông Amazon- Nam Mỹ. Cá thích sống trong môi trường nước tĩnh, nơi có bóng cây râm mát. Nhiệt độ thích hợp cho cá dĩa khoảng 26-31oC, nhiệt độ cao hay thấp hơn làm cá khó thích nghi. Cá sinh trưởng tốt ở mức pH từ 5.5- 6.5 (Nguyễn Minh, 1998). Hình 2.1c Cá dĩa đỏ Hình 2.1b Cá dĩa lam Hình 2.1d Cá dĩa nâu Hình 2.1a Cá dĩa xanh lá cây Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 7 Đặc biệt cá dĩa không sống trong môi trường nước bẩn, có nhiều cặn bã hay vật chất lơ lửng. Đây là điều kiện tiên quyết cho môi trường nuôi cá dĩa. Chúng cần thay nước ít nhất 1/3 bể và 4 lần/tuần (Trần Văn Bảo, 2000). 2.4.2 Dinh dưỡng Thức ăn cá dĩa cần phải giàu protein. Người nuôi thường sử dụng nhất là trùn chỉ, tim, gan thịt bò phi lê, nhưng cũng có thể cho ăn ấu trùng artemia, trứng nước
Luận văn liên quan