Luận văn Khảo sát một số tác dụng dược lý của công thức phối hợp dược liệu Thiên niên kiện (Homalomena occulta) và Bách bệnh (Eurycoma longifolia) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus var albino)

Ở người lớn tuổi tế bào sụn không còn khả năng sinh sản và tái tạo, đồng thời tế bào sụn cũng dần giảm chức năng tổng hợp các chất tạo nên sợi colagen và mucopolysacarit làm cho chất lượng sụn kém dần, nhất là tính đàn hồi chịu lực. Vì vậy bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp là những bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, xuất hiện ở cả phụ nữ và nam giới. Trong xã hội hiện đại, con người phải làm việc quá sức không được nghỉ ngơi nhiều, ít vận động cơ thể. Bệnh đau nhức xương khớp đã dần trẻ hóa thấy rõ nhất ở những người làm việc văn phòng và lao động khuân vác nặng nhọc. Bệnh thường gây khó chịu, mệt mỏi đau đớn kéo dài. Người bệnh có thể phải ngồi một chỗ, không thể tự thực hiện được các sinh hoạt hàng ngày và phát sinh các bệnh khác. Bệnh đau nhức xương khớp ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sống, hiệu quả của công việc và gây tổn thất kinh tế cho người bệnh và xã hội. Việc lạm dụng các thuốc điều trị triệu chứng đau, đặc biệt là các chế phẩm có corticoid, khiến cho bệnh nhân có thể có rất nhiều tai biến (tổn thương dạ dày, tá tràng, tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương, nhiễm khuẩn, suy thượng thận.). Theo xu hướng hiện nay thì con người đã hạn chế sử dụng các thuốc nhóm này và thay thế bằng các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên. Trong dân gian người dân thường sử dụng Thiên niên kiện (Homalomena occulta) hoặc kết hợp Thiên niên kiện với các loại thuốc để giảm các triệu chứng đau nhức và giúp tăng cường thể lực.

doc74 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3812 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát một số tác dụng dược lý của công thức phối hợp dược liệu Thiên niên kiện (Homalomena occulta) và Bách bệnh (Eurycoma longifolia) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus var albino), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn: Khảo sát một số tác dụng dược lý của công thức phối hợp dược liệu Thiên niên kiện (Homalomena occulta) và Bách bệnh (Eurycoma longifolia) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus var albino) LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Phan Phước Hiền là người tạo điều kiện để em thực hiện đề tài nghiên cứu, tiếp thu được nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn cô PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn cô tạo môi trường cho em được học tập, vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng thực tế, giúp em hiểu rõ hơn về ngành mình đang học và có thêm nhiều định hướng về sau này. Trong suốt quá trình làm thí nghiệm cô đã giúp em có thêm nhiều kỹ năng trong nghiên cứu, đặc biệt học từ cô sự nhiệt tình, niềm đam mê công việc. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trường đại học Khoa Học Tự Nhiên đã tạo nền tảng kiến thức cho em. Các buổi thực tập lớn của chuyên ngành Sinh lý động giúp em học hỏi nhanh hơn trong quá trình chuẩn bị để thực hiện đề tài và cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn đến các anh chị khóa 2006, 2007 và các bạn lớp 08sh trường đại học Khoa Học Tự Nhiên đã tạo điều kiện cho em tiếp cận những phương pháp học tập, những kỹ năng để em học tốt hơn và dễ dàng hòa nhập trong môi trường làm việc mới. Em xin chân thành cảm ơn chị ThS. Trần Thị Mỹ Tiên, chị Chung Thị Mỹ Duyên, chị Đỗ Minh Anh, chị Huỳnh Nhã Vân, bạn Huỳnh Thanh Hằng, bạn Nguyễn Hoàng Minh, cùng các anh chị và các bạn ở trung tâm Sâm và dược liệu thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu. Em xin đặc biệt gởi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến gia đình, những người bạn luôn động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Sinh viên thực hiện Lê Thị Mỹ Thảo MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH viii DANH MỤC BIỂU ĐỔ ix Chương mở đầu: ĐẶT VẤN ĐỀ Ở người lớn tuổi tế bào sụn không còn khả năng sinh sản và tái tạo, đồng thời tế bào sụn cũng dần giảm chức năng tổng hợp các chất tạo nên sợi colagen và mucopolysacarit làm cho chất lượng sụn kém dần, nhất là tính đàn hồi chịu lực. Vì vậy bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp là những bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, xuất hiện ở cả phụ nữ và nam giới. Trong xã hội hiện đại, con người phải làm việc quá sức không được nghỉ ngơi nhiều, ít vận động cơ thể. Bệnh đau nhức xương khớp đã dần trẻ hóa thấy rõ nhất ở những người làm việc văn phòng và lao động khuân vác nặng nhọc. Bệnh thường gây khó chịu, mệt mỏi đau đớn kéo dài. Người bệnh có thể phải ngồi một chỗ, không thể tự thực hiện được các sinh hoạt hàng ngày và phát sinh các bệnh khác. Bệnh đau nhức xương khớp ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sống, hiệu quả của công việc và gây tổn thất kinh tế cho người bệnh và xã hội. Việc lạm dụng các thuốc điều trị triệu chứng đau, đặc biệt là các chế phẩm có corticoid, khiến cho bệnh nhân có thể có rất nhiều tai biến (tổn thương dạ dày, tá tràng, tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương, nhiễm khuẩn, suy thượng thận...). Theo xu hướng hiện nay thì con người đã hạn chế sử dụng các thuốc nhóm này và thay thế bằng các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên. Trong dân gian người dân thường sử dụng Thiên niên kiện (Homalomena occulta) hoặc kết hợp Thiên niên kiện với các loại thuốc để giảm các triệu chứng đau nhức và giúp tăng cường thể lực. Bên cạnh các bệnh về xương khớp thì tình trạng suy giảm testosteron ở nam giới cũng là vấn đề cần quan tâm điều trị sớm. Sự suy giảm hormon testosteron thường gây nên sự rối loạn hoạt động cương cứng, giảm ham muốn tình dục... ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Con người đã biết đến các loại thuốc tăng cường chức năng sinh lý trong đó có Bách bệnh (Eurycoma longifolia). Bách bệnh là một loài thảo dược đã được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới về tác dụng tráng dương và tăng cường chức năng sinh lý của nam giới. Với mục đích ứng dụng hai cây thuốc này trong việc bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đối tượng người cao tuổi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát một số tác dụng dược lý của công thức phối hợp dược liệu Thiên niên kiện (Homalomena occulta) và Bách bệnh (Eurycoma longifolia) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus var albino)” với mục tiêu khảo sát tính an toàn, khảo sát tác dụng tăng lực bằng nghiệm pháp chuột bơi Brekhman có cải tiến, khảo sát tác dụng giảm đau cấp, khảo sát tác dụng kháng viêm cấp, khảo sát hoạt tính chống oxy hóa in vitro. Chúng tôi hy vọng đề tài nghiên cứu này góp phần làm phong phú hơn công dụng của các nguồn dược liệu trong nước và làm tiền đề cho các hướng nghiên cứu ứng dụng khác. Chương 1: TỔNG QUAN Tổng quan Thiên niên kiện [1] Tên dược liệu: Rhizoma Homalomenae Tên thực vật: Homalomena occulta (Lour.) Schott Tên thường gọi: Thiên niên kiện Tên khác: Bao kim, ráy hương, sơn thục, vắt vẻo, vạt hương (Tày), hìa hấu ton (Dao), t’rao yêng (K’Ho), duyên (Ba Na). Phân loại khoa học Hình 1.1 Cây Thiên niên kiện Giới: Plantae Ngành: Magnoliophyta Lớp: Liliopsida Bộ: Alismatales Họ: Araceae Phân họ: Aroideae Chi: Homalomena Mô tả thực vật Thiên niên kiện là cây thân thảo to. Thân rễ dài mọc bò ngang, thẳng hay cong queo, có nhiều đốt, bẻ ra có xơ cứng và có mùi thơm. Lá mọc tập trung ở đầu thân rễ có thể dài đến 30 cm, rộng 18 cm. Cuống lá dài 27 - 50 cm, gốc cuống phình và xòe ra chiếm 1/3 cuống tính từ dưới lên. Cụm hoa là một bông mo hình lục nhạt, mỗi khóm thường có 3 - 4 bông mo. Cuống bông mo dài 5 - 15 cm. Phần mang hoa cái hình bầu dục chỉ dài bằng một nửa phần mang hoa đực không có bao hoa. Hoa cái có nhị lép hình khối, dài bằng đầu nhụy, bầu hình trứng, điểm những chấm mờ, noãn nhiều. Hoa đực có bốn nhị rời, chỉ nhị rộng rất ngắn, bao phấn song song. Quả mọng chứa nhiều hạt có vân. Mùa hoa vào tháng 4 - tháng 6, mùa quả tháng 8 - tháng 10. Cây có công dụng tương tự: loài Homalomena tonkinensin Engl., Homalomena gigantea Engl., Homalomena pieereana Engl. Phân bố sinh thái Thiên niên kiện là cây ưa ẩm và ưa bóng điển hình, thường mọc thành đám dọc theo các bờ khe suối dưới tán rừng kín. Cây sinh trưởng và phát triển nhanh trong mùa mưa ẩm. Mỗi năm cây mọc ra 3 - 5 lá mới, các lá cũ tồn tại trên một năm thì bị thay thế, đồng thời phần thân rễ cũng phát triển dài thêm từ 3 - 6 cm. Thiên niên kiện có khả năng sinh chồi gốc khỏe. Trong tự nhiên, cây thường tạo thành khóm với nhiều nhánh thân rễ từ gốc. Cây trưởng thành ra hoa quả hàng năm. Mặc dù số hạt trên mỗi bông khá nhiều (10 - 30), nhưng lượng cây con mọc từ hạt ít. Cây trồng được bằng hạt và các đoạn thân rễ. Chi Homalomena Schott phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Mỹ. Loài Thiên niên kiện Homalomena occulta có vùng phân bố rộng từ các tỉnh Nam Trung Quốc đến các nước trên bán đảo Đông Dương và khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, loài Thiên niên kiện lá to chỉ thấy ở Trung Quốc và Việt Nam. Việt Nam 4 loài được dùng làm thuốc: Homalomena occulta (Lour.) Schott phân bố khá phổ biến ở các tỉnh vùng núi, cả ở miền Nam lẫn miền Bắc (độ cao phân bố từ 300 - 700 m hoặc hơn); Homalomena gigantea Engl. có tên khác là Thiên niên kiện lá to được phát hiện ở xã Đinh Trang Hòa, Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, vùng rừng Suối Lạnh thuộc xã Hòa Thịnh, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên và vùng rừng Khe Lét, Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh (độ cao phân bố từ 100 - 600 m, riêng ở Khe Lét đã trên 700 m); Homalomena pieereana Engl., Thần phục hay Thiên niên kiện lá hình thìa, mới phát hiện được ở 2 điểm thuộc một số xã huyện Phước Sơn và Trà My tỉnh Quảng Nam (độ cao 600 - 700 m); Ngoài ra còn có loài Homalomena cochinchinensis Engl. cũng ở phía Nam. Trong số 4 loài trên, loài Homalomena occulta có vùng phân bố rộng nhất. Tất cả đều được khai thác. Tất cả các loài này đều được khai thác và thu mua ở Việt Nam. Thiên niên kiện là cây thuốc quý của Việt Nam, có trữ lượng khá phong phú trong khu vực. Lượng khai thác hàng năm, ước tính từ 200 - 500 tấn để cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do khai thác liên tục nhiều năm, nguồn cây thuốc này đã bị giảm sút nhiều. Mặt khác, nạn phá rừng trầm trọng và triền miên cũng là nguyên nhân làm thu hẹp vùng phân bố tự nhiên của Thiên niên kiện. Bộ phận dùng Thân rễ cắt thành từng đoạn dài 10 - 27 cm, sấy nhanh ở nhiệt độ dưới 50oC cho khô bề mặt ngoài, làm sạch vỏ và bỏ các rễ con rồi phơi sấy ở nhiệt độ 50o - 60oC đến khô. Thành phần hóa học Trong thân rễ có khoảng 0,8 - 1% tinh dầu tính theo rễ khô kiệt. Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có chừng 40% l-linalol, một ít terpineol và chừng 2% este tính theo linalyl acetat. Ngoài ra còn có sabinen, limonen, terpinen acetaldehyde, aldehyd propionic. Công dụng Trong dân gian, Thiên niên kiện thường được dùng chữa thấp khớp, đau nhức khớp, đau dạ dày, làm thuốc kích thích tiêu hoá. Còn dùng trị đau bụng kinh, trừ sâu nhậy. Thiên niên kiện còn là nguyên liệu chiết tinh dầu dùng làm hương liệu và là nguồn nguyên liệu chiết linalol. Ở Vân Nam (Trung Quốc), thân rễ Thiên niên kiện được dùng trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, ngoại thương xuất huyết, tứ chi tê bại, đau dạ dày, viêm dạ dày và ruột, gân mạch khó co duỗi, phong thấp đau lưng đùi, loại phong thấp đau nhức khớp xương. Ở Ấn Độ, thân rễ Thiên niên kiện được dùng làm chất thơm và kích thích. Bột thân rễ cho vào thuốc lá hoặc trong thành phần các thuốc bột để hít. Toàn cây được dùng chữa bệnh ngoài da. Tinh dầu Thiên niên kiện được dùng làm hương liệu trong kỹ nghệ nước hoa. Cách dùng: Ngày dùng 6 – 12 g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Thường phối hợp với Cỏ xước, Thổ phục linh, Ðộc lực để trị tê thấp, nhức mỏi. Cũng dùng tươi giã ngâm rượu xoa bóp chỗ đau nhức, tê bại và phong thấp. Ðể trị đau bụng kinh, thường phối hợp với rễ Bưởi bung, rễ Bướm bạc, gỗ Vang, rễ Sim rừng cùng sắc uống. Ðể trừ sâu nhậy, dùng thân rễ khô tán bột rắc. Lá tươi giã với ít muối đắp chữa nhọt độc. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước Các nghiên cứu ngoài nước Wang YF và cộng sự (2007) đã cô lập được 3 chất mới thuộc nhóm eudesmane sesquiterpenoid, và 8 chất đã biết trước gồm mucrolidin, 1β,4β,7α-trihydroxyeudesmane, 1β,4β,6β,11-terahydroxyeudesman, oplodiol, bullatantriol, acetylbullatantriol, homalomenol, maristeminol từ Homalomena occulta. Các chất này đều có hoạt tính kháng khuẩn trên 6 dòng vi khuẩn khác nhau và hầu hết đều có tính kháng khuẩn yếu [26]. Năm 2008, nhóm nghiên cứu trường đại học dược ở Trung Quốc đã xác định thêm 2 chất sesquiterpenoid (6,7) trong rễ Homalomena occulta cùng với 5 chất đã biết trước đây oplodiol, oplopanone, homalomenol C, bullatantriol, và 1β,4β,7α-trihydroxyeudesmane, đồng thời người ta cũng chứng minh được rằng các chất trong nhóm sesquiterpenoid có khả năng làm tăng sinh và biệt hóa các tế bào tạo xương trong ống nghiệm [15]. Năm 2009, nhóm nghiên này cũng đã phát hiện ra được 3 chất mới trong nhóm sesquiterpenoid là 6α,7α,10α–trihydroxyisoducane đã được cô lập từ rễ Homalomena occulta [16]. Năm 2012, nhóm nghiên cứu trường đại học Sains ở Malysia đã cô lập được một số chất mới thuộc nhóm sesquiterpenoid, 1α,4β,7β-eudesmanetriol (1) cùng với những hợp chất đã biết 1β,4β,7β-eudesmanetriol (2) và oplopanone (3) từ rễ Homalomena sagittifolia. Nhóm (1), (2) ức chế sự phát triển của vi khuẩn Pseudomonas stutzer, chống lại hoạt động của enzyme acetylcholinesterase (enzyme phá hủy acetylcholin là chất trung gian dẫn truyền thần kinh) [27]. Các nghiên cứu trong nước Thiên niên kiện là cây thuốc được trồng ở vườn nhà trong vùng ổn định của Vườn Quốc Gia Tam Đảo. Việc kinh doanh các dược liệu của người dân địa chủ yếu là dạng tươi hay qua chế biến sơ bộ ở dạng thô (Trần Văn Ơn, 2002). Bên cạnh đó, Thiên niên kiện được thu hoạch từ khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, rễ được sử dụng bởi những thầy thuốc địa phương. Thiên niên kiện là một trong những loại cây thuốc thường được bán đến những vùng khác. Vì thế, trong đề nghị của dự án là cần tư liệu hoá và phổ biến kiến thức bản địa về cây thuốc để phục vụ cho việc bảo tồn có hiệu quả (Lưu Hồng Trường, 2006). Thiên niên kiện là một trong những thành phần của chế phẩm Cốt Thoái Vương, được nhóm nghiên cứu trường đại học Y Dược Hà Nội tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của chế phẩm Cốt Thoái Vương trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân gây đau thần kinh tọa” do thoái hóa cột sống. Kết quả cho thấy các bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau, chống viêm, tăng cường lưu thông máu, nuôi dưỡng đến các đốt sống đĩa đệm. Tổng quan Bách bệnh [1] Bách bệnh (Eurycoma longofilia), còn gọi là cây Bá bệnh, mật nhân hay hậu phác nam, tho nan (Tày) là loài thuốc quý được sử dụng hàng trăm năm nay tại các quốc gia Đông Nam Á như: Malaysia, Indonesia, Campuchia, Thái Lan…. Tên Mã Lai của cây này là “Tongkat ali”, tên Indonesia là “Pasak bumi” và tên tiếng anh là “Longjack”. Phân loại khoa học Hình 1.2 Cây Bách Bệnh Giới: Plantae Bộ: Spindales Họ: Simaroubaceae Chi: Eurycoma Mô tả thực vật Bách bệnh là loài cây gỗ nhỏ, có lông ở nhiều bộ phận. Thân nhỏ, ít phân cành. Lá kép hình lông chim mọc so le, cuống lá có màu nâu đỏ. Mỗi lá kép gồm từ 4 – 21 lá chét, mọc đối, hình bầu dục. Cuống lá chét rất ngắn, gốc lá thuôn, đầu nhọn, bề mặt trên của lá bóng còn mặt dưới có lông màu xám. Cây Bách bệnh là loài đơn tính khác gốc, nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa chùm kép mọc ở thân hoặc đầu cành, cuống hoa có lông màu rỉ sắt. Hoa và bao hoa phủ đầy lông màu nâu đỏ, hoa có màu nâu đỏ hay màu vàng. Bầu hoa có 5 noãn hơi dính ở gốc. Hoa nở vào tháng 3 – tháng 4 và cây có quả vào tháng 5 – tháng 6. Quả non màu xanh, chín chuyển sang màu đỏ sẫm. Quả hình trứng chứa một hạt, trên hạt có nhiều lông ngắn. Phân bố sinh thái Cây thường mọc ở vùng đồi núi có sườn dốc cao, vùng đất cát có tính acid, nghèo chất dinh dưỡng, những nơi có nhiệt độ trung bình 25oC và độ ẩm khoảng 86%. Eurycoma Jack là chi nhỏ gồm những đại diện là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Nam Á. Vùng Đông Nam Á, Bách bệnh được phân bố rộng rãi từ Myanmar tới các nước Đông Dương, Thái Lan, Malaysia, đảo Sumatra, Borneo (Indonesia) và Philippin. Loài này còn xuất hiện ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ và một vài nước khác. Ở Việt Nam, Bách bệnh phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi thấp (dưới 1000m) và trung du. Bách bệnh mọc phổ biến nhất là ở miền Trung, Tây Nguyên, Tây Ninh đặc biệt là vòng quanh Biên Hòa, Trảng Bom, Định Quán Đồng Nai. Cây có thể chịu được bóng râm nên thường gặp ở dưới tán rừng tương đối nguyên sinh, rừng thứ sinh, và đôi khi ở cả đồi cây bụi ở trung du. Cây mọc ở vùng đồi có chiều cao thấp nhưng khi mọc ở tán rừng ẩm có thể cao tới 5m có khi 7m. Cây Bách bệnh ra hoa quả nhiều, số lượng cây con tái sinh từ hạt lại hạn chế do quả chín rụng vào mùa mưa bị lũ cuốn trôi mất. Trong tự nhiên gặp nhiều cây chồi, điều đó chứng tỏ Bách bệnh có khả năng tái sinh tốt khi bị chặt phá. Bộ phận dùng Bộ phận dùng là rễ, vỏ thân và quả, lá dùng để làm thuốc. Thành phần hóa học Trong vỏ và gỗ Bách bệnh người ta đã chiết được các chất sau: Các hợp chất quasinoid: eurycomalacton, 6α-hydroxyeurymalacton, longilacton, 5,6-dehydroeurycomalacton, 14,15-β-dihydroxykalaineanon, 11-dehydroklaineanon, các quassinoid này có tác dụng diệt vi trùng sốt rét plamodium falcifarum đã kháng thuốc. Các hợp chất triterpen loại tirucalan: niloticin, dihydroniloticin, piscidinol A, bourjotinolon A, espisapelin A, melianon và hyspirdon. Các alkaloid loại canthin-6-on: 9,10-dimethoxycanthin-6-on, 10-hydroxy-9methoxy-canthin-6-on, alkaloid carbolin, 10-hydroxy-9-methoxy-canthin-6-on, 5,9-dimethoxycanthin-6-on và 9-methoxy-3-methyl-canthin-5,6-dion. Từ rễ đã phân lập được 3 quassinoid: eurycomanol, eurycomanol 2-0-β-D glucopyanosid và 13β,18-dihydroeurycomanol. Công dụng Trong vỏ và rễ cây Bách bệnh có thành phần chất quasinoid, triterpenoid (niloticin, dihydroniloticin, piscidinol A, bourjotinolon A, episapelin A, hyspidron), alkaloid (carbolin, 9,10–dimethoxycanthin), chất đắng (Eurycomalacton) giúp tăng năng lượng hoạt động và sức bền cơ thể. Khả năng tăng cường sinh lý, tăng cường sức khỏe tình dục của cây Bách bệnh được ứng dụng trong một số sản phẩm. Thuốc được sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng tại nhiều nước ở Châu Á, Tây Âu và Hoa kỳ. Đặc biệt, một số nghiên cứu cho thấy cây Bách bệnh có khả năng tăng tiết testosteron (hormon giới tính nam). Theo y học cổ truyền: Bách bệnh có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, lương huyết, chửa lỵ, thường dùng chữa chàm ở trẻ nhỏ, tiểu tiện ra máu, nhức mỏi, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng… Ngày dùng 4 – 6 g dưới dạng thuốc sắc hay phối hợp với các vị thuốc khác. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước Nghiên cứu ngoài nước Nghiên cứu về hiệu quả trị bệnh từ cây Eurycoma longifolia đã làm tăng lượng tinh dịch ở nam giới, nồng độ tinh trùng, tỉ lệ hình thái, nhu động của tinh trùng bình thường. Nhóm nghiên cứu Tambi và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 350 bệnh nhân uống liều 200 mg chiết xuất từ Eurycoma longifolia, cho uống hàng ngày và theo dõi chu kỳ 3 tháng 1 lần trong vòng 9 tháng. Trong số 350 bệnh nhân thì có 75 bệnh nhân được khám đủ 3 lần trong 9 tháng. Phân tích tinh dịch thì những bệnh nhân đều có tinh dịch tăng lên đáng kể [24]. Miyake và cộng sự (2010) đã cô lập được 24 chất quassinoid từ rễ eurycoma được phát hiện ra là những chất có tác dụng gây độc đến tế bào, chống lại 4 dòng tế bào ung thư, bao gồm 3 dòng tế bào ở chuột [ dòng ung thư đại tràng (26-L5), u ác tính (B16-BL6) và tế bào ung thư phổi (LLC)], và dòng tế bào phổi ở người (A549) [19]. Shuid và cộng sự (2011) nghiên cứu trên mô hình chuột 12 tháng tuổi gây loãng xương. Sau 6 tuần thì nhóm cho uống Eurycoma longifolia và nhóm thay thế testosterone có thể ngăn chặn sự mất canxi xương ở chuột. Eurycoma có tiềm năng trong điều trị bệnh loãng xương thiếu hụt androgen [23]. Low và cộng sự (2011) đã phân tích huyết tương để tìm hiểu về thời gian bán hủy của 4 chất thuộc nhóm quasinoid gồm 13α(21)-epoxyeurycomaone (EP), eurycomanone (EN), 13α,21-dihydroeurycomanone (ED), eurycomanaol (EL) sau khi cho chuột uống Fr 2 (chiết xuất từ trong Eurycoma longifolia Jack ) liều 200 mg/kg và tiêm qua đường tĩnh mạch liều 10 mg/kg. Qua phân tích thấy EP và EN xuất hiện trong huyết tương, EP có thời gian bán hủy lâu hơn và nồng độ cao hơn. Còn EL, EP không thấy xuất hiện trong huyết tương vì nó biến chất trong dịch tiết của dạ dày sau 2 giờ. EP và EN có thể là những chất có tác dụng trong điều trị bệnh sốt rét [17]. Eurycoma longifolia Jack được biết đến là một loại thảo dược trị các bệnh stress và có tác dụng tăng lực, còn có tác dụng làm tăng kích dục và testosterol khi nghiên cứu trên chuột. Tambi và cộng sự (2012) đã tiến hành nghiên cứu trực tiếp trên người, tiến hành cho 76 người trong 320 người bệnh nhân bị suy giảm testosterol uống Eurycoma longifolia với liều 200 mg trong vòng 1 tháng. Kết quả là có sự tăng testosteron trong huyết thanh [25]. Nghiên cứu trong nước Năm 2006, đại học Dược Hà Nội đã nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây Bách bệnh. Các bước nghiên cứu ban đầu cho thấy cây Bách bệnh của Việt Nam có tác dụng không kém, có phần vượt trội so với xuất xứ từ các nước khác. Dương Thị Ly Hương, Trịnh Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Hải Hà, trường đại học Dược Hà Nội, nghiên cứu hoạt tính androgen trên chuột cống trắng ở dịch chiết nước rễ cây Bách bệnh thì thấy rằng ở liều uống 10 ml/kg thể trọng, trọng lượng các cơ quan sinh dục cơ nâng hậu môn, tinh hoàn, túi tinh đều tăng hoặc có xu hướng tăng ở các lô chuột uống dịch chiết rễ Bách bệnh. Mức độ tăng ở lô dùng testosteron cao hơn rất nhiều so với lô dùng Bách bệnh (p < 0,0001). Thiên niên kiện và Bách bệnh đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới cả về dược lý, dược hóa. Trong nước, có vài nghiên cứu về hướng tác dụng của 2 loài thảo dược trên cũng đã đạt được kết quả trong điều trị các bệnh về xương khớp, tăng cường chức năng sinh lý. Nhưng hiện nay vẫn chưa có loại thuố
Luận văn liên quan