Luận văn Khảo sát một số yếu tố tác động vào sự sẵn sàng của thương mại điện tử

Có thể hình dung một cách đơn giản, TMĐT là một mô hình kinh doanh được kích hoạt thông qua công nghệ thông tin. Một mô hình kinh doanh trình bày 1 “kế hoạch được tổ chức rõ ràng cho việc tăng thêm giá trị kinh tế bằng cách áp dụng bí quyết cho 1 tập hợp tài nguyên nhằm mục đích tạo ra sản phẩm hay dịch vụ có thể tiêu thụ được” (Miles et al., 2000). Mô hình phải định vị sự tăng trưởng tương lai của tổ chức thông qua việc phát triển kiến thức (nghĩa là bí quyết) và thu thập tài nguyên. Các mô hình kinh doanh truyền thống tập trung vào thu thập tài nguyên vật chất và việc thay thế sản phẩm và dịch vụ. Các thủ tục, cơ chế kiểm soát, báo cáo, cấu trúc quản lý, quan hệ giữa các tổ chức, và ứng dụng công nghệ thông tin của chúng tập trung vào việc bảo đảm sản phẩm và dịch vụ được di chuyển hữu hiệu từ nguồn đến người tiêu dùng. Các mô hình tối ưu, phương pháp và kỹ thuật đa dạng có đặc tính khía cạnh quản lý hoạt động của chúng. Những chức năng tổ chức có khuynh hướng phân vùng và thường xuyên hoạt động độc lập để tối ưu kết quả thực hiện của chúng từ phần còn lại của tổ chức (nghĩa là các phần ngầm). Những mô hình này cũng đảm đương việc sở hữu vật chất của tổ chức và việc thay thế sản phẩm và dịch vụ, những điều yêu cầu nó duy trì những điều kiện thuận lợi của riêng nó đối với tồn kho và hợp đồng với các doanh nghiệp khác đễ vận chuyển sản phẩm, hay để cung cấp trực tiếp các dịch vụ của nó. Việc chia sẻ rủi ro giữa tổ chức và nhà cung cấp của nó ít khi xảy ra. Vai trò của công nghệ thông tin biến đổi từ sự tự động hóa computer đơn giản đến kích hoạt tích hợp bên trong thông qua chia sẻ thông tin. Trong một vài trường hợp, công nghệ thông tin mở rộng vượt qua biên giới tổ chức nhằm cung cấp các liên kết sống còn giữa tổ chức và nhà cung cấp để xúc tiến các quan hệ làm việc gần gũi (vd. Walmart). [5] TMĐT đã báo trước nhiều cơ hội mới cho các tổ chức kinh doanh thông qua việc mở rộng và nâng cao thị trường của chúng cùng với việc kéo dài và bành trướng các kênh cung cấp. TMĐT gồm có việc trao đổi (ví dụ, mua và bán) sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính, bao gồm Internet (Kalakota & Whinston, 1996) [5]. Công nghệ thông tin đã làm cho các tổ chức có khả năng phát triển các chiến lược tập trung vào 1 mô hình TMĐT và thực hiện những thay đổi tận gốc đối với cách thức họ thực hiện kinh doanh. Một ví dụ khá tham vọng của TMĐT, các liên minh ảo cho phép các tổ chức góp chung tài nguyên của họ cho thu lợi kinh tế và vươn tới thị trường mở rộng. Những phát triển gần đây trong công nghiệp hàng không minh họa cho khái niệm này, đặc biệt là các liên minh Star and One World. Thay vì một Công ty đầu tư tài nguyên của họ và chịu rủi ro khi gia nhập thị trường mới, các Công ty hàng không đã hợp nhất với nhau trong một liên minh hợp tác để cung cấp các dịch vụ vận chuyển không ngắt quãng, điều này làm lợi cho họ và và cho công chúng lữ hành. Công nghệ thông tin đã trở thành nguồn kích hoạt cơ bản cho phép tích hợp theo chiều ngang một cách thành công của các thành viên thị trường để đạt hưng thịnh thông qua việc trao đổi thông tin điện tử. Việc liên minh cũng yêu cầu các thành viên phải phối hợp, và thiết lập tiêu chuẩn thực hiện chung cho các quá trình kinh doanh của họ để bảo đảm thành công của nó. Thành công tương tự cũng đạt được trong việc tích hợp theo chiều dọc của họ. Ví dụ, vé máy bay có thể mua được thông qua những nhà bán lẻ, như Orbitz and Travelocity.com. Do đó, Internet và tất cả các công nghệ thông tin liên đới của nó đã thay đổi phương tiện tổ chức kinh doanh trong hình thức TMĐT. Công nghệ thông tin có thể trở thành công cụ mạnh cho phép các tổ chức đạt được lợi thế cạnh tranh chiến lược chưa từng có trong thị trường của họ. Điển hình là trong trường hợp của American Airlines và Sabre trong những năm 1980 (Copeland & McKenny, 1998), công nghệ đã chứng tỏ là một nhân tố căn bản cho việc cạnh tranh hiệu quả của Công ty và định hình lại cách thức kinh doanh đã được quản lý trong công nghiệp vận chuyển. Không làm theo mức công nghệ tương đương của các Công ty dẫn đầu ngành, các Công ty khác khó có thể duy trì cạnh tranh. U.S Justice Department đã mô tả rằng lợi thế cạnh tranh 1 chiều như việc trở nên độc quyền khi để lại việc kiểm soát cho một số ít. Do đó, công nghệ thông tin có tiềm năng để thay đổi tận gốc quang cảnh kinh doanh. Ngày nay, nhiều tổ chức đang tìm thấy chính bản thân họ trong những tình huống tương tự. Không làm theo 1 mô hình TMĐT đã đặt họ vào vị trí không ổn định và thiếu tính cạnh tranh, chuyển đến vai trò thấp hơn trong thị trường của họ. Hơn nữa, việc sống còn có thể đòi hỏi đầu tư lớn vào công nghệ thông tin để cho phép họ trở thành những doanh nghiệp điện tử sẵn sàng (e-business ready). Chỉ đơn giản mang đến công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để hỗ trợ TMĐT có thể thậm chí không đảm bảo một cách ý nghĩa việc tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Đưa vào nhiều công nghệ hơn để giải quyết vấn đề có thể không phải là câu trả lời cần thiết. Việc điều chỉnh hành vi cá nhân cũng như tổ chức phải được xem xét. Để đạt được nhiều lợi ích của công nghệ thông tin và TMĐT, một tổ chức phải đánh giá một cách nghiêm túc cấu trúc và qui trình của nó (nghĩa là, kinh doanh, sản xuất, phân phối, ), và xác định bằng cách nào nó có thể tích hợp hiệu quả công nghệ thông tin vào chính bản thân để có thể đạt được các mức kết quả thực hiện cao hơn. Bởi vì các mô hình kinh doanh thì rất khác nhau, chuyển từ một mô hình kinh doanh bricks and motar (truyền thống) thành 1 mô hình TMĐT thường yêu cầu việc tái thiết kế hay tái lập tận gốc các qui trình và cấu trúc. Các framework của Leavitt (1965) và Scott Morton (1995) chỉ ra rằng việc thay đổi chiến lược tổ chức hay việc sử dụng công nghệ thông tin của nó sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực khác của tổ chức. Do đó, chỉ đơn giản mang đến các công nghệ Internet thì không thể tự bảo bảo đảm cho việc thành công TMĐT (v.d., Toys R Us). Hơn nữa đối với việc thay đổi tổ chức, việc thay đổi hành vi cá nhân cũng phải xảy ra. Một vài nghiên cứu chủ yếu về quản lý công nghệ thông tin đề nghị mạnh mẽ rằng việc thực hiện công nghệ thông tin thành công yêu cầu thay đổi hành vi một cách tích cực (Davis, 1998; Davis & Bagozzi, 1989; Venkatesh & Davis, 1996, 2000). Thiếu thực hiện những thay đổi như vậy có thể ngăn trở chuyển đổi; chỉ đơn giản mang đến công nghệ thông tin không thể tự động dẫn đến việc chấp nhận của nó. Do đó, quản lý việc thực hiện công nghệ thông tin trong tổ chức có thể chứng minh là một bước chủ yếu để thực hiện thành công một mô hình TMĐT.

doc99 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát một số yếu tố tác động vào sự sẵn sàng của thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên