Luận văn Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

Trong thực tế, trí thông minh được xem là nhân tố quan trọng giúp con người thành công trong cuộc sống. Tại Mỹ, trắc nghiệm trí thông minh là một trong những yêu cầu bắt buộc khi tham gia tuyển dụng lao động. Ở Việt Nam hiện nay, một số công ty lớn cũng đã chú trọng đến việc trắc nghiệm trí thông minh nhằm tìm ra những ứng cử viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của mình. Và cùng với sự tiến bộ đó, trí thông minh ngôn ngữ ở nước ta cũng được đánh giá cao. Thực tế cho thấy hiện nay, những nghề chủ yếu sử dụng ngôn ngữ như: nghề giáo, nghề báo, dẫn chương trình, tư vấn, tham vấn đã ngày càng được xem trọng và thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp trong xã hội. Càng học cao, càng làm ở vị trí cao, con người càng cần đạt đến trình độ cao về ngôn ngữ không chỉ ở tiếng mẹ đẻ mà còn về ngoại ngữ để diễn đạt, để giao tiếp hiệu quả. Cùng với lô-gích toán học, trí tuệ ngôn ngữ được xếp vào một trong những loại trí tuệ được chú ý và coi trọng nhất. Trí tuệ mặc nhiên được gắn liền với ngôn ngữ. Hay nói cách khác, ngôn ngữ được xem là một trong những thành phần quan trọng của trí tuệ. Tuy thế, trí tuệ ngôn ngữ thật sự thì phức tạp hơn nhiều [51, tr.48]. Và hiện nay, ở Việt Nam có rất ít các bài trắc nghiệm đo lường riêng biệt trí tuệ ngôn ngữ

pdf85 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH Đỗ Thị Chiêu Linh KHẢO SÁT MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH KHỐI 6 TẠI QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Xin cảm ơn: -Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, -Quý thầy cô trong khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh và quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy tôi suốt những năm học tại trường, -Phòng KHCN- SĐH, Thư viện và các phòng ban khác của trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh, -PGS.TS Đoàn Văn Điều đã quan tâm, tận tình hướng dẫn và giảng dạy tôi trong suốt 7 năm học tại trường, -Ba mẹ, anh chị và các bạn đồng học đã hết lòng động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2010 Tác giả Đỗ Thị Chiêu Linh DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 1. BP: biện pháp 2. ĐLTC: độ lệch tiêu chuẩn 3. HS: học sinh 4. KĐ: Kim Đồng 5. KB: khác biệt 6. NN: ngôn ngữ 7. P: mức ý nghĩa 8. TM: thông minh 9. TB: trung bình 10. TBC: trung bình cộng 11. TBĐH: trung bình điều hòa 12. Tr: trang 13. THSG : thực hành Sài Gòn 14. TN: trắc nghiệm 15. TT: trí tuệ 16. VD:ví dụ 17. XS: xuất sắc 18. YN: có ý nghĩa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thực tế, trí thông minh được xem là nhân tố quan trọng giúp con người thành công trong cuộc sống. Tại Mỹ, trắc nghiệm trí thông minh là một trong những yêu cầu bắt buộc khi tham gia tuyển dụng lao động. Ở Việt Nam hiện nay, một số công ty lớn cũng đã chú trọng đến việc trắc nghiệm trí thông minh nhằm tìm ra những ứng cử viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của mình. Và cùng với sự tiến bộ đó, trí thông minh ngôn ngữ ở nước ta cũng được đánh giá cao. Thực tế cho thấy hiện nay, những nghề chủ yếu sử dụng ngôn ngữ như: nghề giáo, nghề báo, dẫn chương trình, tư vấn, tham vấn đã ngày càng được xem trọng và thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp trong xã hội. Càng học cao, càng làm ở vị trí cao, con người càng cần đạt đến trình độ cao về ngôn ngữ không chỉ ở tiếng mẹ đẻ mà còn về ngoại ngữ để diễn đạt, để giao tiếp hiệu quả. Cùng với lô-gích toán học, trí tuệ ngôn ngữ được xếp vào một trong những loại trí tuệ được chú ý và coi trọng nhất. Trí tuệ mặc nhiên được gắn liền với ngôn ngữ. Hay nói cách khác, ngôn ngữ được xem là một trong những thành phần quan trọng của trí tuệ. Tuy thế, trí tuệ ngôn ngữ thật sự thì phức tạp hơn nhiều [51, tr.48]. Và hiện nay, ở Việt Nam có rất ít các bài trắc nghiệm đo lường riêng biệt trí tuệ ngôn ngữ. Học sinh khối 6 là học sinh đầu cấp trung học cơ sở. Đó là lứa tuổi phát triển tương đối nhanh về vốn từ khoa học. Các em có khả năng viết, nói lưu loát hơn, dùng ngữ pháp đúng hơn và ứng dụng ngôn ngữ vào thực tiễn tốt hơn [3, tr.45]. Ngoài ra, lứa tuổi này bắt đầu có thể nắm bắt được cấu trúc, từ vựng, ngữ nghĩa của ngôn ngữ thứ 2, ngoài tiếng mẹ đẻ. Đặc biệt, theo Howard Gardner, mức độ trí thông minh nói chung, và trí thông minh ngôn ngữ nói riêng có thể được gia tăng nếu biết cách rèn luyện [51], [53, [57]. Do vậy, việc xác định mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ để định hướng và bồi dưỡng ngôn ngữ cho các em là điều cần thiết hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kết quả khảo sát, đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng cho sự phát triển trí tuệ ngôn ngữ của các em. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: trí tuệ, cấu trúc trí tuệ, trí tuệ ngôn ngữ, một số biểu hiện của phát triển trí tuệ ngôn ngữ ở HS khối 6. 3.2. Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6. 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng cho sự phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6. 4. Đối tượng nghiên cứu Mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6. 5. Khách thể nghiên cứu Học sinh khối 6 tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. -Khách thể khảo sát thử nghiệm: 49 học sinh khối 6 của trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. -Khách thể khảo sát chính thức: 217 học sinh khối 6 của trường Trung học cơ sở Thực hành Sài Gòn và trường Trung học cơ sở Kim Đồng, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. 6. Giả thuyết nghiên cứu -Mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 đa phần ở mức trung bình. -Nữ sinh lớp 6 có khả năng ngôn ngữ cao hơn nam sinh lớp 6. -Có sự khác biệt về khả năng ngôn ngữ của HS giữa các trường. 7. Giới hạn đề tài 7.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu -Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về trí tuệ ngôn ngữ. 7.2. Giới hạn mẫu nghiên cứu -Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên khách thể là học sinh một số khối 6 tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài. 8.2.Phương pháp trắc nghiệm -Mục đích: đo lường mức độ trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6. -Phương pháp gồm 2 giai đoạn: khảo sát thử nghiệm và khảo sát chính thức trên các khách thể là HS khối 6. Phương pháp sẽ được trình bày chi tiết ở chương 2. 8.3. Phương pháp thống kê toán học Xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS for Windows, phiên bản 11.5. Trong những phương pháp trên, trắc nghiệm là phương pháp chính của luận văn. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ Trí tuệ là một trong những lĩnh vực được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu khá sớm. Ta sẽ điểm qua một số nghiên cứu về trí tuệ, trí tuệ ngôn ngữ và đo lường trí tuệ theo những góc nhìn khác nhau. 1.1.1 Những nghiên cứu ngoài nước 1.1.1.1. Những nghiên cứu về trí tuệ  Những nghiên cứu về trí tuệ từ góc độ sinh học Trước hết phải kể đến những nghiên cứu về phản xạ và quy luật hoạt động thần kinh cấp cao, lý thuyết định khu chức năng tâm lý trên não bộ của các nhà sinh lý học, tiêu biểu là I.P.Pavlov, K.X.Lésli (1890-1958), K.Gônđơstêin (1878 – 1965). Nghiên cứu cho rằng: quy luật hoạt động thần kinh cấp cao ở người là cơ sở sinh lý thần kinh của hoạt động trí tuệ. Nếu các vùng thần kinh của não bộ bị tổn thương, các hành động tâm lý, trí tuệ tương ứng sẽ bị mất hoặc bị rối loạn. Một nghiên cứu tiêu biểu khác về trí tuệ nhìn từ góc độ sinh học là nghiên cứu về sự di truyền. Năm 1869, Ph. Galton (1822 – 1911), nhà tâm lý học và nhân chủng học Anh, đã phát hành cuốn “Thiên tài di truyền” và lập “Thuyết ưu sinh học” (Eugencs) nhấn mạnh yếu tố di truyền của trí tuệ. Vấn đề này đã được phổ biến và ủng hộ bởi những nhà tâm lý học khác như: Cyril Burt (1966), Jensen (1969), Jensks (1972). Thậm chí, năm 1975, Wilson tuyên bố rằng: chỉ ai có sức mạnh mới có cơ may bảo tồn và chuyển giao gen cho đời sau [36, tr.21]. Luận điểm này đã dấy lên làn sóng phân biệt chủng tộc ở Mỹ và ngày nay vẫn còn bị lên án. Thực tế, vẫn chưa có công trình khoa học nào dẫn chứng rõ ràng về vai trò quyết định của yếu tố di truyền đối với trí tuệ. Vì vậy, không nên tuyệt đối hóa yếu tố ấy dẫn đến các kết luận phi khoa học.  Những nghiên cứu về trí tuệ từ góc độ tâm lý học Các nhà tâm lý học theo thuyết liên tưởng như D.S. Miler (1806 – 1873), H. Spencer (1820- 1930) dựa vào cơ chế phản xạ có điều kiện của P.I. Pavlov làm cơ sở sinh lý cho các mối liên tưởng tâm lý và cho rằng con người có 4 loại liên tưởng: giống nhau, tương phản, gần nhau về không gian và thời gian, nhân quả. Trong đó, liên tưởng nhân quả nắm vai trò quan trọng trong các quá trình trí tuệ. Sự phát triển trí tuệ là quá trình tích lũy các liên tưởng đó. Số lượng và tốc độ của chúng tạo nên sự khác biệt về trình độ trí tuệ. Tuy các nhà liên tưởng đã cố gắng khách quan hóa các hiện tượng tâm lý bằng cách kéo tâm lý học gần với sinh lý học nhưng họ vẫn chưa thể đi sâu vào bản chất, cấu trúc và vai trò của trí tuệ con người. Trường phái Vuxbua với đại biểu là các nhà tâm lý học Đức như: O.Quynpe (1862-1915), O.Denxơ (1881 – 1944) và K.Biulơ (1897-1963) cho rằng: tư duy là sự vận hành của các thao tác trí tuệ để giải quyết nhiệm vụ (bài toán tư duy). Các thao tác trí tuệ trong quá trình tư duy bao gồm: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóaĐóng góp quan trọng nhất của trường phái Vuxbua chính là đã tạo một bước tiến lớn trên con đường tìm hiểu bản chất của trí tuệ. Lần đầu tiên trong tâm lý học, trí tuệ được nghiên cứu như một hành động bên trong, một quá trình vận động của thao tác trí tuệ. Tuy nhiên, bài toán tư duy (hoàn cảnh có vấn đề), theo họ, chỉ có tác dụng khởi động cho quá trình trí tuệ. Khi các thao tác trí tuệ được vận hành, chúng không có mối liên hệ cũng như vai trò nào đối với thao tác trí tuệ bên trong nữa. Do vậy, vấn đề bản chất xã hội và lô-gích của trí tuệ vẫn chưa được giải quyết. Thuyết hành vi cổ điển, đại diện là J. Watson (1878-1958) cho rằng: “hành vi trí tuệ (của cả người và động vật) là các phản ứng có hiệu quả mà cá thể (chủ thể) học được, nhằm đáp lại các kích thích của môi trường sống” [36, tr.17]. Tư duy trí tuệ được hình thành theo cơ chế phản xạ và luyện tập giống như kỹ xảo. Do vậy, có thể nói học tập và kỹ xảo đạt được chính là trọng tâm nghiên cứu của tâm lý học hành vi. Đóng góp lớn nhất của thuyết này là đưa tính chặt chẽ và khách quan của khoa học vào việc nghiên cứu trí tuệ con người. Các công trình nghiên cứu trí tuệ là lãnh địa thành công nhất của các nhà tâm lý học hình thái Gestalt như M.Vecthâyme (1880- 1943), V.Kolơ (1887 – 1967), K.Copca (1886 – 1941). Theo trường phái Gestalt, ta nên sử dụng thực nghiệm thay cho quan sát để nghiên cứu tư duy, trí tuệ. Các nhà tâm lý học theo trường phái này đã có nhiều thành tựu còn nguyên giá trị đến ngày nay như: các quy luật của tri giác, mối quan hệ giữa tri giác với tư duy, nguồn gốc của trí tuệ và nhất là sự phát sinh tri giác và tư duy trong trường tri giác khi giải quyết bài toán tư duy - cơ sở lý luận của trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn Raven nổi tiếng hiện nay. Người có ảnh hưởng to lớn đối với lĩnh vực tâm lý học trí tuệ trẻ em chính là J.Piaget (1896 – 1980). Với phương pháp lâm sàng tâm lý, trắc nghiệm và quan sát khách quan, Piaget đã tìm ra học thuyết về sự phát triển trí khôn của trẻ em với hai nội dung gắn bó hữu cơ với nhau: học thuyết về chức năng, cấu trúc và sự phát sinh, phát triển của trí tuệ. Ông nghiên cứu trí tuệ như cấu trúc tâm lý có tính chất thuận nghịch, là trạng thái cân bằng của cơ thể với môi trường. Đối với ông, hoạt động trí tuệ không đơn thuần là hoạt động nhận thức mà chủ yếu là sự thay đổi của chủ thể. Sự thay đổi đó là cơ sở phân chia các giai đoạn phát triển cụ thể. [36], [39] Các nhà tâm lý học hoạt động với các đại diện vĩ đại là L.X.Vưgốtxki, A.N.Lêonchiev, X.L.Rubinstêin, P.Ia.Galperinđã tạo ra một cuộc cách mạng trong nghiên cứu trí tuệ. Trí tuệ đã được nghiên cứu từ chức năng, cấu trúc đến nguồn gốc, nội dung xã hội, lịch sử phát sinh, hình thành và phát triển. Sau gần 1 thế kỷ, tâm lý học hoạt động đạt được 1 số thành tựu nổi bật. Theo họ, trí tuệ bao gồm trí tuệ bậc thấp và trí tuệ bậc cao. Trí tuệ bậc cao có sự tham gia của ngôn ngữ. Mối quan hệ giữa chủ thể có trí tuệ bậc cao với đối tượng nhờ vào công cụ tâm lý. Trí tuệ con người bắt nguồn từ thực tiễn đời sống văn hóa – xã hội và được hình thành theo cơ chế lĩnh hội các kinh nghiệm. Theo đó, trí tuệ của trẻ được hình thành từ sự lĩnh hội kinh nghiệm trong các hoạt động của chúng. Mỗi giai đoạn lứa tuổi đều có hoạt động chủ đạo, định hướng cho sự phát triển trí tuệ. Và để trẻ phát triển trí tuệ tốt, người giáo viên phải biết tác động vào vùng phát triển gần nhất của trẻ. Với những thành tựu kể trên, tâm lý học hoạt động đã có những đóng góp đáng kể không những trong hoạt động nghiên cứu trí tuệ mà còn trong hoạt động giảng dạy. Năm 1983 có lẽ là năm ghi dấu ấn quan trọng trong lịch sử nghiên cứu trí tuệ của nhân loại vì chính năm này, quyển sách có tựa đề là “Cơ cấu trí khôn” (Frames of Mind) của giáo sư Howard Gardner được xuất bản. Trong đó, ông đã đưa ra lý thuyết và định nghĩa mới về trí thông minh với tên gọi: trí thông minh đa dạng. Và cũng từ đó, Gardner được biết đến cùng những công trình nghiên cứu về trí tuệ đa dạng và mối quan hệ của chúng với giáo dục nói chung, sự phát triển về chương trình giảng dạy, sự đánh giá trong quá trình dạy học nói riêng [57]. Quan điểm của ông đã tạo một bước ngoặc lớn trong lịch sử nghiên cứu trí tuệ. Từ đây, trí tuệ không còn được xem như một khối duy nhất gồm hai thành phần chính là ngôn ngữ và lô-gích toán học mà được phân thành nhiều dạng khác nhau. Trong lý thuyết của ông có đến 10 dạng thông minh: lô-gích - toán học, ngôn ngữ, không gian, âm nhạc, cơ thể, liên nhân cách, nội tâm, thiên nhiên, hiện sinh, tôn giáo[51]. Và theo ông, trí tuệ không dừng ở 10 dạng thức đó mà còn tồn tại ở nhiều dạng thức khác mà chúng ta chưa tìm thấy. Với sự sở hữu những dạng thức trên, mỗi người sẽ có 1 cách học tương ứng. Tuy có nhiều tranh cãi khác nhau về lý thuyết này nhưng cho đến nay, những thành tựu mà Howard Gardner mang đến cho nhân loại đã được thừa nhận và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều trường học ở Mỹ. [24], [51], [53] Cách đây hơn 1 thập kỷ, một khái niệm khác về trí tuệ đã ra đời. Đó là “trí tuệ xúc cảm”. Lý thuyết này được xây dựng dựa trên quan niệm rằng trí thông minh đã bỏ qua những vấn đề về xúc cảm mà chỉ thiên về lý trí và những người có trí thông minh chỉ học tốt trong nhà trường nhưng không đảm bảo đạt được sự thành công khi bước vào đời. Theo nhà tâm lý học Daniel Goleman, chính trí tuệ xúc cảm mới là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi cá nhân. Giới nghiên cứu cũng đồng ý rằng, trí tuệ xúc cảm không đối nghịch mà bổ sung cho trí tuệ nói chung. Và nền giáo dục chỉ toàn diện khi ta quan tâm đến cả hai mặt này. [12] Gần đây, Daniel Goleman cũng đã cho ra đời quyển “trí tuệ xã hội”. Theo ông, chính trí tuệ xã hội là nền tảng giúp ta có thể làm trẻ em trở nên vui vẻ hơn, là cơ sở của sự kết hợp hài hòa giữa người với người, giúp cho các chủ thể mang thành kiến, căm thù có thể cùng nhau sống trong hòa bình. Trí tuệ xã hội đã tạo mối liên hệ mật thiết giữa các cá nhân với nhau. [12] Nhìn chung, từ lúc ra đời đến nay, trí tuệ đã được nhìn nhận dưới rất nhiều góc độ và vô số quan điểm khác biệt. Trí tuệ đã được nhìn từ quan điểm hẹp là đồng nhất trí tuệ với tư duy, rồi đến quan điểm truyền thống bao gồm ngôn ngữ và lô-gích toán học, đến quan điểm hiện đại, mang tính nhân văn, gắn với thực tiễn cuộc sống như trí tuệ đa dạng của Howard Gardner, trí tuệ xúc cảm và trí tuệ xã hội của Daniel Goleman. Nhưng nhìn chung, tất cả đều đạt được những thành tựu nhất định để thế hệ sau kế thừa và phát huy. 1.1.1.2. Những nghiên cứu về đo lường trí tuệ Một số học giả tin rằng việc sử dụng trắc nghiệm tâm lý có thể đã được bắt đầu từ năm 2200 trước CN ở Trung Quốc cổ đại. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu đồng ý: những nỗ lực nghiên cứu nghiêm túc về trắc nghiệm tâm lý bắt đầu từ đầu thế kỷ 20. Và chính trắc nghiệm trí tuệ đã mở đầu cho lịch sử đo lường tâm lý của nhân loại. Cuối thế kỷ 19, Alfred Binet thành lập phòng thí nghiệm nghiên cứu tâm lý thực nghiệm đầu tiên ở Pháp. Ông đã nỗ lực phát triển những kỹ thuật thực nghiệm để đo lường trí tuệ và khả năng lập luận. Binet tin rằng trí tuệ là một tính chất phức hợp có thể được xác định bằng việc đánh giá thông qua những khả năng: giải quyết vấn đề, phán đoán, lập luận. Ông thử nghiệm rất nhiều bài tập đo lường những khả năng này trên con của mình và những đứa trẻ khác trong trường học ở Pháp và đã thành công. Vào năm 1905, cùng với Théodore Simon, Binet xuất bản trắc nghiệm trí tuệ đầu tiên – thang đo Binet – Simon. Đây là trắc nghiệm cá nhân gồm 30 bài tập được trình bày theo sự gia tăng về độ khó. Trắc nghiệm này được sử dụng để giúp viên chức trong trường học Pa-ri thời ấy biết được trẻ em nào cho dù cố gắng cật lực vẫn không thể tiếp thu kiến thức từ chương trình học bình thường ở nhà trường. [55], [56] Trong thang đo năm 1908, Binet và Simon đã giữ lại nguyên tắc phân chia tuổi như thang đo năm 1905. Những bài tập được nhóm theo độ tuổi hơn là gia tăng độ khó. Tuy nhiên, có lẽ thành tựu lớn nhất của thang đo này chính là giới thiệu khái niệm tuổi trí tuệ (mental age). Tuổi trí tuệ phản ánh trí tuệ của mỗi trẻ so với trí tuệ trung bình của nhóm trẻ cùng độ tuổi, được chọn làm nhóm mẫu trắc nghiệm. Ví dụ, nếu 1 đứa trẻ 6 tuổi có thể thực hiện những bài tập mà 2/3 đến 3/4 nhóm đại diện ở trẻ em 8 tuổi làm được thì trẻ này có tuổi trí tuệ của trẻ lên 8. Ngược lại, một đứa trẻ 10 tuổi không làm được những bài tập mà 2/3 đến 3/4 nhóm trẻ 5 tuổi có thể làm thì có tuổi trí tuệ là 5 [55, tr.262]. Tuy nhiên, khái niệm “tuổi trí tuệ” nhanh chóng bộc lộ hạn chế vì không phản ánh sự chênh lệch về trí tuệ của trẻ em qua các lứa tuổi. [36] Cho dù thế, tác phẩm của Binet cũng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà tâm lý học trên khắp địa cầu. Thang đo Binet – Simon được sửa lại cho phù hợp với nhiều quốc gia. Năm 1916, Lewis Terman, một nhà tâm lý học Mỹ, đã phát triển thang đo Standford – Binet để sử dụng cho người Mỹ từ 3 tuổi trở lên. [55, tr.263]. Thêm vào đó, thang đo Stanford – Binet năm 1916 đã giới thiệu một ứng dụng đầy ý nghĩa, đó là khái niệm chỉ số IQ (Intelligence quotient) đã được biết đến ngày nay. IQ là một thương số giữa tuổi trí tuệ (mental age) và tuổi đời (chronological age) của chủ thể. Khái niệm IQ đặc biệt này được đề xướng bởi Stern (1912). Công thức của Stern được giới thiệu trong thang đo Stanford – Binet năm 1916 như sau: IQ = MA/CA *100 Trong đó: MA (Mental age): tuổi trí tuệ CA: (chronological age): tuổi đời Những năm 30, bản chất của trí tuệ được tranh cãi trên lĩnh địa tâm lý học. Sự tranh cãi đó đã thúc giục nhà tâm lý học Mỹ David Wechsler xây dựng thang đo trí tuệ đầu tiên dành cho người lớn: Wechsler – Bellevue [56]. Sau này, ông còn có thang đo dành cho trẻ ở tuổi đến trường và trẻ trước tuổi học. Các trắc nghiệm của Wechsler được xây dựng trên quan điểm: -Trí tuệ là tổng thể của nhiều đơn vị chức năng trí tuệ, song không phải đơn thuần là tổng số các khả năng mà là kết quả của sự phối hợp các khả năng đó. -Các chức năng này khác nhau và có thể đo được. Do đó, có thể đo trí tuệ bằng cách đo các đơn vị chức năng này hoặc đo sự phối hợp của chúng. -Trí tuệ của cá nhân phụ thuộc vào các điều kiện văn hóa xã hội, nơi cá nhân đó sinh ra và lớn lên. [30] Bên cạnh đó, Wechsler cũng đã đề xuất công thức mới để tính chỉ số trí tuệ: IQ = (X - X)/s *15 +100 Trong đó: X: điểm thô trắc nghiệm X: điểm trung bình trắc nghiệm của toàn mẫu s: độ lệch chuẩn Ngày nay, trong đo lường trí tuệ, người ta vẫn dùng cả hai công thức Stanford – Binet và Wechsler. Tóm lại, từ đầu thế kỷ 20, nhiều nhà tâm lý học đã nghiên cứu về đo lường trí tuệ như: Binet, Simon, Stern, Lewis Terman, Wechsler Họ đã biết phát huy điểm mạnh của các nhà tâm lý học trước để tạo nên những thành quả có ý nghĩa đến ngày nay như: các trắc nghiệm trí tuệ và các công thức tính IQ. 1.1.1.3. Những nghiên cứu về trí tuệ ngôn ngữ Lý thuyết trí tuệ ngôn ngữ đã được Howard Gardner đề xướng. Khác với những nhà tâm lý học trước đây, ông xem trí tuệ ngôn ngữ như một loại hình trí tuệ độc lập với cấu trúc riêng của nó chứ không phải đóng vai trò như một thành phần của trí tuệ. Trên quan điểm đó, ông cũng đưa ra những câu trắc nghiệm nhằm đo lường trí tuệ ngôn ngữ. Bên cạnh Howard Gardne
Luận văn liên quan