Luận văn Khảo sát quy trình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh bằng phương pháp sinh học

Hiện nay vấn đềnuôi tôm CN – BCN đối với tất cảnhững vùng nuôi tôm sú trên cảnước đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, thửthách. Người nuôi tôm vừa phải đối đầu với sựô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chất lượng tôm giống, vừa phải chịu ảnh hưởng của sựbiến động quá cao giá cả đầu vào như: giống, thức ăn, hóa chất, Bên cạnh đó, giá bán sản phẩm tôm của người nuôi lại ngày càng mất giá do ảnh hưởng của sựkhủng hoảng kinh tếtoàn cầu. Trước những khó khăn trên thì người nuôi tôm phải áp dụng cho mình một biện pháp nuôi mới đểgiảm được chi phí đầu tưsản xuất cũng nhưlà đểtăng lợi nhuận. Bằng những kinh nghiệm thực tếqua việc quản lý quy trình nuôi tôm bằng chếphẩm sinh học mà chúng tôi trình bày sau đây nhằm giúp cho người nuôi hạn chế được vốn đầu tư, dễdàng trong quản lý, rủi ro thấp nhưng lợi nhuận lại cao. Mô hình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học là cơsở đểxuất bán được tôm sạch, kích cỡlớn, đủ điều kiện cạnh tranh trong xu thếngày nay đa sốcác nước nuôi tôm CN – BCN đều thiên vềtôm thẻchân trắng. Xã An Đức của huyện Ba Tri là xã tiếp giáp nhiều với kênh rạch và bịnhiễm mặn trong 6 tháng, sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả. Bà con tại đây nuôi tôm quảng canh, hình thức nuôi này chỉ đạt năng suất thấp, dễbịnhiễm dịch bệnh và không có hiệu quảkinh tếmà diện tích đất sửdụng phải lớn. Được sựhổtrợcủa chính quyền địa phương nên các hộnông dân tại đây đã chủ động chuyển đổi sang nuôi tôm công nghiệp trên vùng đất bịnhiễm mặn này. Nhưng do ý thức cộng đồng kém nên chỉmới phát triển nuôi trong những năm gần đây mà hiện nay môi trường nước tại đây đã bịô nhiễm, một phần cũng do tôm giống tại đây có nguồn gốc không rõ ràng chưa được kiểm dịch đầy đủnên tôm nuôi thường bịnhiễm bệnh gây thiệt hại cho bà con nuôi tôm. Nghềnuôi tôm đã từng bước được cải tiến nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹthuật nuôi, quản lý môi trường, con giống, dịch bệnh. Do đó, việc tìm hiểu quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng chếphẩm sinh học đểquản lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh là việc cần thiết. Loại chếphẩm sinh học nào sửdụng hiệu quảtại đây. Từmục đích trên, được sựchấp thuận của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. HồChí Minh, chúng tôi thực hiện đềtài : “ Khảo sát quy trình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ (Bến Tre)”

pdf56 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3622 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát quy trình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh bằng phương pháp sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Hiện nay vấn đề nuôi tôm CN – BCN đối với tất cả những vùng nuôi tôm sú trên cả nước đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Người nuôi tôm vừa phải đối đầu với sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chất lượng tôm giống, vừa phải chịu ảnh hưởng của sự biến động quá cao giá cả đầu vào như: giống, thức ăn, hóa chất, … Bên cạnh đó, giá bán sản phẩm tôm của người nuôi lại ngày càng mất giá do ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trước những khó khăn trên thì người nuôi tôm phải áp dụng cho mình một biện pháp nuôi mới để giảm được chi phí đầu tư sản xuất cũng như là để tăng lợi nhuận. Bằng những kinh nghiệm thực tế qua việc quản lý quy trình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học mà chúng tôi trình bày sau đây nhằm giúp cho người nuôi hạn chế được vốn đầu tư, dễ dàng trong quản lý, rủi ro thấp nhưng lợi nhuận lại cao. Mô hình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học là cơ sở để xuất bán được tôm sạch, kích cỡ lớn, đủ điều kiện cạnh tranh trong xu thế ngày nay đa số các nước nuôi tôm CN – BCN đều thiên về tôm thẻ chân trắng. Xã An Đức của huyện Ba Tri là xã tiếp giáp nhiều với kênh rạch và bị nhiễm mặn trong 6 tháng, sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả. Bà con tại đây nuôi tôm quảng canh, hình thức nuôi này chỉ đạt năng suất thấp, dễ bị nhiễm dịch bệnh và không có hiệu quả kinh tế mà diện tích đất sử dụng phải lớn. Được sự hổ trợ của chính quyền địa phương nên các hộ nông dân tại đây đã chủ động chuyển đổi sang nuôi tôm công nghiệp trên vùng đất bị nhiễm mặn này. Nhưng do ý thức cộng đồng kém nên chỉ mới phát triển nuôi trong những năm gần đây mà hiện nay môi trường nước tại đây đã bị ô nhiễm, một phần cũng do tôm giống tại đây có nguồn gốc không rõ ràng chưa được kiểm dịch đầy đủ nên tôm nuôi thường bị nhiễm bệnh gây thiệt hại cho bà con nuôi tôm. Nghề nuôi tôm đã từng bước được cải tiến nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường, con giống, dịch bệnh. Do đó, việc tìm hiểu quy 3 trình nuôi tôm sú thâm canh bằng chế phẩm sinh học để quản lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh là việc cần thiết. Loại chế phẩm sinh học nào sử dụng hiệu quả tại đây. Từ mục đích trên, được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài : “ Khảo sát quy trình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ (Bến Tre)”. 1.2 Mục tiêu đề tài - Tìm hiểu quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học. - Đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học lên môi trường và tăng trưởng của tôm sú. - Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi tại đây. 4 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới Nghề nuôi tôm sú phát triển rất nhanh trên thế giới. Hiện nay, loài này được nuôi ở hơn 22 quốc gia trên thế giới, giữ vai trò rất lớn trong việc cải thiện đời sống của các cộng đồng dân cư ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ. Theo FAO, sản lượng tôm sú năm 1997 chiếm 52 % sản lượng tôm nuôi trồng toàn thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình 2 % trên năm. Ở các vùng nuôi tôm chủ yếu trên thế giới, Ðông Nam Á là vùng dẫn đầu chiếm 53,7 % tổng sản lượng tôm toàn thế giới trong tổng số 54 quốc gia có ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển (thống kê của FAO năm 1997) (nguồn: khoahocthuysan.org). Năm 2000, sản lượng tôm sú nuôi đạt 571,5 nghìn tấn, chiếm 52,3 % tổng sản lượng các loại tôm nuôi (FAO 2002). Nghề nuôi tôm trên thế giới đã trải qua nhiều thế kỷ nhưng nghề nuôi tôm hiện đại chỉ thực sự ra đời kể từ năm 1930, khi các nhà khoa học Nhật Bản sản xuất được giống nhân tạo nhưng chỉ bùng nổ từ những năm 80 khi tôm giống đã được sản xuất ra với số lượng lớn để cung cấp cho người nuôi (Lê Long Triều, 2008). Trên thế giới có hai khu vực nuôi tôm lớn là Tây bán cầu gồm các nước Châu Mỹ La Tinh và Đông bán cầu gồm các nước Nam Á và Đông Nam Á. Theo Nguyễn Văn Hảo, 2000 thì năm 1997 ở khu vực Tây bán cầu, Ecuador đạt 130.000 tấn chiếm 66 % tổng lượng tôm nuôi của khu vực. Khu vực Đông bán cầu thì sản lượng tôm nuôi là 462.000 tấn chiếm 70 % tôm nuôi trên thế giới. Trong đó, Thái Lan là nước đứng đầu, kế đến là Indonesia, Trung Quốc, Bangladesh, Việt Nam (Lê Long Triều, 2008). 2.2 Tình hình nuôi tôm tại Việt Nam Theo Bộ NN&PTNT năm 2009, cả nước sẽ giảm 35.000 ha diện tích NTTS xuống còn 1.065.000 ha với sản lượng ước đạt là 2,3 triệu tấn, trong đó: cá tra nuôi là 1,2 triệu tấn, tôm sú nuôi là 280.000 tấn, tôm thẻ chân trắng nuôi là 100.000 tấn. 5 Ông Bùi Đức Quý, Cục phó Cục NTTS – Bộ NN&PTNT cho biết, diện tích NTTS giảm nguyên nhân là tình hình tiêu thụ tôm trên thế giới đang giảm mạnh do suy thoái kinh tế; thị trường nhập khẩu tôm chủ lực là Mỹ đang có dấu hiệu ngưng lại, thị trường Nhật Bản giảm từ 32 % còn 19 %, ... Giá tôm nguyên liệu trong nước cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Hiện tại các tỉnh ĐBSCL, giá tôm nguyên liệu hiện giảm từ 10 - 15 % so với năm trước đó (2008) (fistenet.gov.vn). Những thuận lợi của nghề nuôi tôm sú Theo thống kê mới nhất của FAO về xuất khẩu tôm sú trên thế giới, số liệu năm 2006, Việt Nam tiếp tục 4 năm liền đứng thứ 1 về giá trị xuất khẩu, đạt 1,25 tỷ USD. Về sản lượng Việt Nam đứng thứ 4, với 131.615 tấn, sau Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia. Giá trị xuất khẩu đã hình thành xu thế tăng liên tục. Giá xuất khẩu bình quân trong 5 năm trở lại đã tăng từ 5,96 lên 9,53 USD/kg, đây là nguyên nhân đẩy giá trị xuất khẩu tôm sú của Việt Nam đứng đầu thế giới. Giải thích về điều này có thể do Việt Nam xuất khẩu tôm cở lớn, nên được giá hơn. Cũng theo số liệu công bố của FAO, năm 2006 Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về xuất khẩu thủy sản (vn.euvietnam.com). Năm 2009, diện tích nuôi tôm sú toàn vùng ĐBSCL có thể lên đến 566.000 ha. Ngày 29/1 đến 1/2/2009, thương lái từ thành phố Hồ Chí Minh xuống tận ao nuôi tôm của bà con ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, … để mua tôm sú sống loại 40 con/kg, giá 125.000 đồng/kg. Với mức giá như hiện nay thì giá tôm tăng hơn gấp đôi so với thời điểm thu hoạch chính vụ năm 2008. Vụ nuôi tôm năm 2008, thương lái mua tôm loại 40 con/kg với giá chỉ 60.000 đồng/kg, có thời gian giá giảm chỉ còn 55.000 đồng/kg. Nhiều hộ nuôi tôm vô cùng phấn khởi vì ngay trong đầu năm mới tôm bán được giá, lợi nhuận cao, đó là tín hiệu khả quan cho vụ nuôi tôm năm 2009 (www.kinhtenongthon.com.vn). Những khó khăn của nghề nuôi tôm sú. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, qua thống kê năm 2008, năng suất tôm nuôi bình quân của Cà Mau chỉ đạt 356 kg/ha; trong khi tại Bạc Liêu là 500 kg/ha; Sóc Trăng là 1.200 kg/ha; Bến Tre là 4.300 kg/ha (camau-rtv.org.vn). 6 VASEP dự báo trong quí 2/ 2009, sức mua của nhiều nước trên thế giới tiếp tục giảm, biến động tỷ giá ở các nước không có lợi cho xuất khẩu. Trong khi đó, phần lớn sản phẩm tôm sú của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, nhưng cuối tháng 5 – 2009, giá tôm tại thị trường này đã giảm 10 – 20 % so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Các nhà nhập khẩu dự báo, tình trạng khó khăn trong xuất khẩu tôm sẽ còn kéo dài đến tháng 8 – 2009. Tại ĐBSCL, hơn 1 tháng nữa bước vào thu hoạch tôm sú chính vụ. Hiện tại, tôm nguyên liệu loại 20 con/kg giá 117.000 đồng, 30 con/kg giá 95.000 đồng và 80.000 đồng loại 50 con/kg. Trong khi đó, giá thức ăn cho tôm đang đứng ở mức cao, cùng với những rủi ro về thị trường xuất khẩu, dịch bệnh, ... tạo nên sức ép khá lớn cho người nuôi tôm ĐBSCL. Đó là chưa kể đến việc nông dân thiếu vốn bỏ ao, do chậm tiếp cận nguồn vốn kích cầu của Chính phủ, điều này làm cho diện tích nuôi tôm ở các tỉnh giảm so với vụ trước. Theo Phạm Nam Dương - phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết: “Năm nay, ảnh hưởng thời tiết, giá tôm nguyên liệu không ổn định, chi phí nuôi (thức ăn, con giống, chế phẩm sinh học, công lao động, ...) tăng cao, nhiều địa phương thả nuôi tôm chậm và mật độ thưa hoặc chuyển sang nuôi các đối tượng khác như: cua biển, cá chẽm, cá kèo, ... Do đó, tại Trà Vinh vụ nuôi tôm sú năm 2009 khó đạt kế hoạch đề ra”. Năm 2009, tỉnh Trà Vinh đưa ra kế hoạch thả nuôi trên 2,5 tỉ con giống với diện tích 27.450 ha. Cuối tháng 5 – 2009, diện tích thả nuôi tại Trà Vinh là 18.300 ha, giảm 6.700 ha so với cùng kỳ năm trước. Đến nay, khoảng 30 % diện tích bị thiệt hại phải chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác, ... Tính đến đầu tháng 6 – 2009, diện tích tôm sú thiệt hại của vùng ĐBSCL đã gần 10.000 ha, trong đó tại Sóc Trăng diện tích thiệt hại hơn 1.407 ha, Bạc Liêu là 3.000 ha, Bến Tre trên 105 ha (www.vietlinh.com.vn). 2.3 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre 2.3.1 Điều kiện tự nhiên Theo Phòng NN&PTNT, huyện Ba Tri trong năm 2008 thì: 2.3.1.1 Vị trí địa lý 7 Bản đồ hành chính huyện Ba Tri (www.bentre.gov.vn) Huyện Ba Tri nằm ở phía cuối cù lao Bảo, là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, có diện tích 355,53km2,chiếm 15,7 % diện tích toàn tỉnh, gồm 23 xã và 1 thị trấn. Huyện Ba Tri nằm về phía đông của tỉnh Bến Tre, có tọa độ địa lý: Từ 106028’17’’ đến 106041’25’’ độ kinh đông. Từ 9057’38’’ đến 10011’14’’ độ vĩ bắc. Phía Đông Bắc giáp sông Ba Lai và huyện Bình Đại. Phía Tây Nam giáp sông Hàm Luông và huyện Thạnh Phú. Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Giồng Trôm. Phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông. Huyện Ba Tri nằm giữa hai con sông huyết mạch của tỉnh là Ba Lai và Hàm Luông, có bờ biển dài 12 km với cảng cá An Thủy là trung tâm thủy sản của tỉnh. Huyện có ba vùng sinh thái: nước ngọt, nước lợ và nước mặn, thích hợp cho việc phát triển các hệ thống canh tác đa dạng, đặt biệt là NTTS. 8 2.3.1.2 Thời tiết và khí hậu Huyện nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 260C – 270C (www.bentre.gov.vn). 2.3.1.3 Thủy văn Ba Tri là huyện ven biển Đông, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, biên độ dao động từ 1,2 – 2,4 m. Nguồn nước chủ yếu của huyện được cung cấp từ hai con sông Ba Lai – Hàm Luông và 50 kênh rạch vào sâu trong nội đồng, tổng chiều dài hệ thống kênh rạch lớn lên đến 128 km (www.bentre.gov.vn). 2.3.1.4 Địa hình và thổ nhưỡng Địa hình Đất đai đa dạng, xen kẽ giữa các nền đất phù sa là các giồng cát có cao trình cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung dân cư, xây dựng các kết cấu hạ tầng. Khu vực Tây và Tây Bắc có địa hình bằng phẳng, ít chia cắt, thuận lợi cho việc bố trí công trình thủy lợi ngọt hóa cải tạo đất, các hệ thống canh tác nông nghiệp tập trung theo hướng thâm canh và đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Khu vực Đông và Đông Nam có địa hình thấp, độ mặn tương đối ổn định, thuận lợi cho việc bố trí NTTS theo hướng tăng tỷ trọng nuôi CN – BCN (Lê Long Triều, 2008). Thổ nhưỡng Vùng I: Vùng ngọt hóa, có diện tích 23.400 ha, chiếm 66 % diện tích tự nhiên, đất đai có độ màu mỡ cao. Vùng II: Vùng ven biển, có diện tích 12.200 ha, chiếm 33 % diện tích tự nhiên, đất và nước mặt nhiễm mặn quanh năm, phát triển chủ yếu là ngư nghiệp (Lê Long Triều, 2008). 2.3.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội Theo Phòng thống kê huyện Ba Tri trong năm 2008 thì: 9 2.3.2.1 Cơ cấu hành chính Huyện Ba Tri có 23 xã, một thị trấn với 113 khóm ấp. 2.3.2.2 Dân số và lao động Diện tích tự nhiên của huyện là 355,53 km2, dân số là 205.773 người, mật độ dân số bình quân khoảng 578 người/km2 (Theo cục thống kê tỉnh Bến Tre, 2007). 2.3.2.3 Kế hoạch phát triển Theo Phòng NN&PTNT thì huyện Ba Tri năm 2008: Ngành NTTS phát triển đưa thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn thực sự. Dựa trên cơ sở phát triển các đối tượng nuôi xuất khẩu: tôm sú, nghêu, sò. Tiếp tục chuyển đổi đất lúa, đất muối kém hiệu quả sang nuôi tôm thâm canh, trên cơ sở phát triển bền vững. Đẩy mạnh công tác ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân trong lĩnh vực nuôi và khai thác thủy sản. Tăng cường công tác kiểm tra phòng ngừa dịch bệnh, thực hiện tốt quyết định 4024 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi tôm thâm canh và an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản phẩm khai thác (Lê Long Triều, 2008). 2.3.3 Hiện trạng nuôi tôm sú tại huyện Ba Tri Năm 2008, huyện Ba Tri có tổng diện tích nuôi gần 5.000 ha, đạt 103,66 %, tăng 4,3 % so cùng kỳ. Diện tích nuôi tôm sú là 3.413 ha, trong đó có 1.100 ha nuôi tôm thâm canh. Năm 2009, huyện tập trung xây dựng hệ thống thủy lợi có hiệu quả hơn cho nuôi trồng, nhất là bảo đảm nuôi an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường. Nuôi phải có ao lắng, lọc đúng theo qui định. Hoàn chỉnh qui trình nuôi mới, đối tượng mới để thay thế các vùng nuôi không còn phù hợp (www.vietlinh.vn). 10 2.3.4 Các mô hình nuôi tôm sú tại huyện Ba Tri 2.3.4.1 Nuôi thâm canh, bán thâm canh Năm 2008, diện tích nuôi tôm CN - BCN là 1.095 ha, đạt 117,7 % kế hoạch, so với năm 2007 thì tăng 172 ha từ nuôi tôm quảng canh. Năng suất bình quân đạt 6 – 7 tấn/ha (Lê Long Triều, 2008). 2.3.4.2 Nuôi quảng canh Diện tích nuôi tôm quảng canh trong năm 2008 là 1.495 ha đạt 88,4 % kế hoạch so với năm 2007 giảm 207 ha, nguyên nhân là do chuyển lên nuôi tôm thâm canh. Nguồn giống tôm tự nhiên được lấy vào đầm qua cửa cống vào các thời kỳ triều cường trong tháng từ 4 – 6 ngày theo chu kỳ con nước 15 và 30 âm lịch. Năng suất đạt từ 200 – 300 kg/ha. Hình thức nuôi này đã dần xóa bỏ trong những năm gần đây. 2.3.4.3 Nuôi quảng canh cải tiến Nhiều hộ nuôi tôm sú theo mô hình quảng canh cải tiến đã mang lại hiệu quả kinh cao, tiêu biểu là hộ anh Nguyễn Văn Nghe ở ấp 5, xã An Hiệp, huyện Ba Tri. Thả giống cỡ từ 2 – 3 cm, mật độ nuôi 10 con/m2, sau hơn 3 tháng nuôi, tôm đạt trọng lượng khoảng 40 con/kg, năng suất ước đạt 2 tấn/ha, trừ chi phí thì lãi trên 50 triệu đồng. 2.3.4.4 Nuôi tôm lúa Diện tích nuôi tôm lúa năm 2008 là 120 ha, đạt 100 % kế hoạch so với năm 2007 không tăng. Thả giống nhân tạo, mật độ là 4 – 6 con/m2, tôm giống thả kích cỡ từ 2 – 3 cm/con. Thời gian nuôi là 4 tháng, năng suất trung bình năm 2008 là khoảng 0,3 tấn/ha. 2.3.4.5 Nuôi tôm rừng Diện tích nuôi tôm rừng năm 2008 là 497 ha, đạt 100 % kế hoạch không tăng so với năm 2007. Hình thức nuôi là thu giống tự nhiên, cứ 15 – 30 ngày thì thu hoạch một lần (theo con nước). Mô hình này phụ thuộc trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản của tự nhiên. Tôm thu hoạch có kích thước nhỏ, năng suất và hiệu quả không cao. 11 2.3.4.6 Nuôi sinh thái Năm 2007, huyện Ba Tri có hơn 950 ha nuôi thâm canh và bán thâm canh, trong đó có 60 ha nuôi theo quy trình sinh thái, tập trung ở hai xã Vĩnh An và An Hòa Tây. Quy trình nuôi tôm sinh thái chủ yếu sử dụng hệ thống cung cấp oxy đáy kết hợp với cấy vi sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển trong ao, giúp tôm phát triển tốt, có sức đề kháng cao, ít nhiễm bệnh, môi trường ổn định, ... (nguồn: www.fistenet.gov.vn). 2.4 Sơ lược về tôm sú Theo Vũ Thế Trụ, 1993 thì tôm sú được phân loại và có các đặc điểm sau: 2.4.1 Phân loại Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ: Penaeidae Giống: Penaeus Loài: Penaeus monodon Tên Tiếng Anh: Giant/ Black Tiger Shrimp Tên Tiếng Việt: tôm sú. 12 2.4.2 Các đặc điểm của tôm sú Phân bố Bản đồ phân bố tôm sú (fao.org) Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, vùng nhiệt đới dến cận nhiệt đới, từ ấn Độ Dương qua Nhật Bản, ĐàiLoan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985). Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ đông 300 – 1550, từ vĩ độ 350 bắc tới 350 nam xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines. Tại Việt Nam, tôm sú có nhiều ở các vùng biển miền trung. Tôm bột (postlarvae), tôm giống (juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành thì di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn. 13 Chu kỳ sống của tôm sú Hình 2.1 Vòng đời tôm sú (nuoitomsu.blogspot.com) Hình 2.2 Các giai đoạn phát triển của tôm sú (www.maivietbio.com.vn) Trứng Nauplii Zoea Mysis Postlarvae (PL4) Juvenile Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú : Nauplii: 6 giai đoạn: 36 – 51 giờ, các Nauplii bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần thức ăn. + N1: dài khoảng 0,4 mm, dày 0,2 mm + N2: dài khoảng 0,45 mm, dày 0,2 mm + N3: dài khoảng 0,49 mm, dày 0,2 mm 14 + N4: dài khoảng 0,55 mm, dày 0,2 mm + N5: dài khoảng 0,61 mm, dày 0,2 mm Zoea: 3 giai đoạn: 105 – 120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vật phiêu sinh. + Z1: dài khoảng 1 mm, dày 0,45 mm, xuất hiện hai phần dầu và bụng rõ rệt. + Z2: dài khoảng 1,9 mm, xuất hiện mặt và chủy. + Z3: dài khoảng 2,7 mm, xuất hiện gai trên bụng. Mysis: 3 giai đoạn : 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau. + M1: dài khoảng 3,4 mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại. + M2: dài khoảng 4 mm. + M3: dài khoảng 4,4 mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt nhỏ, xuất hiện răng trên chủy. Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành Juvenile: giai đoạn trưởng thành. Hình thái cấu tạo Trên cơ thể tôm sú có vệt sọc màu xám đậm, hơi xanh hoặc nâu đỏ. Tôm có chủy dài hơi cong, phía trên chủy có 7 – 8 răng và dưới chủy có 3 răng. Hình 2.3 Hình thái tôm sú (aquatic.plus.vn) + Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm 15 + 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội + 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò + Cặp chân bụng: bơi + Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp. Khi ương trong ao sau 25 – 30 ngày, tôm sú đạt cở 2 – 3 cm. Khi nuôi trong ao sau 4 tháng, tôm sú có thể đạt cở trung bình 25 – 40 g/con. Tôm sú lột xác nhiều lần để lớn. Ngoài tự nhiên, ở vùng biển miền Trung thì mùa tôm sú sinh sản rộ là từ tháng 2 - 5 và từ tháng 7 - 10. Ở miền vùng biển miền Nam thì mùa tôm sú sinh sản rộ có phần thay đổi, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết hàng năm. Tôm thường đẻ trứng ở các bãi xa bờ, nước sâu, nước trong và sạch có độ mặn trên 30 ‰. Bảng 2.1 Đặc điểm môi trường sống của tôm sú (Sandeep K Mukhi, B K Das, B Masdavi, C K Misra and K Pani Prasad, 2001) Chỉ tiêu Thích hợp nhất Chú thích Nhiệt độ 27 – 310C Giảm ăn khi nhiệt độ 310C Độ mặn 15 – 20 ‰ Dao động trong ngày < 5 ‰ pH 7,5 – 8,5 Dao động trong ngày < 0,5 DO > 4 mg/l Không < 4 mg/l NH3 < 0,1 mg/l Độc hơn khi pH và nhiệt độ cao H2S < 0,03 mg/l Độc hơn khi pH thấp Độ trong 30 – 45 cm Mực nước > 1 m Tập tính ăn 16 Trong ao nuôi, tôm sú bắt mồi mạnh vào lúc sáng sớm và nhất là lúc chiều tối. Trong tự nhiên, chúng bắt mồi mạnh ở giai đoạn trưởng thành và sử dụng các loại thức ăn như giáp xác sống đáy. Tôm sú là loài ăn tạp, hàm lượng thức ăn và loại thức ăn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển khác nhau của chúng. Chúng thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ. Thức ăn ưa thích là nhuyễn thể, giun nhiều tơ, giáp xác, ấu trùng của động vật đáy. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85 % là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15 % là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn. Sinh sản Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài. Tôm đực: - Cơ quan sinh dục phụ của tôm đực là petasma. Petasma nằm ở giữa gốc chân bò thứ nhất, petasma giúp đưa bó tinh từ tôm đực cho tôm cái. - Cơ quan sinh dục của tôm đực gồm: + Một đôi tuyến tinh phân nhiều thùy + Một đôi ống dẫn tinh