Luận văn Khảo sát tình hình quản lý nước dằn tàu tại hệ thống cảng Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin từ Văn phòng Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO) tại Việt Nam, trên 80% lượng hàng hóa thương mại vận chuyển đến các quốc gia đều do ngành Vận tải biển đảm nhận. Với cường độ hoạt động như vậy, vận tải biển làm phát sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến môi trường, gây ô nhiễm cục bộ [1]. Một trong những vấn đề quan trọng và chủ yếu nhất gây tác động đến hệ sinh thái, đời sống sinh vật bản địa, nền kinh tế là nước dằn tàu đi theo tàu vào cảng khi chúng nhập cảnh vào quốc gia nào đó. Theo thống kê của IMO thì hàng năm các tàu biển nạp vào và thải ra lượng nước dằn tàu khoảng 10 tỷ tấn. Trong số đó, lượng nước được xử lý làm sạch chỉ khoảng 60% (chủ yếu các nước tiên tiến), còn lại không được xử lý nhưng lại xả ra biển. Theo ước tính của IMO, trong quá trình thải, nạp nước dằn có hơn 3.000 loài sinh vật khác nhau được vận chuyển từ vùng biển này sang vùng biển khác trên thế giới và theo đó là những vi trùng, vi khuẩn, nhuyễn thể nhỏ, bào xác, ấu trùng. theo tàu vào các nước đang phát triển hoặc kém phát triển, và Việt Nam ta cũng nằm trong nhóm các nước này [30]. Trong khi đó, hệ thống quản lý nước dằn tàu của ta còn rất hạn chế, chưa có những quy định nghiêm ngặt cho vấn đề xử lý, cũng như xả nước dằn tàu. Trên thế giới, ngoài một số công ước liên quan đến việc quản lý và ngăn chặn ô nhiễm biển từ các hoạt động vận tải biển như: Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu biển gây ra (Marpol 73/78), Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do thải chất thải và vấn đề khác (London Dumping, 1972), Công ước về sẵn sàng hợp tác và ứng cứu ô nhiễm dầu (OPRC, 1990), Công ước liên quan đến việc can thiệp trong trường hợp bất cẩn gây ô nhiễm dầu (Intervention, 1969) và một số công ước khác thì ở nhiều nước còn có rất nhiều quy định pháp lý xử lý ô nhiễm biển vô cùng chặt chẽ. Thậm chí, bất kể phương tiện thủy nào khi vào vùng lãnh thổ biển một quốc gia đều phải nộp phí hưởng môi trường biển sạch và sẽ xử lý phạt rất nặng lỗi gây ô nhiễm môi trường. Mặc dù có rất nhiều công ước liên quan đến việc quản lý môi trường biển của thế giới, nhưng Việt Nam vẫn chưa tham gia vào công ước nào. Hiện nay, nước ta đang trên đường xây dựng quản lý ô nhiễm biển và nước dằn tàu cũng như sẽ gia nhập vào Công ước Marpol trong vài năm tới. Chính vì những lý do đáng lo ngại nêu trên mà đề tài “Khảo sát tình hình quản lý nước dằn tàu tại hệ thống cảng Thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành nhằm: - Khảo sát sự di chuyển, quy trình khai báo và phương pháp xử lý nước dằn tàu tại hệ thống cảng Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một quy trình khai báo mới cũng như phương pháp xử lý nước dằn tàu hiệu quả hơn đối với tình hình thực tế hiện nay. - Đưa ra những số liệu khảo sát ban đầu về điều kiện môi trường sống cũng như các giống phiêu sinh thực vật có trong nước dằn tàu thu được tại hệ thống cảng Thành phố Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14.pdf
- 1.pdf
- 2.pdf
- 3.pdf
- 4.pdf
- 5.pdf
- 6.pdf
- 7.pdf
- 8.pdf
- 9.pdf
- 11.pdf
- 12.pdf
- 13.pdf
- 15.pdf
- 16.pdf
- 17.pdf