Văn hóa Việt Nam nói chung và văn học Việt Nam nói riêng, trong tiến trình lịch sử
của mình đã có những cuộc tiếp xúc, ảnh hưởng lớn, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với văn
hóa, văn học nước ngoài. Trong quá trình tiếp xúc ấy, văn hóa - văn học Việt Nam đã tiếp
thu, chắt lọc tinh hoa của nhân loại để tự làm phong phú và tạo nên bản sắc riêng của dân
tộc.
Trong suốt hành trình dài hơn mười thế kỷ phát triển của văn hóa – văn học Việt Nam,
phải kể đến hai cuộc tiếp xúc lớn, với những ảnh hưởng vô cùng quan trọng:
- Một của văn hóa phương Đông, mà chủ yếu là văn hóa Trung Hoa, từ thế kỷ XIX trở
về trước.
- Và một của văn hóa phương Tây, mà chủ yếu là của văn hóa Pháp từ nửa cuối thế kỷ
XIX đến những năm đầu thế kỷ XX
125 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát tư tưởng mỹ học và văn học của Phạm Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
————————————
NGUYỄN THANH TÙNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN
Chuyên nghành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 32
Người hướng dãn khoa học:
PHÓ GIÁO SƯ – TIẾN SỸ PHÙNG QUÝ NHÂM
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 9 năm 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa
học của Phó giáo sư – Tiến sỹ Phùng Quý Nhâm.
Những luận điểm khoa học trong luận văn này là kết quả do chúng tôi nghiên cứu, bảo
đảm tính trung thực và chưa từng được ai giải quyết trong bất kỳ công trình khoa học nào
khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Tùng
LỜI TRI ÂN
Luận văn này là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu suốt ba năm trong chương trình
đào tạo Thạc sỹ, dưới sự truyền dạy, hướng dẫn nhiệt tình, nghiêm túc và khoa học của tập
thể thầy cô là các Giáo sư, Phó giáo sư, tiến sỹ đáng kính của Trường Đại học sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Văn
Hiến, Trung tâm nghiên cứu quốc học, Viện nghiên cứu giáo dục và Viện nghiên cứu văn
học. Vì thế, trước tiên, tôi xin kính gửi đến quí thầy cô lời tri ân sâu sắc về những tri thức và
tình cảm mà quý thầy cô đã dành cho tôi trong thời gian qua!
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến Phó giáo sư – Tiến sỹ Phùng Quý
Nhâm, một nhà giáo mẫu mực trong nhân cách; tận tâm trong giảng dạy và nghiêm túc,
khách quan trong khoa học, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận
văn này!
Nhân đây, tôi cũng xin gửi đến vợ, con, bạn bè và những đồng nghiệp thân thiết của
tôi – những người đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi, trong thời gian
học tập và thực hiện công trình khoa học đầu tiên của mình – lời cảm ơn chân thành, thắm
thiết!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2010.
Nguyễn Thanh Tùng
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Văn hóa Việt Nam nói chung và văn học Việt Nam nói riêng, trong tiến trình lịch sử
của mình đã có những cuộc tiếp xúc, ảnh hưởng lớn, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với văn
hóa, văn học nước ngoài. Trong quá trình tiếp xúc ấy, văn hóa - văn học Việt Nam đã tiếp
thu, chắt lọc tinh hoa của nhân loại để tự làm phong phú và tạo nên bản sắc riêng của dân
tộc.
Trong suốt hành trình dài hơn mười thế kỷ phát triển của văn hóa – văn học Việt Nam,
phải kể đến hai cuộc tiếp xúc lớn, với những ảnh hưởng vô cùng quan trọng:
- Một của văn hóa phương Đông, mà chủ yếu là văn hóa Trung Hoa, từ thế kỷ XIX trở
về trước.
- Và một của văn hóa phương Tây, mà chủ yếu là của văn hóa Pháp từ nửa cuối thế kỷ
XIX đến những năm đầu thế kỷ XX.
Đặc biệt, cuộc tiếp xúc sau đã tạo nên một sự chuyển biến mạnh mẽ, đưa nền văn hóa
– văn học Việt Nam chuyển mình từ một một nền văn hóa – văn học thuộc phạm trù văn hóa
phương Đông cổ truyền, sang một nền văn hóa – văn học hiện đại chịu sự ảnh hưởng của tư
tưởng văn hóa phương Tây.
Trong công cuộc tiếp thu những kinh nghiệm và thành tựu của văn hóa – văn học
phương Tây để hiện đại hóa nền văn hóa – văn học Việt Nam ở chặng đường những năm
cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, công đầu thuộc về những tên tuổi lớn như Pétrus Trương
Vĩnh Ký, Paulus Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục,
Nguyễn Bá Học, Phạm Duy TốnĐó là người thuộc lớp trí thức Tây học đầu tiên của Việt
Nam, với tinh thần cầu thị, với tư tưởng tiến bộ và đặc biệt là với nhiệt tình yêu nước và ý
thức dân tộc, đã tự nguyện làm người đi tiên phong trong công cuộc tiếp thu, truyền bá
những tư tưởng văn hóa – văn học tiên tiến của phương Tây, góp phần không ít vào công
cuộc chấn hưng, hiện đại hóa văn hóa – văn học dân tộc.
Một trong những nhân vật xứng đáng được lịch sử văn học Việt Nam ghi công đầu
trong công cuộc chấn hưng, hiện đại nói trên đó là nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn, nhà giáo,
học giả Phạm Quỳnh. Trần Văn Chánh, trong Lời giới thiệu Phạm Quỳnh và Thượng Chi văn
tập vào tháng 7 năm 2005, đã viết về trường hợp Phạm Quỳnh như sau:
“Trong lịch sử văn học Việt Nam thời kỳ cận – hiện đại, Phạm Quỳnh có lẽ là một
trong những nhân vật nổi bật nhưng lại có vẻ gây nên nhiều cuộc tranh luận với
những ý kiến đánh giá khác nhau nhất. Nói như vậy, dù tán thành hay phản đối,
hoặc giữ thái độ chiết trung, mặc nhiên mọi người đã thừa nhận vai trò không thể
xem thường của của nhân vật này trong bối cảnh lịch sử văn hóa cụ thể nhất định”
[3, 9].
Bằng tài năng và sở học uyên bác, bằng sự kiên trì và cẩn trọng trong khoa học và đặc
biệt là bằng tình yêu tha thiết với văn hóa, văn học nước nhà, Phạm Quỳnh đã đóng góp một
sự nghiệp trước tác khá đồ sộ. Tạp chí Nam Phong, trong mười bảy năm tồn tại, ấn hành
được 210 số, riêng Phạm Quỳnh đã đóng góp có tới chục ngàn trang viết, trải rộng ra trên
hầu khắp mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, triết học, giáo dục đến văn chương,
ngôn ngữ, Với sự đóng góp lớn lao ấy, Phạm Quỳnh xứng đáng được thừa nhận là một
trong những người có công lớn trong thời kỳ đầu xây dựng và phát triển của nền báo chí và
văn học quốc ngữ nước nhà. Đặc biệt, với tư cách là một nhà văn, một nhà biên khảo, Phạm
Quỳnh là người đầu tiên cung cấp cho người đọc những khái niệm bước đầu về mỹ học nói
chung cũng như về thơ, về tiểu thuyết nói riêng.
Ngay trước năm 1945, tên tuổi của Phạm Quỳnh đã được nhắc đến một cách trang
trọng trong một số công trình nghiên cứu có giá trị như Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn,
Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc PhanỞ
miền Nam trước năm 1975, trong một số sách văn học sử tiêu biểu của các tác giả như Thanh
Lãng, Phạm Thế NgũPhạm Quỳnh và tạp chí Nam Phong cũng được giới thiệu khá chi tiết
qua hàng trăm trang sách với tất cả mọi khía cạnh phức tạp của vấn đề. Năm 1963, cũng ở
miền Nam, diễn ra cuộc tranh luận với tên gọi Vụ án truyện Kiều hết sức kịch liệt và kéo dài,
mà giáo sư Nguyễn Văn Trung đã tập hợp lại thành một “hồ sơ”.
Tuy nhiên trong suốt một thời gian khá dài, vì những lý do khác nhau, vấn đề Phạm
Quỳnh vẫn chưa thật sự được tìm hiểu, nghiên cứu một cách đầy đủ, đúng mức, xứng tầm
với sự đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà. Thời gian gần đây, tư tưởng đổi mới
tư duy do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức và
đánh giá lại một cách khách quan hơn đối với một số vấn đề trong lịch sử văn hóa - văn học
nước nhà. Phạm Quỳnh và sự nghiệp của ông đã được đặt ra và đánh giá lại trong tình hình
chung ấy.
Trong điều kiện như vậy, việc nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện, khách quan và
khoa học về sự nghiệp văn hóa – văn học của Phạm Quỳnh cũng như những đóng góp của
ông đối với văn hóa – văn học Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Đó cũng là lý do mà chúng
tôi chọn đề tài: KHẢO SÁT TƯ TƯỞNG MỸ HỌC VÀ VĂN HỌC CỦA PHẠM QUỲNH
làm đối tượng nghiên cứu khoa học để thực hiện luận văn.
Nghiên cứu về Phạm Quỳnh và sự nghiệp của ông là một vấn đề hết sức khó khăn và
phức tạp. Bởi lẽ như trên đã nói, sự nghiệp văn hóa - văn học của Phạm Quỳnh khá đồ sộ,
trải rộng ra trên hầu khắp mọi lĩnh vực. Dẫu có nhiều tham vọng, nhưng vì nhiều lý do,
người viết chỉ có thể tiến hành nghiên cứu một khía cạnh nhỏ trong sự nghiệp của Phạm
Quỳnh như đã xác định ở trên, với mong muốn góp thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu sự
nghiệp của học giả này.
2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục đích khảo sát tư tưởng mỹ học và văn học của Phạm
Quỳnh nhằm tìm hiểu một cách có hệ thống các quan niệm về mỹ học cũng như văn học
được thể hiện trong các tác phẩm của ông. Trên cơ sở đó, đánh giá một cách đúng đắn và
khách quan những đóng góp về tư tưởng mỹ học và văn học của Phạm Quỳnh.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Sự nghiệp khoa học của Phạm Quỳnh, như đã giới thiệu một cách khái quát ở trên, rất
đồ sộ, trải rộng ra trên nhiều lĩnh vực. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi chỉ giới
hạn qua việc tập trung khảo sát tư tưởng mỹ học và văn học của Phạm Quỳnh thể hiện qua
các bài viết, công trình mà tác giả đã công bố. Khi khảo sát tư tưởng mỹ học và văn học của
Phạm Quỳnh, luận văn chủ yếu tập trung tìm hiểu những quan niệm về mũ học và văn học
của ông.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát tư tưởng mỹ học và văn học của học giả –
nhà văn Phạm Quỳnh, với tư cách là một trong số những người đi tiên phong trong giai đoạn
đầu của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả luận
văn sẽ nêu ý kiến đánh giá về những đóng góp của Phạm Quỳnh đối với văn hóa – văn học
nước nhà, chủ yều ở giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX.
Trong quá trình nghiên cứu và xử lý các yêu cầu khoa học do đề tài đặt ra, chúng tôi
chủ yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, là phương pháp vay mượn từ một ngành khoa học chuyên
biệt của toán học – ngành thống kê học, được chúng tôi sử dụng như một công cụ hỗ trợ
cho việc thu thập, tổ chức và phân tích các tài liệu, ý kiến có liên quan đến việc tìm hiểu các
quan niệm về mỹ học và văn học của học giả Phạm Quỳnh được thể hiện một cách khá rải
rác và tản mạn trên các số báo của tạp chí Nam Phong. Qua đó, chúng tôi mong có thể rút ra
những kết luận khách quan về tư tưởng mỹ học và văn học của học giả này.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ những nét tương đồng cũng như dị biệt
về nội dung và hình thức giữa văn học Trung đại và hiện đại; làm rõ được sự khác biệt của
tình hình báo chí trước và từ khi Nam Phong tạp chí ra đời để làm rõ được vai trò của Phạm
Quỳnh và Nam Phong đối với tiến trình phát triển của văn học và báo chí trong thời kỳ đầu.
Mặt khác, nó cũng được sử dụng để nghiên cứu tác giả Phạm Quỳnh trong mối tương quan
với các tác giả cùng thời để qua đó có đánh giá một cách đúng đắn, khách quan về những
đóng góp của Phạm Quỳnh đối với mỹ học và văn học của dân tộc.
- Phương pháp hệ thống được dùng để hệ thống hóa các công trình trước tác của Phạm
Quỳnh, từ đó có những đánh giá, kết luận về đóng góp của Phạm Quỳnh trong một bối cảnh
đặc biệt của lịch sử văn hóa dân tộc.
Ngoài ra chúng tôi đồng thời sử dụng các thao tác quen thuộc như liệt kê, phân tích,
tổng hợp v.v
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
4.1. Ý nghĩa khoa học.
Đề tài góp một số ý kiến đánh giá về tư tưởng mỹ học và văn học của học giả – nhà
văn Phạm Quỳnh, bao gồm cả ưu điểm cũng như hạn chế. Những ý kiến mà tác giả thực hiện
đề tài đề xuất, nếu được thẩm định là khách quan và có giá trị, thì sẽ là một đóng góp vào nỗ
lực chung nghiên cứu sự nghiệp khoa học của Phạm Quỳnh, ghi nhận vai trò của học giả –
nhà văn này đối với giai đoạn phát triển đặc biệt của văn hóa – văn học Việt Nam những
năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp thêm một cái nhìn hệ thống về tư tưởng mỹ học và
văn học của Phạm Quỳnh; những đóng góp cũng như hạn chế của ông trong các lĩnh vực
này. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này cũng có thể được sử dụng ở cấp học trung học phổ
thông và đại học như một tài liệu tham khảo bổ ích, phục vụ cho giảng dạy và học tập văn
học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX.
5. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Vấn đề Phạm Quỳnh và sự nghiệp của ông đã được các nhà nghiên cứu quan tâm ngay
từ khi ông còn sống.
Trong tác phẩm Phê bình và cảo luận, xuất bản năm 1933, tác phẩm được xem như
một trong những công trình lý luận phê bình hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam, Thiếu
Sơn đã có những nhận định hết sức xác đáng và toàn diện cả về tư tưởng chính trị cũng như
về sự nghiệp văn hóa của Phạm Quỳnh. Đánh giá những đóng góp của Phạm Quỳnh về văn
hóa, ở phần thứ nhất, mục Phê bình nhân vật của tác phẩm này, Thiếu Sơn viết:
“ những công trình về văn học, triết học của Âu châu và nhất là của nước Pháp,
ông diễn dịch ra quốc văn rất nhiều, mà dịch thật đúng, thật hay, vừa biết tôn
trọng cái nguyên ý của tác giả lại vừa lựa theo cái giọng điệu của quốc văn.
Bởi mưu cái công cuộc mới mẻ đó, mà cái tiếng nói bản quốc còn nghèo nàn túng
thiếu quá, nên ông lại phải lo tài bồi cho quốc văn, mượn những danh từ triết học
khoa học của tiếng Tàu, tiếng Nhật cho nhập tịch vào quốc ngữ để có thể diễn
thuật được những cái mà tiếng Nôm ta không đủ để gọi ra()
Cái công phu trứ tác của ông, ích cho quốc dân không phải là nhỏ mà ảnh hưởng
đối với nhân chúng cũng thiệt là sâu. ()
Cái cây bút quốc văn của ông Phạm Quỳnh nó đã ảnh hưởng đến thế mà cái cây
bút Pháp văn của ông nó cũng danh giá lắm thay (.)
Mà đọc văn ông, tất cũng có thể biết thêm được cái tinh thần bổn sắc của nước
Việt Nam nó cũng không đến nỗi hèn kém gì.” [18, 59; 60].
Theo đánh giá của Thiếu Sơn trên đây, thì đóng góp của Phạm Quỳnh đối với văn hóa
nước nhà quả là không nhỏ. Sự đóng góp ấy trải rộng ra trên nhiều lĩnh vực: Ngôn ngữ, trước
tác, học thuật
Về sự nghiệp chính trị của Phạm Quỳnh, ông Thiếu Sơn cũng có những nhận xét khá
khách quan và xác đáng. Theo ông, việc Phạm Quỳnh tham gia làm chính trị, nhằm thực hiện
cái ước muốn về chủ trương lập hiến của mình, cho dù “Cái chương trình lập hiến của ông
nó cũng có giá trị lắm chớ!” [19, 61], là không phù hợp với hoàn cảnh của đất nước lúc bấy
giờ. Đây là điều đáng tiếc, nếu không nói là sai lầm. Bản thân Phạm Quỳnh cũng chịu không
ít hệ lụy từ hành động chính trị đó của mình. Tuy nhiên, động cơ, mục đích của hành động ấy
cũng không ngoài tấm lòng thiết tha với đất nước, với dân tộc. Chiêu tuyết cho Phạm Quỳnh,
Thiếu Sơn viết: “Căn cứ vào cái quan niệm riêng của ông, ông khởi thảo ra một cái chương
trình Lập hiến mà cho rằng nếu thiệt hành ra thì sẽ thỏa mãn được cái tư tưởng quốc gia của
dân tộc An Nam và định yên được thời cục” [18, 61].
Năm 1941, trong Việt Nam văn học sử yếu, phần chương trình dành cho Năm thứ ba,
ban Trung học Việt Nam, Dương Quảng Hàm đã viết hẳn một chương về Phạm Quỳnh với
kết luận rất xác đáng về những đóng góp của học giả – nhà văn này đối với nền quốc văn
như sau:
“Ông Vĩnh có công diễn dịch những tiểu thuyết và kịch bản của Âu Tây và phát
biểu những cái hay trong tiếng Nam ra; Ông Quỳnh thì có công dịch thuật các học
thuyết tư tưởng của Thái Tây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn đạt được các ý
tưởng mới. Đối với nền văn hóa cũ của nước ta thì ông Vĩnh hay khảo cứu những
phong tục tín ngưỡng của dân chúng, mà ông Quỳnh thường nghiên cứu đến chế
độ, văn chương của tiền nhân. Văn ông Vĩnh có tính cách giản dị của một nhà văn
bình dân, văn ông Quỳnh có tính cách trang nghiêm của một học giả. Tuy văn
nghiệp của mỗi người có tính cách riêng, nhưng hai ông đều có công với việc
thành lập quốc văn vậy.” [8, 403].
Năm 1942, khi xuất bản bộ sách Nhà văn hiện đại, ở phần Các nhà văn đi tiên phong,
nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã dành hơn ba mươi trang sách viết về
Phạm Quỳnh cùng những đánh giá khá trọng thị đối với các công trình khảo cứu, dịch thuật,
du ký và bình luận của ông:
“Ông là người viết nhiều nhất trong tạp chí Nam Phong() [16, 73]. Nhưng một
điều mà người đọc nhận thấy trước nhất trong những bài biên tập và trước thuật
của ông là ông không cẩu thả() [16, 75]. Phạm Quỳnh là một nhà văn có thể bàn
luận một cách vững vàng và sáng suốt bất cứ về một vấn đề gì, từ thơ văn cho đến
triết lý, đạo giáo cho đến chính trị, xã hội, không một vấn đề nào là ông không
tham khảo tường tận trước khi đem bàn trên mặt giấy. Trong lịch sử văn học hiện
đại, người ta sẽ không thể nào quên được tạp chí Nam Phong, vì nếu ai đọc toàn
bộ tập tạp chí này, cũng phải nhận là rất đầy đủ, có thể giúp cho người học giả
một phần to tát trong việc soạn một bộ bách khoa toàn thư bằng quốc văn” [16,
109].
Ở miền Nam, trước năm 1975, tên tuổi và sự nghiệp của Phạm Quỳnh cũng đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu. Kết quả nghiên cứu về Phạm Quỳnh được công bố
qua một số công trình tiêu biểu như: các bộ sách văn học sử của các tác giả Thanh Lãng,
Phạm Thế Ngũ; như: Văn học Việt Nam dẫn luận (Introduction à la litérature
Vietnamiene) của Maurice Durant và Nguyễn Trần Huân (Maison neulve et la rose, Paris,
1969); như: Bài học Phạm Quỳnh của Thiếu Sơn, Chủ đích Nam Phong, Trường hợp Phạm
Quỳnh, Vụ án truyện Kiều của Nguyễn Văn Trung
Đặc biệt, trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập III, phần văn học hiện đại),
tác giả Phạm Thế Ngũ đã dành hẳn một chương (Chương III) với hơn một trăm hai mươi
trang sách để nghiên cứu một cách hết sức tỉ mỉ, nghiêm túc, khách quan về cuộc đời, sự
nghiệp cũng như những đóng góp của Phạm Quỳnh và Nam Phong tạp chí đối với văn hóa,
văn học dân tộc, mà ta có thể tách ra như một công trình khoa học độc lập.
Trong mục bàn về Tư tưởng bảo thủ của Phạm Quỳnh, tác giả nêu nhận định:
“Như vậy, việc ý thức cái cốt cách, cái cá tính, cái bản ngã của mình để mà bảo
vệ, mà tài bồi thật là tối cần. Nó chỉ có thể có với dân tộc nào hoặc với những ai
quay về mình còn thấy cái gì cho là đáng quý đáng yêu, nghĩa là còn có tinh thần
bảo thủ. Không có nó, người ta sẽ trôi dạt đến chỗ bơ vơ mất gốc. Có nó, người ta
có thể chống chọi lại mọi mưu mô quyến rũ từ ngoài, mọi mặc cảm tự ti từ mình.
Vấn đề đặt ra cho cả dân tộc cũng như cho mỗi cá nhân [14, 145].
Tuy bàn về “tư tưởng bảo thủ” của Phạm Quỳnh nhưng cách viết như trên của Phạm
Thế Ngũ chính là đã công tâm nhận ra cái ưu điểm của Phạm Quỳnh trong việc tiếp thụ và
vận dụng kinh nghiệm văn hóa Thái Tây vào việc xây dựng văn hóa nước nhà.
Kết thúc mục nghiên cứu về Chủ nghĩa quốc gia của Phạm Quỳnh, tác giả cũng có
những ý kiến hết sức khách quan và công tâm:
“Ngày nay chúng ta có nghiên cứu Phạm Quỳnh là nghiên cứu nhà báo và nhà
văn của tạp chí Nam Phong, con người cùng tư tưởng trước 1932, con người tốt
đẹp đã đóng một vai trò tương đối tiến bộ trong một giai đoạn lịch sử chánh trị và
nhất là đã dày công xây đắp cho nền học và nền văn mới” [14, 170].
Ở miền Bắc, từ sau năm 1945 đến năm 1975, vấn đề Phạm Quỳnh là một vấn đề hết
sức nhạy cảm. Trong suốt thời gian này, hầu như không có một công trình nào nghiên cứu
một cách đầy đủ, khách quan về Phạm Quỳnh cũng như những đóng góp của ông đối với văn
hóa và văn học nước nhà.
Học giả Đặng Thai Mai, một người có uy vọng lớn trong giới nghiên cứu văn học ở
miền Bắc lúc bấy giờ, trong sách Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX (xuất bản năm
1961), thủy chung vẫn đánh giá Phạm Quỳnh chỉ là một tên tay sai, bồi bút phục vụ cho mưu
đồ xâm lăng, đồng hóa của thực dân Pháp đối với dân tộc ta. Ông cả quyết khẳng định:
“Phạm Quỳnh đã đọc khá nhiều sách, đã viết về rất nhiều vấn đề. Nhưng y chưa
hề nghiên cứu về một vấn đề gì. Và về mọi mặt, chỗ “độc đáo” của y là điểm lạc
hậu của bọn học giả phản động Pháp! Cảm tưởng cuối cùng của người đọc Nam
Phong, nếu họ chịu khó suy nghĩ, thì Phạm Quỳnh là một người đã đọc khá nhiều
sách và đã đem học thức ra bán rẻ cho bọn thống trị; là một nhà “học giả” có đủ
chữ Hán và tiếng Việt để bịp người Tây; và cũng có đủ chữ Tây để lòe người An
Nam” [10, 124].
Sau những nhận định có tính chất phán quyết chung thẩm của Đặng Thai Mai thì vấn
đề Phạm Quỳnh hầu như không có ai bàn đến hoặc có thì cũng chẳng nói khác hơn (ngoại trừ
duy nhất ý kiến của nhà văn Nguyễn Công Hoan trong Đời viết văn của tôi, NXB Văn học.
Hà Nội 1971)1. Đây có lẽ cũng là hiện tượng có thể giải thích được trong một giai đoạn đặc
biệt của lịch sử!
1 Nhà văn Nguyễn Công Hoan cho biết, Phạm Quỳnh là “người có chính kiến”; là người chủ trương thuyết lập hiến, rằng “người
Pháp nên thi hành đúng Hiệp ước 1884 nghĩa là chỉ đóng vai trò bảo hộ, còn công việc trong nước thì để vua quan người Nam tự
đảm nhiệm lấy. Bấy giờ, Phạm Quỳnh vào Huế làm quan không phải vì danh. Quốc dân biết tên Phạm Quỳnh hơn nhiều Thượng
thư Nam triều. Mà cũng chẳng phải vì lợi. Đơn