Tham vấn học đường là một nghề khá non trẻ đối với Việt Nam nói chung và thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng. Tham vấn học đường được bắt đầu hình thành và phát triển tại Sài Gòn
vào trước năm 1975, nhưng sau ngày đất nước thống nhất thì hoạt động tham vấn học đường
không còn được quan tâm, mãi đến giữa thập niên 90 của thế kỷ 20 thì hoạt động tham vấn học
đường mới được xuất hiện trở lại bởi các nhà giáo dục tâm huyết và được mang tên là “tư vấn
tâm lý học đường”. Đến năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra thông tư số 2564/BGD&ĐTHSSV, ngày 4 tháng 4 năm 2005 và sau đó thông tư số 9971/BGD&ĐT-HSSV, ngày 28 tháng 5
năm 2005 với nội dung hướng dẫn việc đưa công tác tham vấn tâm lý và hướng nghiệp vào
trường học. Vậy là sau hơn 10 năm đi vào hoạt động một cách tự phát, do những người có tâm
huyết với công việc hỗ trợ tâm lý cho học sinh, đã tự thành lập trung tâm tư vấn và kết hợp với
trung tâm khai thác điện thoại 1088 thành phố Hồ Chí Minh, thì hoạt động này đã bắt đầu đi vào
nề nếp dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đã có
được một lượng khá lớn chuyên viên tham gia hoạt động tham vấn học đường, đồng thời cũng
được xã hội công nhận.
82 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4629 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_______________________
TRƯƠNG THANH CHÍ
KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG CÔNG TÁC
THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
________________________
TRƯƠNG THANH CHÍ
KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG CÔNG TÁC
THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60 31 80
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến quý thầy, cô của khoa Tâm
lý – Giáo dục, phòng Sau đại học trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và quý
thầy, cô được trường mời thỉnh giảng, đã hết lòng giảng dạy và tạo điều kiện tốt nhất cho
chúng tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn sự cộng tác và nhiệt tình giúp đỡ của quý đồng nghiệp,
quý thầy cô giáo đang công tác tại trường phổ thông và các em học sinh đã giúp tôi thực
hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư, Tiến sỹ Đoàn Văn
Điều đã tận tình hướng dẫn, động viên và đồng hành cùng em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
Tác giả
MỤC LỤC
0TLỜI CẢM ƠN0T............................................................................................................................. 3
0TMỤC LỤC0T .................................................................................................................................. 4
0TMỞ ĐẦU0T .................................................................................................................................... 6
0T1. LÍ DO CHỌN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU0T .............................................................................. 6
0T2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU0T ................................................................................................ 7
0T3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU0T ....................................... 7
0T4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU0T ............................................................................................ 7
0T5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU0T ................................................................................................ 7
0T6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU0T .................................................................................................. 7
0T7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU0T ........................................................................................ 7
0TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN0T .................................................................................................... 9
0T1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề0T ............................................................................................... 9
0T1.1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài0T ................................................................... 9
0T1.1.2. Lược sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam0T ..................................................................... 9
0T1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu0T ......................................................... 10
0T1.2.1. Tham vấn0T ................................................................................................................. 10
0T1.2.2. Tham vấn và các khái niệm có liên quan0T .................................................................. 14
0T1.2.3. Tham vấn học đường0T ............................................................................................... 16
0T1.2.4. Khó khăn tâm lý0T ....................................................................................................... 18
0T1.2.5. Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường0T ............................................... 19
0T1.3 Lý luận về khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường0T ...................................... 19
0T1.3.1. Người làm công tác tham vấn học đường0T ................................................................. 20
0T1.3.2. Biểu hiện của khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn0T ........................................... 23
0T1.3.3. Biểu hiện khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường0T ................................ 25
0T1.3.4. Nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường0T ............. 30
0TChương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU0T .................................................................................... 32
0T2.1. Thể thức và phương pháp nghiên cứu0T .............................................................................. 32
0T2.1.1. Cách soạn thang đo0T .................................................................................................. 32
0T2.1.2. Mẫu nghiên cứu0T ....................................................................................................... 32
0T2.2. Kết quả nghiên cứu.0T ........................................................................................................ 34
0T2.2.1. Kết quả nghiên cứu khảo sát trên giáo viên0T .............................................................. 34
0T2.2.2. Kết quả nghiên cứu khảo sát trên học sinh0T............................................................... 43
0T2.2.3. So sánh kết quả khảo sát từ người làm công tác tham vấn học đường0T ....................... 50
0TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T .................................................................................................. 63
0TKết luận0T ................................................................................................................................. 63
0TKiến nghị0T ............................................................................................................................... 65
0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T........................................................................................................ 67
0TPHỤ LỤC0T ................................................................................................................................. 71
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tham vấn học đường là một nghề khá non trẻ đối với Việt Nam nói chung và thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng. Tham vấn học đường được bắt đầu hình thành và phát triển tại Sài Gòn
vào trước năm 1975, nhưng sau ngày đất nước thống nhất thì hoạt động tham vấn học đường
không còn được quan tâm, mãi đến giữa thập niên 90 của thế kỷ 20 thì hoạt động tham vấn học
đường mới được xuất hiện trở lại bởi các nhà giáo dục tâm huyết và được mang tên là “tư vấn
tâm lý học đường”. Đến năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra thông tư số 2564/BGD&ĐT-
HSSV, ngày 4 tháng 4 năm 2005 và sau đó thông tư số 9971/BGD&ĐT-HSSV, ngày 28 tháng 5
năm 2005 với nội dung hướng dẫn việc đưa công tác tham vấn tâm lý và hướng nghiệp vào
trường học. Vậy là sau hơn 10 năm đi vào hoạt động một cách tự phát, do những người có tâm
huyết với công việc hỗ trợ tâm lý cho học sinh, đã tự thành lập trung tâm tư vấn và kết hợp với
trung tâm khai thác điện thoại 1088 thành phố Hồ Chí Minh, thì hoạt động này đã bắt đầu đi vào
nề nếp dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đã có
được một lượng khá lớn chuyên viên tham gia hoạt động tham vấn học đường, đồng thời cũng
được xã hội công nhận.
Đến năm 2008, sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh trong công văn tuyển dụng giáo viên,
lần đầu tiên có mục tuyển dụng giáo viên chuyên ngành “Tâm lý giáo dục” với mục đích cung
cấp đội ngũ chuyên viên tham vấn học đường cho các trường phổ thông trung học. Nhưng sau khi
giao nhân sự ngành tâm lý giáo dục về trường, thì họ không được trường phân công làm công tác
tham vấn học đường như mong muốn ban đầu của sở, mà họ được phân công làm một số việc
khác như: dạy “Giáo dục công dân”, làm công tác “Đoàn thanh niên”,.
Về vấn đề đào tạo, tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có ba trường Đại học đào tạo về
chuyên ngành “Tâm lý học” và “Tâm lý Giáo dục”, nhưng không có nơi nào đào tạo chuyên về
“Tham vấn học đường”. Cho nên, hầu hết những người đang làm công tác này là tự học, tự
nghiên cứu nên họ gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện công tác, đồng thời chưa có
mạng lưới hỗ trợ chuyên môn cho họ.
Bản thân là người trực tiếp làm công tác tham vấn học đường và cũng chưa được đào tạo
chuyên môn về tham vấn học đường, nên cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình công
tác, dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Cho nên chúng tôi đang cố tìm ra những nguyên nhân
gây nên các khó khăn cho hoạt động này, để từ đó có biện pháp khắc phục. Nguyên nhân đầu tiên
chúng tôi cho là có ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả trong công tác tham vấn học đường đó chính
là khó khăn tâm lý.
Từ những lí do nêu, trên chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Khó khăn tâm lý trong
công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở khảo sát khó khăn tâm lý của người làm tham vấn trong công tác tham vấn học
đường tại thành phố Hồ Chí Minh, đề tài đề xuất một số giải pháp cho công tác này.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Người thực hiện công tác tham vấn học đường và học sinh tại thành phố Hồ Chí Minh.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Do chưa được đào tạo chuyên ngành và trang bị thật tốt về mặt nhận thức, thái độ, hành vi
nghề nghiệp, nên đa số người làm công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh gặp
một số khó khăn tâm lý trong hoạt động của họ.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt mục đích đề ra, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
3.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
3.2. Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý của người thực hiện công tác tham vấn học đường tại
thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Đề xuất một số giải pháp trong công tác của người thực hiện tham vấn học đường tại
thành phố Hồ Chí Minh.
6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu một số khó khăn tâm lý của người thực hiện công tác tham vấn học
đường cho học sinh trung học tại thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp cho vấn đề
đặt ra.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu được xuất bản, các trang thông tin điện tử và các công trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài, dùng để khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong
công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh.
7.3. Phương pháp đàm thoại (phỏng vấn)
Tiến hành phỏng vấn những người làm tham vấn học đường có nhiều kinh nghiệm, đang
công tác tại trường học và các trung tâm đang hoạt trong lĩnh vực tham vấn học đường đóng trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Dùng chương trình SPSS phiển bản 11.5 để xử lý số liệu.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
Tham vấn học đường được hình thành phát triển vào đầu thế kỷ XX ở các nước như Mỹ,
Canada, đánh dấu cho sự ra đời của hoạt động này là văn phòng hướng nghiệp do Frank Parsons
thành lập năm 1908 tại Mỹ. Từ năm 1920 đến 1930, hoạt động tham vấn được mở rộng và đặc
biệt nhấn mạnh sự phát triển cá nhân, xã hội và đạo đức.
Từ những năm 1960, tham vấn học đường được chính thức công nhận với nhiệm vụ là
tham vấn cho học sinh để giúp họ vượt qua khủng hoảng của lứa tuổi; xây dựng các chương trình
tâm lý giáo dục nhằm giúp học sinh phát triển các kỹ năng xã hội cũng như ngăn chặn những tiêu
cực trong học đường; cố vấn cho giáo viên, nhà quản lý và cha mẹ học sinh về các vấn đề của
học sinh; làm cầu nối giữa nhà trường với cộng đồng [26, tr 64], [50, tr 365], [62, tr 6].
Từ những năm 1990 đến nay, các nghiên cứu về tham vấn học đường được quan tâm khá
nhiều và phải kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả như Lapan và cộng sự (1997),
Sink, C.A và cộng sự (2003), Peterson và cộng sự (1999), Grossman và cộng sự (1997), Hoag và
Burlingame (1997), đã đóng rất lớn cho sự phát triển của ngành tham vấn học đường trên thế
giới.
Còn vấn đề nghiên cứu về các khó khăn tâm lý, qua quá trình tìm hiểu chỉ thấy các tác giả
trên thế giới chủ yếu nghiên cứu về các khó khăn tâm lý trong học tập và phát triển của trẻ. Tác
giả Mauricè Debesse nghiên cứu về khó khăn tâm lý của trẻ khi vào lớp một và tác giả người
Pháp, Bianka Zozzo và cộng sự nghiên cứu khó khăn tâm lý của trẻ em khi chuyển từ mẫu giáo
lên tiểu học.
Như vậy, vấn đề nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường, trong
giới hạn tiềm kiếm của người nghiên cứu chưa tìm thấy nghiên cứu nào trên thế giới nói về vấn
đề này.
1.1.2. Lược sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Ngành tham vấn học đường ở Việt Nam có thể được xem là non trẻ so với các nước như
Mỹ, Canada, Úc, Pháp hay Nga, nhưng cũng được hình thành và phát triển từ trước những năm
1975 ở miền nam và đang lớn mạnh dần ở những năm gần đây. Công trình có thể cho là có đúc
kết tất cả các nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến việc nghiên cứu về tham vấn học đường
đó chính là của tác giả Huỳnh Mai Trang (2007) nghiên cứu “Thực trạng hoạt động tham vấn học
đường tại các trường trung học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh”.
Các công trình nghiên cứu về khó khăn tâm lý có khá nhiều tác giả nghiên cứu. Nhóm tác
giả Dương Thị Diệu Hoa, Vũ Khánh Linh, Trần Văn Thức (2007), nghiên cứu về “những khó
khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông trong học tập và các mối quan hệ”; tác giả Nguyễn
Thị Thiên Kim (2007), nghiên cứu về các “khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên năm
thứ nhất trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh”; tác giả Trần Thị Lệ Thu (2010),
nghiên cứu về “thực trạng khó khăn tâm lý của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội và nhu
cầu có sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý học đường” [26, tr 308]; tác giả Đồng Văn Toàn (2010),
nghiên cứu về “những khó khăn tâm lý trong giao tiếp của lưu học sinh Lào đang học ở trường
Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế”; tác giả Đặng Thanh Nga (2010), nghiên cứu “Khó khăn
tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội”; tác giả Nguyễn Thị
Vui (2010), nghiên cứu “Thực trạng trở ngại tâm lý trong học tập của học sinh tiểu học dân tộc
thiểu số tỉnh Kon Tum”; tác giả Vũ Ngọc Hà (2010), có công trình nghiên cứu về “Khó khăn tâm
lý của học sinh đầu lớp một qua thái độ đối với học tập”; tác giả Lê Mỹ Dung (2010), nghiên cứu
“Thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh lớp 3 hiện nay”, còn một số
tác giả khác cũng đã nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về “tham vấn học đường” và “khó khăn tâm lý trong
hoạt động học tập” đã được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và công bố trong các hội thảo
khoa học hoặc đăng trên các tạp chí chuyên ngành, nhưng nghiên cứu về “khó khăn trong hoạt
động tham vấn học đường” thì người nghiên cứu trong quá trình tìm hiểu chưa tìm thấy công
trình nào bàn đến.
Nhưng thông qua những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu đã góp phần làm cơ sở định hướng cho người nghiên cứu thực hiện đề tài “Khó
khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Tham vấn
Trên thế giới, khái niệm tham vấn (counseling) được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau.
Một số tác giả nhấn mạnh ở khả năng tự nhận thức và tự thay đổi của người được tham vấn,
thông qua sự trao đổi chia xẻ trong mối quan hệ tương tác của hoạt động tham vấn. Carl Roger
(1952), đã mô tả tham vấn như là quá trình trợ giúp, khi tiếp xúc với nhà tham vấn trong một mối
quan hệ an toàn, người được tham vấn (thân chủ) tìm thấy được sự thoải mái, chia xẻ và chấp
nhận những trải nghiệm đã từng bị chối bỏ để hướng tới sự thay đổi. D.Bloccher (1966) cho rằng
cho rằng, tham vấn là sự giúp đỡ thân chủ nhận thức được bản thân và những hành vi có ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh, đồng thời trợ giúp họ xây dựng được hành vi có ý nghĩa, thiết
lập được mục tiêu và phát triển những giá trị cho hành vi được mong đợi. J.Hunchinson Haney và
Jacqueline L. (1999), cũng cho rằng tham vấn là mối quan hệ tương tác mà nhà tham vấn tập
trung vào những trải nghiệm, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của thân chủ, để từ đó giúp họ khám
phá, chấp nhận và đối mặt với chúng.
Theo Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ (ACA, 1997) cho rằng: tham vấn là sự áp dụng
nguyên tắc tâm lý, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển con người thông qua các
chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, cảm xúc, hành vi, tập trung vào sự lành
mạnh, sự phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp cũng như vấn đề bệnh lý. Vậy theo Hiệp hội
các nhà tham vấn Hoa Kỳ, cũng xác định rằng quá trình tham vấn được hiểu như là một mối quan
hệ tự nguyện giữa nhà tham vấn và thân chủ. Trong mối quan hệ này nhà tham vấn giúp thân chủ
tự xác định và tự giải quyết vấn đề của mình.
Những tác giả khác thì chú trọng vào sự can thiệp của nhà tham vấn trong tiến trình tương
tác hướng đến việc giải quyết vấn đề của quá trình tham vấn. Theo Gustad J.W (1953), tham vấn
là một quá trình học hỏi được thực hiện trong môi trường xã hội theo kiểu tương tác trực tiếp một
– một. Trong quá trình tương tác này, nhà tham vấn là cá nhân có năng lực chuyên môn, kiến
thức và kỹ năng tâm lý, sử dụng những phương pháp thích hợp để giúp thân chủ hiểu biết về bản
thân mình, giúp họ đáp ứng nhu cầu và thực hiện mục tiêu trong điều kiện cho phép để trở nên
hạnh phúc và sống có ích hơn trong xã hội mà họ đang tồn tại. Perez J.F (1965) cho rằng, tham
vấn là quá trình tương tác giữa một bên là người làm công tác tham vấn được đào tạo, huấn luyện
có nhiệm vụ đưa ra sự giúp đỡ bằng sự giao tiếp nồng hậu, đức tính kiên trì, thái độ tôn trọng và
chân thành. Một bên là người được tham vấn tiếp nhận sự giúp đỡ của nhà tham vấn để trở nên
hạnh phúc hơn và sống có ích hơn.
Tương tự cách tiếp cận này còn có Richard Nelsson (1997) cho rằng mục tiêu của tham
vấn là hướng tới thay đổi cách thức cảm nhận, suy nghĩ và hành động của con người để giúp họ
tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn. Do đó, theo ông, tham vấn là một quá trình can thiệp giải quyết
vấn đề với một mối quan hệ, một quá trình tương tác đặc biệt giữa người làm tham vấn và thân
chủ. Ông cho rằng tham vấn có thể được sử dụng ở các cấp độ khác nhau: nó có thể là dạng hoạt
động mang tính chuyên sâu của các nhà tâm lý học, cán sự xã hội, nhưng nó cũng có thể là một
phần công việc của giáo viên, y tá hay điều dưỡng, các nhà tình nguyện viên.
Việt Nam hiện nay, tham vấn được đề cập khá nhiều trên các bài báo, các bài tham luận tại
các hội nghị, hội thảo và một số công trình sách dịch từ nước ngoài, các tài liệu tập huấn về tham
vấn, một số đề tài thạc sĩ tâm lý học và giáo trình giảng dạy về tham vấn tâm lý. Trong nỗ lực
nhằm phát triển hoạt động tham vấn trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, các nhà khoa học đã
nghiên cứu và tranh luận rất nhiều về thuật ngữ tham vấn.
Sau đây là một số khái niệm về tham vấn đã được các tác giả Việt Nam đề cập đến và
được tác giả Huỳnh Mai Trang (2007) [62, tr 20] tổng hợp.
- Tham vấn là một mối quan hệ, một quá trình nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống
của họ bằng cách khai thác, nhận thức và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi
của họ. Khái niệm này nhấn mạnh khía cạnh tự giải quyết vấn đề, tự thay đổi của thân chủ.
- Tham vấn là một tiến trình, trong đó, nhà tham vấn và thân chủ cùng tương tác, nh