An Giang - một tỉnh đồng bằng phía Tây nam của tổ quốc - mảnh đất giàu truyền thống lịch
sử - văn hóa, có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều thế kỷ trôi qua, vùng đất và con người
An Giang đã góp công to lớn vào những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam không chỉ trong
chiến đấu chống giặc ngoại xâm mà còn cả trong lao động sản xuất.
Sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng (30/04/1975), nhân dân An Giang với đức
tính cần cù, chịu thương chịu khó và tinh thần cách mạng kiên cường đã nhanh chóng bắt tay vào
công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua 10 năm khôi phục và
phát triển kinh tế - xã hội (1975 – 1985), bằng sự nổ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân,
tỉnh An Giang đã thu dược những thắng lợi cơ bản, đời sống vật chất – tinh thần của nhân dân
được cải thiện đáng kể so với trước giải phóng. Tuy vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
An Giang giai đoạn này cũng tồn tại những hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương.
167 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1959 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế - Xã hội tỉnh An Giang từ năm 1986 đến năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------
Phạm Thị Tuyết Nga
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH AN GIANG
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2005
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ VĂN ĐẠT
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh, phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, quý thầy cô khoa sử đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn TS. Lê Văn Đạt, thầy đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu và các đồng
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành việc học tập và nghiên cứu.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến các Ban Ngành tỉnh An Giang, Thư viện tỉnh An Giang, biết ơn
đối với gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn này.
Trân trọng biết ơn!
Tác giả luận văn
Phạm Thị Tuyết Nga
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
An Giang - một tỉnh đồng bằng phía Tây nam của tổ quốc - mảnh đất giàu truyền thống lịch
sử - văn hóa, có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều thế kỷ trôi qua, vùng đất và con người
An Giang đã góp công to lớn vào những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam không chỉ trong
chiến đấu chống giặc ngoại xâm mà còn cả trong lao động sản xuất.
Sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng (30/04/1975), nhân dân An Giang với đức
tính cần cù, chịu thương chịu khó và tinh thần cách mạng kiên cường đã nhanh chóng bắt tay vào
công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua 10 năm khôi phục và
phát triển kinh tế - xã hội (1975 – 1985), bằng sự nổ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân,
tỉnh An Giang đã thu dược những thắng lợi cơ bản, đời sống vật chất – tinh thần của nhân dân
được cải thiện đáng kể so với trước giải phóng. Tuy vậy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
An Giang giai đoạn này cũng tồn tại những hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) với đường lối đổi mới đúng đắn đã tạo động
lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Vận dụng
sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng phù hợp với thực tế địa phương, trong những năm 1986 –
2005, kinh tế - xã hội An Giang đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày càng
được nâng cao rõ rệt. Mặc dù vậy, quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang trong giai
đoạn đầu thực hiện công cuộc đổi mới cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định.
Chính vì vậy, việc dựng lại bức tranh chân thực và sinh động quá trình phát triển kinh tế - xã
hội từ sau ngày giải phóng đến năm 2005 đặc biệt để thấy được thành tựu, sự chuyển biến mạnh
mẽ về kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2005) ở tỉnh An Giang là một vấn đề mới, có
ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Trước hết, nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta có cách nhìn toàn diện, hệ thống, đánh giá
khách quan những thành tựu và hạn chế trong công cuộc đổi mới đất nước nói chung, của một tỉnh
đồng bằng Nam bộ nói riêng mà An Giang là một trong những điển hình. Đó cũng là căn cứ khoa
học giúp cho các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp,
từ đó tạo động lực cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở An Giang đạt được những thành
tựu to lớn hơn nữa.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về: “Kinh tế - xã hội tỉnh An Giang từ 1986 đến 2005” có ý
nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu, giảng dạy lịch sử địa phương, giúp cho thế hệ trẻ có những
hiểu biết bổ ích về truyền thống hào hùng của quê hương, về công cuộc đổi mới của Đảng và nhà
nước, qua đó thấy được trách nhiệm của mình đóng góp vào sự nghiệp xây dựng quê hương, Tổ
quốc ngày càng giàu mạnh.
Đồng thời, quá trình hoàn thành đề tài này còn giúp tôi rèn luyện công tác nghiên cứu khoa
học, vận dụng vào công tác giảng dạy của mình, đặc biệt phần lịch sử địa phương thời kỳ đổi mới.
Với những ý nghĩa như vậy, tôi quyết định chọn vấn đề: “Kinh tế - xã hội tỉnh An Giang từ
năm 1986 đến năm 2005” làm đề tài luận văn Thạc sỹ sử học của mình.
2. Lịch sử vần đề
Nghiên cứu về kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới của đất nước nói chung và ở các vùng nông
thôn nói riêng là một vấn đề cấp thiết được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu ở các Trung
ương và địa phương quan tâm.
Trước hết phải kể đến các bài viết của những nhà lãnh đạo Đảng, nhà nước ta như: “Đổi mới
để tiến lên” của đồng chí Nguyễn Văn Linh, “Sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội” của đồng chí
Đỗ Mười, hay “Đổi mới - bước phát triển tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của đồng
chí Nguyễn Khánh,... Nhìn chung, các tác phẩm này tập trung tìm hiểu những vấn đề kinh tế - xã
hội có tính khái quát trên cả nước, qua đó khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới, đồng
thời cũng rút ra những kinh nghiệm, đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, góp phần làm cho chủ trương và đường lối đổi mới của Đảng nhanh chóng phát huy
tác dụng trong cuộc sống.
Các cuốn sách: “Đổi mới kinh tế và phát triển” của tác giả Đoàn Thị Thu Hà, nhà xuất bản
Khoa học xã hội 1995; “Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận cấp
bách” của Trần Xuân Tường, nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1996; “Đổi mới chính sách xã hội:
Luận cứ và giải pháp” của tác giả Phạm Xuân Nam, xuất bản 1997; “Đổi mới để phát triển”, nhà
xuất bản Chính trị quốc gia 2002,... đã đề cập, nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội của nước
ta trong thời kỳ đổi mới mang tính khái quát cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Một số công trình khác nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới như: “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, thành tựu và triển vọng” của tác giả Nguyễn Văn
Bích, nhà xuất bản Hà Nội 1994; “Đổi mới và phát triển nông nghiệp nông thôn”, nhà xuất bản
Nông nghiệp 1998; “Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã nông nghiệp nông thôn” của
Lương Xuân Quý, nhà xuất bản Hà Nội 1999; “Đổi mới nông nghiệp và nông thôn dưới góc độ thể
chế”, Trường Đại học kinh tế quốc dân xuất bản năm 2000; “Chính sách phát triển nông nghiệp và
nông thôn sau Nghị quyết 10”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2000,... Trong mức độ nhất định,
các công trình này đã cung cấp cách nhìn, đánh giá công cuộc đổi mới trên lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn.
Thời kỳ 1954 – 1975 có nhiều công trình nghiên cứu về Nam Bộ, vùng đất An Giang hoặc
có đề cập đến kinh tế - xã hội An Giang được công bố.
Dưới chính quyền Sài Gòn, Ban nghiên cứu Tòa Hành chính An Giang còn cho biên soạn
các quyển địa phương chí như: Địa phương chí tỉnh Long xuyên 1956, Địa phương chí tỉnh Châu
Đốc 1956, Địa phương chí An Giang 1959, Địa phương chí An Giang 1961, Địa phương chí An
Giang 1963, Địa phương chí tỉnh An Giang 1967, Địa phương chí tỉnh Châu Đốc 1968, Địa
phương chí tỉnh An Giang 1973, đã đề cập một cách tổng quát về lịch sử, điều kiện tự nhiên,
hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, danh lam thắng cảnh của tỉnh.
Thoại Ngọc Hầu và công cuộc khẩn hoang vùng Hậu Giang của Nguyễn Văn Hầu được
xuất bản năm 1973. Tác giả viết về công trình đào kênh, mở đường khẩn hoang lập làng ở An
Giang của Thoại Ngọc Hầu giai đoạn cuối thời vua Gia Long đầu thời vua Minh Mạng.
Lịch Sử khẩn hoang miền Nam của Sơn Nam xuất bản năm 1973, cũng đã cung cấp những
tư liệu về cuộc khẩn hoang lập làng ở vùng đất Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng vào thế kỷ
XVIII – XIX.
Tác phẩm Gia Định xưa, nhà văn Sơn Nam đã đề cập đến vấn đề đất đai, thiên nhiên, phong
thổ, phong tục, tạp quán của vùng đất Nam bộ và công cuộc khẩn hoang vùng biên giới Tây Nam.
Từ sau năm 1975, có nhiều công trình nghiên cứu về đồng bằng sông Cửu Long và An
Giang, với những vấn đề sâu hơn.
Tác phẩm Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ do Huỳnh Lứa chủ biên, đã góp phần tìm hiểu
sâu hơn về quá trình khai phá vùng đất Nam bộ, trong đó có An Giang. Tác giả đã khái quát quá
trình di chuyển dân cư, khai hoang lập đồn điền, tổ chức sản xuất nông nghiệp, những biến đổi về
mặt xã hội.
Quyển Những trang về An Giang của Trần Thanh Phương xuất bản năm 1984. Đây là quyển
sách địa chí, đã đề cập đến thiên nhiên, con người, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế An Giang trong
các thế kỷ XVIII – XX.
Trong Lịch sử An Giang của Sơn Nam được xuất bản vào năm 1988, tác giả đã đề cập đến
những biến đổi về mọi mặt của vùng đất An Giang từ khi hòa hợp vào lãnh thổ nước ta đến thời
Pháp thuộc.
Quyển Văn hóa và cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Công Bình, Lê
Xuân Diệm, Mạc Đường xuất bản năm 1990 đã nghiên cứu về các tộc người đang sinh sống trên
mảnh đất đồng bằng sông Cửu Long. Các tác giả đã đề cập đến mọi mặt trong sinh hoạt về mặt
kinh tế - xã hội của cư dân đã từng sinh sống ở vùng đất này.
Tác phẩm Về dân tộc ở vùng đồng bằng sông cửu Long xuất bản năm 1991 đã đề cập khá
chi tiết về sinh hoạt kinh tế của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa đang sinh sống ở Đồng bằng sông
Cửu Long nói chung, vùng đất An Giang nói riêng.
Quyển Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX của Huỳnh Lứa
xuất bản năm 2000. Tác giả có đề cập đến quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ, khai hoang lập ấp,
công cuộc đào kênh, các hoạt động kinh tế ở An Giang trong hai thế kỷ XVIII – XIX.
Bên cạnh đó còn có các tác phẩm Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu và phát triển do
Nguyễn Công Bình chủ biên, Nghề nông Nam Bộ của Trần Xuân Kiêm biên soạn năm 1992, Lược
sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam của Vũ Minh Giang chủ biên.
Ngoài ra, các bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học như Nam Bộ và Nam Trung Bộ
những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII – XIX do Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức, Lịch sử phát triển kinh Vĩnh Tế, Lịch sử hình thành vùng đất An Giang do Ủy ban nhân dân
tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang và Sở Khoa học Công nghệ Môi trường tỉnh An
Giang đã phối hợp với Viện khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ; các bài viết
trên các báo chuyên ngành được công bố thường xuyên có liên quan đến kinh tế - xã hội An
Giang.
Kinh tế - xã hội tỉnh An Giang thời kỳ đổi mới được Đảng bộ, các cấp chính quyền tỉnh An
Giang đặc biệt quan tâm.
Quyển An Giang 25 năm xây dựng và phát triển của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xuất
bản 2000 đã đề cập đến những vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang trong giai đoạn sau năm
1975 – 2000.
Quyển An Giang 30 năm xây dựng và phát triển của Tỉnh ủy An Giang xuất bản năm 2005
viết về những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội của tỉnh trong 30 năm qua.
Quyển Những bước đột phá của An Giang trên chặng đường đổi mới kinh tế của Đỗ Hoài
Nam và Đặng Phong chủ biên xuất bản 2006. Đây là sách viết về bối cảnh lịch sử An Giang trước
giải phóng, những ngày sau giải phóng, An Giang cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực
hiện những mũi đột phá trên nhiều lĩnh vực khác nhau, để từ đó đi đến đổi mới toàn diện nền kinh
tế của tỉnh.
Mặc dù bước đầu nêu một số thành tựu trên lĩnh vực kinh tế - xã hội tỉnh An Giang nhưng là
tài liệu quý giá giúp chúng tôi trong việc tiếp cận vấn đề, hoàn thành luận văn.
Như vậy, tất cả các công trình nêu trên mới đề cập những vấn đề chung mang tính lý luận và
thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước, hoặc chỉ dừng lại ở những báo cáo, thống kê về kinh tế -
xã hội tỉnh An Giang trong thời kỳ đổi mới. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách đầy đủ, trình bày có hệ thống riêng về vấn đề kinh tế - xã hội tỉnh An Giang từ 1986 đến năm
2005.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Đối tượng
Đề tài luận văn tập trung tìm hiểu và làm rõ tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang trong
thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2005.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, đề tài tìm hiểu về An Giang một tỉnh đồng bằng ở phía Tây Nam tổ quốc.
Về thời gian, đề tài chủ yếu tìm hiểu kinh tế - xã hội tỉnh An Giang giai đoạn từ 1986 đến
2005.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An
Giang từ 1986 đến 2005. Trên cơ sở đó dựng lại bức tranh kinh tế - xã hội tỉnh An Giang trong 20
năm đổi mới (1986 – 2005).
Từ thực tiễn sinh động của quá trình phát triển cũng như những thành tựu kinh tế - xã hội
tỉnh An Giang đạt được, đề tài rút ra những đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội tỉnh An Giang trong
thời kỳ đổi mới, những bài học kinh nghiệm của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh An Giang.
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho tỉnh An Giang trong quá trình xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi dựa vào các nguồn tư liệu sau:
Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin bàn về kinh tế - xã hội, các văn kiện,
nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể tỉnh An
Giang về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới.
Những công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội các vùng nông thôn An Giang, các niên
giám thống kê lưu trữ tại cục thống kê An Giang.
Nguồn tư liệu gốc viết về tỉnh An Giang như: Các báo cáo chính trị tại những lần Đại hội
Đảng bộ tỉnh từ 1975 đến 2005, Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch 5 năm,
Báo cáo tổng kết và phương hướng hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Số liệu thống kê lưu giữ
ở các Sở, Ban, Ngành tỉnh An Giang.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tư liệu điền dã thông qua những lần thực tế tại một số di tích
lịch sử, đơn vị kinh tế, xã hội trên địa bàn An Giang, các tư liệu trên báo chí, mạng Internet... để
làm phong phú và sáng tỏ nội dung của đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, phương pháp lịch sử và phương pháp logic được xác định là những
phương pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu.
Hỗ trợ cho phương pháp lịch sử và phương pháp logic là phương pháp thống kê nhằm hệ
thống các số liệu, dữ kiện làm cơ sở để kết hợp đồng thời với phương pháp tổng hợp rút ra những
kết quả tổng hợp, đáp ứng yêu cầu của một đề tài lịch sử kinh tế - xã hội.
Ngoài ra phương pháp so sánh cũng được vận dụng để giúp làm sáng tỏ những hoạt động và
chuyển biến của kinh tế - xã hội tỉnh An Giang so với các thời kỳ trước và sau đó.
Phương pháp khảo sát điền dã: Tác giả luận văn đã tiếp xúc với những người trồng lúa ở
huyện Châu Phú, nghề sản xuất gạch ở huyện châu Thành, làm mắm ở Châu Đốc, Các cán bộ
như: Sở y tế, Sở Văn hóa Thông tin, Ban dân tộc, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng
thời còn thu thập tài liệu điền dã để có thêm cơ sở nhận định về kinh tế - xã hội tỉnh An Giang
trong 20 năm đổi mới.
5. Đóng góp của luận văn
Dựng lại bức tranh toàn cảnh về sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh An Giang trong gần 20
năm đổi mới (1986 – 2005).
Nêu bật những thành tựu, đặc điểm, bài học kinh nghiệm trong xây dựng, phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh An Giang thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2005.
Đề xuất một số giải pháp cho tỉnh An Giang trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế -
xã hội giai đoạn hiện nay.
Có thể dùng luận văn làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy lịch sử địa phương, giáo
dục thế hệ trẻ, đặc biệt đối với tỉnh An Giang.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được kết
cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát về vùng đất, con người, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang trước
năm 1986.
Chương 2: Kinh tế tỉnh An Giang từ năm 1986 đến năm 2005.
Chương 3: Xã hội tỉnh An Giang từ năm 1986 đến năm 2005.
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ
HỘI TỈNH AN GIANG TRƯỚC NĂM 1986
1.1. Khái quát về vùng đất, con người An Giang
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
An Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa vĩ tuyến 100 và 110 Bắc, giữa
kinh tuyến 104,710 và 105,50 Đông, ở phía Tây Nam của nước Việt Nam. Phía Đông và Đông Bắc
giáp tỉnh Đồng Tháp; phía tây Bắc giáp vương quốc Campuchia với đường biên giới dài gần 96,6
km; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh kiên Giang; phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.406 km2, bằng 1,03% diện tích cả nước và đứng thứ 4
so với 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: thành
phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện là Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh
Biên, Chợ mới, Phú Tân, Tân Châu và An Phú với 150 xã, phường, thị trấn. Hai Huyện Tịnh Biên
và Tri Tôn được chính phủ công nhận là huyện miền núi.
Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống giao thông thủy, bộ rất thuận tiện. Giao
thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và
quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương – Tân Châu và Long Bình – An Phú. Đó là
lợi thế cho quá trình mở cửa, phát triển và hội nhập kinh tế An Giang với các tỉnh trong khu vực,
ngoài nước, nhất là khu vực Đông Nam Á.
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm
khoảng 270C; lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm, có năm lên tới 1.700 – 1.800 mm, độ
ẩm trung bình 80% - 85% và có sự dao động chế độ mưa theo mùa. Khí hậu cơ bản thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp.
An Giang có nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào. Sông Tiền và sông Hậu chảy song
song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, lưu lượng trung bình
năm 13.800 m3/s. Bên cạnh đó có 280 tuyến sông, rạch và kênh lớn, nhỏ, mật độ 0,72 km/km2.
Chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước của sông Mê Kông, hàng năm có
gần 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ, thời gian ngập lũ từ 3 – 4 tháng, vừa đem lại lợi ích to lớn –
đưa lượng phù sa, vệ sinh đồng ruộng... nhưng cũng đã gây ra những tác hại nghiêm trọng. Trong
30 năm qua đã có đến 5 lần ngập cao làm thiệt hại tính mạng, mùa màng, cơ sở hạ tầng, nhà ở của
cư dân... làm cho suất đầu tư của tỉnh thường ở mức cao nhưng hiệu quả mang lại bị hạn chế.
Về đất đai và thổ nhưỡng, An Giang có 6 nhóm chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa
151.600 ha chiếm 44,5% diện tích đất tự nhiên; nhóm đất phù sa có phèn 93.800 ha chiếm 27,5%;
nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ 24.700 ha chiếm 7,3%; còn lại là đất phèn và các
nhóm khác.
Hệ thống sông rạch tỉnh An Giang đã góp phần hình thành 72% diện tích đất phù sa hoặc
có nguồn gốc phù sa do bù đắp hàng năm. Địa hình bằng phẳng, độ thích nghi đối với các loại cây
trồng khá rộng. Diện tích đất nông nghiệp từ 289.316 ha năm 1976, bình quân khoảng 0,212
ha/người, đến năm 2005 dự kiến đất nông nghiệp còn 258.523 ha, bình quân khoảng 0,117
ha/người, thấp hơn nhiều tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.
An giang có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với
154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ. Sau 1975 một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm
đầu của thập niên 90 trở đi tỉnh đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Năm 2000 đất rừng
12.443 ha và với 30.500 ha diện tích cây phân tán, đến năm 2005 đất rừng 15.755 ha và với 50.000
ha cây phân tán, độ che phủ khoảng 19%. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có loài
quý hiếm. Rừng tập trung chủ yếu ở vùng Bảy núi tạo nên nhiều phong cảnh đẹp cùng với những
di tích văn hóa – lịch sử, góp phần phát triển kinh tế địa phương tương đối đa dạng.
Nguồn lợi thủy sản trên hai con s