Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các mối
quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng
góp phần vào sự phát triển văn hoá chung. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh
hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mối quan hệ giữa con người với con người
càng được quan tâm,vì thế giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là những
lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người như giáo dục, dạy học, ngoại giao Ngày nay giao tiếp là
phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc. Nhu cầu giao
tiếp là nhu cầu quan trọng của con người. Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và tiến hành giao tiếp có kết
quả, con người cần có kỹ năng giao tiếp, nhưng như I.C.Vapilic đã nói: “Giao thiệp với mọi người là
một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm được. Bất kỳ ai cũng phải học điều đó” [37, tr.3]
Vấn đề giao tiếp của học sinh, sinh viên là một vấn đề đáng quan tâm như A.Steer nguyên Giám
đốc ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã nói có ba điều nhà trường Việt Nam nên bổ sung ngay từ bậc
Trung học đó là: “Dạy cách giải quyết các vấn đề, dạy cách làm việc tập thể, dạy cách giao tiếp hiệu
quả”. Và trong báo Sinh Viên số 61 ra tháng 12 năm 2000, tác giả Thu Trang viết: “Đã có người nước
ngoài kết luận học sinh, sinh viên Việt Nam sau khi ra trường thường thiếu 3 yếu tố: sức khoẻ, thực
tiển và năng lực giao tiếp”
86 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 25173 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm trường cao đẳng Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Châu Thuý Kiều
KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN
SƯ PHẠM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH – 2010
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá Cao học Tâm lý học khoá 2007 – 2010, ngoài những nỗ lực của bản thân
tôi còn nhận được sự quan tâm, động viên, hỗ trợ của rất nhiều người. Tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Trường Đại học Sư phạmTp.HCM, Phòng Sau Đại học, Khoa Tâm lý giáo dục của trường và
toàn thể giảng viên giảng dạy khoá Cao học tâm lý K18. Trường và Khoa đã tổ chức khoá học để
chúng tôi có điều kiện nâng cao và hoàn thiện tri thức của mình. Quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và
hướng dẫn chúng tôi trong suốt khoá học.
Xin bày tỏ sự biết ơn và kính trọng đến cô TS Phan Thị Tố Oanh. Cô là người hướng dẫn khoa
học cho đề tài của tôi. Xin chân thành cảm ơn và tỏ lòng tri ân về tất cả sự nhiệt tình, tậm tâm hướng
dẫn của cô trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Ban giám hiệu trường Cao đẳng Cần thơ, Khoa Sư phạm và Tổ Tâm lý giáo dục của trường đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá học.
Toàn thể sinh viên khoa Sư phạm đã hợp tác để tôi có thể khảo sát, lấy số liệu thành công phục
vụ cho đề tài.
Cha mẹ tôi, chồng tôi đã hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình tôi tham dự khoá cao học.
Tất cả các bạn bè đã giúp tôi rất nhiều việc trong quá trình học và thực hiện đề tài của tôi.
Châu Thuý Kiều
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ”
là công trình khoa học do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn
toàn trung thực và chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm nếu có sự khiếu nại, tố cáo về bản quyền tác giả.
Châu Thuý Kiều
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HS : Học sinh CĐCT : Cao đẳng Cần Thơ GT : Giao tiếp
GV : Giảng viên TĐ : Tổng điểm NL : Năng lực
KN : Kỹ năng ĐTB : Điểm trung bình
KNGT : Kỹ năng giao tiếp TB : Thứ bậc
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các mối
quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng
góp phần vào sự phát triển văn hoá chung. Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh
hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mối quan hệ giữa con người với con người
càng được quan tâm,vì thế giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là những
lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người như giáo dục, dạy học, ngoại giao Ngày nay giao tiếp là
phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc. Nhu cầu giao
tiếp là nhu cầu quan trọng của con người. Để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp và tiến hành giao tiếp có kết
quả, con người cần có kỹ năng giao tiếp, nhưng như I.C.Vapilic đã nói: “Giao thiệp với mọi người là
một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm được. Bất kỳ ai cũng phải học điều đó” [37, tr.3]
Vấn đề giao tiếp của học sinh, sinh viên là một vấn đề đáng quan tâm như A.Steer nguyên Giám
đốc ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã nói có ba điều nhà trường Việt Nam nên bổ sung ngay từ bậc
Trung học đó là: “Dạy cách giải quyết các vấn đề, dạy cách làm việc tập thể, dạy cách giao tiếp hiệu
quả”. Và trong báo Sinh Viên số 61 ra tháng 12 năm 2000, tác giả Thu Trang viết: “Đã có người nước
ngoài kết luận học sinh, sinh viên Việt Nam sau khi ra trường thường thiếu 3 yếu tố: sức khoẻ, thực
tiển và năng lực giao tiếp”.
Sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ là những người giáo viên trong tương lai, họ cần
được cung cấp những tri thức, kỹ năng về giao tiếp. Chính từ kiến thức về giao tiếp giúp họ có những
mối quan hệ tốt đối với bạn bè, thầy cô. Điều này sẽ là nhân tố giúp tạo điều kiện tốt cho việc học tập,
học hỏi, giao lưu, lĩnh hội tri thức. Mặt khác, sau khi rời khỏi ghế nhà trường, sinh viên có được những
tri thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp nhằm giúp họ sống tốt, làm việc thành công trong các mối quan hệ
xã hội, trong môi trường làm việc của mình.
Hiện nay, đại đa số sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ đã có được những tri thức, kỹ
năng giao tiếp nhất định nhưng còn vụng về, nhút nhát, thụ động trong lớp học cũng như việc trao đổi
giữa các bạn cùng học và với giảng viên. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân
kỹ năng giao tiếp của họ chưa cao.
Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục hiện nay của đất nước nói chung và của
thành phố Cần Thơ nói riêng, người giáo viên không thể thiếu những kỹ năng giao tiếp cơ bản. Kỹ
năng giao tiếp là hành trang quý giá giúp họ thành công trong nghề nghiệp nói riêng và cuộc sống nói
chung.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm
trường Cao đẳng Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao Đẳng Cần Thơ, trên
cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, để họ có điều kiện
học tập tốt, có năng lực giao tiếp với cộng đồng và làm tốt nhiệm vụ của người giáo viên sau này.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ năm I, II, III (năm học 2009 - 2010); tổng số
311 sinh viên, trong đó 298 sinh viên nữ , 13 sinh viên nam.
3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm năm I, II, III trường Cao đẳng Cần Thơ.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ đã được hình thành và phát
triển trong quá trình học tập nhưng còn hạn chế và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu tìm được những
biện pháp tác động thích hợp sẽ nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo trong nhà trường.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Hệ thống một số vấn đề lý luận về giao tiếp, kỹ năng giao tiếp.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng mức độ kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng
Cần Thơ.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Sư phạm trường Cao
đẳng Cần Thơ.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu và hệ thống hoá những lý luận về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp.
- Từ kết quả nghiên cứu lý luận xác định khung cơ sở phương pháp luận định hướng quy trình,
phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp này chủ yếu để nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương
pháp này diễn ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý
thuyết, cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các công trình đã
được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến đề tài.
6.2. Phương pháp trắc nghiệm:
Chúng tôi sử dụng trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp V.P.Dakharop với hệ thống 80 câu hỏi, chia
thành 10 nhóm kỹ năng cụ thể là:
1. Kỹ năng thiết lập các mối quan hệ: Bao gồm các tình huống có số sau: 1, 11, 21, 31, 41, 51,
61, 71.
2. Kỹ năng cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số
sau: 2, 12, 22, 32, 42, 52, 62, 72.
3. Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 3, 13, 23, 33, 43, 53,
63, 73.
4. Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi: Bao gồm các tình huống có số sau: 4, 14, 24, 34, 44, 54,
64, 74.
5. Kỹ năng tự kiềm chế kiểm tra người khác: Bao gồm các tình huống có số sau: 5, 15, 25,35,
45,55, 65,75.
6. Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu: Bao gồm các tình huống có số sau: 6, 16,26, 36, 46, 56,66,
76.
7. Kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 7, 17, 27,
37, 47, 57, 67,77.
8. Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 8, 18, 28, 38,
48, 58, 68, 78.
9. Kỹ năng chủ động, điều khiển quá trình giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 9, 19,
29, 39, 49, 59,69,79.
10. Sự nhạy cảm trong giao tiếp: Bao gồm các tình huống có số sau: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70.
Cách tính điểm và tổng hợp kết quả trắc nghiệm:
Mỗi câu có ba hình thức điểm: 0, 1và 2
Điểm 0: Ứng với không có dấu hiệu của năng lực tương ứng.
Điểm 1: Ứng với năng lực xuất hiện không xuyên.
Điểm 2: Có năng lực tương ứng, được thể hiện trong nhiều trường hợp, thường xuyên.
Điểm lý thuyết “lý tưởng” cao nhất của mỗi nhóm có thể đạt được là 16 lần, thấp nhất có thể là
0. Dựa vào thang điểm của V.P.Dakharop cho mỗi kỹ năng có thể chia 4 mức độ sau:
Mức 1: Từ 15 đến 16 là loại giỏi
Mức 2: Từ 11 đến 14 là loại khá
Mức 3: Từ 8 đến 10 là loại trung bình
Mức 4: Từ 7 trở xuống là loại yếu.
6.3. Phương pháp quan sát:
Phương pháp này dùng hỗ trợ cho các phương pháp điều tra nhằm làm sáng tỏ thêm nội dung
nghiên cứu.
Quan sát hoàn cảnh sinh viên giao tiếp thực tế với bạn bè, thầy cô trong và ngoài lớp học
6.4. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này nhằm tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường
Cao đẳng Cần Thơ.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này phỏng vấn sinh viên sau khi sinh viên tác động thử
nghiệm. Hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước. Nội dung câu hỏi nhằm làm sáng tỏ kết quả từ phiếu
trắc nghiệm tâm lý.
6.5. Phương pháp thử nghiệm tác động:
Thử nghiệm tác động nhằm nâng cao kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ cho sinh viên.
6.6. Phương pháp thống kê toán học:
Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác, có độ tin cậy cao chúng
tôi sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý và kiểm tra số liệu. Cụ thể là chúng tôi dùng
chương trình SPSS (Statistical Package for Social Sciences) trong môi trường Window, phiên bản 11.5
để xử lý các số liệu đã thu được. Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê ứng dụng trong
giáo dục học và tâm lý học.
7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
- Về nội dung: đề tài giới hạn nghiên cứu mức độ kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường
Cao đẳng Cần Thơ - năm học 2009 - 2010. Đối tượng giao tiếp của sinh viên giới hạn trong phạm vi
nhà trường như: Thầy cô; bạn bè; cán bộ phòng, khoa
- Về khách thể nghiên cứu: 311 sinh viên Sư phạm năm I, II, III trường Cao Đẳng Cần Thơ, năm
học 2009 - 2010.
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao
đẳng Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kỹ năng giao tiếp và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ
năng giao tiếp cho sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ.
- Làm rõ thực trạng về kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ.
- Chứng minh rằng có thể nâng cao mức độ kỹ năng giao tiếp cho sinh viên nếu có biện pháp tác
động thích hợp và nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức thực hiện các biện pháp tác động cho
sinh viên.
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU: ( 6 TRANG)
NỘI DUNG: ( 96 TRANG)
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP (35 TRANG)
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CẦN THƠ (41 TRANG)
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ
PHẠM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ (20 TRANG)
KẾT LUẬN - KI ẾN NGH Ị: (4 TRANG)
TÀI LIỆU THAM KHẢO: (4 TRANG)
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG
GIAO TIẾP
1.1.1. Ở nước ngoài:
Vấn đề giao tiếp đã được con người xem xét từ thời cổ đại, nhà triết học Socrate (470-
399TCN) và Platon (428-347 TCN) đã nói tới đối thoại như là sự giao tiếp trí tuệ, phản ánh mối quan
hệ qua lại giữa con người với con người. Khoa học ngày càng phát triển, những tri thức về lĩnh vực
giao tiếp cũng không ngừng tăng lên. Các nhà triết học, xã hội học, tâm lý học càng quan tâm nghiên
cứu đến vấn đề này, chúng tôi thấy nổi lên một số hướng nghiên cứu sau đây:
- Hướng thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giao tiếp như: bản chất, cấu trúc,
cơ chế, phương pháp luận nghiên cứu giao tiếp, mối quan hệ giữa giao tiếp và hoạt độngThuộc xu
hướng này có công trình của A.A.Bođaliov, Xacopnhin, A.A.Léonchiev, B.Ph.Lomov...
- Hướng thứ hai: Nghiên cứu giao tiếp với nhân cách có công trình của A.A.Bohnheva
- Hướng thứ ba: Nghiên cứu các dạng giao tiếp nghề nghiệp như giao tiếp sư phạm có công
trình của A.A.Leonchiev, A.V.Petropxki, V.A.Krutetxki, Ph.N.Gonobolin
- Hướng thứ tư: Nghiên cứu các dạng giao tiếp như KNGT trong quản lý, trong kinh doanh và
những bí quyết trong quan hệ giao tiếp có công trình của Allan Pease, Derak Torrington
1.1.2. Ở trong nước:
Vấn đề giao tiếp được nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX, có thể phân thành một số
hướng nghiên cứu sau:
- Hướng thứ nhất: Nghiên cứu bản chất tâm lý học của giao tiếp, đặc điểm giao tiếp của con
người, chỉ ra nội dung, hiệu quả, phương tiện giao tiếpcó công trình của Phạm Minh Hạc, Ngô Công
Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ngọc Bích, Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Sinh Huy
- Hướng thứ hai: Nghiên cứu giao tiếp như là một tiến trình truyền đạt thông tin, các đặc điểm
giao tiếp của người tham gia vào truyền thông, có công trình của Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Oanh,
Nguyễn Khắc Viện
- Hướng thứ ba: Nghiên cứu thực trạng đặc điểm giao tiếp của một số đối tượng đặc biệt là
Sinh viên Sư phạm, đề xuất những tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp của họ như đề tài của
Tống Duy Riêm, Bùi Ngọc Thiết, Trần Thị Kim Thoa
- Hướng thứ tư: Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trong lãnh đạo, quản lý kinh tế, kinh doanh,
du lịch , sư phạm. Có công trình của Mai Hữu Khuê, Nguyễn Thạc – Hoàng Anh, Nguyễn Văn Lê,
Nguyễn Văn Đính
Như vậy, vấn đề giao tiếp đã được nhiều nhà xã hội học, tâm lý học nghiên cứu trên bình diện
lý luận và thực tiễn.
+ Về mặt lý luận: Nhìn chung các công trình đã được đề cập đến những vấn đề lý luận về giao
tiếp trong tâm lý học như quan niệm về giao tiếp, vai trò, ý nghĩa của giao tiếp đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách con người nói chung, SV sư phạm nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều
quan điểm không thống nhất về giao tiếp.
+ Về mặt thực tiễn: Công trình, các đề tài nghiên cứu về giao tiếp rất nhiều. Nhiều công trình
đã đề cập đến những vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp, những tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao
tiếp cho nhiều đối tượng nghiên cứu trong đó có SV Sư phạm.
Những người nghiên cứu về giao tiếp rất quan tâm đến đối tượng là SV Sư phạm. Bởi lẽ SV
Sư phạm là những người thầy trong tương lai sẽ đào tạo và giáo dục nên những thế hệ tiếp theo cho đất
nước. Trong hoạt động nghề nghiệp của người làm nghề dạy học thì ở đâu cũng có hoạt động giao tiếp
tham gia vào. Chính vì lý do đó mà vấn đề về giao tiếp của SV luôn được nghiên cứu. Những công
trình nghiên cứu ngày càng đi sâu vào những đối tượng nghiên cứu cụ thể như SV Sư phạm của một
trường nào đó.
Tác giả Hoàng Anh có nghiên cứu về Vấn đề giao tiếp sư phạm trong cấu trúc năng lực sư
phạm [2]. Theo tác giả, giao tiếp sư phạm là bộ phận cấu thành nên năng lực sư phạm của người giáo
viên. Trong cấu trúc nhân cách của người thầy, xét về mặt năng lực, một trong những năng lực người
giáo viên cần phải có đó là năng lực giao tiếp với học sinh và phụ huynh.
Theo ông, giao tiếp nói chung có nhiều chức năng, trong hoạt động sư phạm cũng vậy, giao
tiếp sư phạm có nhiều chức năng, nó có thể là phương tiện phục vụ công việc giảng dạy , có thể là
phương thức tổ chức các mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò. Nếu coi hoạt động sư phạm phục vụ 3
mục đích: giảng dạy, giáo dục và phát triển thì có thể xem giao tiếp sư phạm phục vụ cho việc thực
hiện các mục đích này như thế nào.
Tác giả khẳng định, đào tạo giáo viên tương lai, ngoài chương trình cung cấp cho SV những tri
thức khoa học cơ bản còn phải cung cấp cho họ những kiến thức về giao tiếp nói chung và giao tiếp sư
phạm nói riêng. Có như vậy mới góp phần vào triển khai thực hiện nó như là một phương hướng đổi
mới đào tạo sư phạm ở nước ta.
Tác giả Nguyễn Văn Đồng nghiên cứu về Văn hoá giao tiếp của Sinh viên [12], cụ thể ông
nghiên cứu về phong cách giao tiếp của SV và những tác động của văn hoá truyền thống đối với phong
cách giao tiếp của SV.
Trong giao tiếp, mỗi người chọn cho mình một phong cách giao tiếp. Theo ông, những phong
cách đặc trưng cho phái nữ là: dịu dàng, ý tứ, mềm mỏng, hài hước, ít nói, vui vẻ, sôi nổi, hoạt bát, vô
tư, năng động; phong cách đặc trưng cho phái nam là: mạnh mẽ, hoạt bát, vô tư, vui vẻ, hài hước, năng
động, điềm đạm, chín chắn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người mẹ là người hay uốn nắn cách ăn nói cho SV nhất, phần
lớn SV cho biết: cần tiếp thu lời khuyên bảo của gia đình một cách có chọn lọc. Thời đại hiện nay là
thời đại bùng nổ thông tin, thời đại hội nhập nên quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” dần bị bỏ
quên, không được số đông lớp trẻ đồng tình ủng hộ.
Trong công trình nghiên cứu Một số đặc điểm giao tiếp của học viên tham gia các lớp đào tạo
Giáo viên khoa học Xã hội nhân văn quân sự cấp phân đội [21], tác giả Trương Quang Học đã đề cập
đến thực trạng giao tiếp như: nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp, phạm vi giao tiếp.
Từ kết quả nghiên cứu tác giả kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp
cho học viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Tác giả Lò Thị Mai Thoan nghiên cứu về Thực trạng khả năng giao tiếp của Sinh viên Sư
phạm tỉnh Sơn La [35] đã khẳng định khả năng giao tiếp là một khả năng rất quan trọng đối với người
làm nghề dạy học và có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động mà người giáo viên tiến hành như: dạy học
và giáo dục. Vì vậy phải chú trọng rèn luyện, nâng cao khả năng giao tiếp của SV Sư phạm.
Trong quá trình nghiên cứu, Lò Thị Mai Thoan sử dụng trắc nghiệm đo khả
năng giao tiếp của V.P. Dakharop.
Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu về KNGT của SV Sư phạm trường CĐCT.
1.2. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO TIẾP
1.2.1. Một số quan niệm chung về giao tiếp:
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp. Mỗi quan niệm có những cơ sở khoa học
riêng của nó.
* Các quan niệm về giao tiếp của các nhà tâm lý học Tư sản [7, 37]:
+M.Ac Gain (Anh) xem giao tiếp như là một quá trình hai mặt của sự thông báo, thiết
lập, sự tiếp xúc và trao đổi thông tin.
+ T.Stecren (Pháp) quan niệm giao tiếp là sự trao đổi ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc giữa con
người với nhau.
+ T.Chuc Con (Mỹ) quan niệm giao tiếp là sự tác động qua lại trực tiếp lên nhân cách và
dẫn đến việc hình thành những ý nghĩa, biểu tượng, chuẩn mực và mục đích hành động.
* Các quan niệm về giao tiếp của các nhà tâm lý học Liên Xô
+ L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstêin, A.G.Côvaliôp, K.K.Platônôp, G.G.Gôlubépđã quan
niệm giao tiếp là sự tiếp xúc giữa người và người để trao đổi thông tin, tác động lẫn nhau trên cơ sở
phản ánh tâm lý của nhau. Quan niệm này có xu hướng thu hẹp khái niệm giao tiếp.
+ B.V.Xôcôlov, xem giao tiếp như là một yếu tố chung có cả người và động vật, ông cho
rằng: “Giao tiếp là sự tác động lẫn nhau giữa những con người với nhau và những động vật có tâm lý
với nhau, nếu thu hẹp hơn thì có thể coi giao tiếp là mối quan hệ giữa con người và những động vật
nuôi trong nhà” [45, tr.103]. Quan niệm này có xu hướng mở rộng khái niệm giao tiếp.
+ A.A Leonchiev định nghĩa giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người,
trong đó con người trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tri giác lẫn nhau, đưa đến ảnh hưởng tác động
qua lại lẫn nhau và ông đã mở rộng khái niệm chủ thể giao tiếp đến toàn xã hội. Tuy nhiên, ông chưa
phân biệt rõ trong quan hệ giao tiếp ai là chủ thể, ai là khách thể. Ông cho rằng giao tiếp là dạng hoạt
động hoặc là phương thức, điều kiện của hoạt