Luận văn Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tiểu thuyết là thể loại quan trọng nhất trong văn xuôi nghệ thuật hiện đại. Tiểu thuyết được định nghĩa là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian” [II.19; 277]. Tiểu thuyết có khả năng khám phá cuộc sống nhiều chiều và hướng đến những vấn đề có tính đời tư. Một phần bởi tiểu thuyết thuộc thể loại “sinh sau đẻ muộn”, có điều kiện gần gũi với con người hiện đại. Người ta còn nhận thấy điều đó qua chất liệu và hình thức phát ngôn của nó. Nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến sự tự do và tính chất hiện đại của tiểu thuyết dựa trên xuất phát điểm của thể loại này là thời gian hiện tại, là cái đương đại. Balzac viết: “Tôi miêu tả một hiện tại đang bước đi”. Như vậy, yếu tố thời gian - cái hiện tại đã chi phối phần lớn tính chất tự do của tiểu thuyết, cũng chính là yếu tố ám ảnh trong tiểu thuyết hiện đại.“Tiểu thuyết hiện đại nay lại càng phát huy nhiều thủ pháp nhấn mạnh cảm giác về hiện tại: kỹ thuật dòng tâm tư, thời gian đồng hiện ” [II.15; 17]. Từ đó có thể thấy kỹ thuật dòng tâm tư đã trở thành một trong những thủ pháp độc đáo, đóng vai trò quan trọng trong tiểu thuyết hiện đại. Lần theo bước tiến của tiểu thuyết, chúng ta cũng nhận thấy rằng nó là tinh thần của thời hiện đại - thời đại mà M. Kundera nói: “Chân lý thần thánh duy nhất bị tan rã thành hàng trăm chân lý tương đối mà những con người chia lấy cho nhau”, không có giá trị nào là tuyệt đối và con người nhận được sự bình đẳng trước hiện thực. Do đó, vượt qua ý nghĩa thể loại, tiểu thuyết còn là một giai đoạn, một cấp độ mới trong tư duy nghệ thuật của con người về thế giới: phủ nhận chân lý độc tôn và tính tất định của cuộc đời. Tiểu thuyết cũng như văn học chấp nhận một cái nhìn hoài nghi và một hiện thực của sự trải nghiệm ở người viết. “Họ (nghệ sĩ hậu hiện đại) đã hào hứng đi tới sự biểu hiện thế giới có tính phức tạp và phiến đoạn như họ từng trải nghiệm” [II.4; 65]. Hệ quả là xuất hiện con người đơn độc với bản thể bất toàn và vô số những uẩn khúc, những mê cung suy tưởng. Tinh thần này được thể hiện rõ nhất trong tiểu thuyết hậu hiện đại : “Những đam mê, những mơ tưởng của bản năng và các hình ảnh đau đớn nhất của vô thức đã đan bện lấy nhau tạo ra những văn bản đậm đặc đủ sức chuyển tải những trạng thái căng thẳng sâu sắc của con người ” [II.4; 68]. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 cũng ảnh hưởng nhiều từ đặc điểm này. Khám phá thế giới nội tâm của con người, buộc các nhà văn phải có bản lĩnh vượt qua những hình thức được kiến tạo trước đó. Kỹ thuật tiểu thuyết, vì vậy, luôn luôn là sự thôi thúc của người cầm bút cũng như yêu cầu tất yếu của văn chương nghệ thuật. 1.2. Nguyễn Bình Phương là tác giả thuộc trào lưu đổi mới tiểu thuyết Việt Nam, tên tuổi anh được biết đến từ cuối những năm 90. Một số tiểu thuyết của anh như: Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2004), Ngồi (2006) đã thể hiện một lối viết rất mới lạ, mở ra một hướng tiếp cận mới cho người đọc. Với thế hệ các nhà văn trẻ như: Phạm Thị Hoài, Thuận, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà tiểu thuyết Việt Nam đang bước vào hành trình cách tân với nỗ lực thực sự của những “người cầm bút rất có tư cách” (Nguyên Ngọc). Những năm gần đây, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã trở thành đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu khoa học, được khám phá trên nhiều phương diện như ngôn ngữ, thể loại Đánh giá về bản thân, Nguyễn Bình Phương nhã nhặn khi cho rằng mình không có chỗ trên văn đàn vì chỉ là người viết nghiệp dư, viết chơi, “viết nhăng viết cuội” cho vui. Có nhà nghiên cứu đã hình dung trên sân ga văn chương trùng điệp người đi, người ở, Nguyễn Bình Phương như kẻ “lặng lẽ nép mình ở một góc”. Mặc dù vậy, nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch vẫn dành ưu tiên số một cho sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Điều đó cho thấy vị trí của anh đâu hẳn là khiêm tốn như anh từng nhận. Đặt trong hành trình sáng tác (thơ) chúng ta vẫn phát hiện thêm nhiều điều độc đáo ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mà không phải ai cũng dễ dàng tiếp nhận. Lối tư duy thơ và logic cảm xúc đã chi phối đến thể loại tiểu thuyết tạo nên một lối viết rất lạ ở anh. Thế giới tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là một cõi thường biến và đan xen, linh ảo. Nó vừa hiển hiện ở thì hiện tại với cuộc đời trần tục, vừa nhập nhằng ở thì quá khứ với một cuộc sống xa xôi từ thời khởi thủy hay ám ảnh những giấc mơ, suy tưởng Thế giới ấy không phải ai cũng dễ dàng thâm nhập vào được. Nhưng đó cũng chỉ là cảm nhận khác biệt so với nhiều tiếng nói tiểu thuyết đương đại, còn để gọi thành tên cho lối viết ấy phải đến với tác phẩm của anh bằng rung cảm thực sự và thái độ tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc. Những ý kiến khen, chê, băn khoăn khó hiểu về tác phẩm của anh càng chứng tỏ rằng lối viết của Nguyễn Bình Phương đã tạo ấn tượng với người đọc. Đã từng có nhà nghiên cứu ghi nhận rất lý thú về diễn ngôn văn học, xem đó “là loại diễn ngôn chênh vênh về hiện thực” (J. Bellemin Noel). Từ lâu người ta đã nhận thấy độ lệch giữa hiện thực và văn học, bởi nó được thể hiện qua lăng kính tâm hồn và những trải nghiệm riêng của mỗi nhà văn. S. Freud khi nghiên cứu mối quan hệ giữa phân tâm học và văn học có nói rằng: “Các nhà thơ và các nhà tiểu thuyết là những đồng minh quý báu của chúng ta họ đã đắm mình trong những mạch nguồn nơi chúng ta còn chưa đưa khoa học lại gần được”. Nhận định đó không phải là sự ưu ái với văn chương bởi sự sàng lọc khắt khe của thời gian là minh chứng thuyết phục cho thấy văn chương dám “dấn thân” vào cả những địa hạt tâm lý sâu thẳm của con người mà ngay các nhà tâm lý cũng cảm thấy nan giải. Có lẽ một phần vì hiệu quả khôn cùng ở thứ “diễn ngôn chênh vênh” của văn học. Trong các gương mặt tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nguyễn Bình Phương là một cây bút đã đi sâu khám phá vùng bí ẩn, có khi lạc vào tầng sâu nhất ở mỗi con người. Chúng tôi vẫn hình dung như đó là một mê đồ của ý thức với những con đường ngoằn ngoèo, chằng chịt, rất khó tìm thấy điểm đầu và kết thúc. Đúng như anh tâm niệm: “Tiểu thuyết cần có những bước mạo hiểm”. Con đường mà anh lựa chọn quả là mạo hiểm nhưng đầy sức vẫy gọi đối với người tiếp nhận. Một số bài viết và công trình nghiên cứu có đề cập đến cái vô thức, phân tâm học trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Nhưng kỹ thuật dòng ý thức vẫn là vấn đề khó tiếp cận nhất, kể cả đối với lớp người đọc “đặc tuyển”. Đó là lý do chính thôi thúc chúng tôi tìm đến đề tài: Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 1.3. Kỹ thuật dòng ý thức là một kỹ thuật tự sự của văn xuôi hiện đại. Nó được khơi nguồn từ tâm lý học cuối thế kỷ XIX (tâm lý học cơ năng của W.James), triết học đầu thế kỷ XX ( thuyết trực giác của H. Bergson), tuy nhiên văn học dòng ý thức khởi nguồn nhiều nhất ở thuyết trực giác của H. Bergson với “cái tôi bề sâu” và trạng thái “kéo dài liên tục” - trạng thái tâm lý mang tính chất thuần túy tâm tư. Sức mạnh của phương tiện nghệ thuật này chính là tính chất tức thì của dòng ý thức. Vì thế, nó thực hiện được tham vọng của tiểu thuyết thế kỷ XX là “viết chính tả cho ý nghĩ”, để cho dòng chảy của suy nghĩ trào ra tự nhiên, biểu hiện tính chất “tại đây”- “bây giờ” của ý nghĩ. Một số nhà văn phương Tây, mở đầu là M. Proust sáng tác theo dòng ý thức với quan niệm xem đây mới là cái chân thực của đời sống con người, họ mạnh dạn phơi bày các hoạt động bí mật nội tâm. Kỹ thuật dòng ý thức được xem là một phương tiện đắc dụng tạo ra những chiều sâu khôn cùng của việc khám phá thế giới bên trong con người. Đi vào địa hạt sâu thẳm đó, Nguyễn Bình Phương đã tạo được dấu ấn riêng ở việc vận dụng lối trần thuật dòng ý thức (độc thoại nội tâm, các chi tiết liên tưởng tự do, không - thời gian, sự dung hợp các thể loại) như một hướng đổi mới thi pháp tiểu thuyết, bắt đầu từ phương diện kỹ thuật. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn cách tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ việc khai thác kỹ thuật dòng ý thức. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Từ những bài viết có tính gợi dẫn Thụy Khuê trong Sóng từ trường II: Nguyễn Bình Phương khi điểm qua ba tiểu thuyết: Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, đã nhận thấy cái nhìn hiện thực độc đáo ở Nguyễn Bình Phương (hiện thực linh ảo âm dương, hiện thực huyền ảo). Đó không chỉ là một hiện thực đan xen hai cõi âm - dương mà còn là một thế giới bao quát tất cả những vật giới, linh giới, hiện tượng riết róng đi tìm bản thể của mình với cái nhìn vượt lên trên tính tự tôn của loài người. Cảm nhận về Trí nhớ suy tàn, tác giả nhìn thấy cảm quan hiện thực và vấn đề dòng ý thức: “Những người viết theo dòng nhận thức này có đặt lại một số vấn đề cơ bản” [II.32] và đưa ra một số phát hiện cụ thể hơn về những yếu tố của tiểu thuyết mới trong tác phẩm: “Người viết truyện chỉ là thư ký, ghi lại những gì trí nhớ cô gái xướng lên, trong trạng thái nguyên thủy, mỗi liên tưởng có thể gần gũi mà cũng có thể nhảy cóc từ vấn đề này sang vấn đề khác” [II.32]. Người viết đã bước đầu nhận thấy một số đặc điểm độc đáo ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương như là biểu hiện của lối viết dòng ý thức. Trong Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Phùng Gia Thế đã nhận thấy một số đặc điểm nổi bật: thời gian xoắn vặn, chồng xếp, không gian nhòe mờ, con người cô đơn, sự kiện nhảy cóc. Tuy tác giả không gọi tên cụ thể, nhưng có thể thấy đó cũng là những phương diện biểu hiện của lối viết dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Ở bài viết Lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương, Hoàng Nguyên Vũ cảm nhận ở Nguyễn Bình Phương một lối viết như người mộng du: “Người đọc có cảm giác như đang theo dõi một người mộng du đi trên một sợi dây, và phấp phỏng chờ điểm rơi của người ấy cho đến cuối truyện để rồi nhận những kết thúc bất ngờ và đau đớn” [II.74]. Lối viết ấy tất yếu đã tạo nên màn sương nhòe mờ cho sự xuất hiện của thế giới nhân vật. Các nhân vật trong tiểu thuyết hiện lên như những đám đông “được soi bởi một lối tư duy vô thức”. Tác giả phát hiện ra dấu ấn vô thức trong sáng tác Nguyễn Bình Phương. Nguyễn Chí Hoan với Những hành trình qua trống rỗng đã nhận diện trung tâm sáng tác của Nguyễn Bình Phương là ý thức: “Chúng tôi thấy rằng có một mối bận tâm về ý thức xuyên suốt các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương cho đến nay. Tác giả này cho thấy anh cố gắng nắm bắt và mô tả ý thức thông qua kinh nghiệm và suy tưởng” [II.27]. Người viết đã gọi tên địa hạt mà tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đang đi bằng chính sự trải nghiệm và bản lĩnh của nhà văn. Những bài viết trên dù mới là cảm nhận ban đầu về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương nhưng đã nhận ra những đặc điểm nổi bật về cảm quan hiện thực, bút pháp huyền thoại và lối viết đặc trưng theo dòng suy tưởng. Tuy nhiên, người viết chỉ bước đầu nhận diện một số biểu hiện của dòng ý thức, chủ yếu qua cảm nhận chủ quan. Phần lớn chỉ phát hiện ra cách nhìn hiện thực độc đáo ở Nguyễn Bình Phương. Hai bài viết của PGS. TS Bích Thu và PGS. TS Nguyễn Thị Bình mặc dù không đề cập cụ thể đến sáng tác của Nguyễn Bình Phương mà chỉ đưa ra vấn đề mang tính chất khái quát nhưng là gợi dẫn quan trọng cho chúng tôi tìm đến đề tài nghiên cứu. Với bài viết Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, PGS.TS Bích Thu nhận định về tiểu thuyết Việt Nam: “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã vận dụng thủ pháp dòng ý thức như một phương tiện đi vào thế giới tâm linh một cách có hiệu quả.” [II.67; 27]. Ý kiến khái quát này cũng là gợi dẫn cho chúng tôi soi chiếu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trên hành trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Thủ pháp dòng ý thức xuất hiện ở nhiều sáng tác, tuy nhiên có thể thấy Nguyễn Bình Phương là nhà văn vận dụng thủ pháp này một cách có ý thức với tần số cao nhất trong các tiểu thuyết của mình. PGS.TS Nguyễn Thị Bình với bài viết Văn xuôi từ sau 1975 in trong Giáo trình văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 đã đánh giá khái quát những nỗ lực làm mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, đặc biệt trên phương diện hình thức. Khi dẫn chứng tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), tác giả nhận định: “Tác phẩm là dòng chảy “rối bời, bấn loạn”của kí ức về thân phận, chức phận của một nhà văn hiện đại”. Xuất hiện sau Bảo Ninh, nhà văn Nguyễn Bình Phương cũng đã lựa chọn cho mình một lối tư duy tiểu thuyết khá độc đáo này. Vì thế, đây là một gợi ý khả thi cho chúng tôi về cách khám phá tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trên phương diện những dòng chảy bất tận của ý thức. 2.2. Đến những công trình nghiên cứu có tính gợi mở Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ khoa học trường ĐHSP Hà Nội cũng đề cập đến vấn đề dòng ý thức ở một số phương diện cụ thể - nhân vật dòng ý thức như: Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết ( Hồ Bích Ngọc), Nhận diện thi pháp thể loại tiểu thuyết mới ở Việt Nam sau 1990 ( Phùng Phương Nga). Hồ Bích Ngọc phát hiện kiểu nhân vật dị biệt về tinh thần trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, là kiểu nhân vật không bị đòi hỏi tư duy mạch lạc, khúc chiết, những dòng suy tưởng theo đúng logic thông thường. Trao điểm nhìn cho họ, nhà văn có điều kiện thể hiện một dòng chảy ý thức miên man, vô định. Tác giả đã nhận thấy: “Hầu hết các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đều mang hơi hướng dòng ý thức” [II.44; 13]. Tuy nhiên, điều mà tác giả luận văn hướng đến có tính khái quát hơn, đó là nhìn nhận sự hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết từ chính việc khai thác tiềm năng của nó ở Nguyễn Bình Phương. Phùng Phương Nga cũng đề cập đến một số đặc điểm của nhân vật dòng ý thức với giấc mơ, hồi ức và trạng thái tâm lý phân rã, không kiểm soát. Ngoài ra tác giả cũng quan tâm đến một số vấn đề khác như: giao thoa giữa thể loại tiểu thuyết với các thể loại khác như thơ, kịch; đặc điểm của không - thời gian. Đó là những phạm trù thi pháp tiểu thuyết - là mục đích nghiên cứu mà luận văn hướng đến. Trong luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn ĐHSP Hà Nội 2007, Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Cao Thị Hà đã khái quát một trong những cách tân nghệ thuật, đổi mới tư duy tiểu thuyết đương đại là thủ pháp dòng ý thức: “Phương tiện đắc dụng khi khám phá thế giới bên trong con người sử dụng mô típ giấc mơ, giấc chiêm bao như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô thức của con người”. Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến phạm vi tiểu thuyết Việt Nam đương đại, rộng hơn là những tiểu thuyết cụ thể của Nguyễn Bình Phương và chỉ lấy sáng tác của anh như một trong những minh chứng thuyết phục cho sự cách tân đổi mới trên phương diện thể loại. Tuy nhiên chúng tôi vẫn ghi nhận và kế thừa đánh giá của người viết về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Cùng với quá trình tìm hiểu nghiêm túc các sáng tác Nguyễn Bình Phương, những công trình nghiên cứu khoa học có tính khái quát về tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 và một số bài viết về Nguyễn Bình Phương là tài liệu gợi ý quan trọng cho chúng tôi tìm đến đề tài: Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn cố gắng tìm hiểu, chỉ ra kỹ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhằm khẳng định giá trị của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Mặt khác, luận văn xác định vị trí của tác giả trong văn học Việt nam từ sau đổi mới và xu hướng vận động tiểu thuyết sau 1975, đặc biệt những năm 90 và những năm đầu thế kỷ XXI. 4. Giới hạn khái niệm, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Giới hạn khái niệm Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê), kỹ thuật được định nghĩa là: “Tổng thể nói chung những phương pháp, phương thức sử dụng trong một hoạt động nào đó của con người”. Chúng tôi vẫn hiểu trên cơ sở đó, tức là một thao tác được vận dụng thành thạo và có ý thức. Dòng ý thức được hiểu là thuật ngữ chỉ một dòng văn học xuất hiện đầu thế kỷ XX ở phương Tây. Đặc biệt, kỹ thuật dòng ý thức được chúng tôi xem như một thứ công năng mà Nguyễn Bình Phương sử dụng để khám phá những vùng bí ẩn, khuất tối vẫn tồn tại ở mỗi con người. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này là kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương dựa trên những vấn đề cơ bản: - Quan niệm về sự đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - Hoàn cảnh lịch sử - xã hội - văn hóa và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương - Đặc điểm dòng ý thức và nghệ thuật biểu hiện kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu 5 tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương: Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy, Người đi vắng, Ngồi. 5. Cấu trúc và đóng góp của luận văn 5.1. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn sẽ được triển khai theo những nội dung chính sau: Chương I. Quan niệm về sự đổi mới tiểu thuyết và những yếu tố hình thành kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Chương II. Đặc điểm của dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Chương III. Phương diện biểu hiện nghệ thuật của kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 5.2. Đóng góp của luận văn Luận văn tiếp cận vấn đề nghiên cứu ở góc độ văn học sử, tức là nhìn nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Đồng thời cũng dựa trên nền tảng lí luận về thể loại tiểu thuyết, tuy nhiên đó chỉ là cơ sở, tiền đề lý thuyết chứ không được xem là nhiệm vụ mà luận văn đề ra. Trên nhận thức đó, chúng tôi có quan điểm kế thừa các công trình nghiên cứu đã có và tri thức, kinh nghiệm bản thân để đưa ra một giải pháp tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ cái nhìn kỹ thuật tiểu thuyết. Luận văn không có tham vọng giải quyết triệt để mọi vấn đề, cũng không đưa ra một lời khẳng định cuối cùng và duy nhất mà tất cả chỉ mang tính chất đề xuất, cố gắng để người đọc Nguyễn Bình Phương có thể hiểu hơn về bản lĩnh, tài năng cũng như những đóng góp của anh cho văn học. Mặt khác, với đề tài Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, luận văn phần nào giải quyết những ý kiến xung quanh vấn đề lối viết và cái được gọi là sex trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Chúng tôi vẫn tin tưởng sẽ mở ra một cái nhìn lạc quan về tiểu thuyết Việt Nam nói chung, cũng như những cắt nghĩa của chúng tôi sẽ được tiếp tục để mở ra hướng nghiên cứu triển vọng. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp Chúng tôi vận dụng kỹ năng phân tích các dẫn chứng cụ thể từ năm tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương để đi đến những tiểu kết các chương và kết luận tổng hợp có tính thuyết phục. 6.2. Phương pháp thống kê khảo sát Đây là phương tiện đáng tin cậy để mô tả chính xác giá trị của các dữ liệu được rút ra từ năm tiểu thuyết, là “phương pháp phụ trợ có hiệu quả để làm tăng sức thuyết phục cho những kết luận có thể rút ra từ các phương pháp khác” [II.7; 281]. 6.3. Phương pháp so sánh Phương pháp này được áp dụng đối với mỗi tiểu thuyết nói riêng, cũng như tất cả năm tiểu thuyết. Từ đó người viết có cơ sở kiến tạo các luận điểm và để đánh giá những giá trị chung của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 6.4. Phương pháp cấu trúc hệ thống Khi tiến hành thao tác tìm dữ liệu, người viết sử dụng phương pháp hệ thống để đảm bảo tính chính xác. Mặt khác, cần đặt các dữ liệu vào một hệ thống cùng tiêu chí để chứng minh làm rõ các luận điểm. 6.5. Phương pháp liên ngành Luận văn triển khai vấn đề dòng ý thức vốn là một vấn đề phức tạp của tâm lý học. Vì thế, để nắm bắt cặn kẽ bản chất của nó, nhất thiết phải tìm hiểu hoạt động tâm lý, được xem là cơ sở cắt nghĩa dòng ý thức. Chúng tôi sử dụng phương pháp liên ngành giữa văn học và tâm lý học.

doc107 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5616 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tiểu thuyết là thể loại quan trọng nhất trong văn xuôi nghệ thuật hiện đại. Tiểu thuyết được định nghĩa là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian” [II.19; 277]. Tiểu thuyết có khả năng khám phá cuộc sống nhiều chiều và hướng đến những vấn đề có tính đời tư. Một phần bởi tiểu thuyết thuộc thể loại “sinh sau đẻ muộn”, có điều kiện gần gũi với con người hiện đại. Người ta còn nhận thấy điều đó qua chất liệu và hình thức phát ngôn của nó. Nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến sự tự do và tính chất hiện đại của tiểu thuyết dựa trên xuất phát điểm của thể loại này là thời gian hiện tại, là cái đương đại. Balzac viết: “Tôi miêu tả một hiện tại đang bước đi”. Như vậy, yếu tố thời gian - cái hiện tại đã chi phối phần lớn tính chất tự do của tiểu thuyết, cũng chính là yếu tố ám ảnh trong tiểu thuyết hiện đại.“Tiểu thuyết hiện đại nay lại càng phát huy nhiều thủ pháp nhấn mạnh cảm giác về hiện tại: kỹ thuật dòng tâm tư, thời gian đồng hiện…” [II.15; 17]. Từ đó có thể thấy kỹ thuật dòng tâm tư đã trở thành một trong những thủ pháp độc đáo, đóng vai trò quan trọng trong tiểu thuyết hiện đại. Lần theo bước tiến của tiểu thuyết, chúng ta cũng nhận thấy rằng nó là tinh thần của thời hiện đại - thời đại mà M. Kundera nói: “Chân lý thần thánh duy nhất bị tan rã thành hàng trăm chân lý tương đối mà những con người chia lấy cho nhau”, không có giá trị nào là tuyệt đối và con người nhận được sự bình đẳng trước hiện thực. Do đó, vượt qua ý nghĩa thể loại, tiểu thuyết còn là một giai đoạn, một cấp độ mới trong tư duy nghệ thuật của con người về thế giới: phủ nhận chân lý độc tôn và tính tất định của cuộc đời. Tiểu thuyết cũng như văn học chấp nhận một cái nhìn hoài nghi và một hiện thực của sự trải nghiệm ở người viết. “Họ (nghệ sĩ hậu hiện đại) đã hào hứng đi tới sự biểu hiện thế giới có tính phức tạp và phiến đoạn như họ từng trải nghiệm” [II.4; 65]. Hệ quả là xuất hiện con người đơn độc với bản thể bất toàn và vô số những uẩn khúc, những mê cung suy tưởng. Tinh thần này được thể hiện rõ nhất trong tiểu thuyết hậu hiện đại : “Những đam mê, những mơ tưởng của bản năng và các hình ảnh đau đớn nhất của vô thức đã đan bện lấy nhau tạo ra những văn bản đậm đặc đủ sức chuyển tải những trạng thái căng thẳng sâu sắc của con người…” [II.4; 68]. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 cũng ảnh hưởng nhiều từ đặc điểm này. Khám phá thế giới nội tâm của con người, buộc các nhà văn phải có bản lĩnh vượt qua những hình thức được kiến tạo trước đó. Kỹ thuật tiểu thuyết, vì vậy, luôn luôn là sự thôi thúc của người cầm bút cũng như yêu cầu tất yếu của văn chương nghệ thuật. 1.2. Nguyễn Bình Phương là tác giả thuộc trào lưu đổi mới tiểu thuyết Việt Nam, tên tuổi anh được biết đến từ cuối những năm 90. Một số tiểu thuyết của anh như: Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2004), Ngồi (2006) đã thể hiện một lối viết rất mới lạ, mở ra một hướng tiếp cận mới cho người đọc. Với thế hệ các nhà văn trẻ như: Phạm Thị Hoài, Thuận, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà… tiểu thuyết Việt Nam đang bước vào hành trình cách tân với nỗ lực thực sự của những “người cầm bút rất có tư cách” (Nguyên Ngọc). Những năm gần đây, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã trở thành đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu khoa học, được khám phá trên nhiều phương diện như ngôn ngữ, thể loại… Đánh giá về bản thân, Nguyễn Bình Phương nhã nhặn khi cho rằng mình không có chỗ trên văn đàn vì chỉ là người viết nghiệp dư, viết chơi, “viết nhăng viết cuội” cho vui. Có nhà nghiên cứu đã hình dung trên sân ga văn chương trùng điệp người đi, người ở, Nguyễn Bình Phương như kẻ “lặng lẽ nép mình ở một góc”. Mặc dù vậy, nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch vẫn dành ưu tiên số một cho sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Điều đó cho thấy vị trí của anh đâu hẳn là khiêm tốn như anh từng nhận. Đặt trong hành trình sáng tác (thơ) chúng ta vẫn phát hiện thêm nhiều điều độc đáo ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mà không phải ai cũng dễ dàng tiếp nhận. Lối tư duy thơ và logic cảm xúc đã chi phối đến thể loại tiểu thuyết tạo nên một lối viết rất lạ ở anh. Thế giới tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là một cõi thường biến và đan xen, linh ảo. Nó vừa hiển hiện ở thì hiện tại với cuộc đời trần tục, vừa nhập nhằng ở thì quá khứ với một cuộc sống xa xôi từ thời khởi thủy hay ám ảnh những giấc mơ, suy tưởng Thế giới ấy không phải ai cũng dễ dàng thâm nhập vào được. Nhưng đó cũng chỉ là cảm nhận khác biệt so với nhiều tiếng nói tiểu thuyết đương đại, còn để gọi thành tên cho lối viết ấy phải đến với tác phẩm của anh bằng rung cảm thực sự và thái độ tìm tòi, nghiên cứu nghiêm túc. Những ý kiến khen, chê, băn khoăn khó hiểu về tác phẩm của anh càng chứng tỏ rằng lối viết của Nguyễn Bình Phương đã tạo ấn tượng với người đọc. Đã từng có nhà nghiên cứu ghi nhận rất lý thú về diễn ngôn văn học, xem đó “là loại diễn ngôn chênh vênh về hiện thực” (J. Bellemin Noel). Từ lâu người ta đã nhận thấy độ lệch giữa hiện thực và văn học, bởi nó được thể hiện qua lăng kính tâm hồn và những trải nghiệm riêng của mỗi nhà văn. S. Freud khi nghiên cứu mối quan hệ giữa phân tâm học và văn học có nói rằng: “Các nhà thơ và các nhà tiểu thuyết là những đồng minh quý báu của chúng ta…họ đã đắm mình trong những mạch nguồn nơi chúng ta còn chưa đưa khoa học lại gần được”. Nhận định đó không phải là sự ưu ái với văn chương bởi sự sàng lọc khắt khe của thời gian là minh chứng thuyết phục cho thấy văn chương dám “dấn thân” vào cả những địa hạt tâm lý sâu thẳm của con người mà ngay các nhà tâm lý cũng cảm thấy nan giải. Có lẽ một phần vì hiệu quả khôn cùng ở thứ “diễn ngôn chênh vênh” của văn học. Trong các gương mặt tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nguyễn Bình Phương là một cây bút đã đi sâu khám phá vùng bí ẩn, có khi lạc vào tầng sâu nhất ở mỗi con người. Chúng tôi vẫn hình dung như đó là một mê đồ của ý thức với những con đường ngoằn ngoèo, chằng chịt, rất khó tìm thấy điểm đầu và kết thúc. Đúng như anh tâm niệm: “Tiểu thuyết cần có những bước mạo hiểm”. Con đường mà anh lựa chọn quả là mạo hiểm nhưng đầy sức vẫy gọi đối với người tiếp nhận. Một số bài viết và công trình nghiên cứu có đề cập đến cái vô thức, phân tâm học trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Nhưng kỹ thuật dòng ý thức vẫn là vấn đề khó tiếp cận nhất, kể cả đối với lớp người đọc “đặc tuyển”. Đó là lý do chính thôi thúc chúng tôi tìm đến đề tài: Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 1.3. Kỹ thuật dòng ý thức là một kỹ thuật tự sự của văn xuôi hiện đại. Nó được khơi nguồn từ tâm lý học cuối thế kỷ XIX (tâm lý học cơ năng của W.James), triết học đầu thế kỷ XX ( thuyết trực giác của H. Bergson), tuy nhiên văn học dòng ý thức khởi nguồn nhiều nhất ở thuyết trực giác của H. Bergson với “cái tôi bề sâu” và trạng thái “kéo dài liên tục” - trạng thái tâm lý mang tính chất thuần túy tâm tư. Sức mạnh của phương tiện nghệ thuật này chính là tính chất tức thì của dòng ý thức. Vì thế, nó thực hiện được tham vọng của tiểu thuyết thế kỷ XX là “viết chính tả cho ý nghĩ”, để cho dòng chảy của suy nghĩ trào ra tự nhiên, biểu hiện tính chất “tại đây”- “bây giờ” của ý nghĩ. Một số nhà văn phương Tây, mở đầu là M. Proust sáng tác theo dòng ý thức với quan niệm xem đây mới là cái chân thực của đời sống con người, họ mạnh dạn phơi bày các hoạt động bí mật nội tâm. Kỹ thuật dòng ý thức được xem là một phương tiện đắc dụng tạo ra những chiều sâu khôn cùng của việc khám phá thế giới bên trong con người. Đi vào địa hạt sâu thẳm đó, Nguyễn Bình Phương đã tạo được dấu ấn riêng ở việc vận dụng lối trần thuật dòng ý thức (độc thoại nội tâm, các chi tiết liên tưởng tự do, không - thời gian, sự dung hợp các thể loại) như một hướng đổi mới thi pháp tiểu thuyết, bắt đầu từ phương diện kỹ thuật. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn cách tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ việc khai thác kỹ thuật dòng ý thức. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Từ những bài viết có tính gợi dẫn Thụy Khuê trong Sóng từ trường II: Nguyễn Bình Phương khi điểm qua ba tiểu thuyết: Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, đã nhận thấy cái nhìn hiện thực độc đáo ở Nguyễn Bình Phương (hiện thực linh ảo âm dương, hiện thực huyền ảo). Đó không chỉ là một hiện thực đan xen hai cõi âm - dương mà còn là một thế giới bao quát tất cả những vật giới, linh giới, hiện tượng… riết róng đi tìm bản thể của mình với cái nhìn vượt lên trên tính tự tôn của loài người. Cảm nhận về Trí nhớ suy tàn, tác giả nhìn thấy cảm quan hiện thực và vấn đề dòng ý thức: “Những người viết theo dòng nhận thức này có đặt lại một số vấn đề cơ bản” [II.32] và đưa ra một số phát hiện cụ thể hơn về những yếu tố của tiểu thuyết mới trong tác phẩm: “Người viết truyện chỉ là thư ký, ghi lại những gì trí nhớ cô gái xướng lên, trong trạng thái nguyên thủy, mỗi liên tưởng có thể gần gũi mà cũng có thể nhảy cóc từ vấn đề này sang vấn đề khác” [II.32]. Người viết đã bước đầu nhận thấy một số đặc điểm độc đáo ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương như là biểu hiện của lối viết dòng ý thức. Trong Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Phùng Gia Thế đã nhận thấy một số đặc điểm nổi bật: thời gian xoắn vặn, chồng xếp, không gian nhòe mờ, con người cô đơn, sự kiện nhảy cóc. Tuy tác giả không gọi tên cụ thể, nhưng có thể thấy đó cũng là những phương diện biểu hiện của lối viết dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Ở bài viết Lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương, Hoàng Nguyên Vũ cảm nhận ở Nguyễn Bình Phương một lối viết như người mộng du: “Người đọc có cảm giác như đang theo dõi một người mộng du đi trên một sợi dây, và phấp phỏng chờ điểm rơi của người ấy cho đến cuối truyện để rồi nhận những kết thúc bất ngờ và đau đớn” [II.74]. Lối viết ấy tất yếu đã tạo nên màn sương nhòe mờ cho sự xuất hiện của thế giới nhân vật. Các nhân vật trong tiểu thuyết hiện lên như những đám đông “được soi bởi một lối tư duy vô thức”. Tác giả phát hiện ra dấu ấn vô thức trong sáng tác Nguyễn Bình Phương. Nguyễn Chí Hoan với Những hành trình qua trống rỗng đã nhận diện trung tâm sáng tác của Nguyễn Bình Phương là ý thức: “Chúng tôi thấy rằng có một mối bận tâm về ý thức xuyên suốt các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương cho đến nay. Tác giả này cho thấy anh cố gắng nắm bắt và mô tả ý thức thông qua kinh nghiệm và suy tưởng” [II.27]. Người viết đã gọi tên địa hạt mà tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đang đi bằng chính sự trải nghiệm và bản lĩnh của nhà văn. Những bài viết trên dù mới là cảm nhận ban đầu về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương nhưng đã nhận ra những đặc điểm nổi bật về cảm quan hiện thực, bút pháp huyền thoại và lối viết đặc trưng theo dòng suy tưởng. Tuy nhiên, người viết chỉ bước đầu nhận diện một số biểu hiện của dòng ý thức, chủ yếu qua cảm nhận chủ quan. Phần lớn chỉ phát hiện ra cách nhìn hiện thực độc đáo ở Nguyễn Bình Phương. Hai bài viết của PGS. TS Bích Thu và PGS. TS Nguyễn Thị Bình mặc dù không đề cập cụ thể đến sáng tác của Nguyễn Bình Phương mà chỉ đưa ra vấn đề mang tính chất khái quát nhưng là gợi dẫn quan trọng cho chúng tôi tìm đến đề tài nghiên cứu. Với bài viết Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, PGS.TS Bích Thu nhận định về tiểu thuyết Việt Nam: “Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã vận dụng thủ pháp dòng ý thức như một phương tiện đi vào thế giới tâm linh một cách có hiệu quả.” [II.67; 27]. Ý kiến khái quát này cũng là gợi dẫn cho chúng tôi soi chiếu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trên hành trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Thủ pháp dòng ý thức xuất hiện ở nhiều sáng tác, tuy nhiên có thể thấy Nguyễn Bình Phương là nhà văn vận dụng thủ pháp này một cách có ý thức với tần số cao nhất trong các tiểu thuyết của mình. PGS.TS Nguyễn Thị Bình với bài viết Văn xuôi từ sau 1975 in trong Giáo trình văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám 1945 đã đánh giá khái quát những nỗ lực làm mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, đặc biệt trên phương diện hình thức. Khi dẫn chứng tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), tác giả nhận định: “Tác phẩm là dòng chảy “rối bời, bấn loạn”của kí ức về thân phận, chức phận của một nhà văn hiện đại”. Xuất hiện sau Bảo Ninh, nhà văn Nguyễn Bình Phương cũng đã lựa chọn cho mình một lối tư duy tiểu thuyết khá độc đáo này. Vì thế, đây là một gợi ý khả thi cho chúng tôi về cách khám phá tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trên phương diện những dòng chảy bất tận của ý thức. 2.2. Đến những công trình nghiên cứu có tính gợi mở Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ khoa học trường ĐHSP Hà Nội cũng đề cập đến vấn đề dòng ý thức ở một số phương diện cụ thể - nhân vật dòng ý thức như: Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết ( Hồ Bích Ngọc), Nhận diện thi pháp thể loại tiểu thuyết mới ở Việt Nam sau 1990 ( Phùng Phương Nga). Hồ Bích Ngọc phát hiện kiểu nhân vật dị biệt về tinh thần trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, là kiểu nhân vật không bị đòi hỏi tư duy mạch lạc, khúc chiết, những dòng suy tưởng theo đúng logic thông thường. Trao điểm nhìn cho họ, nhà văn có điều kiện thể hiện một dòng chảy ý thức miên man, vô định. Tác giả đã nhận thấy: “Hầu hết các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đều mang hơi hướng dòng ý thức” [II.44; 13]. Tuy nhiên, điều mà tác giả luận văn hướng đến có tính khái quát hơn, đó là nhìn nhận sự hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết từ chính việc khai thác tiềm năng của nó ở Nguyễn Bình Phương. Phùng Phương Nga cũng đề cập đến một số đặc điểm của nhân vật dòng ý thức với giấc mơ, hồi ức và trạng thái tâm lý phân rã, không kiểm soát. Ngoài ra tác giả cũng quan tâm đến một số vấn đề khác như: giao thoa giữa thể loại tiểu thuyết với các thể loại khác như thơ, kịch; đặc điểm của không - thời gian. Đó là những phạm trù thi pháp tiểu thuyết - là mục đích nghiên cứu mà luận văn hướng đến. Trong luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn ĐHSP Hà Nội 2007, Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Cao Thị Hà đã khái quát một trong những cách tân nghệ thuật, đổi mới tư duy tiểu thuyết đương đại là thủ pháp dòng ý thức: “Phương tiện đắc dụng khi khám phá thế giới bên trong con người sử dụng mô típ giấc mơ, giấc chiêm bao như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô thức của con người”. Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến phạm vi tiểu thuyết Việt Nam đương đại, rộng hơn là những tiểu thuyết cụ thể của Nguyễn Bình Phương và chỉ lấy sáng tác của anh như một trong những minh chứng thuyết phục cho sự cách tân đổi mới trên phương diện thể loại. Tuy nhiên chúng tôi vẫn ghi nhận và kế thừa đánh giá của người viết về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Cùng với quá trình tìm hiểu nghiêm túc các sáng tác Nguyễn Bình Phương, những công trình nghiên cứu khoa học có tính khái quát về tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 và một số bài viết về Nguyễn Bình Phương là tài liệu gợi ý quan trọng cho chúng tôi tìm đến đề tài: Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn cố gắng tìm hiểu, chỉ ra kỹ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhằm khẳng định giá trị của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Mặt khác, luận văn xác định vị trí của tác giả trong văn học Việt nam từ sau đổi mới và xu hướng vận động tiểu thuyết sau 1975, đặc biệt những năm 90 và những năm đầu thế kỷ XXI. 4. Giới hạn khái niệm, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Giới hạn khái niệm Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê), kỹ thuật được định nghĩa là: “Tổng thể nói chung những phương pháp, phương thức sử dụng trong một hoạt động nào đó của con người”. Chúng tôi vẫn hiểu trên cơ sở đó, tức là một thao tác được vận dụng thành thạo và có ý thức. Dòng ý thức được hiểu là thuật ngữ chỉ một dòng văn học xuất hiện đầu thế kỷ XX ở phương Tây. Đặc biệt, kỹ thuật dòng ý thức được chúng tôi xem như một thứ công năng mà Nguyễn Bình Phương sử dụng để khám phá những vùng bí ẩn, khuất tối vẫn tồn tại ở mỗi con người. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn này là kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương dựa trên những vấn đề cơ bản: - Quan niệm về sự đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - Hoàn cảnh lịch sử - xã hội - văn hóa và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương - Đặc điểm dòng ý thức và nghệ thuật biểu hiện kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu 5 tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương: Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy, Người đi vắng, Ngồi. 5. Cấu trúc và đóng góp của luận văn 5.1. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn sẽ được triển khai theo những nội dung chính sau: Chương I. Quan niệm về sự đổi mới tiểu thuyết và những yếu tố hình thành kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Chương II. Đặc điểm của dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Chương III. Phương diện biểu hiện nghệ thuật của kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 5.2. Đóng góp của luận văn Luận văn tiếp cận vấn đề nghiên cứu ở góc độ văn học sử, tức là nhìn nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Đồng thời cũng dựa trên nền tảng lí luận về thể loại tiểu thuyết, tuy nhiên đó chỉ là cơ sở, tiền đề lý thuyết chứ không được xem là nhiệm vụ mà luận văn đề ra. Trên nhận thức đó, chúng tôi có quan điểm kế thừa các công trình nghiên cứu đã có và tri thức, kinh nghiệm bản thân để đưa ra một giải pháp tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ cái nhìn kỹ thuật tiểu thuyết. Luận văn không có tham vọng giải quyết triệt để mọi vấn đề, cũng không đưa ra một lời khẳng định cuối cùng và duy nhất mà tất cả chỉ mang tính chất đề xuất, cố gắng để người đọc Nguyễn Bình Phương có thể hiểu hơn về bản lĩnh, tài năng cũng như những đóng góp của anh cho văn học. Mặt khác, với đề tài Kỹ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, luận văn phần nào giải quyết những ý kiến xung quanh vấn đề lối viết và cái được gọi là sex trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Chúng tôi vẫn tin tưởng sẽ mở ra một cái nhìn lạc quan về tiểu thuyết Việt Nam nói chung, cũng như những cắt nghĩa của chúng tôi sẽ được tiếp tục để mở ra hướng nghiên cứu triển vọng. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp Chúng tôi vận dụng kỹ năng phân tích các dẫn chứng cụ thể từ năm tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương để đi đến những tiểu kết các chương và kết luận tổng hợp có tính thuyết phục. 6.2. Phương pháp thống kê khảo sát Đây là phương tiện đáng tin cậy để mô tả chính xác giá trị của các dữ liệu được rút ra từ năm tiểu thuyết, là “phương pháp phụ trợ có hiệu quả để làm tăng sức thuyết phục cho những kết luận có thể rút ra từ các phương pháp khác” [II.7; 281]. 6.3. Phương pháp so sánh Phương pháp này được áp dụng đối với mỗi tiểu thuyết nói riêng, cũng như tất cả năm tiểu thuyết. Từ đó người viết có cơ sở kiến tạo các luận điểm và để đánh giá những giá trị chung của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 6.4. Phương pháp cấu trúc hệ thống Khi tiến hành thao tác tìm dữ liệu, người viết sử dụng phương pháp hệ thống để đảm bảo tính chính xác. Mặt khác, cần đặt các dữ liệu vào một hệ thống cùng tiêu chí để chứng minh làm rõ các luận điểm. 6.5. Phương pháp liên ngành Luận văn triển khai vấn đề dòng ý thức vốn là một vấn đề phức tạp của tâm lý học. Vì thế, để nắm bắt cặn kẽ bản chất của nó, nhất thiết phải tìm hiểu hoạt động tâm lý, được xem là cơ sở cắt nghĩa dòng ý thức. Chúng tôi sử dụng phương pháp liên ngành giữa văn học và tâm lý học. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I QUAN NIỆM VỀ SỰ ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 VÀ NHỮNG YẾU TỐ HÌNH THÀNH KỸ THUẬT DÒNG Ý THỨC TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG Nguyễn Bình Phương là nhà văn mang đến tiếng nói riêng cho sáng tác của mình từ những năm cuối thập kỷ 90. Vì thế, trên hành trình đổi mới văn học sau 1975, anh không phải là người đơn độc. Cũng như các nhà văn khác, việc lựa chọn cho mình m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV mới.doc
  • docBIA .doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docTomtatluanvan.doc
Luận văn liên quan