Đềtài nghiên cứu đặc điểmthành thục tuyến sinh dục của cá Tra trong quá
trình nuôi vỗtrong ao đất ởtrungtâmgiống Caseamex- TP CầnThơtrong
khoảng thời gian từtháng 1 đến tháng 6 năm 2009, đồng thời cũng tiến hành
kích thích cá Tra sinh sản nhân tạo vàmột sốthao tác kỹthuật trong quá trình
sinh sản nhân tạo cá Tra.
Kết quảnghiên cứu cho thấy, tuyếnsinh dục của cá Tra đã cósự phát triển qua
từng tháng (cụ thể là ở tháng 1 và tháng 2 tuyến sinhdục chủyếu là ở giai
đoạn I-II nhưng ở tháng 4 và tháng 5 đã chuyển sang giai đoạn III và IV. Đặc
biệt vào tháng 6 thì tuyến sinh dụchầu như ởgiai đoạn IIIvà IV).
Trong quá trình kích thích sinhsản thì dùng 2 kíchdụctố là HCG (Việt Nam)
và HCG (Trung Quốc)với cáctổng liều là 5000UI, 5500UI và 6000UI. Ởcả
hai thí nghiệm thì liềulượng HCGtừ 5500UI – 6000UI thông qua 4lần tiêm
thì cho hiệu quả sinhsảntốt nhất và HCG (Trung Quốc) có tácdụng làm cho
sức sinhsảncủa cá Trat ốthơn HCG (Việt Nam).Tỷlệ thụ tinh vàtỉlệnở
không chỉ chịu ảnhhưởngcủa HCG mà còn chịu ảnhhưởngcủa cácyếutố
môi trường và phôi phát triểntốt ở nhiệt độ trung bình 29,5
0
C, Oxy 4,3ppm,
NH3/NH
4
0,59mg/l.
49 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4463 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra (pangasianodon hypophthalmus ) ở trung tâm giống caseamex – TP Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
PHẠM THẾ HIỂN
KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO
CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) Ở TRUNG TÂM
GIỐNG CASEAMEX – TP CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
2009
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
PHẠM THẾ HIỂN
KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO
CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) Ở TRUNG TÂM
GIỐNG CASEAMEX – TP CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. DƯƠNG NHỰT LONG
KS. NGUYỄN HOÀNG THANH
2009
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
i
LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ cùng quí
Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn. Đặc biệt có sự hướng dẫn tận tình của thầy Dương Nhựt Long
và kỹ sư Nguyễn Hoàng Thanh.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ Trại Cá Thực Nghiệm – Bộ Môn Kỹ Thuật
Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt – Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện về vật chất và
tinh thần để em hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn cô cố vấn học tập và tập thể lớp Bệnh Học Thủy Sản
K31 đã đóng góp ý và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Cuối cùng xin kính chúc quí thầy cô, các anh chị và các bạn luôn dồi dào sức
khỏe và thành công trong cuộc sống.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
ii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu đặc điểm thành thục tuyến sinh dục của cá Tra trong quá
trình nuôi vỗ trong ao đất ở trung tâm giống Caseamex- TP Cần Thơ trong
khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2009, đồng thời cũng tiến hành
kích thích cá Tra sinh sản nhân tạo và một số thao tác kỹ thuật trong quá trình
sinh sản nhân tạo cá Tra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuyến sinh dục của cá Tra đã có sự phát triển qua
từng tháng (cụ thể là ở tháng 1 và tháng 2 tuyến sinh dục chủ yếu là ở giai
đoạn I-II nhưng ở tháng 4 và tháng 5 đã chuyển sang giai đoạn III và IV. Đặc
biệt vào tháng 6 thì tuyến sinh dục hầu như ở giai đoạn III và IV).
Trong quá trình kích thích sinh sản thì dùng 2 kích dục tố là HCG (Việt Nam)
và HCG (Trung Quốc) với các tổng liều là 5000UI, 5500UI và 6000UI. Ở cả
hai thí nghiệm thì liều lượng HCG từ 5500UI – 6000UI thông qua 4 lần tiêm
thì cho hiệu quả sinh sản tốt nhất và HCG (Trung Quốc) có tác dụng làm cho
sức sinh sản của cá Tra tốt hơn HCG (Việt Nam). Tỷ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở
không chỉ chịu ảnh hưởng của HCG mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố
môi trường và phôi phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình 29,50C, Oxy 4,3ppm,
NH3/NH4 0,59mg/l.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
iii
MỤC LỤC
CHƯƠNG I .............................................................................................................. 1
GIỚI THIỆU ............................................................................................................. 1
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 1
Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 2
CHƯƠNG II ............................................................................................................. 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Tra (Pangasius hypophthalmus) ............................. 3
2.1.1 Phân loại ......................................................................................................... 3
2.1.2 Phân bố .......................................................................................................... 3
2.1.3 Hình thái, sinh lý ............................................................................................ 4
2.1.4 Ðặc điểm dinh dưỡng ..................................................................................... 4
2.1.5 Ðặc điểm sinh trưởng ..................................................................................... 4
2.1.6 Ðặc điểm sinh sản........................................................................................... 5
2.2 Sơ lược về kích dục tố và sử dụng kích dục tố trong sinh sản cá Tra ................ 6
2.1 Sơ lược về kích dục tố: ....................................................................................... 6
2.2.2 Việc sử dụng kích dục tố trong sinh sản cá Tra .............................................. 8
2.3 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá tra: ............................................ 8
2.3.1 Sự phát triển của tuyến sinh dục cái: ............................................................... 8
2.3.2 Sự phát triển của tuyến sinh dục đực: ............................................................. 11
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của việc sản xuất giống cá Tra ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long ..................................................................................... 12
2.4 Sản xuất giống cá Tra chất lượng cao – hướng đi mới của ngành thủy sản
Đồng Bằng Sông Cửu Long ..................................................................................... 13
CHƯƠNG III ............................................................................................................ 17
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 17
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 17
3.1.1 Thời gian ......................................................................................................... 17
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
iv
3.1.2 Địa điểm .......................................................................................................... 17
3.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 17
3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 17
3.3.1 Quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ ............................................................................. 17
3.3.2 Chọn cá bố mẹ để tiến hành cho sinh sản nhân tạo ......................................... 18
3.3.3 Kỹ thuật kích thích cá tra sinh sản .................................................................. 18
3.3.4 Xác định thời điểm vuốt trứng và kỹ thuật thụ tinh trứng .............................. 19
3.3.5 Kỹ thuật ấp trứng ............................................................................................. 20
3.3.6 Một số chỉ tiêu theo dõi trong kỹ thuật cho cá tra sinh sản nhân tạo .............. 20
CHƯƠNG IV ........................................................................................................... 21
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................. 21
4.1 Kết quả của quá trình nuôi vỗ ............................................................................ 21
4.2 Kết quả kích thích sinh sản ................................................................................ 22
4.2.1 Kết quả kích thích sinh sản bằng kích dục tố HCG (Việt Nam) ..................... 23
4.2.2 Kết quả kích thích sinh sản bằng kích dục tố HCG (Trung Quốc) ................. 25
4.2.3 So sánh kết quả kích thích sinh sản giữa HCG (Việt Nam) và HCG
(Trung Quốc) ............................................................................................................ 28
4.3 thụ tinh nhân tạo và ấp trứng .............................................................................. 30
4.3.1 Thụ tinh nhân tạo ............................................................................................. 30
4.3.2 Quá trình ấp trứng ........................................................................................... 31
Phần V ...................................................................................................................... 34
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................................... 34
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 34
5.2 Đề xuất ............................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 35
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 37
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
v
DANH SÁCH BẢNG VÀ DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Tỷ lệ các giai đoạn thành thục của cá từ tháng 01-06/2009 .................... 19
Bảng 4.2: Đường kính trứng cá tra qua các lần tiêm kích dục tố ............................. 20
Bảng 4.3: Kết quả kích thích HCG (Việt Nam) ....................................................... 21
Bảng 4.4: Kết quả kích thích HCG (Trung Quốc) ................................................... 24
Bảng 4.5: Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình ấp trứng .................................... 30
Bảng 4.6: Theo dõi phát triển phôi cá tra ................................................................. 30
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: So sánh sức sinh sản ở các nghiệm thức ứng với liều lượng
5000UI, 5500UI và 6000UI ..................................................................................... 22
Biểu đồ 4.2: So sánh tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở ở các nghiệm thức ứng với liều
lượng 5000UI, 5500UI và 6000UI ........................................................................... 23
Biểu đồ 4.3: So sánh sức sinh sản ở các nghiệm thức ứng với liều lượng
5000UI, 5500UI và 6000UI ..................................................................................... 24
Biểu đồ 4.4: So sánh tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở ở các nghiệm thức ứng với liều
lượng 5000UI, 5500UI và 6000UI ........................................................................... 25
Biểu đồ 4.5: So sánh kết quả kích thích sinh sản giữa HCG (Việt Nam) và
HCG (Trung Quốc) .................................................................................................. 26
Biểu đồ 4.6: So sánh tỉ lệ thụ tinh giữa sử dụng HCG (Việt Nam) và HCG
(Trung Quốc) ............................................................................................................ 27
Biểu đồ 4.7: So sánh tỉ lệ thụ tinh giữa sử dụng HCG (Việt Nam) và HCG
(Trung Quốc) ............................................................................................................ 28
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Cá Tra ....................................................................................................... 3
Hình 4.1: Vuốt trứng cá Tra .................................................................................... 28
Hình 4.2: Vuốt tinh cá Tra....................................................................................... 28
Hình 4.3: Hệ thống ấp bình Jar ............................................................................... 29
Hình 4.4.1 – 4.4.15: Quá trình phát triển phôi cá tra .............................................. 31
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ctv: cộng tác viên
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐHCT: Đại Học Cần Thơ
KL: Khối Lượng
SSS: Sức Sinh Sản
TL: Tỉ Lệ
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
1
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
Cá Tra là đối tượng được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở Châu Á
và ngày càng phát triển. Nguồn lợi, sản phẩm, lợi ích kinh tế do nghề nuôi cá
Tra mang lại chiếm một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngày
nay nghề nuôi cá tra phát triển rất mạnh do được đầu tư đúng mức và áp dụng
công nghệ khoa học kĩ thuật tiên tiến. Nghề nuôi cá tra chiếm tỉ lệ cao trong
nghề nuôi thủy sản và đã tạo ra một lượng sản phẩm lớn phục vụ cho nhu cầu
trong nước và đáp ứng cho xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước.
Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, nghề nuôi cá Tra đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn về mặt kinh tế cũng như sự phát triển của công nghệ nuôi
mới, đồng thời đã góp phần quan trọng vào giá trị xuất khẩu của cả nước cũng
như đã giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần cải thiện
đáng kể chất lượng cuộc sống của một bộ phận người dân. Đồng Bằng Sông
Cửu Long là trung tâm kinh tế thủy sản của cả nước, nghề nuôi cá tra đã trở
thành một bộ phận kinh tế chủ lực của vùng vì thế nó có tác động rất lớn đối
với kinh tế xã hội của toàn vùng. Không chỉ mang về ngoại tệ mà nó còn có
vai trò rất quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm
cho người dân.
Sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi cá tra đã đặt ra một đòi hỏi rất cao về
con giống, cả về số lượng cũng như chất lượng. Do vậy mà thị trường con cá
Tra giống có tiềm năng rất lớn và sự thành công của nghề sản xuất cá tra ngày
nay gần như đặt trọng tâm vào kỹ thuật sản suất để có con giống tốt.
Tuy nhiên, hiện nay do chất lượng cá tra giống quá thấp, kỹ thuật ương nuôi
còn hạn chế, nên tỷ lệ cá giống bị hao hụt rất lớn. Theo đánh giá của Trung
tâm Quốc gia Giống thuỷ sản nước ngọt Nam Bộ, hiện nay, từ cá bột lên cá
hương, tỷ lệ hao hụt tới trên 80%. Từ cá hương lên cá giống, tỷ lệ hao hụt tới
40-50%. Do đó để nâng cao được chất lượng cũng như hạn chế tỉ lệ hao hụt
trong việc sản xuất cá Tra giống thì đề tài “Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá
Tra (Pangasius hypophthalmus) ở trung tâm giống Caseamex – Tp Cần
Thơ” được thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài thực hiện với mục tiêu là:
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
2
Tìm hiểu kỹ thuật kích thích cá tra sinh sản nhân tạo ở trung tâm giống
Caseamex – Tp Cần Thơ đồng thời nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh
viên.
Nội dung nghiên cứu: Nội dung đề tài nghiên cứu là:
Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ để tiến hành cho sinh sản nhân tạo.
Kỹ thuật kích thích kích dục tố trong quá trình sinh sản nhân tạo cá tra.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
3
CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus):
Hình 2.1: Cá tra
2.1.1 Phân loại
Cá Tra có tên khoa học là Pangasianodon hypophthalmus trước đây còn có tên
là P. micronemus, là một loài cá nuôi truyền thống trong ao của nông dân các
tỉnh ĐBSCL. Ngoài tự nhiên cá sống ở lưu vực sông Me Kong (Thái Lan, Lào,
Cam-pu-chia và Việt Nam) ( Nguyễn Văn Thường,2001).
Cá tra có đặc điểm phân loại như sau:
Bộ: Cá nheo Siluriformes
Họ: Cá tra Pangasiidae
Giống: Cá tra dầu Pangasianodon
Loài: Cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878)
2.1.2 Phân bố
Cá Tra phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,
Cămpuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mekong và
Chao Phraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân
tạo, cá bột và cá giống Tra được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng
thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt nam, do cá
có tập tính di cư ngược dòng sông Mê kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
4
nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá
ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9
hàng năm (Nguyễn Chung, 2007).
2.1.3 Hình thái, sinh lý
Cá Tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng
rộng, có 2 đôi râu dài. Cá Tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được
ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7-10 ), có thể chịu đựng được nước phèn
với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15oC, nhưng chịu nóng tới 39oC Cá tra
có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các lòai cá khác. Cá có cơ quan hô
hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi
trường nước thiếu oxy hòa tan. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá Tra thấp
hơn 3 lần so với cá mè trắng (Nguyễn Chung, 2007).
2.1.4 Ðặc điểm dinh dưỡng
Cá Tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn
nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được
cho ăn đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt
cá bột. Ngoài ra khi khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của
chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá con các lòai cá khác. Dạ dày của cá
phình to hình chữ U và co giãn được, ruột cá Tra ngắn, không gấp khúc lên
nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ
dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay khi vừa hết noãn
hoàng cá thể hiện rõ tính ăn thịt và ăn lẫn nhau, do đó để tránh hao hụt do ăn
nhau trong bể ấp, cần nhanh chóng chuyển cá ra ao ương. Trong quá trình
ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù du động vật có kích
thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện
tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức
ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các lọai thức ăn bắt buộc
khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi cá
Tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau,
động vật đáy (Nguyễn chung, 2007).
2.1.5 Ðặc điểm sinh trưởng
Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều
dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10-12 cm (14-15 gam). Từ
khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ
thể. Cỡ cá trên 10 tuổi trong tự nhiên (ở Campuchia) tăng trọng rất ít. Cá tra
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
5
trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Ðã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18 kg
hoặc có mẫu cá dài tới 1,8 m. Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg
ở cá 10 năm tuổi. Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1-1,5 kg/con ( năm đầu tiên ),
những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn, có khi đạt tới 5-6 kg/năm tùy
thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm
lượng đạm nhiều hay ít. Ðộ béo Fulton của cá tăng dần theo trọng lượng và
nhanh nhất ở những năm đầu, cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái và độ
béo thường giảm đi khi vào mùa sinh sản (Nguyễn Chung, 2007).
2.1.6 Ðặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục
lần đầu từ 2,5-3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận
của Campuchia và Thái lan. Ngay từ năm 1966, Thái lan đã bắt cá Tra thành
thục trên sông ( trong đầm Bung Borapet) và kích thích sinh sản nhân tạo
thành công. Sau đó họ nghiên cứu nuôi vỗ cá tra trong ao. Ðến năm 1972 Thái
lan công bố quy trình sinh sản nhân tạo cá Tra với phương pháp nuôi vỗ cá bố
mẹ thành thục trong ao đất (Nguyễn Chung, 2007).
Cá Tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên nếu chỉ nhìn
hình dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cái. Ở thời kỳ thành thục,
tuyến sinh dục ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái
gọi là buồng trứng hay nõan sào. Tuyến sinh dục của cá tra bắt đầu phân biệt
được đực cái từ giai đọan II tuy màu sắc chưa khác nhau nhiều. Các giai đọan
sau, buồng trứng tăng về kích thước, hạt trứng màu vàng, tinh sào có hình
dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần sang màu trắng sữa. Hệ số thành thục
của cá tra khảo sát được trong tự nhiên từ 1,76-12,94 (cá cái) và từ 0,83-2,1
(cá đực) ở cá đánh bắt tự nhiên trên sông