Luận văn Mô hình hoạt động và giải pháp phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao ở Việt Nam
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII đã vạch ra những định hướng chiến lược lớn cho khoa học công nghệ nước ta đến năm 2020. Trong đó xác định những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng nhất cho toàn ngànhkhoa học và công nghệ cũng như một số lĩnh vực quan trọng. Đây là bước kế thừa và phát triển các nhiệm vụ trong các giai đoạn cách mạng trước đây xung quanh việc giữ vững định hướng xã hộichủ nghĩa, nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất và nâng cao năng lực nội sinh về khoa học công nghệ. Mụctiêu bao quát chung của định hứơng là làm sao để nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, khoa học và công nghệ vừa là công cụ, vừa là tiền đề cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hóa. Do đó cần chuẩn bịcác điều kiện cần thiết để chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức (Dự kiến các nước công nghiệp phát triển hiện nay sẽ tiến vào nền kinh tế tri thức vào năm 2030). Do đó, ngay từ bây giờ, việc phát triển công nghệ cao tại nước ta đang là vấn đề cấp bách và đã được thể hiện qua nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 5/6/2000 về xây dựng và phát triển công nghệ cao giai đoạn 2000 – 2005. Có thể khẳng định chiến lược phát triển công nghệ cao trong nền kinh tế thị trường và hội nhập được thực hiện thông qua cácdoanh nghiệp công nghệ cao để phát triển và thực hiện các ý tưởng. Ba điều kiện cơ bản để một doanh nghiệp triển khai thành công là thời cơ, ý tưởng mới và tài chính. Tuy nhiên, không như những ngành sản xuất kinh doanh khác khá thuận lợi trong việc huy động vốn kinh doanh (vốn đầu tư và vốn lưu động), các doanh nghiệp công nghệ cao rất khó được các tổ chức tín dụng tài trợ thông qua các phương thức cho vay thông thường, và điều này làm hạn chế khả năng thành lập và phát triển của các doanh nghiệp công nghệ cao. Hiện nay vấn đề nguồn tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ cao là một vấn đề rất bức xúc, thông thường chỉ những doanh nghiệp nào có tài sản thế chấp mới có thể được ngân hàng cho vay, còn những doanh nghiệp mặc dù có dự án tốt có khả năng sinh lợi cao nhưng không có tài sản thế chấp rất khó nhận được sự tài trợ của ngân hàng. Qua các tìm hiểu và phân tích ở phần trên, các khó khăn của doanh nghiệp cộng nghệ cao Việt Nam khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các Ngân hàng cũng là những khó khăn của các doanh nghiệp công nghệcao ở các nước phát triển. Thực tế cho thấy nguồn lực tài chính chủ yếu cung cấp cho các công ty công nghệ cao trong giai đoạn khởi sự và tiền phát triển phải là nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức và cá nhân đi tìmloại hình đầu tư có khả năng sinh lợi cao và chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định. Theo kinh nghiệm nhiều quốc gia có các doanh nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh,để phát triển ngành công nghệ cao đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư rất lớn trong đó nguồn vốn của Nhà nước chỉ đáp ứng được một phần, phần còn lại cần phải huy động rộng rãi từ các nhà đầu tư và tất nhiên, nước ta cũng không đi ra ngoài xu hướng đó. Để huy động nguồn vốn rộng rãi trong xã hội đầu tư vào công nghệ cao, hình thức huy động chủ yếu được cácnước áp dụng là vốn đầutư mạo hiểm hay còn gọi là vốn mạo hiểm (Venture Capital). Bảnchất vốn đầu tư mạo hiểm phù hợp với nhu cầu đầu tư vàodoanh nghiệp công nghệ cao do các yếu tố sau: - Khác với các khoản đầu tư thông thường vào những ngành kinh tế khác, thông qua đầu tư vào công nghệ cao, mục tiêu của vốn mạo hiểm là tìm kiếm khoản thu nhập cao hơn mức trung bình so với các lĩnh vực đầu tư khác. Khoản thu nhập này thường đạt được sau khi chúng được bán trên thị trường chứng khoán. - Đối tượng tiếp nhận vốn mạohiểm hầu hết là cácdoanh nghiệp công nghệ cao đang trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và sản xuất sản phẩm, mở rộng năng lực sản xuất và cung ứng dịch vụ phần mềm. Việc đầu tư trong giai đoạn phôi thai chắc chắn sẽ chứa đựng nhiều rủi ro. Vì những phần mềm và dịch vụ triểnkhai sẽ tốn nhiều công sức nghiên cứu thực hiện và tiếp thị nhưng chưa chắc được ngườitiêu dùng chấp nhận. Những Công ty mới thành lập với những ý tưởng công nghệ có tính đột phá đó rất cần đến nguồn vốn khởi đầu có tính mạo hiểm như thế. - Vốn đầu tư mạo hiểm (venture capital) được hình thành chủ yếu là để cung cấp nguồn lực tài chính cho các công ty công nghệ cao, - Các doanh nghiệp công nghệ cao trong quá trình hình thành và phát triển sẽ tiếp cận vốn tài trợ chủ yếu từ các công ty hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm. - Thực tiễn của nhiều quốcgia có doanh nghiệp công nghệ cao phát triển đều phát triển mạnh loại hình quỹ đầu tư. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư mạo hiểm (veture capital) và doanh nghiệp công nghệ cao là mốiquan hệ biện chứng không thể tách rời trong nền kinh tế thị trường. Từ thực tế trên, việc hình thành một định chế đặc thù như Quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm huy động vốn để đầu tư cho các dự án ươm tạo doanh nghiệp và phát triển công nghệ cao là điều hết sức cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước Quỹ đầu tư mạo hiểm đã xuất hiện khá lâu trên thế giới dưới nhiều hình thức khác nhau. Loại hình định chế tài chính này được các nhà khoa học kinh tế nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lãnh vực với những nội dung đa dạng và phong phú. Tuy nhiên quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao vẫn là một đề tài mới mẻ tại Việt Nam nên các nghiên cứu và đề xuất thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm cho ngành công nghệ cao gần như chưa có mà chỉ có những nghiên cứu về quỹ đầu tư mạo hiểm nói chung. Năm 1997, BearSterns có đề tài “Tổng quan về các quỹ đầu tư ở Việt Nam”, năm 1998 Adam Sack và John McKenzie thuộc chương trình Phát triển kinh tế tư nhân có nghiên cứu“Thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam – một nghiên cứu sơ bộ”. Năm 2003, Sở Khoa học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có đề án “Tìm hiểu quỹ đầu tư mạo hiểm và tình hình hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam”. Ngoài ra còn có luận văn thạc sỹ củaNguyễn Xuân Tiến: “Một số giải pháp phát triển thị trường vốn mạo hiểm tại Việt Nam” luận văn thạc sỹ của Nguyễn Như Anh “Huy động và mở rộng quy mô vốn nội địa cho quá trình phát triển kinh tế Việt Nam” luận văn thạc sỹ của Phan Đức Thiện “Giải pháp nhằm khuyến khích vốn đầu tư mạohiểm vào quá trình đổi mới công nghệ tại Việt Nam”. Tuy nhiên các nghiên cứu nói trên chỉ dừng lại ở mặt lý luận giải pháp khuyến khích vốn đầu tư mạo hiểm nói chung, chưa có sự chuyên sau vào một số ngành mũi nhọn, có tính chất đặc thù mạo hiểm và mang lại lợi nhuận cao. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm, mô hình tổ chức và hoạt động của các loại hình quỹ đầu tư mạo hiểmtrong thời gian qua tại Việt Nam và một số nước trên thế giới, đề tài sẽ đề xuất mô hìnhtổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp huy động vốn, các thủ tục pháp lý và chính sách cần thiết nhằm hoàn thiện và hỗ trợ cho quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao sớm được hình thành tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Quỹ đầu tư mạo hiểm hiện còn rất mớitại Việt Nam mà đặc biệt trong hoạt động nghiên cứu triển khai công nghệ cao. Đốitượng nghiên cứu chủ yếu xoay quanh vấn đề mô hình tổ chức hoạt động và giải pháp phát triển Quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm phát triển công nghệ cao tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn cả nước của vốn mạo hiểm cho lãnh vực công nghệ cao tại Việt Nam từ trước đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính trong luận văn là “Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp”, đây là phương pháp sử dụng một số dữ liệu đã thu thập được, dữ liệu sẵn có của những mục đích khác để phân tích và giải quyết vấn đề mà chúng ta quan tâm. Với đề tài nghiên cứu này, dữ liệu được thu thập từ Ban quản lý Khu công nghệ cao Tp. HCM và dữ liệu ngoại vi như: Nguồn sách báo: Sách báo, tạp chí trong thư viện; Nguồntừ chính phủ: Cụcthống kê, Bộ kế hoạch đầu tư; Nguồn từ các tổ chức và hiệp hội: Dự án phát triển Sông Mekong (MPDF), ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Phòngthương mại và công nghiệp (VCCI) ; Nguồn từ phương tiện truyền thông: chủ yếu từ internet. Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp thống kê lịch sử và tổng hợp để đánh giá tình hình hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm trong thời gian qua. 6. Những đóng góp mới của luận văn. Trên cơ sở nghiên cứu một cách nghiêm túc những vấn đề khoa học của Quỹ đầu tư mạo hiểm, luận văn đóng góp một số luận điểm mới về mặt lý thuyết và thựctiễn như sau: - Nghiên cứu và triển khai công nghệ cao là vấn đề then chốt của phát triển khoa học công nghệ.Tuy nhiên rất khó khăn trong việc tài trợ vốn để triển khai các ý tưởng sáng tạo có tính thiết thực và ươm tạo các doanh nghiệp công nghệ cao, mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao sẽ giải quyết được vấn đề về vốn ưu tiênphát triển công nghệ cao. - Thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm cho ngành công nghệ cao và mô hình hoạt động của nó và các giải pháp để thúc đẩy phát triển vốn mạo hiểm cho ngành công nghệ cao tại Việt Nam. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về quỹ đầu tư mạo hiểm . - Chương 2: Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. - Chương 3: Mô hình hoạt độngvà giải pháp phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao ở Việt Nam.