1- Lý do chọn đềtài
Phát triển nền kinh tếthịtrường theo định hướng xã hội chủnghĩa là một trong
những nội dung cơbản của công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt nam khởi xướng
và lãnh đạo. Đặc trưng của nền kinh tếthịtrường xã hội chủnghĩa ởViệt Nam là nền
kinh tếnhiều thành phần vận hành theo cơchếthịtrường có sựquản lý của Nhà nước
xã hội chủnghĩa. Từ đó tạo điều kiện cho hàng loạt các doanh nghiệp ra đời và phát
triển.
Do ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tếthịtrường nước ta còn ởgiai đoạn sơkhai
nên các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn và hạn chếvềnhiều mặt nhưkhảnăng tài
chính hạn hẹp; máy móc, thiết bịlạc hậu; trình độquản lý, trình độchuyên môn, kỹ
thuật còn yếu kém và hầu hết là các doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ.
Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chủtrương, chính sách nhằm
khuyến khích và tạo điều kiện đểcác doanh nghiệp vừa và nhỏphát triển sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồn tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏcòn gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn.
Xác định tầm quan trọng của DNV&N trong công cuộc phát triển kinh tế đất
nước nói chung và đóng góp của DNV&N cho sựphát triển kinh tế- xã hội của tỉnh
Bạc Liêu nói riêng. Xuất phát từnhững khó khăn, vướng mắc của các DNV&N, đặc
biệt là khảnăng tiếp cận các nguồn tài chính hiện có mà trong đó nguồn vốn tài trợtừ
các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là một kênh hết sức quan trọng,
tôi mạnh dạn chọn đềtài: “Mởrộng và nâng cao hiệu quảtín dụng tài trợdoanh
nghiệp vừa và nhỏtại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” để
nghiên cứu làm luận văn Thạc sỹkinh tế.
6
2- Mục đích nghiên cứu:
Phản ánh thực trạng tín dụng tài trợcác DNV&N, phân tích những khó khăn,
vướng mắc trong việc cấp tín dụng cho các DNV&N của các NHTM trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu, từ đó mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm mởrộng và nâng cao hiệu quảtín
dụng tài trợDNV&N, đồng thời giúp các DNV&N cải thiện tình hình tài chính, đáp
ứng được yêu cầu của các NHTM đểcó thểtiếp cận nguồn vốn tín dụng của các
NHTM dễdàng hơn.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đềliên quan đến tín dụng ngân hàng, DNV&N
vềmặt lý luận cũng nhưthực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động tín dụng tài trợcác DNV&N tại các NHTM
trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
4- Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của luận văn được nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện chứng
kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn dịch.
5- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Nêu lên mối quan hệtất yếu giữa tín dụng ngân hàng với sựphát triển các
DNV&N.
Tìm hiểu, rút kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng tài trợcác DNV&N của các
NHTM ởcác nơi khác, nghiên cứu vận dụng vào hoàn cảnh cụthể ởtỉnh Bạc Liêu. Từ
đó đưa ra những giải pháp mởrộng và nâng cao hiệu quảtín dụng tài trợDNV&N của
các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới.
76 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng và nâng cao hiệu tín dụng tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
LỜI MỞI ĐẦU
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNV&N ...........................................................................1
1.1 Tín dụng và tín dụng ngân hàng........................................................................1
1.1.1 Khái niệm tín dụng...........................................................................................1
1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng.................................................................1
1.1.2.1 Bản chất của tín dụng .................................................................................1
1.1.2.2 Chức năng của tín dụng ..............................................................................1
1.1.3 Vai trò của tín dụng..........................................................................................2
1.1.4 Tín dụng ngân hàng..........................................................................................2
1.1.4.1 Khái niệm ....................................................................................................2
1.1.4.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng ..............................................................4
1.1.4.3 Phân loại tín dụng ngân hàng.....................................................................4
1.1.4.4 Hiệu quả của tín dụng ngân hàng ...............................................................5
1.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ ...................................................................................6
1.2.1 Khái niệm về DNV&N.....................................................................................6
1.2.2 Đặc điểm của DNV&N ....................................................................................7
1.2.3 Vai trò của DNV&N đối với nền kinh tế .........................................................7
1.2.3.1 Góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm, tạo ra thu nhập đảm bảo đời
sống cho người lao động. ............................................................................................8
1.2.3.2 Có khả năng tận dụng các nguồn lực xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
góp phần nâng cao khối lượng và chất lượng hàng hoá dịch vụ................................8
2
1.2.3.3 Góp phần to lớn trong việc phát triển những nhà kinh doanh, những nhà
quản trị và đội ngũ công nhân lành nghề. ..................................................................9
1.2.3.4 Góp phần duy trì sự tự do cạnh tranh, ngăn chặn độc quyền.....................9
1.2.3.5 Làm cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn..............................................9
1.2.3.6 Góp phần quan trọng vào quá trình tích luỹ kinh tế, tập trung sản xuất và là
cơ sở kinh tế ban đầu để phát triển thành doanh nghiệp lớn......................................9
1.2.3.7 Góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu. .................................................10
1.3 Sự cần thiết mở rộng và nâng cao hiệu quả của tín dụng ngân hàng ..........10
1.3.1 Vai trò của TDNH đối với sự phát triển của DNV&N ..................................10
1.3.2 Tính tất yếu của việc phát triển hoạt động TDNH đối với DNV&N.............12
1.3.3 Đặc điểm của hoạt động TDNH đối với DNV&N.........................................12
1.4 Một số bài học kinh nghiệm .............................................................................13
1.4.1 Kinh nghiệm của các nước về TDNH đối với DNV&N................................13
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về TDNH đối với DNV&N..................14
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ DNV&N TẠI CÁC NHTM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU ......................................................................16
2.1 Thực trạng DNV&N trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ...........................................16
2.1.1 Giới thiệu về các DNV&N trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu .................................16
2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn ..........................................................................................18
2.1.3. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh. .................................................................20
2.2 Tình hình hoạt động tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu...22
2.2.1 Hoạt động huy động vốn tại các NHTM ở tỉnh Bạc Liêu..............................22
2.2.2 Hoạt động tín dụng tài trợ DNV&N tại các NHTM ở tỉnh Bạc Liêu. ...........28
2.2.2.1 Qui mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNV&N..........................28
3
2.2.2.2 Tình hình nợ quá hạn đối với cho vay DNV&N........................................34
2.2.3 Đánh giá chung về các DNV&N có quan hệ tín dụng với các NHTM trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu. .....................................................................................................37
2.3 Đánh giá những kết đạt được và những khó khăn trong việc tài trợ DNV&N
của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu...........................................................39
2.3.1 Đánh giá những kết quả đạt được .................................................................39
2.3.2 Đánh giá những khó khăn, tồn tại ..................................................................40
2.3.2.1 Những khó khăn, tồn tại về phía các doanh nghiệp..................................40
2.3.2.2 Những khó khăn, tồn tại từ phía các NHTM .............................................42
2.3.2.3 Những khó khăn, tồn tại từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước .............45
CHƯƠNG III.
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TÀI TRỢ
DNV&N TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU .......................46
3.1 Phương hướng phát triển kinh tế tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010 ..................46
3.2 Các giải pháp giúp các DNV&N tiếp cận nguồn vốn tín dụng hiệu quả ....48
3.2.1 Nâng cao khả năng lập phương án sản xuất kinh doanh................................48
3.2.2 Nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng............................49
3.3 Các giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của các NHTM ......50
3.3.1 Các giải pháp nhằm mở rộng tín dụng tài trợ DNV&N ................................50
3.2.1.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn .............................................................50
3.2.1.2 Đẩy mạnh công tác tiếp thị và thực hiện tốt chính sách khách hàng .......52
3.2.1.3 Đơn giản hoá thủ tục cho vay, nâng cao chất lượng phục vụ đối với
DNV&N .....................................................................................................................53
.......................................................................................................................................
3.2.1.4 Đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và áp dụng các hình thức cho vay
4
phù hợp......................................................................................................................54
3.2.1.5 Phát triển tín dụng thuê mua.....................................................................55
3.2.1.6 Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng ...............56
3.2.1.7 Tiêu chuẩn hoá và nâng cao năng lực nghiệp vụ đội ngũ nhân viên
tín dụng .....................................................................................................................56
3.2.1.8 Mở rộng các hình thức đảm bảo tín dụng.................................................57
3.2.1.9 Nghiên cứu triển khai áp dụng nghiệp vụ bao thanh toán........................58
3.3.2 Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ..................................................58
3.2.2.1 Tăng cường khả năng thu thập và xử lý thông tin DNV&N .....................58
3.2.2.2 Thẩm định năng lực điều hành của chủ doanh nghiệp .............................59
3.2.2.3 Tăng cường công tác phân tích tín dụng và thẩm định tín dụng ..............60
3.2.2.4 Kiểm tra và giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay ........................66
3.2.2.5 Áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay, tăng cường xử lý và thu hồi
nợ quá hạn.................................................................................................................66
3.4 Một số giải pháp hỗ trợ khác ...........................................................................67
3.4.1 Hỗ trợ công tác huy động vốn của các cơ quan Nhà nước ............................67
3.4.2 Xúc tiến thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng DNV&N......................................67
3.4.3 Tăng cường công tác xử lý tài sản giao dịch bảo đảm của các cơ quan chức năng
có liên quan. ................................................................................... 68
5
LỜI MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong
những nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt nam khởi xướng
và lãnh đạo. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền
kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
xã hội chủ nghĩa. Từ đó tạo điều kiện cho hàng loạt các doanh nghiệp ra đời và phát
triển.
Do ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường nước ta còn ở giai đoạn sơ khai
nên các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn và hạn chế về nhiều mặt như khả năng tài
chính hạn hẹp; máy móc, thiết bị lạc hậu; trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, kỹ
thuật còn yếu kém và hầu hết là các doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ.
Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm
khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồn tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ còn gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn.
Xác định tầm quan trọng của DNV&N trong công cuộc phát triển kinh tế đất
nước nói chung và đóng góp của DNV&N cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Bạc Liêu nói riêng. Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc của các DNV&N, đặc
biệt là khả năng tiếp cận các nguồn tài chính hiện có mà trong đó nguồn vốn tài trợ từ
các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là một kênh hết sức quan trọng,
tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” để
nghiên cứu làm luận văn Thạc sỹ kinh tế.
6
2- Mục đích nghiên cứu:
Phản ánh thực trạng tín dụng tài trợ các DNV&N, phân tích những khó khăn,
vướng mắc trong việc cấp tín dụng cho các DNV&N của các NHTM trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu, từ đó mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả tín
dụng tài trợ DNV&N, đồng thời giúp các DNV&N cải thiện tình hình tài chính, đáp
ứng được yêu cầu của các NHTM để có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các
NHTM dễ dàng hơn.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến tín dụng ngân hàng, DNV&N
về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động tín dụng tài trợ các DNV&N tại các NHTM
trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
4- Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của luận văn được nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện chứng
kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn dịch.
5- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Nêu lên mối quan hệ tất yếu giữa tín dụng ngân hàng với sự phát triển các
DNV&N.
Tìm hiểu, rút kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng tài trợ các DNV&N của các
NHTM ở các nơi khác, nghiên cứu vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể ở tỉnh Bạc Liêu. Từ
đó đưa ra những giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ DNV&N của
các NHTM trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới.
7
CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
VÀ HOẠT ĐỘNGTÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
DNV&N
1.1 Tín dụng và TDNH
1.1.1 Khái niệm tín dụng
Từ “tín dụng” xuất phát từ gốc La tinh có nghĩa là lòng tin, sự tín nhiệm. Người
chủ sở hữu khi cho vay luôn luôn tin tưởng rằng người đi vay sẽ hoàn trả đầy đủ khi
đến hạn.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế khách quan tồn tại qua nhiều hình thái KTXH
khác nhau và phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ đại công nghiệp của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa.
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có
hoàn trả trong một thời gian nhất định. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là sự vận động,
điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng
1.1.2.1 Bản chất của tín dụng
Tín dụng là một quan hệ vay mượn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả
gốc và lãi. Quan hệ tín dụng tồn tại và vận động ở bất kỳ phương thức sản xuất nào, đối
tượng vay mượn là hàng hoá hay tiền tệ thì tín dụng cũng mang 3 đặc điểm cơ bản:
- Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng.
- Có thời hạn tín dụng xác định do người vay và người đi vay thoả thuận.
- Người chủ sở hữu tín dụng nhận được khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức.
1.1.2.2 Chức năng của tín dụng
Trong nền kinh tế hàng hoá, tín dụng thực hiện hai chức năng cơ bản sau:
8
- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả.
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt thống nhất của hoạt động tín
dụng. Thông qua chức năng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốn
tạm thời dư thừa từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời cho những
doanh nghiệp, Nhà nước hay cá nhân đang thiếu vốn.
- Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế
Thông qua quá trình tập trung và phân phối lại vốn, tín dụng góp phần phản ánh
được mức độ phát triển kinh tế về các mặt như: nhu cầu vốn trong từng thời kỳ, khối
lượng tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội.
Đặc biệt trong hoạt động cho vay, ngân hàng luôn thực hiện quá trình kiểm tra
tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn của đơn vị để góp phần đảm bảo an toàn vốn
cho ngân hàng.
Thông qua việc tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt, kiểm tra tình hình tài
chính, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, ngân hàng tăng cường khả năng kiểm
soát quá trình hình thành và sử dụng vốn của các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế.
1.1.3 Vai trò của tín dụng
Trên cơ sở phát huy các chức năng vốn có của nó, tín dụng thể hiện vai trò tích
cực trong nền kinh tế như sau:
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và hạn chế lạm phát.
- Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội.
1.1.4 Tín dụng ngân hàng
1.1.4.1 Khái niệm
9
Trong nền kinh tế thị trường, căn cứ vào chủ thể tham gia thì tín dụng tồn tại dưới
4 hình thức chủ yếu là:
- Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh
được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá với các công cụ đặc trưng là
thương phiếu. Đối tượng của tín dụng thương mại không phải là tiền tệ mà là hàng hoá.
Đây là hình thức tín dụng phát triển rộng rãi, sự vận động của nó gắn liền với sự phát
triển của nền sản xuất và trao đổi hàng hoá.
- TDNH: là quan hệ tín dụng mà trong đó bên cho vay là các TCTD và bên đi vay
là các chủ thể trong nền kinh tế xã hội.
Công cụ của TDNH trong lĩnh vực huy động vốn là kỳ phiếu, sổ tiết kiệm…,
trong lĩnh vực tín dụng là hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ …
Tác dụng của TDNH có những ưu thế so với tín dụng thương mại:
+ Tín dụng thương mại chỉ bó hẹp giữa nhà sản xuất kinh doanh có mối liên hệ
với nhau về cung ứng hàng hoá dịch vụ. Trong khi đó, TDNH có thể mở rộng cho mọi
đối tượng trong mọi xã hội.
+ Tín dụng thương mại thường bị giới hạn về số lượng và qui mô hoạt động thì
trái lại TDNH không bị giới hạn về qui mô, nghĩa là TDNH có thể cung ứng một số
lượng vốn rất lớn cho nền kinh tế.
+ Hoạt động của TDNH còn có tác động và ảnh hưởng lớn đối với tình hình lưu
thông tiền tệ của quốc gia. Nhờ hoạt động TDNH mà vốn tiền tệ của xã hội được huy
động và sử dụng tối đa cho nhu cầu phát triển kinh tế, đẩy mạnh chu chuyển vốn, tập
trung qua hệ thống ngân hàng.
- Tín dụng Nhà nước: là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các tổ chức và cá
nhân trong xã hội, được thực hiện dưới hình thức Nhà nước phát hành công trái để huy
động vốn cho ngân sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
10
- Tín dụng quốc tế: là quan hệ tín dụng giữa các chính phủ hoặc giữa các tổ chức
tiền tệ của các nước được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm hỗ trợ vốn
cho phát triển kinh tế - xã hội của một nước.
1.1.4.2 Đặc điểm của TDNH
Tín dụng ngân hàng có 4 đặc điểm:
- TDNH được thực hiện cho vay và thu nợ chủ yếu dưới hình thức tiền tệ, nguồn
vốn mà các ngân hàng sử dụng cho vay hình thành từ những khoản tiền tệ tạm thời
nhàn rỗi trong xã hội.
- Trong quan hệ TDNH, người cho vay là các ngân hàng, người đi vay là các tổ
chức và cá nhân.
- TDNH là hình thức tín dụng gián tiếp.
- TDNH vừa mang tính chất sản xuất kinh doanh gắn với hoạt động của các
doanh nghiệp, vừa là tín dụng tiêu dùng, vì vậy quá trình phát triển của TDNH không
hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
1.1.4.3 Phân loại TDNH
Có nhiều cách tiếp cận để phân loại hoạt động TDNH.
- Căn cứ vào loại hình nghiệp vụ: cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ
có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán.
- Căn cứ vào thời hạn tín dụng: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn.
- Căn cứ vào tài sản đảm bảo: tín dụng có đảm bảo bằng tài sản, tín dụng không
có đảm bảo bằng tài sản.
- Căn cứ phương thức cho vay – thu nợ có: cho vay từng lần, cho vay theo hạn
mức tín dụng.
11
- Căn cứ mục đích sử dụng tiền vay gồm có tín dụng sản xuất kinh doanh, tín
dụng tiêu dùng …
1.1.4.4 Hiệu quả của TDNH
- Hiệu quả tài chính: hiệu quả tài chính của TDNH được đánh giá qua một số chỉ
tiêu chủ yếu sau:
+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ: là chỉ số đánh giá mức độ tăng trưởng dư nợ của các
NHTM, đồng thời phản ảnh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Chỉ số này
được tính như sau:
+ Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động: là chỉ số xác định hiệu quả đầu tư của một
đồng vốn huy động. Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào
dư nợ, đồng thời thể hiện khả năng huy động vốn của các NHTM. Chỉ số này được tính
như sau:
+ Tỷ lệ nợ quá hạn: là chỉ số đo lường chất lượng tín dụng của các ngân hàng
thương mại. Nếu chỉ số này thấp thể hiện chất lượng tín dụng cao, rủi ro tín dụng thấp
và ngược lại. Chỉ số này được tính như sau:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%
Tổng dư nợ
Tổng dư nợ
Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động = x 100%
Vốn huy động
Tổng dư nợ năm (i+1)
Tốc độ tăng trưởng dư nợ = x 100%
Tổng dư nợ năm i
- Hiệu quả kinh tế - xã hội
+ Giá trị sản phẩm hàng hoá gia tăng: bao gồm giá trị gia tăng trực tiếp và giá trị
gia tăng gián tiếp.
12
Giá trị gia tăng trực tiếp do các dự án có vốn tín dụng tăng thêm.
Giá trị gia tăng gián tiếp thu được từ những hoạt động kinh tế khác do phản ứng
dây chuyền từ những dự án có vốn tín dụng sinh ra.
+ Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
+ Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, thúc đẩy kinh tế phát triển …
+ Góp phần phát triển địa phương: tăng thu nhập bình quân đầu người …
1.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1 Khái niệm về DNV&N
Cho đến nay các quốc gia trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm chung về loại
hình DNV&N mà tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia, từng đặc điểm của nền
kinh tế mà đưa ra những qui định về DNV&N. Thông thường các quốc gia căn cứ vào
qui mô về vốn của doanh nghiệp, số lao động thường xuyên tại doanh nghiệp, tổng
doanh thu, tổng tài sản… của doanh nghiệp. Ví dụ ở philipines việc phân loại doanh
nghiệp dựa vào qui mô về vốn hoặc theo số nhân công của doanh nghiệp; ở Đài loan
việc phân loại doanh nghiệp dựa vào 4 tiêu thức