Kinh tế chính trị là một môn khoa học xã hội. Tên gọi kinh tế chính trị xuất
hiện do kết hợp các từ có nguồn gốc Hy Lạp với n ghĩa là "Thiết chế xã hội". Danh
từ khoa học "kinh tế chính trị" được đưa ra vào năm 1615. Từ khi ra đời đến nay
môn khoa học kinh tế chính trị đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Qua từng
giai đoạn các nhà kinh tế học nổi tiếng trên khắp thế giới đã đề cập đến rất nhiều
vấn đề thuộc phạm trù kinh tế. Đi sâu tìm hiểu, phân tích, giải thích để nhằm tìm
ra đư ợc lời giải thích đúng đắn nhất về các vấn đề thuộc phạm trù kinh tế. Trong
quá trình phát triển đã có những nhận thức khác nhau về đối tượng nghiên cứu
chủ nghĩa trọng thương cho rằng, đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực lưu thông mà
chủ yếu là ngoại thương. Chủ nghĩa trọng riêng thì cho rằng đối tượng là lĩnh vực
s ản xuất nhưng lại chỉ giới hạn ở sản xuất nông nghiệp. Còn chủ nghĩa Mác thì
quan niệm: kinh tế chính trị thực chất là môn khoa học có tính lịch sử. Nó nghiên
cứu tư liệu có tính chất lịch sử, nghĩa là một tư liệu luôn luôn thay đổi, nó nghiên
cứu những quy luật đặc thù của từng giai đoạn phát triển của sản xuất và trao đổi.
C. Mác đã xác định đối tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất từ bản chủ
nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi. V.I.Lênin cũng xác định: kinh tế
chính trị tuyệt nhiên không nghiên cứu "sự sản xuất " mà nghiên cứu nh ư quan hệ
xã hội giữa người với người trong sản xuất, nghiên c ứu chế độ xã hội của sản
xuất. Trong tất cả các vấn đề thuộc phạm trù kinh tế chính trị đã được các nhà
kinh tế học đưa ra có một vấn đề rất quan trọng mà các nhà kinh tế học đưa ra là
vấn đề hàng hoá, giá trị của hàng hoá, năng suất lao động cường độ lao động.
Vậy, mối quan hệ giữa lượng giá trị của hàng hoá với n ăng suất lao động và
cường độ lao động như thế nào? ý nghĩa của mối quan hệ này ra sao? Việc nghiên
cứu này đã vận dụng vào thực tiễn đến đâu và như thế nào?
11 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7747 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Mối quan hệ giữa lượng giá trị của hàng hoá với năng suất lao động và cường độ lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Mối quan hệ giữa lượng giá trị
của hàng hoá với năng suất lao
động và cường độ lao động
Mở đầu
Kinh tế chính trị là một môn khoa học xã hội. Tên gọi kinh tế chính trị xuất
hiện do kết hợp các từ có nguồn gốc Hy Lạp với nghĩa là "Thiết chế xã hội". Danh
từ khoa học "kinh tế chính trị" được đưa ra vào năm 1615. Từ khi ra đời đến nay
môn khoa học kinh tế chính trị đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Qua từng
giai đoạn các nhà kinh tế học nổi tiếng trên khắp thế giới đã đề cập đến rất nhiều
vấn đề thuộc phạm trù kinh tế. Đi sâu tìm hiểu, phân tích, giải thích để nhằm tìm
ra được lời giải thích đúng đắn nhất về các vấn đề thuộc phạm trù kinh tế. Trong
quá trình phát triển đã có những nhận thức khác nhau về đối tượng nghiên cứu
chủ nghĩa trọng thương cho rằng, đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực lưu thông mà
chủ yếu là ngoại thương. Chủ nghĩa trọng riêng thì cho rằng đối tượng là lĩnh vực
sản xuất nhưng lại chỉ giới hạn ở sản xuất nông nghiệp. Còn chủ nghĩa Mác thì
quan niệm: kinh tế chính trị thực chất là môn khoa học có tính lịch sử. Nó nghiên
cứu tư liệu có tính chất lịch sử, nghĩa là một tư liệu luôn luôn thay đổi, nó nghiên
cứu những quy luật đặc thù của từng giai đoạn phát triển của sản xuất và trao đổi.
C. Mác đã xác định đối tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất từ bản chủ
nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi. V.I.Lênin cũng xác định: kinh tế
chính trị tuyệt nhiên không nghiên cứu "sự sản xuất " mà nghiên cứu như quan hệ
xã hội giữa người với người trong sản xuất, nghiên cứu chế độ xã hội của sản
xuất. Trong tất cả các vấn đề thuộc phạm trù kinh tế chính trị đã được các nhà
kinh tế học đưa ra có một vấn đề rất quan trọng mà các nhà kinh tế học đưa ra là
vấn đề hàng hoá, giá trị của hàng hoá, năng suất lao động cường độ lao động.
Vậy, mối quan hệ giữa lượng giá trị của hàng hoá với năng suất lao động và
cường độ lao động như thế nào? ý nghĩa của mối quan hệ này ra sao? Việc nghiên
cứu này đã vận dụng vào thực tiễn đến đâu và như thế nào? Vậy, chúng ta sẽ cùng
xem xét, tìm hiểu để trả lời cho những câu hỏi trên một cách đúng đắn nhất theo
quan điểm của các nhà kinh tế học đã đưa ra.
Nội dung
Đầu tiên sẽ đề cập đến vấn đề hàng hoá. Vậy, hàng hoá là gì? Hàng hoá là
sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để
trao đổi với nhau. Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử
phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng "mông muội"
xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng
cao hiệu quả kinh tế xã hội. Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đủ 2 điều kiện:
Phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những
người sản xuất. Hàng hoá đều có hai thuộc tính, đó là: giá trị sử dụng và giá trị
hàng hoá. Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào
đó của con người. Ví dụ: nước để sinh hoạt, cơm để ăn, xe để đi, máy móc,
nguyên vật liệu để sản xuất... Vật phẩm nào cũng có một số công dụng nhất định.
Khoa học kỹ thuật càng phát triển người ta càng phát hiện thêm những công dụng
có giá trị sử dụng của sản phẩm. Giá trị sản xuất là phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử
dụng với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải giá trị sử dụng cho
bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã
hội thông qua trao đổi - mua bán. Giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi. Còn
giá trị hàng hoá, muốn hiểu được giá trị hàng hoá phải đi từ giá trị sử dụng này
trao đổi với giá trị sử dụng khác. Khi hai sản phẩm khác nhau có thể trao đổi được
với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở chung nào đó. Đó là chúng đều là sản
phẩm của lao động. Để sản xuất ra hàng hoá thì người sản xuất phải hao phí sức
lao động. Vậy giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh
trong hàng hoá. Vậy thì lao động hàng hoá là gì? lao động hàng hoá có tính hai
mặt, chính C. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt này đó là: lao động
cụ thể và lao động trừu tượng. Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình
thức cụ thể có những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có
mục đích riêng, đối tượng riêng, phương pháp riêng, phương tiện và kết quả riêng.
Mỗi loại lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định lao động cụ thể
càng nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống
phân công lao động xã hội. Còn lao động trừu tượng là lao động có người sản xuất
hàng hoá, nếu coi là sự hao phí sức lực nói chung của con người, không kể đến
hình thức cụ thể của nó như thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng. Lao động trừu
tượng chính là lao động hao phí đồng chất của con người.
Giữa lượng giá trị của hàng hoá và năng suất lao động, cường độ lao động
có một mối quan hệ mật thiết ràng buộc lẫn nhau. Lượng giá trị là do lượng lao
động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định. Đo lượng lao động bằng
thước đo thời gian như: một giờ lao động, một ngày lao động, một tháng lao động
.... Do đó lượng giá trị của hàng hoá cũng do thời gian quyết định. Trong thực tế,
một loại hàng hoá đưa ra thị trường là do rất nhiều người sản xuất ra, nhưng mỗi
người sản xuất do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề là không giống nhau, nên
thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hoá khác nhau. Thời gian lao động
cá biệt quyết định lượng giá trị cá biệt hàng hoá của từng người sản xuất. Nhưng
lương giá trị xã hội của hàng hoá không phải được tính bằng lượng thời gian lao
động cá biệt mà bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã
hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện
bình thường của xã hội, tức là với trình độ kỹ thuật trung bình và cường độ lao
động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. Thông thường thời gian lao
động xã hội cần thiết trùng hợp với thời gian lao động cá biệt của những người
cung cấp đại bộ phận loại hàng hoá nào đó trên thị trường.
Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng loại hàng hoá khác
nhau là khác nhau. Ví dụ: Thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất một cái
thước kẻ ít hơn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một cái áo... Do
thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hoá
cũng là một đại lượng luôn thay đổi, không cố định. Sự thay đổi phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố, nhưng trong đó hai yếu tố năng suất lao động và mức độ phức tạp
hay giản đơn của lao động là hai nhân tố ảnh hưởng quyết định nhất đến sự thay
đổi của lượng giá trị hàng hoá.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động nó được tính
bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời
gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Đo lượng lao động bằng thước
đo thời gian như: một giờ lao động, một ngày lao động, một tuần lao động, một
tháng lao động .... Thời gian cần thiết để sản xuất ra một loại sản phẩm phụ thuộc
rất nhiều vào sản phẩm đó. Thông thường loại hàng hoá càng có nhiều giá trị sử
dụng càng cần nhiều lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra đó. Năng suất lao
động xã hội càng tăng, thời gian sản xuất ra hàng hoá đó cần thiết càng giảm,
lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít và ngược lại, năng suất lao động xã
hội càng giảm, thì thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó càng tăng và
lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Bởi vì ta đã biết, chất của giá
trị là lao động. Sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất chứa đựng
trong đó thì nó không có giá trị sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra
chúng càng nhiều thì giá trị càng cao. Khi con người trao đổi hàng hoá cho nhau
những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hoá với nhau.
Thực chất của việc trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình
chứa đựng trong các hàng hoá. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ giữa những
người sản xuất hàng hoá. Giá trị là một thuộc tính xã hội của hàng hoá.
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết
tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Trong thực tế, đối với người sản xuất
hàng hoá họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử
dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị
mà thôi. Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để
thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải
trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Lượng giá trị hàng hoá luôn luôn tỷ lệ nghịch
với năng xuất lao động. Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hoá
xuống, thì phải tăng năng xuất lao động. Nhưng, năng xuất lao động lại phụ thuộc
vào rất nhiều nhân tố: Trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của
khoa học kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sự kết hợp xã hội của sản
xuất, hiệu quả cuả tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên. Mỗi lao động cụ thể là
tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Mỗi người lao động lại có năng xuất
khác nhau. Có thể có lao động với năng xuất lao động rất cao, xong cũng có
những lao động với năng xuất lao động rất thấp. Vì vậy, lao động cụ thể càng
nhiều thì càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau và năng xuất lao động
cũng khác nhau. Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất cái gì và sản xuất như thế
nào là việc riêng của mỗi người. Họ là người sản xuất độc lập,lao động của họ vì
vậy có tính chất tư nhân. Điều này cũng là một nhân tố tác động đến năng xuất
của mỗi người trong hoạt động sản xuất. Mỗi người sinh ra là một hình dáng, tính
cách.... và sự sáng tạo của bộ óc rất khác nhau. Có người từ khi mới sinh ra đã có
bản chất của một bộ óc thông minh, nhưng cũng có người lại rất kém thông minh.
Với sự sẵn có đó của mỗi người cộng với sự ham học hỏi tiếp thu các tiến bộ khoa
học, trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật... cũng tạo ra được những năng suất lao
động khác nhau trong xã hội.
Năng suất lao động và cường độ lao động tác động khác nhau đối với lượng
giá trị hàng hoá. Cường độ lao động là mức độ khẩn trương căng thẳng của lao
động. Khi cường độ lao động tăng thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn
vị thời gian tăng và lượng sản phẩm được tạo ra tăng tương ứng còn lượng giá trị
của một đơn vị sản phẩm không đổi. Tăng cường độ lao động cũng giống như tăng
thời gian lao động. Ngươc lại, khi cường độ lao động giảm thì lượng lao động hao
phí trong cùng một đơn vị thời gian giảm và lượng sản phẩm được tao ra giảm
tương ứng còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm cũng không đổi. Giảm thời
gian lao động cũng giống giảm cường độ lao động. Trong xã hội nào cũng vậy,
cũng có những người lao động với cường độ lao động rất nhanh và cũng có những
người lao động lao động với cường độ lao động rất chậm. Xong cũng có những
hàng hoá cần phải lao động với cường độ khá chậm và tỉ mỉ thì mới đảm bảo được
lượng giá trị của hàng hoá đó. Ví dụ như: cường độ sản xuất của những máy móc
hiện đại, máy bay, các thiết bị điện tử. Cũng có những hàng hoá mà với cường độ
lao động rất nhanh nhưng vẫn bảo đảm được lượng giá trị cần thiết của hàng hoá.
Như vậy, với mỗi loại hàng hoá khác nhau thì cái cường độ lao động để cho ra đời
sản phẩm đó cũng khác nhau. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới cường độ lao
động của mỗi lao động: trình độ khéo bó của người lao động, sự phát triển của
khoa học kỹ thuật và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật, sự kết hợp xã hội của
người sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất, cái điều kiện tự nhiên. Ví dụ như
cường độ lao động để xây dựng một ngôi nhà vào những ngày không mưa rõ ràng
sẽ nhanh hơn cường độ xây dựng ngôi nhà vào những ngày mưa gió. Tuỳ thuộc
những lao động khác nhau mà cường độ lao động sẽ khác nhau.
Lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng lượng thời gian lao động xã hội
cần thiết, lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động
mà sự hao phí lao động một cách đơn giản mà bất kỳ một người bình thường nào
có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được, như: lao động để sản xuất ra
sản phẩm là đũa. Còn lao động phức tạo là lao động đòi hỏi phải được đào tạo,
huấn luyện, chẳng hạn, các kỹ sư xây dựng, công nhân kỹ thuật... Trong cùng một
đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị
hơn sơ với lao động giản đơn. Bởi vì, lao động phức tạp phải qua thời gian đào
tạo, huấn luyện. Thời gian đào tạo, huấn luyện càng dài thì trình độ lao động càng
được nâng cao và ngược lại. Bởi vậy, rõ ràng để xã hội ngày càng phát triển thì
càng cần nhiều hơn số lượng lao động phức tạp. Xã hội ngày hiện đại thì các
trường, trung tâm đào tạo, huấn luyện lao động phức tạp cần phải càng tốt hơn để
đào tạo ra những lao động phức tạp có tay nghề và trình độ cao hơn. Lao động
phức tạp là lao động giản đơn được nhân gấp bội lên. Để cho hàng hoá do lao
động giản đơn tạo ra có thể quan hệ bình đẳng với các hàng hoá do lao động phức
tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao
động giản đơn trung bình. Như vậy, lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng thời
gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình.
Để sản xuất ra hàng hoá cần phải chi phí lao động bao gồm lao động quá
khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc, công cụ, nguyên vật
liệu và lao động sống. Vì vậy, lượng giá trị của hàng hoá được cấu thành bởi cả
giá trị của những tư liệu sản xuất đã sử dụng để sản xuất hàng hoá, tức là giá trị
của (ký hiệu là c ) và hao phí lao động sống của người sản xuất trong quá trình tạo
ra hàng hoá, tức là giá trị mới (ký hiệu là v + m). Như vậy, giá trị hàng hoá = giá
trị cũ hiện tại + giá trị mới. Ký hiệu là W. Theo các ký hiệu trên, ta có: W = c + v
+ m.ư
Như vậy, để tìm hiểu được đầy đủ lượng giá trị của hàng hoá thì phải bao
gồm cả giá trị của tư liệu sản xuất ra hàng hoá đó và lao động sống để sử dụng tư
liệu sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị lượng hàng hoá càng cao nếu cái lượng giá trị
của tư liệu sản xuất ra hàng hoá đó càng cao và cộng với trình độ kỹ thuật được
đào tạo, huấn luyện cửa lao động càng cao và hiện đại.
Bao giờ cũng vậy, khi nghiên cứu tìm hiểu một phạm trù vật chất nào đó,
các quy luật dù là các quy luật tự nhiên hay quy luật xã hội. Khi tìm hiểu được
một cách đúng đắn về các quy luật đó thì mỗi sự tìm hiểu đó đều mang lại một ý
nghĩa thực tiễn nhất định. Với trong phạm trù hàng hoá này cũng vậy. Với việc
tìm hiểu, nghiên cứu được một cách đúng đắn về mối quan hệ giữa lượng giá trị
của hàng hoá và năng suất lao động và cường độ lao động đã có một ý nghĩa quan
trọng không chỉ với mỗi người lao động mà cả với mọi nền sản xuất của mọi thời
đại. Việc nghiên cứu này giúp cho lao động có thể thấy được rằng việc quyết định
đến lượng giá trị hàng hoá là do tác động của năng suất lao động rất nhiều. Mà
năng suất lao động thì lại phục thuộc vào rất nhiều các nhân tố, trong đó các nhân
tố khoa học kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là rất quan trọng. Qua đây,
người lao động thấy được rằng xã hội ngày càng phát triển thì mình cần phải học
hỏi để nâng cao trình độ của mình. Muốn theo kịp thời đại thì việc học tập các
trình độ khoa học tiên tiến là hết sức quan trọng. Do vậy, năng suất lao động sẽ
ngày càng tăng và điều đó cũng là một động lực để thúc đẩy xã hội phát triển. Vấn
đề nghiên cứu này không chỉ chho người lao động nhận thức được rằng cuộc sống
muốn ngày càng tốt hơn thì phải luôn học hỏi nâng cao trình độ. Mà qua đây, các
nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp còn thấy được rằng mình muốn quản lý tốt,
muốn đầu tư phát triển một cách có hiệu quả thì việc thu hút các nhân tài, những
người có trình độ tay nghề cao là không thể thiếu. Họ luôn là người năng động
trong vấn đề này, họ có thể dùng mọi cách tốt nhất để lôi kéo, để có được những
người có trình độ khoa học kỹ thuật và tay nghề cao. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến sản phẩm, giá trị của những hàng hoá mà họ sản xuất ra. Chất lượng, giá
trị sản phẩm là một điều kiện quan trọng để sản phẩm của các nhà sản xuất cạnh
tranh trên thị trường. Điều này cũng là một yếu tố tác động đến kết quả đầu tư
của các nhà đầu tư. Mỗi quốc gia mỗi dân tộc khi hiểu được đúng đắn về các mối
quan hệ này là rất quan trọng. Chính phủ của mỗi nước luôn muốn cho đất nước
mình ngày càng phát triển. Vì vậy, chính phủ đã có chiến lược phát triển, bồi
dưỡng và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho các nhân lực trong nước.
Không những chỉ khuyến khích để thu hút các nhân tài trong nước phục vụ cho
đất nước mà còn thu hút các nhân tài, nhà đầu tư nước ngoài. Hạn chế tối đa việc
chảy máu chất xám. Từ khi đổi mới chính phủ Việt Nam đã thu được những kết
quả đáng kể trong các lĩnh vực giáo dục, kinh tế .... Nước ta là một quốc gia còn
nghèo, kém phát triển, xong do sự nhìn nhận đúng đắn nên nền giáo dục và các
lao động có trình độ khoa học kỹ thuật càng không thua kém gì lắm đối với nhiều
nước phát triển. Để cho trình độ hiểu biết của mọi người dân đều tiến bộ, Đảng đã
có rất nhiều chính sách đầu tư cho giáo dục, chi ngân sách đầu tư rất lớn về giáo
dục cho những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, các vùng dân tộc
ít người mà sự tiếp thu trình độ khoa học hiện đại còn kém. Điều đó đã giúp cho
trình độ của người dân ngày càng tăng điều đó sẽ dễ dàng hơn cho những người
lao động khi tiếp thu trình độ khoa học sau này. Trong nền kinh tế mở cửa nước ta
hiện nay, mọi người được tự do kinh doanh, tự do sản xuất vì vậy, đã tạo ra được
rất nhiều giá trị hàng hoá khác nhau giúp cho người lao động có thể tự thấy được
việc nâng cao tay nghề trình độ khoa học kỹ thuật của mình là quan tọng và người
lao động có thể tự học tập nâng cao sự hiểu biết của mình về lĩnh vực sản xuất sản
phẩm nào mà mình đã lựa chọn. Các nhà kinh tế học trước và sau này là C. Mác,
Ăngghen, V.I. Lênin đã để lại cho nhân loại những lý thuyết học, những công
trình nghiên cứu vĩ đại, giúp cho nhân loại từ đó mà thấy được và có sự nhìn nhận
đúng đắn về tự nhiên và xã hội. Để xã hội ngày càng tiến bộ hơn về mọi lĩnh vực
thì việc áp dụng vào thực tiễn những công trình nghiên cứu đúng đắn đã có là
không thể thiếu được.
Lời kết
Qua việc nghiên cứu “Phạm trù hàng hoá, mối quan hệ giữa lượng giá
trị của hàng hoá ,năng suất lao động và cường độ lao động” nó đã mang lại
cho mỗi người, cho xã hội, cho chính phủ, cho thế giới những ý nghĩa quan
trọng. Để xã hội ngày càng phát triển thì việc phát triển kinh tế là một nhân tố
quan trọng. Mà muốn kinh tế phát triển thì hiểu được đúng đắn các quy luật kinh
tế trong tự nhiên, trong xã hội là không thể thiếu được. Với sự áp dụng khá đúng
đắn các nghiên cứu vào thực tiễn Đảng và Nhà nước ta đã đưa nền kinh tế nước
nhà ngày càng vươn cao và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Khi nghiên cứu
phạm trù này, chúng ta đang là những người sinh viên thế hệ trẻ của đất nước có
sức khoẻ có kiến thức, chúng ta phải làm gì để nước nhà càng phát triển ? Đó là
một câu hỏi lớn, nhưng câu trả lời lại nằm trong mỗi tiềm thức của thế hệ trẻ
chúng ta. Có một danh nhân nào đó đã từng có lơòi khuyên " trẻ không học thì
già phải hối hận", đó là một sự đúc kết rất đúng đắn qua kinh nghiệm sống.
Vâng, thế hệ trẻ của chúng ta ngay bây giờ hãy có gắng thật nhiều, đang ngồi
trên ghề nhà trường điều quan trọng lúc này là học tập và học tập. Luôn tìm hiểu
khám phá không chỉ những kiến thức trong nhà trường mà những kinh nghiệm
va chạm cuộc sống xã hội cũng rất quan trọng. Đặc biệt chúng em là những sinh
viên của khoa Quản trị kinh doanh học bộ môn kinh tế chính trị, hiểu được các
quy luật kinh tế là một điều quan trọng cho công việc sau này. Tất cả chúng ta,
ai cũng muốn sống tron