I. Lý do chọn đề tài và lịch sử nghiên cứu vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý giáo dục là một khâu yếu của chúng ta hiện nay. Trong giải pháp đổi mới quản lý giáo dục của “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010” đã được ghi rõ: “Sử dụng các phương tiện thiết bị kỹ thuật thích hợp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục khai thác nguồn thông tin quốc tế về giáo dục hỗ trợ việc đánh giá tình hình và ra quyết định” (Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, trang 35).
Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIII về giáo dục - đào tạo: "Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo theo quan điểm “là quốc sách hàng đầu” để tiếp tục thực hiện toàn diện các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. đẩy mạnh giảng dạy các môn môn tin học và ngoại ngữ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và QLGD.”
Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Sở giáo dục - đào tạo Hải Phòng: "tiếp tục thực hiện chỉ thị 29/CT-BGD&ĐT (ngày 30/7/2001) về việc tăng cường giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2010 nhằm tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp trong giảng dạy và quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng việc giảng dạy và học tập tin học trong trường phổ thông Hải Phòng. Coi việc ứng dụng công nghệ tin học trong dạy học và QLGD là khâu đột phá của giáo dục-đào tạo Hải Phòng”.
Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo lần thứ XXIII về giáo dục - đào tạo: “.Thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, chú trọng các môn tin học, ngoại ngữ, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá các loại hình trường học, đáp ứng yêu cầu học tập của các đối tượng.”.
Ngày nay, CNTT đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và trong giáo dục. Về tầm quan trọng của CNTT, Hiến chương OKINAWA về xã hội thông tin toàn cầu đã chỉ rõ: “.CNTT và truyền thông là một trong các động lực chính tạo nên bộ mặt của thế kỷ 21. Nó tác động sâu sắc đến cách thức chúng ta sống, học tập và làm việc; và cách thức Nhà nước giao tiếp với dân chúng. CNTT sẽ phục vụ cho mục tiêu hỗ trợ lẫn nhau tạo nên sự phát triển kinh tế, mang lại thịnh vượng chung, nuôi dưỡng các mối liên kết xã hội, hiện thực hoá tiềm năng của chúng ta trong việc tăng cường dân chủ, tạo tính chất trong suốt cao hơn trong các hoạt động Nhà nước, hỗ trợ phát triển quyền con người, tăng cường tính đa dạng văn hoá và nuôi dưỡng hoà bình, ổn định thế giới.”
Thực hiện các chủ trương của Nhà nước và của Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Phòng, huyện Vĩnh Bảo trong những năm qua đã bước đầu ứng dụng CNTT trong QLGD và đã mang lại những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, cũng còn gặp nhiều khó khăn và bất cập, cần được nghiên cứu để tìm những biện pháp nhằm phát triển ứng dụng CNTT trong QLGD trong thời gian tới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong QLGD. Hệ thống thông tin quản lý (MIS) đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, từ năm 2002, hệ thống quản lý nhân sự trong giáo dục (thuộc dự án PMIS) và quản lý hồ sơ trường học (EMIS) mới được đưa vào ứng dụng trong QLGD và vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện dần. Trên thực tế, vấn đề ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm phát triển ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở huyện Vĩnh Bảo, Hải phòng.
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1. Khách thể
Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục.
2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng.
IV. Giả thuyết khoa học
Ngày nay, CNTT đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, nó đã đem lại hiệu quả kinh tế rất to lớn. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục ở Vĩnh Bảo đang mới ở bước khởi đầu. Nếu vận dụng cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục đồng thời căn cứ vào thực trạng về quản lý giáo dục ở Vĩnh Bảo thì sẽ có thể đề xuất được một số biện pháp cấp thiết và khả thi để phát triển ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Tìm hiểu và hệ thống hoá cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong QLGD;
2. Đánh giá thực trạng về ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo;
3. Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển việc ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
VI. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo trực tiếp quản lý các trường mầm non, tiểu học và THCS; Vì các trường mầm non là loại hình trường bán công, điều kiện về đội ngũ, CSVC còn gặp nhiều khó khăn, cho nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu việc phát triển ứng dụng CNTT trong phòng giáo dục và các trường tiểu học, THCS trong huyện.
VII. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu về lý luận liên quan đến việc ứng dụng CNTT trong QLGD.
2. Nhóm phương pháp thực tiễn
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, điều tra khảo sát, hội thảo để thu thập thông tin về đánh giá thực trạng và tính khả thi của các giải pháp.
121 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4106 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Sau hai năm (2004-2006) học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành chương trình khoá học Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại trường Đại học sư phạm Hà Nội và hoàn thành luận văn “Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ở phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo”.
Tôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu; Đặc biệt là sự giúp đỡ và chỉ bảo quý báu của Giáo sư Tiến sĩ khoa học Nguyễn Minh Đường, Viện chiến lược và chương trình giáo dục Việt Nam, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Với tình cảm chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Phòng, Huyện Uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo, Phòng thống kê, Phòng giáo dục, các cán bộ quản lý các trường Tiểu học, THCS trong huyện, cùng anh em đồng nghiệp trong cơ quan và gia đình đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành việc thu thập và xử lý thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu của mình.
Do khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, trong luận văn này không tránh khỏi thiếu sót, tôi kính mong tiếp tục nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Mục lục
Mở đầu
7
I. Lý do chọn đề tài và lịch sử nghiên cứu vấn đề
7
1. Lý do chọn đề tài
7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
8
II. Mục đích nghiên cứu
9
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
9
1. Khách thể
9
2. Đối tượng nghiên cứu
9
IV. Giả thuyết khoa học
9
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
9
VI. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
10
VII. Phương pháp nghiên cứu
10
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
10
2. Nhóm phương pháp thực tiễn
10
Phần nội dung
11
Chương I
Cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong qLGD
11
1.1. Một số khái niệm
11
1.1.1. Công nghệ thông tin
11
1.1.2. Mạng máy tính
11
1.1.3. Email
14
1.1.4. Chính phủ điện tử
15
1.1.5. Quản lý
16
1.1.6. Quản lý giáo dục
16
1.2. Đặc trưng của thời đại CNTT
16
1.2.1. Vai trò của CNTT với Giáo dục - Đào tạo
16
1.2.2. Xu thế phát triển của chính phủ điện tử
20
1.2.3. Lợi thế của quản lý bằng CNTT so với quản lý truyền thống
22
1.3. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về ứng dụng CNTT trong quản lý
23
1.3.1. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về ứng dụng CNTT trong quản lý
23
1.3.2. Chủ trương của ngành giáo dục về ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục
24
1.4. ứng dụng CNTT trong QLGD
24
1.4.1. ý nghĩa, tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong QLGD
24
1.4.2. Hệ thống thông tin QLGD (MIS- Management Information System)
24
1.4.3. Các phần mềm QLGD
25
1.5. Tin học hoá QLGD
26
1.5.1. Xây dựng mạng LAN trong nội bộ cơ quan Phòng Giáo dục
26
1.5.2. Xây dựng mạng Intranet (gồm phòng giáo dục với các trường)
26
1.5.3. Xây dựng mạng Internet WWW (gồm Phòng Giáo dục, các trường tiểu học, các trường THCS)
27
1.6. Quản lý chính phủ điện tử
27
1.6.1. Quản lý thông tin
27
1.6.2. Quản lý mạng
28
1.6.3. Quản lý nhân lực
29
1.6.4. Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật
29
1.7. Các điều kiện để phát triển việc ứng dụng CNTT trong QLGD
29
1.7.1. Nhận thức của các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục
29
1.7.2. Cơ chế, chính sách
30
1.7.3. Nhân lực của các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục
31
1.7.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
32
Chương II
Thực trạng ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo HP
33
33
2.1. Đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, và thực trạng về tình hình giáo dục huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng
33
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số và nguồn nhân lực
33
2.1.2. Thực trạng về giáo dục ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng
36
2.2. Việc triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và những điều kiện để phát triển ứng dụng CNTT trong giáo dục ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng
54
2.3. Mục tiêu đến 2010
58
2.4. Nhiệm vụ
58
2.5. Thực trạng về thực hiện ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng
60
2.6. Các điều kiện để ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng
64
2.6.1. Nhận thức
64
2.6.2. Cơ chế chính sách
66
2.6.3. Nhân lực
68
2.6.4. Về hạ tầng cơ sở và trang thiết bị để ứng dụng CNTT
76
2.6.5. Tài chính
78
Chương III
Một số giải pháp phát triển ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng
82
3.1. Quán triệt chủ trương ứng dụng CNTT trong QLGD; Xu hướng phát triển của ngành CNTT
82
3.2. Mục tiêu
85
3.2.1. Mục tiêu chung
85
3.2.2. Mục tiêu cụ thể (đến năm 2010)
86
3.3. Các giải pháp
87
3.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục
87
3.3.2. Giải pháp 2: Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo
94
3.3.3. Giải pháp 3: Tăng cường CSVC kỹ thuật cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng
99
3.3.4. Giải pháp 4: Xây dựng cơ chế về ứng dụng CNTT trong QLGD
101
3.3.5. Giải pháp 5: Xây dựng mô hình thí điểm
104
3.4. Khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
105
Kết luận và kiến nghị
107
Kết luận
107
Một số kiến nghị
108
Phụ lục 1. Mẫu phiếu điều tra về tình hình ứng dụng CNTT trong quản lý ở Vĩnh Bảo.
110
Phụ lục 2. Mẫu phiếu điều tra về tính cấp thiết của các giải pháp
111
Phụ lục 3. Mẫu phiếu điểu tra về tính khả thi của các giải pháp
112
Phụ lục 4. Phần mềm minh hoạ cho luận văn
113
Tài liệu tham khảo
114
Các ký hiệu viết tắt
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CNTT
Công nghệ thông tin
CNTT&TT
Công nghệ thông tin và truyền thông
CSVC
Cơ sở vật chất
CSDL
Cơ sở dữ liệu
CSGD
Cơ sở giáo dục
GD-ĐT
Giáo dục - đào tạo
GdTX
Giáo dục thường xuyên
GV
Giáo viên
KH-CN
Khoa học - công nghệ
KH-KT
Khoa học - kỹ thuật
LAN
Local Area Network
PCGDTH
Phổ cập giáo dục tiểu học
PCTHCS
Phổ cập trung học sở
PGD
Phòng giáo dục
QL
Quản lý
QLGD
Quản lý giáo dục
TH
Tiểu học
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TTQL
Thông tin Quản lý
WAN
Wide Area Network
mở đầu
I. Lý do chọn đề tài và lịch sử nghiên cứu vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý giáo dục là một khâu yếu của chúng ta hiện nay. Trong giải pháp đổi mới quản lý giáo dục của “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010” đã được ghi rõ: “Sử dụng các phương tiện thiết bị kỹ thuật thích hợp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục khai thác nguồn thông tin quốc tế về giáo dục hỗ trợ việc đánh giá tình hình và ra quyết định” (Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, trang 35).
Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIII về giáo dục - đào tạo: "Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo theo quan điểm “là quốc sách hàng đầu” để tiếp tục thực hiện toàn diện các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... đẩy mạnh giảng dạy các môn môn tin học và ngoại ngữ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và QLGD...”
Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Sở giáo dục - đào tạo Hải Phòng: "tiếp tục thực hiện chỉ thị 29/CT-BGD&ĐT (ngày 30/7/2001) về việc tăng cường giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2010 nhằm tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp trong giảng dạy và quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng việc giảng dạy và học tập tin học trong trường phổ thông Hải Phòng. Coi việc ứng dụng công nghệ tin học trong dạy học và QLGD là khâu đột phá của giáo dục-đào tạo Hải Phòng”.
Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo lần thứ XXIII về giáo dục - đào tạo: “...Thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, chú trọng các môn tin học, ngoại ngữ, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, đa dạng hoá các loại hình trường học, đáp ứng yêu cầu học tập của các đối tượng...”.
Ngày nay, CNTT đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và trong giáo dục. Về tầm quan trọng của CNTT, Hiến chương OKINAWA về xã hội thông tin toàn cầu đã chỉ rõ: “...CNTT và truyền thông là một trong các động lực chính tạo nên bộ mặt của thế kỷ 21. Nó tác động sâu sắc đến cách thức chúng ta sống, học tập và làm việc; và cách thức Nhà nước giao tiếp với dân chúng... CNTT sẽ phục vụ cho mục tiêu hỗ trợ lẫn nhau tạo nên sự phát triển kinh tế, mang lại thịnh vượng chung, nuôi dưỡng các mối liên kết xã hội, hiện thực hoá tiềm năng của chúng ta trong việc tăng cường dân chủ, tạo tính chất trong suốt cao hơn trong các hoạt động Nhà nước, hỗ trợ phát triển quyền con người, tăng cường tính đa dạng văn hoá và nuôi dưỡng hoà bình, ổn định thế giới...”
Thực hiện các chủ trương của Nhà nước và của Sở Giáo dục - Đào tạo Hải Phòng, huyện Vĩnh Bảo trong những năm qua đã bước đầu ứng dụng CNTT trong QLGD và đã mang lại những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, cũng còn gặp nhiều khó khăn và bất cập, cần được nghiên cứu để tìm những biện pháp nhằm phát triển ứng dụng CNTT trong QLGD trong thời gian tới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong QLGD. Hệ thống thông tin quản lý (MIS) đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, từ năm 2002, hệ thống quản lý nhân sự trong giáo dục (thuộc dự án PMIS) và quản lý hồ sơ trường học (EMIS) mới được đưa vào ứng dụng trong QLGD và vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và hoàn thiện dần. Trên thực tế, vấn đề ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm phát triển ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở huyện Vĩnh Bảo, Hải phòng.
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1. Khách thể
Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục.
2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục ở huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng.
IV. Giả thuyết khoa học
Ngày nay, CNTT đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, nó đã đem lại hiệu quả kinh tế rất to lớn. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục ở Vĩnh Bảo đang mới ở bước khởi đầu. Nếu vận dụng cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục đồng thời căn cứ vào thực trạng về quản lý giáo dục ở Vĩnh Bảo thì sẽ có thể đề xuất được một số biện pháp cấp thiết và khả thi để phát triển ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Tìm hiểu và hệ thống hoá cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong QLGD;
2. Đánh giá thực trạng về ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo;
3. Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển việc ứng dụng CNTT trong QLGD ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
VI. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phòng giáo dục huyện Vĩnh Bảo trực tiếp quản lý các trường mầm non, tiểu học và THCS; Vì các trường mầm non là loại hình trường bán công, điều kiện về đội ngũ, CSVC còn gặp nhiều khó khăn, cho nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu việc phát triển ứng dụng CNTT trong phòng giáo dục và các trường tiểu học, THCS trong huyện.
VII. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu về lý luận liên quan đến việc ứng dụng CNTT trong QLGD.
2. Nhóm phương pháp thực tiễn
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, điều tra khảo sát, hội thảo để thu thập thông tin về đánh giá thực trạng và tính khả thi của các giải pháp.
Phần nội dung
Chương I
Cơ sở lý luận về ứng dụng cNTT trong qLGD
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Công nghệ thông tin
- Tin học
Tin học là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp công nghệ và các kĩ thuật xử lý thông tin một cách tự động.
- Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là một tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
- Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology)
Trong một chừng mực nào đó có thể coi công nghệ thông tin và truyền thông là sự giao nhau của 3 ngành Điện tử + Tin học + Viễn thông.
Khi thông tin, dữ liệu còn ít, con người có thể tự mình xử lý và họ cảm thấy không có vấn đề gì. Song ngày nay, với sự phát triển của xã hội, thông tin ngày càng nhiều, nhiều vô kể và con người lúng túng, thậm chí nhiều lúc không thể xử lý nổi. Máy tính điện tử đã giúp con người xử lý thông tin một cách tự động và hợp lý, điều đó đã tiết kiệm thời gian và công sức của con người rất nhiều.
Toàn bộ các thiết bị điện tử và cơ khí của máy tính được gọi chung là phần cứng.
Các chương trình chạy trên máy tính được gọi là phần mềm.
1.1.2. Mạng máy tính
- Trong những thập kỉ cuối cùng của thế kỷ 20, máy tính điện tử đã phát triển mạnh mẽ và thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Ngày nay máy tính không chỉ đóng vai trò tính toán đơn thuần mà còn giúp con người giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống, đặc biệt việc xử lý, lưu trữ thông tin. Hơn nữa việc liên kết các máy tính để con người có thể trao đổi dữ liệu cho nhau trở nên bức thiết. Từ đó các kỹ thuật mạng được hình thành và phát triển
- Mạng máy tính là thuật ngữ để chỉ nhiều máy tính được kết nối với nhau qua cáp truyền tin và làm việc với nhau.
Một số mạng, được gọi là Local Area Network (LAN), kết nối những máy tính ở những khoảng cách ngắn, sử dụng cáp và phần cứng đã cài đặt trên máy. Mạng LAN thường dùng phổ biến trong các trường học, nội bộ các cơ quan.
Các mạng lớn hơn, được gọi là Wide Area Network (WAN), kết nối nhiều máy tính ở những khoảng cách lớn hơn và sử dụng các đường truyền tương tự như những thiết bị sử dụng trong các hệ thống điện thoại.
- Internet là một liên mạng của vô số máy tính trên toàn thế giới, nó khai thác được sức mạnh tổng hợp của tập thể các máy tính có mặt trên mạng cộng tác với nhau. Mạng Internet, một trong những thành tựu vĩ đại nhất của CNTT & TT, có khả năng đóng vai trò của một phương tiện hiệu quả và cực kỳ thuận lợi để đem tri thức và nội dung GD-ĐT đến cho cộng đồng.
Nhờ có mạng chúng ta có thể được cung cấp các dịch vụ thư tín điện tử, khai thác từ xa (chạy các chương trình nằm trên các hệ thống của mạng), truyền các tệp dữ liệu, tìm kiếm và trao đổi thông tin, sử dụng miễn phí một số phần mềm. Mạng máy tính đảm bảo sự thống nhất cho các quá trình xử lý thông tin giữa các cơ sở thuộc cùng một hệ thống; chia sẻ, sử dụng một cách hữu hiệu các tài nguyên máy tính như bộ nhớ, máy tính, dữ liệu. Có khi chỉ cần một máy chủ với dung lượng ổ cứng lớn, còn các máy trạm không cần ổ cứng, không cần có máy in riêng. Việc trao đổi thông tin giữa các máy tính trong mạng được thực hiện một cách nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, đảm bảo được an toàn dữ liệu.
Do nhận thức được tầm quan trọng của thông tin, các cơ quan, doanh nghiệp đều tìm mọi cơ hội và biện pháp để xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin nội bộ của mình. Hệ thống này bao gồm một cơ sở hạ tầng truyền thông máy tính và một tập hợp các chương trình ứng dụng nhằm tin học hoá các hoạt động tác nghiệp của đơn vị. Hệ thống thông tin đó phải luôn chính xác, tin cậy, hiệu quả, thông suốt và đảm bảo an toàn, an ninh trong mọi tình huống. Hệ thống phải có khả năng truyền thông với thế giới bên ngoài qua mạng toàn cầu Internet khi cần thiết. Để đạt được nhiều mục tiêu như vậy thì cần phải có sự thiết kế tổng thể mạng thông tin dựa trên các yêu cầu nhiều mặt của đơn vị. Từ đó khái niệm mạng Intranet xuất hiện và ngày càng thu hút sự quan tâm của những người sử dụng và các nhà cung cấp.
- Mạng Intranet, một dạng rút gọn hơn của công nghệ Internet, có thể thực hiện được các chức năng thông tin nói trên dành cho một nhóm xác định đối tượng sử dụng, chẳng hạn các tổ chức, cơ quan, trường học tại một địa bàn nhất định (tỉnh, thành phố) hay theo một phân cấp nhất định (ngành dọc). Trong ngành giáo dục, mạng Intranet của Sở GD-ĐT là mạng liên kết các máy tính của các phòng ban cơ quan Sở với các máy tính ở các trường THPT, THCN, các phòng giáo dục, các đơn vị trực thuộc… sử dụng công nghệ Internet. Mạng Intranet của Sở GD-ĐT đáp ứng được quản lý của Sở, phục vụ cho Dạy- Học- Đánh giá, tư vấn hướng nghiệp, nhu cầu thông tin giáo dục cho các cấp quản lý, giáo viên, học sinh cũng như mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy mạng Intranet của Sở GD-ĐT còn gọi là mạng TT QLGD.
- Thuật ngữ trang Web là trang tin điện tử trên mạng Internet. Nội dung thông tin được diễn tả một các sinh động trong một trang bằng nhiều phương tiện khác nhau (multimedia: đa phương tiện) gồm văn bản, đồ hoạ, ảnh tĩnh, ảnh hoạt hình, phim, âm thanh, tiếng nói… Các loại hình thông tin trên trang web được viết bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (html: hyper text maked language) để đánh dấu và kết nối. Mỗi trang web được đánh dấu bằng một địa chỉ để phân biệt với các trang khác và giúp mọi người truy cập đến, kết nối đến.
- Thuật ngữ bảng web (web site): hay bảng tin điện tử là tập hợp các trang web được liên kết lại với nhau xuất phát từ trang gốc (Home page). Để dễ hiểu và dễ dùng, chúng ta dùng thuật ngữ bảng web với nghĩa là bảng dán các trang tin thông báo, bảng báo tường… của mỗi đơn vị, trong đó trang gốc bao giờ cũng là trang ghi tên tờ báo tường, tên đơn vị…
Mỗi web site có một địa chỉ và đó cũng là địa chỉ của trang gốc.
- Thuật ngữ trình duyệt web: là phần mềm hiển thị lên màn hình giúp ta đọc được trang web, nghĩa là nó phiên dịch các chương trình viết bằng ngôn ngữ html thành các dạng tự nhiên (ảnh, âm thanh, đồ hoạ…) để con người có thể nghe, nhìn thấy được.
Có thể tra cứu thông tin trên web từ mọi nơi, mọi lúc. Khác với phát thanh và phát hình, giao tiếp giữa người sử dụng và bảng web thường là giao tiếp tương tác hai chiều, có thể hỏi- đáp, nên sức truyền tải thông tin và phạm vi ứng dụng của nó mạnh hơn gấp bội. Một trong những ứng dụng phổ biến của web là tạo ra các bài giảng, các nguồn tư liệu dạy và học phong phú sinh động, rất thích hợp với giáo dục thường xuyên với ý nghĩa là học suốt đời, học mềm dẻo, linh hoạt.
1.1.3. Email
Là việc thực hiện chuyển nhận thư điện tử thông qua máy tính được kết nối với Internet. Nó được thực hiện một cách nhanh chóng, tiện lợi, giá thành rẻ, không phải đến bưu điện, điều kiện bảo mật rất an toàn. Việc trao đổi thông tin qua Email còn được kèm theo bức thư là các files văn bản với nội dung khá lớn, các loại dữ liệu với dung lượng tuỳ theo dịch vụ mà người dùng đăng ký.
Thư điện tử có thể thực hiện được khi người gửi và người nhận có địa chỉ hộp thư (EmailBox) đã được thiết lập trên mạng.
1.1.4. Chính phủ điện tử
Cũng như thương mại điện tử, có nhiều cách định nghĩa về Chính phủ điện tử, tuỳ vào góc nhìn của người định nghĩa. ở đây xin nêu ra hai cách định nghĩa hay được nói đến:
- CPĐT là khái niệm về việc các cơ quan chính phủ sử dụng CNTT nh