Kinh tếthủy sản là thếmạnh thứhai của tỉnh Kiên Giang vàlà ngành có khảnăng
tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trịcao. Với 200 km bờbiển và 63.000 km2ngư
trường, nguồn lợi thủy sản phong phú, hàng năm sản lượng khai thác đạt tương đối lớn.
Tuy nhiên hiện nay vấn đềcốt lõi là vốn đầu tưvà cơchếchính sách cũng nhưviệc
định hướng chiến lược phát triển ngành nghềthủy sản thực tếcòn đòi hỏi cần có thêm
nhiều chính sách mới, giải pháp mới đồng bộcủa Nhà nước đểkhông chỉkhôi phục mà
điều quan trọng hơn là đầu tưchiều sâu, xây dựng chiến lược thủy sản thật sựvững
mạnh để đáp ứng với yêu cầu của chiến lược kinh tếbiển của Tỉnh.
Kinh tếthủy sản là ngành kinh tếquan trọng và có tiềm năng lớn của tỉnh Kiên
Giang, trong những năm qua tuy có phát triển nhưng chưa đáp ứng với yêu cầu của xã
hội, chưa tương xứng với khảnăng nguồn lợi to lớn của ngành, nhất là ngành chếbiến
thủy sản: Tuy đã có được uy tín tương đối tốt tại một sốthịtrường thủy sản truyền
thống, việc được xuất hàng trực tiếp sang Châu Âu, Bắc Mỹcũng là bước nhảy của
ngành, tạo thêm lực đẩy cho xuất khẩu thủy sản phát triển, nhưng sản phẩm thủy sản
xuất khẩu của Kiên Giang hiện nay vẫn còn ởdạng nguyên liệu, bán thành phẩm nhiều,
để đạt được hiệu quảtrong sản xuất kinh doanh cần xửlý nhiều vấn đề, trong đó các
vấn đềvềquản lý, tiền vốn, công nghệ, con người, thịtrường mà thịtrường là yếu tố
quan trọng.
Là một ngành kinh tếkỹthuật mang tính khép kín từcác khâu sản xuất nguyên liệu
nhưkhai thác, nuôi trồng thủy sản đến các khâu chếbiến và dịch vụhậu cần nghềcá,
kinh tếnghềcá của tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2005 – 2010 muốn phát triển đi lên
cần phải tranh thủmọi nguồn vốn để đầu tư đầy đủvà đồng bộ ởtất cảcác khâu trong
qui trình sản xuất khép kín của mình. Nhằm khuyến khích đầu tưvà phát triển các lĩnh
vực thủy sản, UBND Tỉnh và sởThủy sản Kiên Giang đã rất quan tâm đến sựphát
triển của ngành, đã xây dựng các dựán và cũng đã có nhiều biện pháp đểhỗtrợ. Chính
vì những cơhội, thách thức và tiềm năng của tỉnh Kiên Giang hiện tại cũng nhưtương
lai vềphát triển thủy sản tôi đã nghiên cứu đềtài : Một sốgiải pháp góp phần phát
triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang đến năm 2010” đểgóp một phần vào tiến trình
phát triển của ngành Thủy sản Kiên Giang
58 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2849 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp góp phần phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Kinh tế thủy sản là thế mạnh thứ hai của tỉnh Kiên Giang và là ngành có khả năng
tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị cao. Với 200 km bờ biển và 63.000 km2 ngư
trường, nguồn lợi thủy sản phong phú, hàng năm sản lượng khai thác đạt tương đối lớn.
Tuy nhiên hiện nay vấn đề cốt lõi là vốn đầu tư và cơ chế chính sách cũng như việc
định hướng chiến lược phát triển ngành nghề thủy sản thực tế còn đòi hỏi cần có thêm
nhiều chính sách mới, giải pháp mới đồng bộ của Nhà nước để không chỉ khôi phục mà
điều quan trọng hơn là đầu tư chiều sâu, xây dựng chiến lược thủy sản thật sự vững
mạnh để đáp ứng với yêu cầu của chiến lược kinh tế biển của Tỉnh.
Kinh tế thủy sản là ngành kinh tế quan trọng và có tiềm năng lớn của tỉnh Kiên
Giang, trong những năm qua tuy có phát triển nhưng chưa đáp ứng với yêu cầu của xã
hội, chưa tương xứng với khả năng nguồn lợi to lớn của ngành, nhất là ngành chế biến
thủy sản: Tuy đã có được uy tín tương đối tốt tại một số thị trường thủy sản truyền
thống, việc được xuất hàng trực tiếp sang Châu Âu, Bắc Mỹ cũng là bước nhảy của
ngành, tạo thêm lực đẩy cho xuất khẩu thủy sản phát triển, nhưng sản phẩm thủy sản
xuất khẩu của Kiên Giang hiện nay vẫn còn ở dạng nguyên liệu, bán thành phẩm nhiều,
để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cần xử lý nhiều vấn đề, trong đó các
vấn đề về quản lý, tiền vốn, công nghệ, con người, thị trường… mà thị trường là yếu tố
quan trọng.
Là một ngành kinh tế kỹ thuật mang tính khép kín từ các khâu sản xuất nguyên liệu
như khai thác, nuôi trồng thủy sản đến các khâu chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá,
kinh tế nghề cá của tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2005 – 2010 muốn phát triển đi lên
cần phải tranh thủ mọi nguồn vốn để đầu tư đầy đủ và đồng bộ ở tất cả các khâu trong
qui trình sản xuất khép kín của mình. Nhằm khuyến khích đầu tư và phát triển các lĩnh
vực thủy sản, UBND Tỉnh và sở Thủy sản Kiên Giang đã rất quan tâm đến sự phát
triển của ngành, đã xây dựng các dự án và cũng đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ. Chính
vì những cơ hội, thách thức và tiềm năng của tỉnh Kiên Giang hiện tại cũng như tương
lai về phát triển thủy sản tôi đã nghiên cứu đề tài : Một số giải pháp góp phần phát
Trang 2
triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang đến năm 2010” để góp một phần vào tiến trình
phát triển của ngành Thủy sản Kiên Giang.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Như chúng ta đã biết Kiên Giang là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, có bờ biển dài và
sản lượng hải sản lớn, có rất nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển trong khai thác, nuôi
trồng và chế biến thủy sản. Tuy nhiên trong đề tài này tôi chỉ đánh giá một cách tổng
quan về ngành thủy sản Kiên Giang. Những nội dung nghiên cứu và phân tích, đánh
giá trong đề tài chỉ đi sâu một số lĩnh vực như vấn đề về thị trường, nuôi trồng và chế
biến từ đó tìm ra các giải pháp mang tính qui hoạch chiến lược cho sự phát triển đi lên
của ngành.
3. Các phương pháp nghiên cứu :
+ Phương pháp thu thập dữ liệu :
- Dữ liệu thứ cấp:
. Từ các báo cáo tổng kết và tài liệu hội thảo về phát triển thủy sản của địa bàn
nghiên cứu.
. Các số liệu niên giám thống kê, bộ thủy sản, cùng với nguồn số liệu phong phú
trên internet.
- Dữ liệu sơ cấp:
. Khảo sát ghi nhận thông tin cần thiết về các vấn đề cần nghiên cứu.
. Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ chủ chốt của ngành trên địa bàn nghiên cứu.
. Phỏng vấn một số ngư dân.
+ Phương pháp nghiên cứu, phân tích:
Trong luận văn này các phương pháp nghiên cứu, phân tích trong quản trị được
sử dụng gồm: phương pháp lịch sử, phương pháp mô tả, phương pháp nghiên cứu
tương quan kết hợp với các kỹ thuật so sánh, thống kê, dự báo nhằm xem xét và phân
tích sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách biện
chứng và có hệ thống, để từ đó phát hiện ra những thuận lợi cũng như những bất cập
nhằm tạo cơ sở cho việc đề ra giải pháp hợp lý cho việc phát triển ngành thủy sản tỉnh
Kiên Giang.
Trang 3
PHẦN MỘT : TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN
I.1/. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NGÀNH THỦY SẢN:
Mỗi ngành, mỗi địa phương đều có lịch sử hình thành và phát triển. Trên bước
đường lịch sử đó, mỗi ngành, mỗi địa phương đã xây dựng nên những truyền thống tốt
đẹp, làm nền tảng cho các bước phát triển sau này.
Ngành thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, đã có quá trình phát
sinh và phát triển lâu đời gắn liền với việc xây dựng và phát triển nền kinh tế của đất
nước. Nghề cá nhân dân đã nêu cao truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm từ thực
dân Pháp đến đế quốc Mỹ, và tiếp tục truyền thống kiên cường bất khuất đó, đã đạt
nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo.
Truyền thống tốt đẹp của nghề cá nhân dân là vốn quý của ngành thủy sản,
không chỉ cho bây giờ mà còn cho mãi mãi các thế hệ mai sau.
I.1.1 Đặc điểm về sản xuất :
Ngành thủy sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị
kinh tế cao, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu cho các địa phương, cũng như
giải quyết việc làm cho người lao động. Mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản giai đoạn
2005 – 2010 mở ra triển vọng cho các ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ
hậu cần nghề cá những điều kiện thuận lợi để đầu tư, nâng cấp, phát triển sản xuất một
cách đồng bộ. Gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế thủy sản với công tác bảo vệ an ninh
quốc phòng vùng biển, ngư dân vừa bám biển sản xuất vừa bảo vệ an ninh quốc phòng
trong đó hải đoàn tự vệ biển thuộc các Công ty quốc doanh đánh cá các tỉnh thành phối
hợp với các lực lượng vũ trang đã và luôn làm nòng cốt trong công tác an ninh quốc
phòng trên biển, bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sinh vật và cảnh
quan thiên nhiên theo những mục tiêu ổn định, lâu bền và đa dạng sinh học.
- Về khai thác thủy sản: Ngành nghề khai thác thủy sản của Việt Nam đa dạng,
năng lực sản xuất đã tăng lên về số phương tiện và tổng công suất máy. Khuynh hướng
đóng tàu mới có công suất lớn khai thác xa bờ ngày một nhiều, ngư trường sản xuất
được mở rộng ra các khu vực Biển Đông và Trường Sa. Lực lượng khai thác tuyến
khơi phát triển góp phần giữ gìn an ninh trật tự vùng biển.
Trang 4
- Về nuôi trồng thủy sản: Việt Nam là một trong những nước nằm trong nhóm
các nước sản xuất nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu lớn trên thế giới với nhiều
loại hình, phương thức nuôi đa dạng, phong phú và ngày càng tiến bộ như: nuôi tôm
mặn, lợ; nuôi cá ao hầm, mương vườn; nuôi cá ruộng lúa; nuôi cá rừng tràm, nuôi thâm
canh, bán thâm canh, nuôi sinh thái, nuôi tôm trên đất cát… Đặc biệt do thiên nhiên ưu
đãi về nguồn tôm giống và thức ăn tự nhiên phong phú nên nghề nuôi tôm nước lợ có
bước phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây.
- Các sản phẩm chủ yếu của thủy sản Việt Nam là:
+ Tôm đông: ở dưới dạng tôm vỏ và thịt block 2 kg tịnh.
+ Cá đông: nguyên con hoặc fillet.
+ Mực đông.
+ Nước mắm.
+ Khô các loại.
- Về trang thiết bị sản xuất: Cao trào cải tạo và nâng cấp toàn diện các các xí
nghiệp hiện có, sự ra đời của hàng chục cơ sở chế biến thủy sản thế hệ mới đã làm thay
đổi hẳn diện mạo của ngành công nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam.
I.1.2. Đặc điểm sản phẩm và xu hướng sử dụng sản phẩm thủy sản :
Sản phẩm thủy sản Việt Nam rất được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng
vì từ năm 1994 trở lại đây ngành thủy sản Việt Nam chú trọng nâng cấp cũng như đầu
tư, quan tâm tiếp cận với nhu cầu khách hàng nên các mặt hàng cũng được nâng dần
chất lượng (nhiều sản phẩm chủ yếu đạt tiêu chuẩn qui định cả trong và ngoài nước),
qui cách mẫu mã, đa dạng hóa mặt hàng, thị trường cũng được mở rộng hơn. Đặc biệt
các mặt hàng chủ lực như Tôm, nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết – Bình
Thuận, khô các loại (khô mực, khô thiều đường, khô đuối, tôm khô, cá cơm sấy…) là
các sản phẩm rất được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, tín nhiệm và đã
có mặt trên thị trường thế giới. Chính kỹ thuật sản xuất mang tính cha truyền con nối
của một số sản phẩm thủy sản cũng là đặc điểm riêng tạo ưu thế riêng cho các sản
phẩm thủy sản Việt Nam.
I.1.3. Thị trường tiêu thụ :Từ năm 2000, một cơ cấu thị trường mới cho ngành
thủy sản cũng đã được thiết lập. Theo đó, thị trường Nhật Bản chiếm 33%, Mỹ chiếm
Trang 5
22%, Trung Quốc chiếm 19%, EU chiếm 7%, các thị trường khác là 19%, tạo thế cân
bằng có lợi cho thủy sản Việt Nam.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản Việt Nam đã vượt ra khỏi biên giới quốc
gia và đang thâm nhập dần vào thị trường quốc tế đặc biệt là hai thị trường khó tính là
Mỹ và Châu Âu. Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản Việt Nam không chỉ
dừng lại ở các nước trong khu vực Châu Á như Thái Lan, Nam Triều Tiên, Singapore,
Malaysia, Nhật…mà còn mở rộng sang các nước Châu Âu như Pháp, Ý , Thụy Sĩ, Đan
Mạch…với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Tuy nhiên khó khăn nảy sinh trong
năm 2004 cũng rất lớn đó là vụ kiện bán phá giá tôm của Mỹ đã gây ách tắc cho việc
chế biến và xuất khẩu mặt hàng tôm, nhất là bị ép giá; tôm nguyên liệu còn rớt giá,bấp
bênh làm ảnh hưởng đến người nuôi.
I.2./. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH THỦY
SẢN:
I.2.1/. Các tác lực vĩ mô :
a/. Tác lực kinh tế:
Các yếu tố kinh tế chi phối hoạt động của ngành, của doanh nghiệp. Chẳng hạn
như: lợi tức đầu người, lãi suất ngân hàng, các cân thanh toán, chính sách tài chính tiền
tệ, tỷ lệ lạm phát, lực lượng lao động, xu hướng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP),
chu kỳ kinh tế... Trong đó có 4 yếu tố thuộc kinh tế vĩ mô quan trọng nhất mà nhà
doanh nghiệp hay nhà quản lý ngành cần lưu ý:
• Tỷ lệ phát triển kinh tế: Sự phát triển kinh tế có khuynh hướng làm dịu bớt các
áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh vì nó làm tăng nhu cầu tiêu dùng
của dân chúng. Ngược lại, nền kinh tế suy thoái làm giảm nhu cầu tiêu dùng, dễ
tạo ra cạnh tranh về giá cả trong các ngành kinh doanh thuộc giai đoạn bảo hòa.
• Lãi suất: Mức lãi suất cao thấp có thể ảnh hưởng trên sự tăng giảm nhu cầu đối
với sản phẩm của doanh nghiệp.
• Hối suất: Sự biến động hối suất có tác động đáng kể trên giá cạnh tranh trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Trang 6
• Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát làm cho tỷ lệ tăng trưởng kinh tế chậm lại, lãi suất tín
dụng tăng lên, tiến trình đầu tư dài hạn dễ rủi ro. Mức lạm phát cao thường là
nguy cơ đối với các doanh nghiệp.
b/. Tác lực thể chế và pháp lý:
Tác lực thể chế và pháp lý bao gồm các chính sách, quy chế, định chế, luật lệ,
chế độ đãi ngộ, thủ tục, quy định... của Nhà nước.
Luật pháp đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép hoặc những
ràng buộc đòi hỏi các doanh nghiệp, các ngành phải tuân thủ.
Chính phủ là cơ quan giám sát, duy trì, thực hiện pháp luật và bảo vệ lợi ích
quốc gia. Chính phủ cũng đóng vai trò là nhà cung cấp các dich vụ cho các doanh
nghiệp, các ngành như cung cấp các thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác…
Như vậy hoạt động của chính phủ cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ. Sự ổn
định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh. Điều đó
đòi hỏi nhà doanh nghiệp cần sớm phát hiện ra những cơ hội hoặc thách thức để điều
chỉnh thích ứng các hoạt động.
c/. Tác lực văn hóa - xã hội:
Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm những chuẩn mực và những giá trị được
chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Tác lực xã hội bao
gồm các yếu tố như vai trò của nữ giới, áp lực nhân khẩu, phong cách sống, tôn giáo,
tập quán, tỷ lệ tăng dân số, dịch chuyển dân số. Cũng như các thay đổi của các tác lực
thể chế và pháp lý, những biến đổi trong các yếu tố xã hội cũng tạo nên nhưng cơ hội
hoặc nguy cơ cho nhà doanh nghiệp tuy rằng những biến động xã hội thường diễn ra
hoặc tiến triển chậm nên khó nhận biết hơn.
Trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, đạo
đức xã hội trong đó có đạo đức kinh doanh được coi là một khía cạnh thiết thực và
quan trọng của môi trường kinh doanh.
d/. Tác lực tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai,
sông biển, tài nguyên rừng biển…tác động của các điều kiện tự nhiên đối với các quyết
sách kinh doanh từ lâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận. Trong rất nhiều trường
Trang 7
hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố quan trọng để hình thành trường
hợp các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế
cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ
I.2.2/. Môi trường tác nghiệp:
Môi trường tác nghiệp bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại
cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành
kinh doanh đó. Sự am hiểu các nguồn sức ép cạnh tranh giúp các doanh nghiệp nhận ra
mặt mạnh, mặt yếu của mình liên quan đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh
doanh đó gặp phải.
a/. Các đối thủ cạnh tranh:
Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các
doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là các đối thủ cạnh tranh quyết định tính
chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành. Thứ hai là mức độ
cạnh tranh dữ dội phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như số lượng doanh
nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và
mức độ đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh mới và các giải pháp
công nghệ mới cũng thường làm thay đổi mức độ và tính chất cạnh tranh.
Các doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để nắm và hiểu được
các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể thông qua. Xem xét đến tiềm năng
chính yếu của đối thủ cạnh tranh, các ưu, nhược điểm của họ trong các lĩnh vực hoạt
động đồng thời đánh giá khả năng phản ứng nhanh của đối thủ cạnh tranh và khả năng
đối thủ cạnh tranh có thể thích nghi với những thay đổi.
b/. Khách hàng:
Vấn đề khách hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh
tranh. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần lập bảng phân loại các khách hàng hiện tại và tương lai. Các
thông tin thu được từ bảng phân loại này là cơ sở định hướng quan trọng cho việc
hoạch định kế họach, nhất là các kế hoạch liên quan trực tiếp đến Marketing.
Trang 8
c/. Nhà cung ứng:
- Các tổ chức cung cấp vật tư, thiết bị có ưu thế có thể gây khó khăn bằng cách
tăng giá, giảm chất lượng…Nếu người cung cấp có được điều kiện thuận lợi thì các
doanh nghiệp mua hàng cần kiếm cách cải thiện vị thế của họ bằng cách tác động đến
một hay nhiều yếu tố như số lượng cung cấp ít, không có mặt hàng thay thế…
- Nguồn lao động cũng là một phần chính yếu trong môi trường cạnh tranh của
doanh nghiệp. Khả năng thu hút và giữ được các nhân viên có năng lực là tiền đề để
đảm bảo thành công cho doanh nghiệp. Các yếu tố chính cần được đánh gía là: trình độ
đào tạo, trình độ chuyên môn của họ, mức độ hấp dẫn tương đối của doanh nghiệp với
tư cách là người sử dụng lao động và mức tiền công phổ biến.
- Đối thủ tiềm ẩn hay đối thủ mới tham gia trong ngành có thể là yếu tố làm
giảm lợi nhuận của ngành, của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực mới
với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết đồng thời có thể gây
ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của ngành, của doanh nghiệp.
- Sức ép do các sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành
do mức giá cao nhất bị khống chế.
I.3. VAI TRÒ CỦA NGÀNH THỦY SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI :
Trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thì ngành thủy sản được coi là
ngành kinh tế thế mạnh và là ngành có khả năng tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị
cao góp phần mang lại nguồn thu cho kinh tế xã hội. Chính vì lẻ đó việc đầu tư và tìm
ra giải pháp phát triển đồng bộ, đầu tư chiều sâu cho ngành thủy sản là trọng tâm hàng
đầu hiện nay nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, từng bước đưa
ngành thủy sản trở thành ngành sản xuất chính đúng theo phương hướng của Chỉ thị số
32/1998/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ.
Trang 9
PHẦN HAI : THỰC TRẠNG NGÀNH THỦY SẢN
TỈNH KIÊN GIANG TRONG THỜI GIAN QUA
II.1/. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG :
II.1.1/. Vị trí địa lý :
Tỉnh Kiên Giang nằm ở Tây Nam Việt Nam thuộcvùng kinh tế IV và tiểu vùng
Tây Nam Bộ. Phía Bắc và Tây Bắc giáp địa phận và hải phận Campuchia, có đường
biên giới đất liền dài 56,8km.
- Phía Bắc giáp tỉnh An Giang và Campuchia.
- Phía Đông giáp Thành phố Cần Thơ.
- Phía Nam và Đông Nam giáp hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
- Phía Tây giáp vịnh Thái Lan.
Có bờ biển dài gần 200 km từ Hà Tiên đến giáp Cà Mau. Vùng biển Kiên Giang
có 105 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc là đảo có diện tích lớn nhất so với các
đảo trong cả nước. Diện tích tự nhiên đảo Phú Quốc là 57.013 ha.
Vị trí đất liền của Kiên Giang ở 9023’50’’ vĩ độ Bắc đến 10032’30’’ vĩ độ Bắc,
104026’40’’ kinh độ Đông đến 105032’30’’ kinh độ Đông.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là : 617.709 ha. Trong đó:
- Phần đất liền : 554.734 ha.
- Phần hải đảo : 62.975 ha.
Tỉnh bao gồm: 02 thị xã (Rạch Giá, Hà Tiên), 09 huyện đất liền (Kiên Lương,
Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Vĩnh Thuận, An Biên, An
Minh) và 02 huyện đảo (Phú Quốc, Kiên Hải).
II.1.2/. Điều kiện tự nhiên :
Kiên Giang thuộc khí hậu duyên hải nhiệt đới chịu ảnh hưởng chính của gió
mùa Đông Bắc và Tây Nam, hàng năm hình thành 02 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm.
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
Trong đó có hai tháng giao mùa là tháng 4 và tháng 9 trong năm. Thời tiết, khí
hậu ở Kiên Giang tương đối ổn định, nắng ấm quanh năm, tổng tích ôn cao, nhiệt độ
Trang 10
trung bình và ổn định, biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm nhỏ, mùa khô lượng
mưa thấp, lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa rất nhiều gây tình trạng thiếu nước ngọt
nghiêm trọng trong sinh hoạt, mùa mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9, 10, lượng bốc
hơi thấp nên thường gây úng lụt vào các tháng 9, 10 :
- Nhiệt độ trung bình hàng năm : 27oC
- Lượng mưa bình quân năm : 2.153,7 mm.
- Lượng bốc hơi bình quân năm: 1.241.
- Độ ẩm không khí bình quân: 22% - 80%.
Những nhân tố trên rất thuận lợi cho khai thác và chế biến thủy sản truyền thống
phát triển.
II.1.3/. Kinh tế Kiên Giang :
- Về dân số: Theo báo cáo của Cục thống kê năm 2004 tỉnh Kiên Giang có 1.646.823
người, trong đó dân thành thị là 379.099 người chiếm 23,02% và dân cư nông thôn là
1.267.724 người chiếm 76,98%. Lao động nông nghiệp chiếm khoảng 65%, lao động
phi nông nghiệp chiếm 35%. Mật độ dân số là 259 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên là 15 %o .
- Tiềm năng về nông, lâm, thủy sản: Tỉnh Kiên Giang có nhiều tiềm năng phát triển
công, nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên nổi bật nhất trong cơ cấu tổng sản phẩm vẫn là
nông, lâm, thủy sản chiếm 47,03%. Hàng năm mang lại bình quân 4.866.382 triệu
đồng, chiếm 50,37%tổng sản phẩm trên địa bàn.
- Hoạt động thương mại, tiềm năng du lịch: Kiên Giang có hệ thống ngân hàng, bảo
hiểm hoạt động hiệu quả và ngày càng mở rộng. Được thiên nhiên ưu đãi, Kiên Giang
có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngòai nước như Hà Tiên, Phú Quốc…,
có trên 50 khách sạn với trên 1.500 phòng hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu nghỉ
ngơi cho du khách khi tham quan du lịch tại nơi đây. Ngoài ra hiện nay việc chú trọng
đầu tư các khu thương mại, siêu thị, khu vui chơi giải trí đang mở ra một bước phát
triển mới cho thương mại và du lịch của Kiên Giang.
Để phát triển mạnh trong các lĩnh vực nêu trên, Tỉnh Kiên Giang kêu gọi đầu tư
cho các dự án, các chiến lược nhằm khai thác hơn nữa tiềm năng sẳn có nhằm phục vụ
Trang 11
cho công cuộc phát triển của Kiên Giang và công cuộc c