Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhất của doanh nghiệp nói riêng và của quốc gia nói chung. Tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực đã tăng lên rất nhanh và rất mạnh trên toàn thế giới trong những thập kỷ vừa qua khi hầu hết các doanh nghiệp phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Quan niệm trước đây cho rằng, l ợi thế cạnh tranh chủ yếu của một doanh nghiệp hay một quốc gia là do khả năng tài chính mạnh, công nghệ kỹ thuật phát triển cao đã trở nên lỗi thời. Giờ đây, điều quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia là có những con người có học vấn cao, được đào tạo tốt, có đạo đức, có văn hoá và biết cách làm việc hiệu quả. Chính vì vậy, công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được chú trọng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng ở trên phạm vi toàn cầu. Mặc dầu đã có được sự quan tâm nhưng ở Việt Nam, công tác đào tạo nguồn nhân lực còn chưa được chú trọng đúng mức so với tầm quan trọng của công tác này nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. Quá trình đổi mới đã đặt ra nhiều yêu cầu, đòi hỏi về sự lớn mạnh của nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự yếu kém về chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam thể hiện ở những kết quả kinh tế đạt được tuy có thành công nhưng chưa tương xứng với những tiềm năng của Việt Nam về tài lực, vật lực và nhân lực. Thực trạng này của nền kinh tế đã đặt ra những yêu cầu cho các nhà nghiên cứu phải tham gia tích cực vào việc tìm kiếm giải pháp về nhiều mặt. Trong đó, quan trọng nhất là những giải pháp về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực làm cơ sở cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng và bền vững. Bắt đầu từ việc các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực giúp các doanh nghiệp giảm bớt rủi ro, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và giúp các ngành phát triển đồng đều. Những điều kiện này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của ngành báo chí Việt Nam không chỉ như một công cụ tuyên truyền, đấu tranh về mặt tư tưởng mà còn là một ngành có khả năng gián tiếp thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước thông qua hoạt động cung cấp thông tin của mình. Quá trình đổi mới đã tạo ra nhiều thay đổi sâu sắc và toàn diện trên nhiều lĩnh vực nhưng so với các ngành khác sự thay đổi của ngành báo chí diễn ra chậm hơn do tính chất đặc thù của mình. Tuy nhiên, theo sự vận động chung của toàn bộ nền kinh tế, ngành báo chí Việt Nam đã có những thay đổi to lớn trong vài năm gần đây. Về mặt số lượng, sự tăng lên nhanh chóng về những đầu báo tạo nên một thị trường thông tin báo chí sôi động. Về mặt nội dung, tính chất thông tin ngày càng đa dạng, phong phú để dần dần trở thành một “hàng hoá” đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thị trường, của người đọc. Tác dụng chính của báo chí là tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng của Nhà nước đồng thời, phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân, chống tham nhũng tiêu cực, góp phần giữ vững ổn định về an ninh – chính trị, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của người dân. Bên cạnh đó, báo chí còn là một công cụ quảng bá thương hiệu của không chỉ doanh nghiệp mà còn của cả quốc gia, kích cầu tiêu dùng, thu hút đầu tư đóng góp vào quá trình phát triển của nền kinh tế. Về mặt cơ cấu – tổ chức, các cơ quan báo chí từ hình thức bao cấp đã dần chuyển sang hình thức đơn vị sự nghiệp có thu với tổ chức chặt chẽ hơn, tính độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh cao hơn, có đầy đủ các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ hơn. Con người làm báo cũng được trang bị tốt hơn cả về mặt trang thiết bị và tri thức. Môt số cơ quan báo chí hiện nay không chỉ hoạt động trong lĩnh vực báo chí mà còn hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác, những cơ quan báo chí này bước đầu hướng đến việc hình thành các tập đoàn báo chí. Với đặc điểm và vị trí đặc biệt như vậy, báo chí được coi là một ngành quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành báo chí Việt Nam nói chung và ngành báo chí Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, vẫn tồn tại một số hạn chế mà nguyên nhân chính là ở công tác đào tạo nguồn nhân lực của ngành báo chí. Để đánh giá hiệu quả của các chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho một ngành cần phải có một khoảng thời gian nhất định, khoảng thời gian này thường là vài năm. Ngoài ra, theo chủ trương chỉ đạo của Ban Tư tưởng – Văn hóa Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ngành báo chí Thành phố cần đạt mục tiêu phát triển một số tờ báo lớn lên tập đoàn báo chí vào năm 2015. Với những lý do trên, hệ thống giải pháp trong luận văn sẽ hướng đến mục tiêu hoàn thiện công tác nguồn nhân lực cho ngành báo in ở Thành phố đến năm 2015. Tất cả những điều trên đã thúc đẩy người viết chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015” với mong muốn sẽ tìm ra được những giải pháp, những mô hình thúc đẩy công tác đào tạo nguồn nhân lực trong các báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh, để không chỉ đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, nhu cầu phát triển nội tại của ngành, giúp ngành báo chí thành phố đạt được mục tiêu đề ra mà còn để góp phần vào sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế – xã hội – văn hóa – chính trị của thành phố. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Luận văn đặt ra các mục đích nghiên cứu sau đây : ? Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện của Việt Nam hiện nay. Tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trong khu vực và trên thế giới về công tác đào tạo n guồn nhân lực để rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho các báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh. ? Phân tích, đánh giá thực trạng và công tác đào tạo nguồn nhân lực trong các báo in của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như phân tích những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những yếu kém tồn tại này. ? Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh. 3. ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là các báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh vì báo in được coi là ngành cơ bản, có quá trình tồn tại lâu đời nhất trong các loại hình báo chí (Báo in là loại hình báo chí xuất hiện đầu tiên trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, loại hình báo in có tầm hoạt động rộng nhất, phố biến nhất trên cả nước). Ngoài ra, ngành báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh là ngành có số lượng các cơ quan báo chí nhiều nhất, số lượng lao động lớn nhất, trong đó, số lượng nhà báo, phóng viên hoạt động cũng đông nhất. Luận văn này cũng giới hạn trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực là phóng viên, biên tập viên chính thức của các tờ báo in không tính đến các lực lượng lao động có tính phục vụ của các tờ báo như : các lao động quản lý, lao động phục vụ công tác quảng cáo và phát hành, lao động in ấn Vì đội ngũ phóng viên, biên tập viên là lực lượng quyết định chất lượng nội dung, yếu tố có tính chất chi phối, quyết định đến mọi hoạt động và hiệu quả của các tờ báo. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là phương pháp thống kê phân tích, phương pháp toán học, thực hiện mô tả, so sánh, đối chiếu, suy luận logic trên cơ sở khảo sát một số tờ báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng làm nền tảng nghiên cứu trong luận văn. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ? Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận có liên quan đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. ? Phân tích đánh giá một cách toàn diện về thực trạng hệ thống đào tạo cho ngành báo chí Thành phố, thực trạng và công tác đào tạo nguồn nhân lực của một số tờ báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh. ? Xây dựng một số quan điểm làm cơ sở cho việc hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực trong các tờ báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2015. ? Luận văn đề xuất một số phương án hoàn thiện công tác đào nguồn nhân lực tại các tờ báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng với yêu cầu cạnh tranh, phát triển và toàn cầu hoá của thị trường báo chí Việt Nam hiện nay. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Chương I : Cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực Chương II : Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành báo in tại Thành phố Hồ Chí Minh Chương III : Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ngành báo in Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015

pdf93 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3305 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan