Tiền lương luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong đời sống xã hội và sản xuất không chỉ ở nước ta mà ở tất cả các nước khác trên thế giới vào mọi thời điểm của quá trình phát triển xã hội. Tiền lương hàm chứa nhiều mối quan hệ mâu thuẫn như quan hệ giữa sản xuất và phát triển, quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, quan hệ giữa thu nhập của các thành phần dân cư.
Đối với hàng triệu người lao động làm công ăn lương thì tiền lương là mối quan tâm hàng ngày, hàng giờ. Tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao đời sống của họ và gia đình. Ngoài ra tiền lương còn thể hiện giá trị, địa vị uy tín của họ đối với bản thân gia đình và xã hội.
Đối với doanh nghiệp tiền lương là một phần của chi phí sản xuất là hình thức chính để tăng năng suất lao động và kích thích lợi ích đối với người lao động. Tuy nhiên để tiền lương thực sự là đòn bẩy để phát triển sản xuất, duy trì lao động thì các doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng công tác tiền lương của doanh nghiệp mình.
Để tạo ra động lực to lớn, giải phóng được sức sản xuất, trước hết cần có quỹ tiền lương đủ lớn để chi trả cho người lao động. Tuy nhiên, việc quản lý, phân phối quỹ tiền lương đó theo cách thức nào sao cho công bằng, hợp lý, đúng luật pháp, kích thích tinh thần hăng say làm việc và khả năng sáng tạo của mọi người, phát huy tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong sản xuất, đồng thời đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, lại là một vấn đề không đơn giản đối với các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm được một phương thức quản ly, hoạc toán tiền lương phù hợp, tuân thủ quy định của Nhà nước về chính sách đãi ngộ. Trên thực tế công tác tổ chức tiền lương chưa chú trọng đến việc tạo động lực khuyến khích lao động phát huy hết khả năng làm việc và tinh thần trách nhiệm của công việc được giao.
69 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5925 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Ưng Thuận Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Ưng Thuận Phát
LỜI CAM ĐOAN
Tôicamđoanđâylàđềtàinghiêncứucủatôi.NhữngkếtquảvàcácsốliệutrongkhóaluậnđượcthựchiệntạiCông ty TNHH TM XNK May mặc Ưng Thuận Phát,khôngsaochépbấtkỳnguồnnàokhác.Tôihoàntoàn chịutráchnhiệmtrướcnhàtrườngvềsựcamđoannày.
TP.HồChíMinh,ngày…tháng…năm2013
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Thời gian thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Bộ phận thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Đơn vị thực tập
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Tinh thần, chấp hành kỷ luật
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Nội dung chuyên đề thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Hình thức :
………………………………………………………………………………
4. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
5. Điểm số :
Giáo viên hướng dẫn
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu Ưng Thuận Phát” vừa qua, với sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc và Phòng hành chính nhân sự Công ty TNHH xuất nhập khẩu Ưng Thuận Phát và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn thầy Trần Đình Vinh đã tạo cho em mọi điều kiện để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, nhưng với thời gian có hạn cũng như những hạn chế về kiến thức và thực tế bài viết của em không tránh khỏi những sai xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn và Ban giám đốc cũng như Phòng hành chính nhân sự Công ty TNHH xuất nhập khẩu Ưng Thuận Phát để giúp em có thể hoàn thành tốt đề tài này hơn nữa.
Trân trọng kính chào!
Sinh viên
Nguyễn Quốc Huy
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới tính. 28
Biểu đồ thể hiện độ tuổi lao động 28
Biểu đồ thể hiện trình độ lao động 29
Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm 32
Danh mục bảng
Bảng thể hiện cơ cấu nhân viên theo giới tinh 27
Bảng thể hiện cơ cấu nhân viên theo trình độ học vấn 29
Bảng kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2012 31
Bảng chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 34
Bảng thể hiện hệ số lương theo trình độ 45
Bảng tiểu chuẩn mức độ hoàn thành nhiệm vụ 46
Bảng hệ số phụ cấp theo chức vụ 48
Bảng hệ số phụ cấp lưu động 48
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Tiền lương luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong đời sống xã hội và sản xuất không chỉ ở nước ta mà ở tất cả các nước khác trên thế giới vào mọi thời điểm của quá trình phát triển xã hội. Tiền lương hàm chứa nhiều mối quan hệ mâu thuẫn như quan hệ giữa sản xuất và phát triển, quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, quan hệ giữa thu nhập của các thành phần dân cư.
Đối với hàng triệu người lao động làm công ăn lương thì tiền lương là mối quan tâm hàng ngày, hàng giờ. Tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao đời sống của họ và gia đình. Ngoài ra tiền lương còn thể hiện giá trị, địa vị uy tín của họ đối với bản thân gia đình và xã hội.
Đối với doanh nghiệp tiền lương là một phần của chi phí sản xuất là hình thức chính để tăng năng suất lao động và kích thích lợi ích đối với người lao động. Tuy nhiên để tiền lương thực sự là đòn bẩy để phát triển sản xuất, duy trì lao động thì các doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng công tác tiền lương của doanh nghiệp mình.
Để tạo ra động lực to lớn, giải phóng được sức sản xuất, trước hết cần có quỹ tiền lương đủ lớn để chi trả cho người lao động. Tuy nhiên, việc quản lý, phân phối quỹ tiền lương đó theo cách thức nào sao cho công bằng, hợp lý, đúng luật pháp, kích thích tinh thần hăng say làm việc và khả năng sáng tạo của mọi người, phát huy tác dụng đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong sản xuất, đồng thời đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, lại là một vấn đề không đơn giản đối với các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm được một phương thức quản ly, hoạc toán tiền lương phù hợp, tuân thủ quy định của Nhà nước về chính sách đãi ngộ. Trên thực tế công tác tổ chức tiền lương chưa chú trọng đến việc tạo động lực khuyến khích lao động phát huy hết khả năng làm việc và tinh thần trách nhiệm của công việc được giao.
Vì vậy em đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại Công ty TNHH TM XNK Ưng Thuận Phát” làm đề tài tốt nghiệp với mục đích vận dụng kiến thức đã học và áp dụng vào thực tế tìm ra ưu nhược điểm và các biện pháp để khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm để hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương ngày càng hiệu quả hơn với quá trình sản xuất kinh doanh đang phát triển như hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: phân tích thực trạng về công tác tổ chức tiền lương; đối tượng áp dụng; các hình thức trả lương và các chế độ phụ cấp về lương.
Phân tích, đánh giá hình thức trả lương tại công ty TNHH XNK may mặc Ưng Thuận Phát từ đó rút ra ưu và nhược điểm của hình thức đó. Xem ảnh hưởng của cách trả lương đến người lao động từ đó đề nghị, giải pháp cải thiện cách trả lương nhằm động viên khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động, ý thức trách nhiệm với công việc.
Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ được tiến hành thông qua các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp tính toán và phân tích, phương pháp thu thập số liệu thống kê theo kinh nghiệm và một số phương pháp khác.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi đề tài chỉ giới hạn trong công tác tổ chức tiền lương của Công ty TNHH Thương mại May mặc Xuất nhập khấu Ưng Thuận Phát
Bố cục đề tại nghiên cứu:
Kết cấu đề tài gốm các phần cở bản sau:
MỞ ĐẦU
Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG
Chương II:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH XNK MAY MẶC ƯNG THUẬN PHÁT
Chương III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG ĐỂ ĐỘNG VIÊN, KHUYẾN KHÍCH CBCNV ĐANG CÔNG TÁC TẠI CÔNG TY TNHH XNK MAY MẶC ƯNG THUẬN PHÁT
KẾT LUẬN
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG
1.1 Các khái niệm liên quan v ề công tác tiền lương
Tiền lương
Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở lý luận giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung – cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với quan hệ tiền lương của pháp luật lao động. Tiền lương được người sử dụng lao động trả cho người lao động một cách thường xuyên, ổn định trong thời gian hợp đồng lao động (tuần, tháng, năm…)
Tiền lương tối thiểu
Ở nước ta, Điều 56 Bộ luật Lao động nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ rõ: “Mực lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuật mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác”.
Phân loại tiền lương:
Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa còn tồn tại theo quan hệ hàng hóa – tiền tệ cho nên còn tồn tại phạm trù tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
Tiền lương danh nghĩa: là lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Nó chưa phản ánh đúng thực tế tiền lương vì chưa xét một số nhân tố ảnh hưởng như:
Sức mua ở các vùng khác nhau và thời điểm khác nhau.
Mức giá cả tiêu thụ thay đổi.
Ảnh hưởng các nhân tố lạm phát.
Tiền lương thực tế: là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa.
Mối quan hệ giữa hai khái niệm trên là: Chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả và tỷ lệ thuận với tiền lương danh nghĩa. Ta có công thức xác định mối quan hệ trên:
ILTT
=
ILDN
IG
Trong đó:
ILTT : chỉ số tiền lương thực tế
ILDN : chỉ số tiền lương danh nghĩa
IG : chỉ số giá
1.2Chức năng của tiền lương:
Trong điểu kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, tiền lương có các chức năng sau:
Chức năng thước đo giá tri:
Tiền lương là giá cả của sức lao động là sự biểu hiện bằng tiền của sức lao động, được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động nên phản ánh được chức năng thước đo sức lao động. Nó được dùng làm căn cứ xác định mức tiền lương cho các loại lao động, xác định đơn giá trả lương, đồng thời là cơ sở điều chình giá cả sực lao động khi giá cả tư liệu sinh hoạt biến động.
Chức năng tái sản xuất sức lao động
Trong quá trình lao động sực lao động bị hao mòn cùng với quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn duy trì khả năng làm việc lâu dài cho người lao động cần phải bù đắp lại sực lao động đã hao phí tức là tái sản xuất sức lao động mới khá hơn sức lao động đã hao phí mất đi.
Tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng đảm bảo tái sản xuất sức lao động trên cơ sở đảm bảo bù đắp lại sức lao động hao phí thông qua việc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho người lao động. Vì vậy, các yếu tố cấu thành nên tiền lương phải đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người lao động, người sử dụng lao động không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.
Chức năng kích thích:
Kích thích là tác động, tạo ra động lực làm việc cho người lao động. Vì vậy, khi người lao động làm việc đạt hiệu quả cao phải được trả lương cao hơn. Tiền lương phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, chất lương, hiệu quả lao động và tính sáng tạo. Mặc khác, càng phát huy vai trò của tiền lương các khoản phụ cấp đó là sự thề hiện chức năng kích thích.
Chức năng bảo hiểm tích lũy:
Bảo hiểm của tiền lương chẳng những đảm bảo cho người lao động duy trì được cuộc sống lao động hằng ngày được diễn ra bình thường trong thời gian còn khả năng lao động mà còn có khả năng dành lại một phần tích lũy dự phòng cho cuộc sống mai sau khi họ hết khả năng dành lại một phần tích lũy dự phòng cho cuộc sống mai sau khi họ hết khả năng lao động hoặc chẳng may gặp bất trắc rủi ro trong đời sống.
1.3 Mục tiêu trả lương:
Trả lương cho người lao động luôn là một trong nhưng vấn đề thách thức nhất cho các nhà quản trị trong mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường nhiểu quan điểm, mục tiêu khác nhau thì xây dựng các quy chế tiền lương phù hợp cho từng doanh nghiệp trong hệ thống trả lương, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp điều hướng tới bốn mục tiêu cơ bản sau:
Thu hút nhân viên:
Các doanh nghiệp muốn thu hút nhân viên giỏi thì chính sách tiền lương là yêu tố quyết định để tạo ra khả năng thu hút được những ứng viên giỏi trên thị trường. Thực hiện các cuộc điều tra tiền lương trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đề ra các chính sách trả công và mức lương thích hợp.
Duy trì những nhân viên giỏi:
Để duy trì được những nhân viên giỏi trong doanh nghiệp sự cần thiết là yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần mà trong đó yếu tố vật chất là yếu tố quan trọng để duy trì những nhân viên giỏi, trong yếu tố vật chất tiền lương là công cụ hữu hiệu nhất để duy trì những nhân viên giỏi tạo mọi điều kiện để động viên khuyến khích tinh thần của những nhân viên này nâng cao khả năng cũng như trình độ chuyên môn mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh có được lợi nhuận cao nhất mà chi phí thấp nhất đó là muc tiêu của các doanh nghiệp hiện nay.
Kích thích, động viên nhân viên:
Tất cả các yếu tố cấu thành trong thu thập của người lao động gồm: lương cơ bản, thưởng, phúc lợi, trợ cấp cần được sử dụng có hiệu quả nhằm tạo ra động lực kích thích cao đối với nhân viên. Nhân viên thường mong đợi những cố gắng và kết quả thực hiện công việc của họ sẽ được đánh giá và khen thường xứng đáng.Những mong đợi này sẽ hình thành và xác định mục tiêu, mực độ thực hiện công việc nhân viên cần đạt được trong tương lại. Nếu các chính sách và hoạt động quản lý trong doanh nghiệp để cho nhân viên tự nhận thấy sự cố gắng, vất vả của họ sẽ không được đền bù tương xứng, họ sẽ không cố gắng làm việc nữa dần dần hình thành tính ỳ, thụ động trong tất cả nhân viên của doanh nghiệp.
Đáp ứng các yêu cầu của pháp luật:
Những vấn đề cơ bản của luật pháp liên quan đến trả công lao động trong các doanh nghiệp thường chú trọng đến các vấn đề sau:
Quy định về lương tối thiểu
Quy định về thời gian và điều kiện lao động
Quy định về lao động trẻ em
Các khoản phụ cấp trong lương
Các quy định về phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.
1.4Các phương pháp hình thành quỹ lương của công ty.
Quỹ tiền lương năm kề hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương theo công thức
Fnguồn tiền lương = Fdg + Fhs + Fdp
Trong đó:
Fnguồn tiền lương : tổng nguồn để trả lương của doanh nghiệp
Fdg : Quỹ tiền lương theo đơn giá (đối với DNNN là quỹ lương được giao)
Fbs : Quỹ tiền lương bổ sung
Fdp : Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang
Đơn giá tiền lương của doanh nghiệp được xây dựng theo 4 phương pháp
Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi):
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là tổng sàn phẩm hiện vật (kể cả sản phẩm quy đổi) thường được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm hoặc một số sản phẩm có thể quy đổi được áp dụng công thức sau:
Vdg = Vgiờ x Tsp
Trong đó:
Vdg : Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm kể cả sản phẩm quy đổi (đơn vị tính là đồng/đơn vị sản phẩm)
Vgiờ : Tiền lương giờ để tính đơn giá tiền lương, được tính bằng tiền lương tháng bình quân kế hoạch chi cho 26 ngày và chia cho 8 giờ
Tsp : Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (tính bằng số giờ người/đơn vị sản phẩm)
Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu:
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là doanh thu (hoặc doanh số) thường áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp áp dụng công thức sau:
Vdg
=
[Ldm x TLmindn x (Hcb + Hpc) + Vdt] x 12 tháng + Vttld
∑Tkh
TLmindn = TLmin x (1 + Kdc)
Trong đó:
Ldm : Lao dộng định mức
TLmindn : Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định
TLmin :Mức lương tối thiểu chung
Kdc : Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định nhưng không qua 2 lần
Hcb : Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân
Hpc : Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quan được tính trong đơn giá tiền lương
Vdt : Tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương
Vnld : Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm
∑Tkh : Tổng doanh thu theo kế hoạch
Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí:
Phương pháp này tương ứng với chi tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là tổng doanh thu trừ tổng chi không có lương, thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi một cách chăt chẽ trên cơ sở các định mức chi phí áp dụng công thức sau:
Vdg
=
[Ldm x TLmindn x (Hcb + Hpc) + Vdt] x 12 tháng + Vttld
∑Tkh - ∑Ckh
Trong đó:
∑Ckh : Tổng chi phí kế hoạch
Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận:
Phương pháp này tương ứng với chi tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được chọn là lợi nhuận, thường áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và xác định lợi nhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện áp dụng công thức sau:
Vdg
=
[Ldm x TLmindn x (Hcb + Hpc) + Vdt] x 12 tháng + Vttld
Pkh
Trong đó:
Pkh : Lợi nhuận kế hoạch
Quỹ lương thực hiện theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương):
Vthcd = Vld + Vpc + Vbs + Vtg
Trong đó:
Vthcd : Quỹ lương thực hiện theo chế độ
Vld : Tiền lương làm việc vào ban đêm
Vpc : Các khoản phụ cấp lương kế hoạch và các chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lương the quy định
Vbs : Tiền lương bổ sung theo kế hoạch chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp được giao đơn giá theo đơn vị sản phẩm
Vtg : Quỹ tiền lương làm thêm giờ được tính theo kế hoạch, không vượt qua số giờ làm thêm của bộ luật lao động quy định
1.5Các hình thức trả lương:
Trong thực tế của đời sống xã hội và trong quan hệ lao động vẫn tồn tại hai hình thức trả lương phổ biến là: hình thức trả lương theo sản phẩm, hình thức trả lương theo thời gian và có thể kết hợp cả hai hình thức trả lương trên. Việc lựa chọn hình thức trả lương nào là tùy thuộc vào những yêu cầu sau:
Phối hợp tính chất công việc về trình độ tổ chức kỹ thuật nơi làm việc
Có tác dụng khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả lao động và sản xuất
Làm cho tiền lương thể hiện rõ chức năng đòn bẩy kinh tế trong việc kích thích sản xuất kinh doanh
Trả lương phải đem lại hiệu quả kinh tế
Các hình thức tiền lương
Các hình thức tiền lương
Lương thời gian
Lương sàn phẩm
Kết hợp trả lương thời gian và trả lương sản phẩm
-Lương thời gian giản đơn
-Lương thời gian có thưởng
-Lương sàn phẩm cá nhân trực tiếp
-Lương sản phẩm tập thể
-Lương sản phẩm cá nhân gián tiếp
-Lương sản phẩm lũy tiến
-Lương sản phẩm có thường
-Lương khoán
-Phần thưởng theo thời gian
-Phần lương trả theo sản phẩm, doanh thu…
Hình thức trả lương theo sản phẩm
Khái niệm, công thức, điều kiện áp dụng
Lương sản phẩm là hình thức tiền lương mà trong đó thu nhập của người lao động phụ thuộc vào đơn giá sản phẩm và sản lượng đúng theo tiêu chuẩn mà thực tế người đó đạt được.
Công thức tính:
Lsp = ĐGsp x Qtt
Trong đó:
ĐGsp : đơn giá sản phẩm
Qtt : sản lượng thực tế
Để hình thức trả lương theo sản phẩm thực sự phát huy được tác dụng của nó, cẩn phải đảm bảo được thực hiện các điều kiện sau:
Phải xây dựng được đơn giá tiền lương chính xác, muốn thực hiện được điều này phải thực hiện các yêu cầu sau: Phải có hệ thống định mức lao động tiên tiến trong phạm vi cho phép; Thực hiện xác định chính xác cấp bậc kỹ thuật của các khâu công việc; Các khoản phụ cấp phải trả chính xác và đáng đắn. Từ đó có căn cứ khoa học để tính toán đơn giá tiền lương, xay dựng kế hoạch quỹ lương nhằm sử dụng hợp lý có hiệu quả tiền lương của doanh nghiệp.
Đảm bảo tổ chức và phục vụ tốt nới làm việc nhằm đảm bảo cho người lao dộng có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức năng suất lao động nhờ vào giảm bớt thời gian tổn thất do phục vụ tổ chức và phục vụ kỹ thuật.
Làm tốt công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm nhằm đảm bào sản phẩm được sản xuất theo đúng chất lượng đã quy định tránh hiện tượng chay theo số lương đợn thuần. Qua đó tiền lương được tính và trả đúng với kết quả thực hiện.
Phải có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về lương để triển khai công tác tổ chức tiền lương hiệu quả, xác định đúng đắn, chính xác các yếu tố cấu thành đơn giá sản phẩm, tính toán xác định hệ thống đơn giá sản phẩm cho các công việc.
Giáo dục tốt ý thức và trách nhiệm của người lao động để họ vừa phấn đấu nâng cao năng suất lao động vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời tiết kiệm vật tư, nguyên liệu và sử dụng hiệu quả nhất máy móc thiết bị và các trang bị làm việc khác.
Những ưu – nhược điểm:
Ưu điểm
Hình thức trả lương theo sản phẩm khá phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay so với các hình thức trả lương khác, hình thức trả lương theo sản phẩm trong điều kiện nước ta hiện nay có những ưu điểm cụ thể sau:
Đơn giản, dễ hiểu, dễ tính, công nhân có thể tự tính được số tiền lương của mình
Gằn thu nhập tiền lương với kết quả của mỗi người lao động, từ đó tao động lực kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
Tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa những người lao động với nhau
Khuyến khích người lao động nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm nâng cao năng suất lao động
Thể hiện tính công khai trong việc trả lương
Góp phần giáo dục ý thức lao động tự giác, năng động, tích cực trong công việc, thúc đấy tinh thần thi đua giữa các thành viên trong doanh nghiệp
Nhược điểm
Ít quan tâm đến tiết kiệm nguyên vật liệu, coi nhẹ việc tiết kiệm chi phí sản xuất, không bảo quản máy móc thiết bị.
Chạy theo số lượng sản phẩm không coi trọng về