Luận văn Một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ xi măng của tổng công ty xi măng Việt nam trong tiến trình hội nhập AFTA

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có thể phát triển nhanh chóng nếu không mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đối với nền kinh tế có quy mô nhỏ và lạc hậu như nước ta, nếu không mở cửa hội nhập thì sẽ bị “tụt hậu”. Tuy nhiên, xu thế hội nhập kinh tế tất yếu làm cho mức độ cạnh tranh tăng lên, nhất là giữa các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài. Đây là một khó khăn đối với ngành xi măng Việt nam nói chung, với Tổng công ty xi măng Việt nam nói riêng, vì xét về khả năng cạnh tranh thì xi măng Việt nam còn thấp kém hơn nhiều so với các nước trong khu vực Xuất phát từ yêu cầu mang tính khách quan trên, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ xi măng của Tổng công ty xi măng Việt nam trong tiến trình hội nhập AFTA” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Qua việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ xi măng và thực trạng sử dụng các chính sách marketing trong tiêu thụ xi măng của Tổng công ty để phát hiện những nguyên nhân tồn tại cũng như những nguy cơ trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp giúp Tổng công ty nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm trong tiến trình hội nhập 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tiêu thụ xi măng và thực trạng sử dụng dụng các chính sách marketing trong tiêu thụ xi măng của Tổng công ty xi măng Việt nam từ năm 1998-2002 Pham vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến sản phẩm xi măng-là sản phẩm chủ lực của Tổng công ty, các sản phẩm khác không đề cập trong luận văn này 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tổng quát dựa trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường để khái quát đối tượng nghiên cứu Các phương pháp cụ thể được sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, lấy ý kiến chuyên gia,. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm và vai trò của các chính sách marketing trong việc nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp - Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp được nêu ra trong đề tài là kết quả của sự đúc kết, tổng hợp các vấn đề có tính tổng quát chung trong việc xây dựng và triển khai các chính sách marketing vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại các đơn vị sản xuất và kinh doanh xi măng của Tổng công ty và hoàn toàn phù hợp với khả năng áp dụng của Tổng công ty 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm và các chính sách marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Chương 2: Phân tích tình hình tiêu thụ xi măng và thực trạng sử dụng các chính sách marketing trong tiêu thụ xi măng của TCT XMVN Chương 3: Một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ xi măng của TCT XMVN trong tiến trình hội nhập AFTA

doc26 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ xi măng của tổng công ty xi măng Việt nam trong tiến trình hội nhập AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có thể phát triển nhanh chóng nếu không mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đối với nền kinh tế có quy mô nhỏ và lạc hậu như nước ta, nếu không mở cửa hội nhập thì sẽ bị “tụt hậu”. Tuy nhiên, xu thế hội nhập kinh tế tất yếu làm cho mức độ cạnh tranh tăng lên, nhất là giữa các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài. Đây là một khó khăn đối với ngành xi măng Việt nam nói chung, với Tổng công ty xi măng Việt nam nói riêng, vì xét về khả năng cạnh tranh thì xi măng Việt nam còn thấp kém hơn nhiều so với các nước trong khu vực Xuất phát từ yêu cầu mang tính khách quan trên, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ xi măng của Tổng công ty xi măng Việt nam trong tiến trình hội nhập AFTA” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Qua việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ xi măng và thực trạng sử dụng các chính sách marketing trong tiêu thụ xi măng của Tổng công ty để phát hiện những nguyên nhân tồn tại cũng như những nguy cơ trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp giúp Tổng công ty nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm trong tiến trình hội nhập 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tiêu thụ xi măng và thực trạng sử dụng dụng các chính sách marketing trong tiêu thụ xi măng của Tổng công ty xi măng Việt nam từ năm 1998-2002 Pham vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến sản phẩm xi măng-là sản phẩm chủ lực của Tổng công ty, các sản phẩm khác không đề cập trong luận văn này 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tổng quát dựa trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường để khái quát đối tượng nghiên cứu Các phương pháp cụ thể được sử dụng chủ yếu trong luận văn là phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, lấy ý kiến chuyên gia,... 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm và vai trò của các chính sách marketing trong việc nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp - Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp được nêu ra trong đề tài là kết quả của sự đúc kết, tổng hợp các vấn đề có tính tổng quát chung trong việc xây dựng và triển khai các chính sách marketing vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại các đơn vị sản xuất và kinh doanh xi măng của Tổng công ty và hoàn toàn phù hợp với khả năng áp dụng của Tổng công ty 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm và các chính sách marketing thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Chương 2: Phân tích tình hình tiêu thụ xi măng và thực trạng sử dụng các chính sách marketing trong tiêu thụ xi măng của TCT XMVN Chương 3: Một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ xi măng của TCT XMVN trong tiến trình hội nhập AFTA CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1.1- Khái quát về hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1.1-Thực chất và vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với DN 1.1.1.1-Thực chất của tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường -Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển giao sản phẩm, hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng và nhận tiền từ họ - Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu, từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất, đến việc thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng,...nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất 1.1.1.2-Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp - Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất - Tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp 1.1.2- Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1.2.1- Nghiên cứu thị trường Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là để có được những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình xây dựng các kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm 1.1.2.2- Lập kế hoạch tiêu thụ Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là một kế hoạch hành động của doanh nghiệp được dùng để thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định 1.1.2.3- Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm - Phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm - Tổ chức bán hàng và thực hiện các nghiệp vụ bán hàng 1.2- Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 1.2.1- Khái niệm và vai trò của chiến lược tiêu thụ sản phẩm - Chiến lược tiêu thụ là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp và hệ thống các giải pháp, biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra - Chiến lược tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng và quyết định sự thành công hay thất bại của chiến lược kinh doanh 1.2.2- Nội dung của chiến lược tiêu thụ sản phẩm 1.2.2.1- Chiến lược tổng quát Chiến lược tổng quát có nhiệm vụ xác định các bước đi và hướng đi cùng với những mục tiêu cần đạt tới. Tuỳ theo vị thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp mà chiến lược tổng quát có thể thuộc một trong số các nhóm chiến lược: chiến lược của người dẫn đầu thị trường, chiến lược của người thách thức thị trường, chiến lược của người theo đuôi thị trường và chiến lược của người lấp chỗ trống thị trường 1.2.2.2- Chiến lược bộ phận Trên cơ sở xác định được chiến lược tổng quát, công việc tiếp theo là thiết lập các chiến lược bộ phận nhằm thực thi cho chiến lược tổng quát đã được xác định, bao gồm: chính sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách truyền thông và cổ động 1.3- Các chính sách marketing thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của DN 1.3.1- Chính sách sản phẩm 1.3.1.1- Khái niệm và vai trò của chính sách sản phẩm trong tiêu thụ - Chính sách sản phẩm là tổng thể những quy tắc chỉ huy việc tung sản phẩm vào thị trường để củng cố, gạt bỏ hoặc bổ sung, đổi mới sản phẩm cho thị trường lựa chọn của doanh nghiệp - Chính sách sản phẩm là nền tảng, xương sống của chiến lược tiêu thụ 1.3.1.2- Nội dung của chính sách sản phẩm Nội dung chủ yếu của chính sách sản phẩm bao gồm: chính sách chủng loại sản phẩm, chính sách hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm, chính sách về sản phẩm mới 1.3.2- Chính sách giá 1.3.2.1- Khái ni ệm và vai trò của chính sách giá trong tiêu thụ - Chính sách giá của doanh nghiệp là tập hợp những cách thức và quy tắc xác định mức giá cơ sở của sản phẩm và quy định biên độ giao động cho phép thay đổi mức giá cơ sở trong những điều kiện nhất định của hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường - Một chính sách giá hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, thực hiện mục tiêu lợi nhuận, tăng thị phần và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường 1.3.2.2- Quy trình định giá trong tiêu thụ sản phẩm Quy trình định giá trong tiêu thụ sản phẩm bao gồm các công việc: xác định mục tiêu định giá, xác định cầu thị trường mục tiêu, xác định chi phí sản xuất sản phẩm, phân tích giá của đối thủ cạnh tranh,lựa chọn phương pháp định giá, xác định mức giá cuối cùng 1.3.2.3- Các kỹ thuật điều chỉnh giá Đối với mỗi sản phẩm, doanh nghiệp cần xác định mức giá bán cơ bản ban đầu và sau đó sẽ tiến hành điều chỉnh giá trong kinh doanh. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp thực hiện các kỹ thuật điều chỉnh giá như: định giá chiết khấu và bớt giá, định giá phân biệt, định giá theo địa lý, định giá cổ động 1.3.3- Chính sách phân phối 1.3.3.1- Thiết kế kênh phân phối Thiết kế kênh phân phối bao gồm các công việc chủ yếu như: Xác định các căn cứ cho việc thiết kế kênh phân phối, thiết kế một số phương án chính của kênh phân phối, đánh giá và lựa chọn kênh phân phối tối ưu 1.3.3.2- Quản trị kênh phân phối Quản trị kênh phân phối bao gồm các công việc: Tuyển chọn các thành viên của kênh phân phối, kích thích các thành viên của kênh phân phối, đánh giá các thành viên của kênh phân phối 1.3.4- Chính sách truyền thông và cổ động Truyền thông và cổ động là những hoạt động nhằm làm thay đổi lượng cầu dựa trên những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý và thị hiếu của khách hàng. Trong hoạt động truyền thông và cổ động thường sử dụng những công cụ chủ yếu như: quảng cáo, marketing trực tiếp, khuyến mãi, bán hàng trực tiếp và quan hệ công chúng CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XI MĂNG VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING TRONG TIÊU THỤ XI MĂNG CỦA TỔNG CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM 2.1- Khái quát chung về Tổng công ty xi măng Việt nam 2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Tổng công ty xi măng Việt nam được thành lập theo quyết định số 670/TTg ngày 14 tháng 11 năm 1994 của Chính phủ - là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 với tên giao dịch VIETNAM NATIONAL CEMENT CORPORATION (VNCC), trụ sở đặt tại 228 Lê Duẩn - Hà nội - Việt nam Từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty xi măng Việt nam đã không ngừng mở rộng qui mô và lĩnh vực hoạt động. Đến năm 2002, Tổng công ty có 16 đơn vị thành viên, với tổng vốn kinh doanh lên tới 11.101,7 tỷ đồng 2.1.2- Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty 2.1.3- Bộ máy quản lý của Tổng công ty Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Hình 2.1- Bộ máy quản lý của Tổng công ty 2.2- Một số đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ xi măng của Tổng công ty xi măng Việt nam 2.2.1- Đặc điểm về sản phẩm xi măng Đặc điểm của sản phẩm xi măng có ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ về các mặt: bao gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản, xác định giá và kênh phân phối 2.2.2- Đặc điểm công nghệ sản xuất xi măng Tổng công ty xi măng Việt nam hiện tại có ưu thế về mặt công nghệ sản xuất xi măng. Ưu thế này cho phép Tổng công ty sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng cao và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêu thụ sản phẩm cũng như trong việc xây dựng thương hiệu của mình 2.2.3- Đặc điểm về thị trường - Từ năm 1996 trở về trước: Thị trường độc quyền - Từ năm 1997-Nay: Thị trường độc quyền thiểu số 2.2.4- Đặc điểm về lao động Nguồn nhân lực có chất lượng giúp Tổng công ty làm chủ công nghệ sản xuất hiện đại, sản xuất ra sản phẩm có chất luợng cao 2.2.4.5- Đặc điểm về vốn kinh doanh Do đặc điểm của ngành sản xuất xi măng là ngành công nghiệp nặng nên vốn cố định có tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn kinh doanh của Tổng công ty đã tạo nên áp lực buộc Tổng công ty phải gia tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ nhằm giảm chi chí cố định trên tấn sản phẩm, đồng thời đảm bảm khả năng thanh toán các khoản nợ trong đầu tư xây dựng 2.3 - Phân tích tình hình tiêu thụ xi măng và thực trạng sử dụng các chính sách marketing trong tiêu thụ xi măng của TCT XMVN 2.3.1- Phân tích tình hình tiêu thụ xi măng của TCT XMVN từ năm 1998-2002 2.3.1.1- Tình hình tiêu thụ xi măng theo mặt hàng 2.3.1.2- Tình hình tiêu thụ xi măng theo khu vực thị trường 2.3.1.3- Tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường của Tổng công ty 2.3.2- Thực trạng sử dụng các chính sách marketing trong tiêu thụ xi măng của TCT XMVN thời gian qua 2.3.2.1- Chính sách sản phẩm * Chính sách chủng loại sản phẩm Danh mục sản phẩm xi măng của Tổng công ty hiện nay bao gồm 4 loại: Xi măng hỗn hỗn hợp PCB30, xi măng hỗn hợp PCB40, xi măng bền sulfat cao PCHS40 và xi măng trắng PCW30I Nhìn chung, danh mục sản phẩm xi măng của Tổng công ty có tính đồng nhất rất cao và có thể được phân phối trên những kênh phân phối như nhau * Chính sách hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm Những năm gần đây, Tổng công ty xi măng Việt nam đã không ngừng đẩy mạnh việc cải tiến và đổi mới công nghệ sản xuất làm cho chất lượng xi măng có nhiều bước tiến vượt bậc * Chính sách về sản phẩm mới Tốc độ phát triển sản phẩm mới của Tổng công ty xi còn khá chậm chạp so với các đơn vị sản xuất xi măng của các nước trong khu vực 2.3.2.2- Chính sách giá * Định giá bán sản phẩm Tổng công ty ban hành khung giá bán xi măng cho các đơn vị thành viên trên từng khu vực thị trường. Căn cứ vào khung giá bán xi măng, các đơn vị tiến hành xác định mức giá bán lẻ của mình trên từng địa bàn trong phạm vi khung giá qui định * Điều chỉnh giá bán theo các nhóm khách hàng Sau khi xác định được giá bán lẻ, các đơn vị thành viên tiến hành điều chỉnh giá bán lẻ cho các nhóm khách hàng mục tiêu của mình như sau: - Đối với các Tổng đại lý: Thông thường, mức giá bán áp dụng cho các Tổng đại lý thấp hơn mức giá bán lẻ từ 4%-5% và được hưởng chế độ thanh toán chậm 45 ngày kể từ ngày mua hàng - Đối với các đại lý bán lẻ, các đơn vị thi công, sản xuất vật liệu xây dựng: Thường được áp dụng mức giá thấp hơn giá bán lẻ từ 2%-3% và được hưởng chế độ thanh toán chậm 15 ngày kể từ ngày mua hàng - Đối với người tiêu dùng: Được áp dụng mức giá bán lẻ và thực hiện chế độ bán thu tiền ngay * Chính sách chiết khấu Tổng công ty ban hành chế độ chiết khấu thanh toán và chiết khấu theo sản lượng áp dụng chung cho các đơn vị thành viên như sau : - Chiết khấu thanh toán: Áp dụng cho các đối tượng mua hàng trả chậm với mức chiết khấu 0,05%/ngày trong trường hợp thanh toán tiền hàng trước thời hạn - Chiết khấu theo sản lượng: Với các mức như sau: + 500-2.000 tấn được giảm giá 5.000 đ/tấn + 2.001-5.000 tấn được giảm giá 7.000 đ/tấn + Trên 5.000 tấn được giảm giá 10.000 đ/tấn * Những hạn chế trong chính sách giá của Tổng công ty - Về giá bán xi măng: Giá bán các loại xi măng của Tổng công ty còn khá cao so với các đối thủ trong ngành, phần nào đã không đáp ứng đựợc mong muốn của các nhóm khách hàng vốn khá nhạy cảm với giá như: các công ty thi công, sản xuất vật liệu xây dựng, các trung gian phân phối - Về phương pháp định giá: Phương pháp định giá của Tổng công ty đang thực hiện chưa mang tính cạnh tranh, chủ yếu dựa vào chi phí sản xuất và lưu thông để xác định mức giá bán 2.3.2.3- Chính sách phân phối * Tổ chức và quản lý kênh phân phối Kênh phân phối trực tiếp Bao gồm hình thức bán hàng tại kho và bán lẻ tại các cửa hàng. Sản lượng xi măng tiêu thụ qua kênh phân phối trực tiếp thường ổn định và chiếm khoảng 24,6% sản lượng xi măng tiêu thụ hàng năm của Tổng công ty Kênh phân phối một cấp Đây là hình thức phân phối mà nhà sản xuất sử dụng một cấp trung gian là các đại lý bán lẻ để bán xi măng cho khách hàng. Lượng xi măng tiêu thụ trên kênh này chiếm khoảng 30% sản lượng xi măng tiêu thụ hàng năm của Tổng công ty Kênh phân phối hai cấp -Đây là hình thức phân phối mà nhà sản xuất sử dụng hai cấp trung gian là các tổng đại lý và các đại lý bán lẻ để bán xi măng cho khách hàng - Sản lượng xi măng tiêu thụ qua kênh hai cấp tương đối ổn định và chiếm khoảng 45,4% lượng xi măng tiêu thụ hàng năm của Tổng công ty * Những hạn chế trong chính sách phân phối của Tổng công ty - Khả năng bao phủ thị trường còn hạn chế, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, các thị trấn, các khu công nghiệp, còn các vùng sâu, vùng xa thường bị bỏ ngõ tạo cơ hội cho các đổi thủ yếu hơn chen chân vào - Mức độ kiểm soát các trung gian phân phối thấp - Mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh còn rời rạc - Việc tuyển chọn các thành viên kênh không được tiến hành một cách bài bản và kỹ lưỡng 2.3.2.4- Chính sách truyền thông và cổ động Trong hoạt động truyền thông và cổ động của Tổng công ty, công cụ được sử dụng chủ yếu là quảng cáo. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế như: - Các phương tiện quảng cáo còn nghèo nàn - Ngân sách giành cho hoạt động quảng cáo còn rất thấp - Tần suất quảng cáo thấp, nội dung quảng cáo đơn điệu không gây ấn tượng, hiệu quả của quảng cáo chưa cao 2.4- Đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty thời gian qua 2.4.1- Những thành tựu đạt được Trong 5 năm qua, công tác tiêu thụ xi măng của Tổng công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, thể hiện qua các mặt sau: - Sản lượng xi măng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty không ngừng gia tăng qua các năm - Chất lượng xi măng có nhiều bước tiến vượt bậc, được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng, tín nhiệm - Mạng lưới phân phối xi măng tương đối rộng khắp trong cả nước, và đáp ứng cơ bản nhu cầu về xi măng trên thị trường Việt nam - Kết quả tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty được ổn định và phát triển, ảnh hưởng tốt đến đời sống xã hội, tạo được công ăn việc làm cho hơn 17.000 lao động 2.4.2- Những tồn tại cần khắc phục Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Cụ thể: - Chủng loại sản phẩm chưa đa dạng - Chính sách giá còn cứng nhắc, kém năng động - Hệ thống kênh phân phối còn bộc lộ nhiều bất cập - Hoạt động quảng cáo chưa gây được ấn tượng, hiệu quả chưa cao CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ XI MĂNG CỦA TỔNG CÔNG TY XI MĂNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP AFTA 3.1- Phân tích môi trường marketing ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xi măng Việt nam 3.1.1- Môi trường vĩ mô 3.1.1.1- Môi trường kinh tế - Nhu cầu xi măng trong nước đang gia tăng với tốc độ cao - Xu thế hội nhập làm cho mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài tăng lên 3.1.1.2- Môi trường nhân khẩu Sự gia tăng dân số làm cho nhu cầu về xi măng tăng lên tương ứng, đồng thời tạo điều kiện thuận cho phát triển nguồn nhân lực của TCT 3.1.1.3- Môi trường văn hóa xã hội - Quan niệm của người dân là “làm nhà cho cả đời” nên họ chỉ tin tưởng vào những nhãn mác xi măng đã có uy tín để lựa chọn, cho dù giá cả có cao hơn - Tập quán xây dựng trong nhân dân là một trong những yếu tố tác động đến sản lượng tiêu thụ xi măng trên thị trường 3.1.1.4- Môi trường chính trị, pháp luật Tình hình an ninh chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp 3.1.1.5- Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cả về hai mặt: nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ 3.1.1.6- Môi trường kỹ thuật, công nghệ Xu hướng phát triển công nghệ sản xuất xi măng trong thế kỷ 21 đòi hỏi các nhà máy phải đổi mới cả công nghệ lẫn nguyên vật liệu sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành và giảm thiểu ỗ nhiễm môi trường 3.1.2- Môi trường vi mô 3.1.2.1- Nhà cung cấp Phần lớn các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất xi măng đều do Tổng công ty tự đảm nhiệm Tuy nhiên, nhiên liệu dùng để sản xuất xi măng là điện và than lại do Tổng công ty Điện lực Việt nam và Tổng công ty Than Việt nam cung cấp nhưng giá cao so với các nước trong khu vực 3.1.2.2- Khách hàng - Khách hàng tiêu dùng trực tiếp: Sản lượng mua chiếm khoảng 9,5% sản lượng xi măng tiêu thụ hàng năm của Tổng công ty - Khách hàng kỹ nghệ: Sản lượng mua chiếm khoảng 15,5% sản lượng xi măng tiêu thụ hàng năm của Tổng công ty - Khách hàng mua để bán lại: Sản lượng mua hàng chiếm trên 75% sản lượng xi măng tiêu thụ hàng năm của Tổng công ty 3.1.2.3- Đối thủ cạnh tranh - Đối thủ trong nước: Là các xi măng liên doanh và xi măng địa phương - Đối thủ ngoài nước: Là các loại xi măng nhập khẩu, trong đó đối thủ mạnh nhất là xi măng Thái Lan 3.2- Nhận định cơ hội - thách thức - điểm mạnh - điểm yếu của Tổng công ty xi măng Việt nam trong tiến trình hội nhập AFTA 3.2.1- Cơ hội của TCT trong tiến trình hội nhập - Hội nhập AFTA sẽ thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt nam phát triển với tốc độ cao hơn, kích thích nhu cầu về xi măng ngày càng lớn hơn - Hội nhập AFTA tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty trong việc khai thác nguồn nguyên liệu khan hiếm với giá rẻ hơn từ Lào và Thái Lan - Hội nhập AFTA tạo điều ki
Luận văn liên quan