Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thiết bị Tân Phát

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thiết bị Tân Phát Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt để chiếm thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy nguồn nhân lực được xem là tài sản vô cùng quí giá

pdf92 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2754 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thiết bị Tân Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Nguyễn Đỗ Tùng MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TÂN PHÁT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Nguyễn Đỗ Tùng MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TÂN PHÁT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN THÀNH HIẾU HÀ NỘI - 2015 Thang Long University Libraty LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn "Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát" là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu, biểu mẫu được sử dụng trong Luận văn này là trung thực, được thu thập qua quá trình khảo sát thực tế và tham khảo các tài liệu chuyên khảo có liên quan. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về những nội dung trên. Tác giả Nguyễn Đỗ Tùng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................. 1 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 1 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .............................................. 2 5. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP ...... 4 1.1. Một số khái niệm..................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực ................................................................ 4 1.1.2. Khái niệm nghề ................................................................................. 4 1.1.3. Đào tạo trong doanh nghiệp .............................................................. 7 1.1.4. Khái niệm về chất lượng và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ..... 8 1.2. Nội dung, loại hình và các hình thức đào tạo ....................................... 11 1.2.1. Nội dung đào tạo ............................................................................. 11 1.2.2. Loại hình đào tạo ............................................................................ 15 1.2.3. Các hình thức đào tạo ..................................................................... 15 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề ............................. 18 1.3.1. Chất lượng người lao động ............................................................. 18 1.3.2. Nội dung chương trình .................................................................... 20 1.3.3. Đội ngũ giáo viên ............................................................................ 21 1.3.4. Phương pháp dạy học ...................................................................... 21 1.3.5. Tổ chức quản lí đào tạo ................................................................... 22 1.3.6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ......................................... 23 Thang Long University Libraty 1.3.7. Chi phí cho đào tạo ......................................................................... 24 1.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nguồn nhân lực .................... 25 1.4.1. Kiến thức, kỹ năng .......................................................................... 25 1.4.2. Tiêu chuẩn đầu ra ............................................................................ 26 1.4.3. Mục tiêu đào tạo ............................................................................. 28 1.4.4. Hiệu quả đầu tư ............................................................................... 28 1.4.5. Sự hài lòng của học viên ................................................................. 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TÂN PHÁT ..................................................................................................... 31 2.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát .................................. 31 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................. 31 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty ................................................ 32 2.1.3. Tình hình lao động .......................................................................... 36 2.2. Thực trạng công tác đào tạo và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Tân Phát ............................................................................ 38 2.2.1. Nội dung chương trình đào tạo ....................................................... 38 2.2.2. Đội ngũ giảng viên cho đào tạo ...................................................... 47 2.2.3. Phương pháp đào tạo ...................................................................... 48 2.2.4. Tổ chức và quản lý đào tạo ............................................................. 49 2.2.5. Cơ sở vật chất ................................................................................. 52 2.2.6. Chi phí cho đào tạo ......................................................................... 52 2.2.7. Đánh giá kết quả đào tạo ................................................................. 55 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát .................................................................................. 57 2.3.1. Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về đào tạo cán bộ quản lý .. 57 2.3.2. Chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược sản xuất kinh doanh .................................................................................. 57 2.3.3. Sản phẩm sản xuất, kinh doanh ...................................................... 58 2.3.4. Yếu tố thời điểm ............................................................................. 58 2.4. Đánh giá chất lượng đào tạo ở Công ty Tân Phát ................................. 58 2.4.1. Kết quả đã đạt được ........................................................................ 58 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 59 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 62 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TÂN PHÁT .............................................................................................................. 63 3.1. Định hướng phát triển của Công ty trong tương lai .............................. 63 3.2. Quan điểm và mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực . 64 3.2.1. Quan điểm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ............... 64 3.2.2. Mục tiêu đào tạo ............................................................................. 65 3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở công ty cổ phần thiết bị Tân Phát .................................................................................. 66 3.3.1. Nhóm giải pháp trọng tâm .............................................................. 66 3.3.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ .................................................................... 68 3.4. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước ............................................... 72 3.4.1. Đối với Chính phủ .......................................................................... 72 3.4.2. Đối với Bộ công thương, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, Tổng cục dạy nghề .................................................................................... 73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 78 Kết luận ........................................................................................................ 78 Kiến nghị ...................................................................................................... 79 PHIẾU KHẢO SÁT: CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂNLỰC Ở CÔNG TY TÂN PHÁT .................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 83 Thang Long University Libraty DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG Danh mục sơ đồ, biểu đồ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Tân Phát ................................ 33 Biểu đồ 2.3: Học viên đánh giá chất lượng giảng viên (n = 36) ..................... 48 Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ hài lòng của học viên ở Công ty Tân Phát (n=36) .............................................................................................................. 54 Danh mục bảng Bảng 2.1: Cơ cấu lực lượng lao động của công ty Tân Phát ........................... 36 Bảng 2.2: Nhu cầu đào tạo từ năm 2012 - 2014 ở Công ty Tân Phát .............. 39 Bảng 2.3: Nhu cầu và thực trạng đào tạo lao động theo bộ phận và trình độ .. 40 Bảng 2.4: Nhu cầu đào tạo theo nội dung ở công ty Tân Phát từ năm 2012 - 2014 ................................................................................................. 41 Bảng 2.5: Kết quả điều tra công tác xác định nhu cầu đào tạo ở Công ty tân phát .................................................................................................. 41 Bảng 2.6: Yêu cầu đối với các chương trình đào tạo tại Công ty Tân Phát .... 42 Bảng 2.7: Đánh giá mức độ hiểu biết về mục tiêu khóa học ........................... 43 Bảng 2.8: Số lượng đào tạo ở Công ty Tân Phát từ năm 2012 - 2014 ............. 44 Bảng 2.9: Kết quả khảo sát sự phù hợp của học viên đối với khóa học .......... 45 Bảng 2.10: Số lượng chương trình đào tạo ở công ty Tân Phát từ năm 2012 - 2014 ................................................................................................. 46 Bảng 2.11: Trình độ của giảng viên trong Công ty tham gia giảng dạy ......... 47 Bảng 2.12: Số khóa đào theo hình thức tại ở Công ty Tân Phát từ năm 2012 - 2014 ................................................................................................. 48 Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về hình thức đào tạo ở Công ty Tân Phát ......... 49 Bảng 2.14: Số lượng lao động được đào tạo ở Công ty Tân Phát từ năm 2012 đến năm 2014 .................................................................................. 50 Bảng 2.15: Nhu cầu đào tạo theo nội dung ở công ty Tân Phát từ năm 2012 - 2014 ................................................................................................. 51 Bảng 2.16: Kết quả khảo sát công tác triển khai thực hiện đào tạo................ 51 Bảng 2.17: Kinh phí hỗ trợ cho học viên tham gia học .................................. 53 Bảng 2.18: Chi phí đào tạo tại Công ty Tân Phát từ năm 2012 - 2014 .......... 53 Bảng 2.19: Đánh giá chất lượng nhân sự sau đào tạo ..................................... 56 Thang Long University Libraty DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Công ty Tân Phát : Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát Tân Phát : Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát NNL : Nguồn nhân lực DN : Doanh nghiệp CBCNV : Cán bộ công nhân viên BHXH : Bảo hiểm xã họi BHYT : Bảo hiểm y tế BH : Bảo hiểm 13/12 : 2013/2012 14/13 : 2014/2013 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt để chiếm được thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nguồn nhân lực được xem là tài sản vô cùng quý đối với các doanh nghiệp. Nhưng nếu nguồn nhân lực chất lượng không cao, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội thì cũng không tạo ra lợi thế cạnh tranh. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần có những phương pháp đào tạo mới, những chiến lược đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công ty mình. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực là một chức năng quan trọng của quản trị nhân lực. Nó là phương hướng quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đây là nhu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ loại hình tổ chức nào. Trên thực tế, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết được vai trò của chúng. Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: cung cấp thiết bị ô tô, xe máy, thiết bị cơ khí, thiết bị nhiệt, thiết bị xử lý môi trường, thiết bị viễn thông, thiết bị điện. Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mà công ty lựa chọn, công ty đang phấn đấu trở thành nhà cung cấp thiết bị chuyên biệt hàng đầu Việt Nam. Để thành công trên con đường đã chọn thì việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phải luôn được chú trọng. Xuất phát từ thực tế trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng chất lượng đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát, từ đó đưa Thang Long University Libraty 2 ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạonguồn nhân lực cho Công ty để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất, kinh doanh. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Trong sự phát triển của xã hội con người luôn tồn tại với hai tư cách vừa là chủ thể vừa là đối tượng nghiên cứu.  Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát. - Không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát. - Thời gian: Nghiên cứu chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát trong 3 năm trở lại đây (2012 – 2014). Giải pháp đề xuất có ý nghĩa đến năm 2020. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - Phương pháp điều tra, khảo sát qua bảng hỏi, trả lời 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Phân tích và tổng hợp cơ sở lí luận có liên quan đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. - Đánh giá chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát 3 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh muc tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát. Thang Long University Libraty 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một nguồn lực sống, là một yếu tố của sự phát triển kinh tế xã hội. Nó được xem xét trên góc độ số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Chất lượng xem xét trên các mặt: trình văn hóa, sức khỏe, chuyên môn Nhân lực được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng ra trong quá trình lao động sản xuất. Nó cũng được xem là sức lao động của con người - một nguồn lực quý giá nhất trong các yếu tố sản xuất của các doanh nghiệp. Nhân lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Quản trị là cả một quá trình tác động, quản lý những hoạt động của con người và thông qua con người để làm sao có thể hoàn thành một cách có hiệu quả tốt nhất. Công tác quản trị nhân sự hay quản trị nguồn nhân lực là một quá trình giúp tìm kiếm, duy trì và phát triển đội ngũ nhân sự (tức là đội ngũ cán bộ công nhân viên) trong hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có chất lượng, đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong các mục đích của doanh nghiệp. 1.1.2. Khái niệm nghề Có khá nhiều diễn đạt về khái niệm nghề. Có tác giả quan niệm “Nghề là một hình thức phân công lao động, nó được biểu thị bằng những kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc 5 nhất định. Những công việc được sắp xếp vào một nghề là những công việc đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp như nhau, thực hiện trên những máy móc, thiết bị, dụng cụ tương ứng như nhau, tạo ra sản phẩm thuộc về cùng một dạng”. Ở một khía cạnh khác, có tác giả quan niệm “Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội”. Bên cạnh đó cũng có thể hiểu, “Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xã hội , là toàn bộ kiến thức (hiểu biết) và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định”. Nghề bao gồm nhiều chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội. Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp”. Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ Thang Long University Libraty 6 trường (dạy nghề, trung học chuyên ngiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau. Từ các cách hiểu trên cho thấy nghề là kết quả của sự phân công lao động xã hội, xã hội phát triển thì ngành nghề cũng thay đổi theo.Và dưới góc độ đào tạo, nghề là toàn bộ các kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm nghề nghiệp và các phẩm chất khác. Muốn trở thành một nghề thì ít nhất cũng phải trải qua đào tạo, cho dù là đào tạo dài hạn, bài bản; hoặc hướng dẫn kèm cặp. Xuất phát từ quan niệm như vậy, có tác giả phân loại nghề thành hai nhóm là nghề qua đào tạo và nghề xã hội. Nghề đào tạo là nghề mà muốn nắm vững nó, con người phải có trình độ văn hóa nhất định, được đào tạo hệ thống, bằng nhiều hình thức và được nhận bằn
Luận văn liên quan