Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục ở Nghệ An giai đoạn 2003-2010

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, người phụ nữ luôn giữ một vị trí quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ” [16]. Thế kỷ thứ 21 đầy biến động đang mở ra cho nhân loại nhiều sự lựa chọn. Những cơ hội và thách thức mới đang đặt ra trước mắt cho dân tộc ta nói chung và người PN nói riêng. Bên cạnh thiên chức làm vợ, làm mẹ, họ còn là những người lao động, người công dân có trách nhiệm làm ra của cải vật chất và những giá trị tinh thần cần thiết cho XH. Họ có vai trò to lớn trong việc tham dự vào đời sống chính trị- xã hội của đất nước. Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực mà ở đó người phụ nữ thể hiện rất rõ vai trò của mình. Tại đây, họ gánh vác hai trọng trách: trọng trách của một trí thức XHCN Việt Nam và trọng trách của một người vợ, người mẹ trong gia đình. Trong sự nghiệp GD của Đảng, họ là nhân lực chiếm số đông và quan trọng của “quốc sách hàng đầu”. Để có con người cho CNH-HĐH đất nước, sau người mẹ có công sinh thành, dưỡng dục là người mẹ thứ hai có công đem lại cho họ những năng lực, phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Trong đường lối chiến lược, Đảng ta luôn xác định GD & ĐT là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. NQ Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TƯ khoá VIII, NQ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, thứ IX của Đảng đều xác định : “GD & ĐT là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển KT-XH của đất nước.” [25] Trong những năm gần đây, với xu thế hội nhập, công cuộc đổi mới trên đất nước ta đang có bước phát triển với nhịp điệu nhanh, quy mô lớn, đòi hỏi nhanh chóng phải có một đội ngũ CBQL, có phẩm chất, năng lực, trình độ mới đáp ứng được yêu cầu đó. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TƯ Đảng khoá VII khẳng định: “Khẩn trương đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBQL các cấp”. Ngành GD&ĐT có đội ngũ lao động nữ chiếm trên 76%. Ở một số học, bậc học tỷ lệ nữ CBQL và giáo viên chiếm đa số. Để nâng cao chất lượng và phát triển độ ngũ nữ CB, chỉ thị 15/CT-GDDT của Bộ GD & ĐT nhấn mạnh: “Tăng cường CB lãnh đạo, chỉ đạo là nữ ở những bậc và cấp độ QL cao (Các trường CĐ, ĐH, các vụ, viện cấp bộ), ở các bộ phận liên quan đến chính sách lao động tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB nữ để mỗi trường học, mỗi đơn vị QLGD các cấp ít nhất có một CB lãnh đạo nữ” Thực tế những năm qua, công tác cán bộ nữ ở ngành GD&ĐT Nghệ An đã có nhiều chuyển biến tích cực, nữ CBQL đã đóng góp tích cực trong sự phát triển giáo dục tỉnh nhà nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển của sự nghiệp giáo dục: tỷ lệ cán bộ nữ làm công tác QL còn thấp, chưa tương xứng với lực lượng lao động trong ngành; đội ngũ nữ QL lại chưa đồng bộ. Càng lên các bậc học cao, tỷ lệ này càng thấp: MN tỷ lệ 99 %,TH 54,3 % trong khi đó THPT chỉ có 9,6%. Một bộ phận nữ làm công tác QL ở ngành học MN và bậc TH còn bất cập về trình độ chuyên môn cũng như trình độ quản lý. Vì vậy, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ nữ CBQLGD là vấn đề cấp bách, cần thiết quan trọng không chỉ cho nữ CBQL mà còn là của các cấp lãnh đạo ngành GD & ĐT Nghệ An. Là người nữ CBQLGD, tôi luôn trăn trở cùng đồng nghiệp về vấn đề này. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi xuất phát từ đội ngũ CBQLGD và nữ CBQLGD vì sự nghiệp GD&ĐT tỉnh nhà, trên cơ sở đó đề xuất “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nữ CBQLGD ở Nghệ An giai đoạn 2003-2010” giai đoạn mà đề án “ Nâng cao chất lượng GD toàn diện” của tỉnh nhà đòi hỏi ngày càng cao hơn ở đội ngũ CBQLGD và công chức. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở lý luận và thực trạng chất lượng đội ngũ CBQLGD các cấp ở Nghệ An hiện nay, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ nữ CBQLGD trong giai đoạn mới. III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung và đội ngũ nữ CBQLGD Nghệ An nói riêng. - Đối tượng nghiên cứu: Những giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ nữ CBQLGD trong giai đoạn mới. IV- GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: Nếu có những giải pháp hợp lí, thực thi từ những vấn đề nhận thức đến hành động thì sẽ nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ nữ CBQLGD trong giai đoạn 2003-2010, thúc đẩy sự phát triển của ngành học, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH đất nước V-PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Bên cạnh việc nghiên cứu thực trạng đội ngũ nữ CBQL ở Nghệ An và nữ QLGD toàn quốc, đề tài còn đi sâu vào việc nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ nữ CBQLGD trên địa bàn tỉnh Nghệ An. VI - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD - Tìm hiểu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ giáo dục hiện nay ở cấp vĩ mô và vi mô. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ nữ CBQLGD đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 7.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT : - Nghiên cứu hệ thống tài liệu, lý luận. -Nghiên cứu hồ sơ 7.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN : - Quan sát, khảo sát thực tế. - Thống kê số liệu - Phân tích thực trạng. - Tổng kết kinh nghiệm. - Điều tra bằng phiếu hỏi. - Lấy ý kiến chuyên gia (qua trao đổi, mạn đàm). VIII- CẤU TRÚC LUẬN VĂN : Luận văn gồm 3 phần chính: Phần : Mở đầu Phần :Nội dung đề tài : gồm 3 chương - Chương I : Cơ sở lý luận về việc nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ nữ CBQLGD - Chương II : Thực trạng về chất lượng đội ngũ nữ CBQLGD hiện nay ở Nghệ An - Chương III: Những giải pháp nâng cao chất lượngvà phát triển đội ngũ nữ CBQLGD ở tỉnh Nghệ An từ 2003 đến năm 2010 Phần : Kết luận và kiến nghị Mục lục và tài liệu tham khảo

doc71 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3205 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục ở Nghệ An giai đoạn 2003-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan