Trước Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986. Việt Nam là một nước có nền kinh tế chậm phát triển, trì trệ, lạc hậu, và kém xa các nước khác trên thế giới. Sau Đại hội Đảng 1986 thực hiện phương châm, chính sách của Đảng đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế, mở cửa nền kinh tếđể thu hút vốn Đầu tư nước ngoài. Do vậy đến nay nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước chuyển biến rõ rệt vàđang trên đà phát triển thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo con đường xã hội chủ nghĩa. Qua đó ta cũng thấy được tầm quan trọng của Đầu tư nước ngoài là như thế nào đối với nền kinh tế của một đất nước. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với xu thế chung. Theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, thông thoáng hơn.
Hơn 15 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, hoạt động đầu tư nước ngoài đãđạt được những hiệu quả cao những thành tựu quan trọng góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội màĐảng và Nhà nước đãđặt ra, đưa đất nước Việt Nam phát triển bền vững trở thành một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong những thập kỷ tới. Tuy nhiên đểđạt được những mục tiêu đặt ra như vậy không phải là dễ, bởi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam qua quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế, những thiếu xót chưa kịp sửa đổi bổ sung, cơ sở hạ tầng - kinh tế kỹ thuật còn nhiều khó khăn so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Mỹ, Pháp, Anh. Môi trường đầu tưở Việt Nam chưa được hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhàđầu tư nhất là các vấn đề về thủ tục pháp lý. Môi trường đầu tư còn những hạn chế như vậy làm sao có thể thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều như mong muốn? Làm sao có thể phát triển nền kinh tế ? Trong khi đóở các nước khác trong khu vực và trên thế giới nhất là Trung Quốc vàĐài Loan. ngày càng cải thiện môi trường đầu tư cho thông thoáng hơn, thủ tục đầu tưít rườm rà hơn, cơ sở hạ tầng phát triển hơn.
Trong mấy năm qua mặc dù số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng nhưng số lượng không đáng kể, số dựán giải thể trước thời hạn ngày càng tăng, đến hết năm 2003 có trên một nghìn dựán giải thể trước thời hạn với vốn đăng ký khoảng 12,3 tỷ USD chiếm gần 18,6% số dựán và 23% tổng vốn đăng ký của tất cả các dựán được cấp phép. Tại sao số dựán giải thể trước thời hạn lại tăng như vậy? Chúng ta cần phải xem xét lại các yếu tố của môi trường đầu tưở Việt Nam về những mặt tích cực và hạn chế, hệ thống chính sách pháp luật ở Việt Nam những vấn đề cần sửa đổi bổ sung. Chúng ta có lợi thế là mặt chính trịổn định hơn so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới chúng ta nên phát triển lợi thế này cùng với các yếu tố kinh tế và pháp luật của môi trường kinh doanh để nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển hơn.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu những quy định của pháp luật vềđầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nghiên cứu về những chính sách của Nhà nước về tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp truyền thống như phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích.
Qua đó ta thấy việc hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho phù hợp với các yêu cầu của các nhàđầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế quốc tế là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ những yêu cầu trên mà tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế".
Về bố cục Luận văn bao gồm :
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Lời nói đầu
Chương 1: Một số vấn đề chung về Môi trường Đầu tư nước ngoài tại Việt nam.
Chương 2: Một số vấn đề pháp lý về hoàn thiện Môi trường Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện Môi trường Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế.
Kết Luận
Danh mục tài liệu tham khảo
83 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trước Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986. Việt Nam là một nước có nền kinh tế chậm phát triển, trì trệ, lạc hậu, và kém xa các nước khác trên thế giới. Sau Đại hội Đảng 1986 thực hiện phương châm, chính sách của Đảng đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế, mở cửa nền kinh tếđể thu hút vốn Đầu tư nước ngoài. Do vậy đến nay nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước chuyển biến rõ rệt vàđang trên đà phát triển thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo con đường xã hội chủ nghĩa. Qua đó ta cũng thấy được tầm quan trọng của Đầu tư nước ngoài là như thế nào đối với nền kinh tế của một đất nước. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với xu thế chung. Theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, thông thoáng hơn.
Hơn 15 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, hoạt động đầu tư nước ngoài đãđạt được những hiệu quả cao những thành tựu quan trọng góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội màĐảng và Nhà nước đãđặt ra, đưa đất nước Việt Nam phát triển bền vững trở thành một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong những thập kỷ tới. Tuy nhiên đểđạt được những mục tiêu đặt ra như vậy không phải là dễ, bởi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam qua quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế, những thiếu xót chưa kịp sửa đổi bổ sung, cơ sở hạ tầng - kinh tế kỹ thuật còn nhiều khó khăn so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Mỹ, Pháp, Anh... Môi trường đầu tưở Việt Nam chưa được hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhàđầu tư nhất là các vấn đề về thủ tục pháp lý. Môi trường đầu tư còn những hạn chế như vậy làm sao có thể thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều như mong muốn? Làm sao có thể phát triển nền kinh tế ? Trong khi đóở các nước khác trong khu vực và trên thế giới nhất là Trung Quốc vàĐài Loan.. ngày càng cải thiện môi trường đầu tư cho thông thoáng hơn, thủ tục đầu tưít rườm rà hơn, cơ sở hạ tầng phát triển hơn..
Trong mấy năm qua mặc dù số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng nhưng số lượng không đáng kể, số dựán giải thể trước thời hạn ngày càng tăng, đến hết năm 2003 có trên một nghìn dựán giải thể trước thời hạn với vốn đăng ký khoảng 12,3 tỷ USD chiếm gần 18,6% số dựán và 23% tổng vốn đăng ký của tất cả các dựán được cấp phép. Tại sao số dựán giải thể trước thời hạn lại tăng như vậy? Chúng ta cần phải xem xét lại các yếu tố của môi trường đầu tưở Việt Nam về những mặt tích cực và hạn chế, hệ thống chính sách pháp luật ở Việt Nam những vấn đề cần sửa đổi bổ sung. Chúng ta có lợi thế là mặt chính trịổn định hơn so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới chúng ta nên phát triển lợi thế này cùng với các yếu tố kinh tế và pháp luật của môi trường kinh doanh để nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển hơn.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu những quy định của pháp luật vềđầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nghiên cứu về những chính sách của Nhà nước về tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp truyền thống như phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích...
Qua đó ta thấy việc hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho phù hợp với các yêu cầu của các nhàđầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế quốc tế là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ những yêu cầu trên mà tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế".
Về bố cục Luận văn bao gồm :
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Lời nói đầu
Chương 1: Một số vấn đề chung về Môi trường Đầu tư nước ngoài tại Việt nam.
Chương 2: Một số vấn đề pháp lý về hoàn thiện Môi trường Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện Môi trường Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế.
Kết Luận
Danh mục tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Một số quan niệm về đầu tư nước ngoài
Ngày nay Đầu tư nước ngoài đã trở thành một chìa khoá vàng để mở cửa nền kinh tế. Mặc dùĐầu tư nước ngoài (ĐTNN) được nghiên cứu và giải thích ở nhiều giác độ khác nhau nhưng có một điểm chung được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận đầu tư nước ngoài là một trong những giải pháp quan trọng để có thể thúc đẩy và phát triển kinh tế của đất nước mình. Tuy nhiên trong thực tế cũng có một số nước vì những lý do khác nhau đã tìm mọi cách hạn chế việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước mình và tăng cường bảo hộđầu tư trong nước.
Do vậy trên thế giới đã có những quan điểm khác nhau liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
Quan điểm của các nước đang phát triển: Xuất phát từ chính sách bảo hộ mậu dịch,bảo hộ sản xuất trong nước nên các nước này đang e ngại, lo sợ, hoài nghi về việc tư tưởng nước ngoài xâm nhập vào đất nước mình, nên tìm mọi cách để che chắn dòng đầu tư, ngăn cản dòng đầu tư từ nước ngoài vào nước mình. Song song với việc ngăn cản dòng đầu tư nước ngoài vào nước mình các nước này cũng tìm mọi cách che chắn bảo hộđầu tư trong nước trước sự tấn công của đầu tư nước ngoài, tạo ra những rào cản chặt chẽđối với việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài.
việc thành lập các vốn cơ bản cóở nước ngoài. Còn trong Từđiển bách khoa về kinh tế chính trị thìđầu tư nước ngoài là các chi phí cơ bản về phương tiện, vật chất, lao động, tiền tệ nhằm tái sản xuất vốn cơ bản ở nước ngoài. Trong Hiệp định mẫu về khuyến khích và bảo hộđầu tư Liên Xô còn quan niệm đầu tư nước ngoài là tất cả các loại giá trị vật chất mà nhàđầu tưcủa nước này đưa đến nhàđầu tư nước khác theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài.
Quan điểm của các nước công nghiệp phát triển: Đầu tư nước ngoài đối với họđã quá quen thuộc, nó không những có lợi cho nước đầu tư mà còn lợi cho cả nước tiếp nhận đầu tư. Do vậy quan niệm vềđầu tư nước ngoài đúng đắn là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đầu tư nước ngoài có thểđem lại phúc lợi cho mọi người, có thể hỗ trợ cho các nước khác phát triển, việc tiếp nhận đầu tư có thể làm cho các nước xích lại gần nhau hơn. Các nước phát triển thấu hiểu được vai trò của đầu tư nước ngoài nên họ tìm mọi cách đểđầu tư thông suốt vàđầu tư nước ngoài tự do hơn. Các nước này quan niệm đầu tư nước ngoài là tư bản của nhàđầu tư nước này ở nước khác được đưa vào theo những điều kiện nhất định nhằm những mục đích nhất định (Anh, Mỹ...)
Theo quan niệm của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thìđầu tư nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) vàđầu tư gián tiếp (ODA). Các nguồn đầu tư cho nước ngoài có tài trợ phát triển chính thức gồm viện trợ phát triển chính thức và các hình thức khác như tín dụng xuất khẩu, tài trợ tư nhân vay từ ngân hàng quốc tế, vay tín phiếu, đầu tư trực tiếp các nguồn tài trợ tư nhân khác... Như vậy theo quan niệm của tổ chức này thì FDI là một trong những nguồn tài trợ tư nhân, quan niệm này chưa đầy đủ vì chủ thể của FDI không phải duy nhất chỉ có tư nhân mà còn có nhà nưóc và các tổ chức quốc tế khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là người nước ngoài trực tiếp bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lýđiều hành và có thể quyết định toàn bộ hoạt động hoặc có thể tham gia quyết định.
Trong lịch sử thế giới đầu tư nước ngoài đã tồn tại từ lâu nay, từ thời tiền tư bản, các công ty của Anh, Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha, BồĐào Nha là những công ty đi đầu trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài dưới hình thức đầu tư vốn vào các nước Châu Áđể khai thác đồn điền nhằm cung cấp nguyên liệu cho nghành công nghiệp của chính quốc, cùng với khai thác đồn điền là khai thác khoáng sản nhằm mục tiêu thu lợi nhuận để kinh tế phát triển .
Do quan niệm của các nước khác nhau như vậy nên rất khó khăn cho vấn đềđầu tư nước ngoài. Muốn đầu tư thuận lợi, các nước phải kí kết với nhau các hiệp định quốc tế song phương cũng nhưđa phương về vấn đềđầu tư, cuộc đấu tranh để xây dựng các văn bản pháp lý quốc tế nhiều bên vềđầu tư cho đến nay vẫn còn nhiều khó khăn do quan điểm khác nhau, hệ thống các hiệp định hiện hành của WTO còn chưa có một hiệp định chung vềđầu tư cho nên vấn đềđầu tư nước ngoài được giải quyết trong các hiệp định khác nhau của WTO như hiệp định Trims, hiệp định Trips, hiệp định Gatts... Sau vòng đàm phán DoHa tổ chức thưong mại thế giới đang phấn đấu để xây dựng một hiệp định chung nhiều bên vềđầu tư hi vọng rằng sẽ kết thúc đàm phán trong năm tới (2005).
1.1.2. Định nghĩa về đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư tại Việt nam
Theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 (khoản 1 Điều 2) đầu tư nước ngoài được hiểu làđầu tư trực tiếp nước ngoài tức là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhàđầu tư nước ngoài trực tiếp đầu tư vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bằng bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉđiều chỉnh những quan hệđầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không điều chỉnh các quan hệđầu tư gián tiếp như tín dụng quốc tế, viện trợ quốc tế và các quan hệđầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
Theo quy định của các hiệp định song phương vàđa phương về khuyến khích và bảo hộđầu tư, đầu tư nước ngoài được hiểu là tất cả những giá trị vật chất mà nhàđầu tưđưa vào từ nước ký kết này sang nước ký kết hữu quan theo pháp luật nước sử dụng đầu tư. Các giá trị vật chất đó có thể làđộng sản, bất động sản,tiền tệ và các cổ phiếu các hình thức tham gia cổ phần khác, các quyền của nguyên đơn đối với các tài sản được góp để tạo ra các giá trị kinh tế hoặc quyền được kiện đối với các dịch vụ có giá trị kinh tế, quyền tác giả, quyền đối với các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu thương phẩm, know-how, các giá trị vật chất khác được pháp luật nước nhận đầu tư công nhận (biên bản kỳ họp thứ 3 của ban thường trực pháp lý thuộc ban thư ký SEV trang 19-20)
Đầu tư gián tiếp nước ngoài chủ yếu do các quốc gia và các tổ chức liên chính phủ tiến hành, đầu tư gián tiếp không gắn với hoạt động kinh doanh sản xuất của nhàđầu tư mà nóđược thể hiện dưới hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc viện trợ, do đó nó không nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận trực tiếp và trước mắt nào từ vốn đầu tư. Khác với đầu tư gián tiếp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam điều chỉnh quan hệđầu tư trực tiếp, các nhàđầu tư trực tiếp đưa vốn vào để kinh doanh và trực tiếp tham gia vào quản lý và sử dụng vốn của mình, đầu tư trực tiếp chịu ảnh hưởng của những quy luật thị trường, tìm kiếm lợi nhuận trực tiếp bằng vốn đầu tư của mình. Trong đầu tư trực tiếp người nào có vốn có thể bỏ vốn để làm tăng thêm năng lực sản xuất hoặc tạo ra những năng lực sản xuất mới, song cũng có thể mua lại một số cổ phần để thu hút được lợi tức cổ phần. Trong đầu tư trực tiếp người có vốn bỏ ra có thể là người trong nước mà cũng có thể là người nước ngoài nếu được luật pháp của nước nhận đầu tư cho phép, nó không chỉ dựa vào nguồn vốn của nước tiếp nhận mà cùng với vốn có thể có cả kĩ thuật công nghệ, bí quyết kĩ thuật, sản xuất kinh doanh, năng lực Marketing của chủđầu tư khi đầu tư vốn làđã tiến hành sản xuất kinh doanh và sản phẩm làm ra phải được tiêu thụở thị trường nước chủ nhà hoặc thị trường lân cận. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới nhiều hình thức song những hình thức cơ bản là chủđầu tư bỏ vốn thành lập xí nghiệp 100% vốn của mình, mua lại toàn bộ hoặc một phần xí nghiệp của nước chủ nhà, cùng góp vốn với nước chủ nhà, bỏ vốn xây dựng công trình vận hành sau đó chuyển giao cho nước chủ nhà theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên nhưng hình thức liên doanh là hình thức được ưa chuộng nhất từ trưóc đến nay.
1.2. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN HÌNH THÀNH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Môi trường là một khái niệm có nội hàm rộng vàđược sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo định nghĩa thông thường môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại phát triển trong mối quan hệ với con ngưòi hay sinh vật ấy hay môi trường là sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài cóảnh hưởng tới sự tồn tại phát triển của một thực thể hữu cơ. Khái niệm môi trường thường đi kèm với một khái niệm khác sau nó, môi trường đầu tư là một trong những ví dụ... Môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố chính trị, kinh tế, pháp luật...các yếu tố này có liên quan mật thiết với nhau và tác động đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại một nước, các yếu tố này cấu thành môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt cho cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động đầu tư tại nước đó, môi trường đầu tư thuận lợi là một môi trường đầu tư trong đó bản thân từng yếu tố cấu thành nên môi trường đầu tư phải thật hoàn chỉnh, thuận lợi và sự vận hành giữa các yếu tố này phải ăn khớp với nhau để có thể tạo thành một chỉnh thể thống nhất, một chỉnh thể hoàn hảo, hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn các nhàđầu tư. Các yếu tố cấu thành phải có tính đồng bộ, nhất quán với nhau, hỗ trợ nhau để có thể tạo thành một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhàđầu tư. Sau đây sẽđi sâu phân tích một số yếu tố cơ bản của môi trường đầu tư :
1.2.1 Sựổn định về chính trị
Đây là yêu cầu đầu tiên quan trọng nhất quyết định đến việc thu hút vốn ĐTNN. Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tài nguyên phong phú, hạ tầng cơ sở phát triển, nhân lực dồi dào và nhiều điều kiện thuận lợi khác cho nhàđầu tư mà chính trị không ổn định thì không thể nào tạo ra được sự chuyển dịch tích cực của các nguồn vốn ĐTNN. Khi tình hình chính trị không ổn định nhất là thể chế chính trị không ổn định đi liền với nó là pháp luật thay đổi dẫn đến những mục tiêu đặt ra cũng sẽ thay đổi cả phương thức thực hiện đểđạt được mục tiêu đó. Những cái mà ngày hôm qua đã xây dựng được dưới chế độ chính trị cũ đã có thể trở thành lạc hậu thậm chí phải phá bỏ. Như thế sẽ thiệt hại về lợi ích trong đó nhà ĐTNN phải gánh chịu một phần vậy rõ ràng không đáp ứng được mục tiêu lợi nhuận của nhà ĐTNN. Chưa kể đến những trường hợp còn, mất hoặc thất thoát vốn đầu tư nếu như chính quyền mới thực hiện quốc hữu hoá. Sự mất ổn định thường biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau đi liền với nó là những hậu quả phát sinh khác làm thiệt hại đến lợi ích của nhàđầu tư. Chẳng hạn một số nước trong khu vực như: Inđônêxia, Philippin thường xuyên có xung đột vũ trang, bắt cóc, khủng bố khiến các nhàđầu tư lo ngại hoặc CHLB Nga và một số nước SNG thường xuyên có khủng bố và bất ổn về chính trị khiến các nhà đầu tư không dám đầu tư mạnh vì lo ngại có nhiều rủi ro …
Tiêu chí của sựổn định chính trị mà các nhà đầu tư quan tâm là sự ổn định về đường lối, về tổ chức và nhân sự của cơ quan Nhà nước từ TW đến địa phương, mức độ tranh giành quyền lực giữa các phe phái chính trị, sự hoạt động của các đảng phái. Nếu các điều kiện khác của môi trường đầu tư không đổi chính trị càng ổn định thìđộ tin cậy càng cao, càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong điều kiện cạnh tranh diễn ra gay gắt trên thị trường đầu tư sự ổn định chính trị có thể được xem là một lợi thế so sánh cần phát huy. Đối với Việt Nam từ khi thực hiện sự nghiệp đổi mới sự ổn định chính trị luôn được đảm bảo. Tuy nhiên đứng trước nguy cơ diễn biến hoà bình và sự phá hoại của thế lực phản động trong nước cũng như quốc tế chúng ta phải luôn cảnh giác đồng thời tiếp tục duy trì và tăng cường sự ổn định hơn nữa. Để giữ vững và tăng cường sựổn định chính trị cần phải tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về kinh tế, văn hoá, giáo dục, tư tưởng, y tế…đặc biệt là đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện cải cách hành chính quốc gia. Yếu tố quyết định sự thành công đó là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường vai trò nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, kịp thời ngăn chặn mọi âm mưu của thế lực phản động, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách ngoại giao mềm dẻo, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ quốc tế với khẩu hiệu Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển. Đây là xu thế lớn phản ánh đòi hỏi của các quốc gia dân tộc trên thế giới. Việt Nam đặt ra chính sách đối ngoại nhằm phục vụ đường lối phát triển kinh tế của đất nước mình đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế, khai thác nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự nghiệp của đất nước, nhiều nước đang cố gắng giữ ổn định chính trị, tạo môi trường hoà bình, thực hiện chính sách hoà giải, hoà hợp dân tộc nhằm xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế công bằng, bình đẳng, hợp lý. Mở rộng quan hệđối ngoại Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, mở rộng quan hệ nhiều mặt song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị kinh tế quốc tế lớn. Chính việc mở rộng quan hệ ngoại giao là tiền đề cho việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trong đó có việc thu hút ĐTNN. Sự ổn định chính trị có mối quan hệ nhân qủa với sựổn định và an toàn xã hội nó là nhân tố tác động trực tiếp đến lợi ích của nhà đầu tư, xã hội ổn định, trật tự, có kỷ cương pháp luật là điều kiện tối cần thiết cho các nhà đầu tư. Sự ổn định này có quan hệ với hàng loạt các nhân tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đến pháp luật. Những năm vừa qua Việt Nam đã giữ được sựổn định chính trị mà dư luận thế giới đánh giá rất cao, quan hệ ngoại giao được mở rộng và Việt Nam càng ngày càng thu hút được nhiều ĐTNN tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế đất nước.
1.2.2. Sự phát triển kinh tế – kỹ thuật
Cùng với yếu tốổn định chính trị, yếu tố phát triển kinh tế–kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng trong môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam . Sự yếu kém của nền kinh tế Việt Nam là nguồn gốc dẫn đến những hậu quả bất lợi về chính trị, xã hội, quân sự và các quan hệ quốc tế. Do vậy từ Đại hội VI Đảng và nhà nước ta quyết tâm đưa đất nước sớm thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, đặt nhiệm vụ phát triển kinh tếở vị tríưu tiên hàng đầu của chiến lược. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và không ngừng cải thiện về kinh tế.
Cải thiện nền kinh tế là một đòi hỏi khách quan, là một thách thức lớn đối với Việt Nam, rõ ràng nước ta không thể cải thiện môi trường đầu tư khi nền kinh tế thiếu thốn, chắp vá, không thể cạnh tranh trên trường quốc tế. Nước ta là nước có vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi, giàu tài nguyên thiên nhiên, giàu tiềm năng, dân số gần 80 triệu người, nền văn hoá phong phú đậm đà bản sắc riêng xuyên suốt bề dày lịch sử hàng nghìn năm đã hun đúc nên những con người cần cù, ham học và sáng tạo. Tuy Việt Nam tài nguyên thiên nhiên phong phú, tiềm năng dồi dào nhưng điều kiện kinh tế–kỹ thuật của đất nước chưa đủ sức để có thể khai thác tốt, có hiệu quả cao tài nguyên thiên nhiên đó. Ngày nay giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới đang diễn ra một cuộc chạy đua quyết liệt nhằm cải thiện môi trường đầu tư để hấp dẫn được nguồn vốn đầu tư nước ngoài của các nước khác trên thế giới. Việt Nam đã và đang cố gắng khẳng định mình trong cuộc chạy đua này, một đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá (CNH-HĐH) chắc chắn sẽ là một điểm đến đầy tiềm năng cho những ai biết sử dụng và phát triển nó.
Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm quản lý