Luận văn Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của hoạt động cho vay ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Chỉ trong vòng 10 năm qua, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc với tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình ở mức 7,3%/năm. Để đạt được thành tựu này và các kế hoạch phát triển kinh tế trong các năm tiếp theo, nền kinh tế cần phải có nguồn vốn lớn, dồi dào. Ở Việt Nam, nguồn vốn này thường được huy động thông qua hệ thống ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là một hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế đều có tác động trực tiếp đến hoạt động ngân hàng. Từ cuối năm 2008 đến nay, khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở tại Mỹ đã tác động lớn đến hoạt động kinh tế của hàng loạt quốc gia trên thế giới. Hệ thống ngân hàng Việt Nam tuy không bị ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đã giảm sút, đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khách quốc tế, kiều hối đều suy giảm nghiêm trọng. Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, xu hướng sát nhập và hợp nhất các ngân hàng đã đặt ra thách thức mới cho nền kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam, đó là việc hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, quản lý chặt chẽ rủi ro tín dụng Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động cho vay (tín dụng) là nghiệp vụ có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng, bởi lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại. Hoạt động cho vay ngoại tệ là một trong hai loại hình cho vay chủ yếu của ngân hàng khi xét về loại tiền vay. Tuy nhiên đây cũng là hình thức cho vay có rủi ro cao nhất vì ngoài những rủi ro thông thường, cho vay vốn bằng ngoại tệ còn gặp rủi ro do biến động tỷ giá từ khi thẩm định, giải ngân khoản vay cũng như tới khi thu hồi nợ

pdf103 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của hoạt động cho vay ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ------------------ NGUYỄN THỊ MINH HẰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành : Thƣơng mại Mã số : 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ THƢƠNG MẠI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ LƢƠNG BÌNH HÀ NỘI – 2010 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, đặc biệt là Quý thầy cô trong Khoa Sau Đại học đã tận tình dạy bảo và tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Lương Bình đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh, chị cán bộ thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Hội sở chính đã hướng dẫn và giúp tôi có tư liệu để viết luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của Quý thầy cô và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, tháng 4 năm 2010 Nguyễn Thị Minh Hằng MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG .................................................. 4 1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG .......................................... 4 1.1.1 KHỎI NIệM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ................................................... 4 1.1.2 PHÂN LOẠI TÍN DỤNG.......................................................................... 5 1.2 RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ............................................................ 7 1.2.1 ĐỊNH NGHĨA RỦI RO ............................................................................ 7 1.2.2 PHÂN LOẠI RỦI RO TÍN DỤNG .......................................................... 10 1.2.3 RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ĐỊNH QUỐC TẾ (BASEL I, II) ........ 12 1.2.4 RỦI RO TÍN DỤNG THEO QUY ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM...................................................................................................... 15 1.2.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 18 1.3. SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY BẰNG NGOẠI TỆ TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY ......... 23 1.3.1. ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ ....................................................................... 23 1.3.2. ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG ...................................................................... 24 1.3.3. ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....................................... 25 1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG VIỆC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG NGOẠI TỆ ... 27 1.4.2 LINH HOẠT TRONG THANH TOÁN LÃI VAY .................................... 28 1.4.3 SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ NGĂN NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ................. 28 1.4.4 KẾT HỢP HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VỚI BẢO HIỂM TÍN DỤNG....... 29 1.4.5 SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 30 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) ... 32 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ....................................................................................................... 32 2.1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ...................................... 32 2.1.2 QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK: ........................... 33 2.1.3 QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI VIETCOMBANK ....................... 37 2.2. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGOẠI TỆ TẠI VIETCOMBANK .................... 45 2.2.1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ....................................................................... 45 2.2.2. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC........................................................................ 47 2.3. THỰC TRẠNG CHO VAY NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ……………………………………………………………………………48 2.3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÓI CHUNG TạI VIETCOMBANK ............................................................................................ 48 2.3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY BẰNG NGOẠI TỆ TạI VIETCOMBANK ............................................................................................ 52 2.4. NHỮNG RỦI RO NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM THƢỜNG GẶP TRONG HOạT độNG CHO VAY NGOẠI TỆ ................... 55 2.4.1. RỦI RO KHÁCH QUAN ........................................................................ 55 2.4.2. RỦI RO TỪ PHÍA NGÂN HÀNG ........................................................... 60 2.4.3. RỦI RO TỪ PHÍA KHÁCH HÀNG ....................................................... 62 2.4.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG NGOẠI TỆ ĐƢỢC SỬ DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ............................................................................. 66 2.5. VÀI NÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOạT độNG CHO VAY NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ......................... 68 2.5.1. KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƢỢC ................................................................... 68 2.5.2. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN .............................................................. 69 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ........................................................................................ 72 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG VÀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. .................................................... 72 3.1.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ........................................... 72 3.1.2. CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN................................................................. 74 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG KHI CHO VAY NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ............................................. 76 3.2.1. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TỪ PHÍA NGÂN HÀNG ...................... 76 3.2.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TỪ PHÍA KHÁCH HÀNG ................... 85 3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ .................................................... 86 3.3.1. VỚI CHÍNH PHỦ, NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ..................................... 86 3.3.2. VỚI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ..................... 88 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 91 DANH MỤC VIẾT TẮT ACB Ngân hàng Thương mại cổ phần á Châu BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CIC Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước CTCP Công ty cổ phần EUR Đồng Euro FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GHTD Giới hạn tín dụng HĐTD Hội đồng tín dụng HSBC Ngân hàng Hồng Kong Thượng Hải IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế KH Khách hàng L/C Thư tín dụng Libor Lãi suất bình quân của Hiệp hội các ngân hàng tại London NHNN Ngân hàng Nhà nước QLRR Quản lý rủi ro Sibor Lãi suất bình quân của Hiệp hội các ngân hàng tại Singapore TMCP Thương mại Cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TT Thanh toán chuyển tiền TW Trung ương USD Đồng Đô la Mỹ Vietcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam VND Đồng Việt Nam DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Lãi suất Đồng Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2009 ........................... 20 Bảng 2.1: Thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại Vietcombank .................................. 36 Bảng 2.2: Các cấp thẩm quyền tín dụng tại Vietcombank ...................................... 37 Bảng 2.3: Phân loại tín dụng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .................... 41 Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng của Vietcombank từ 2007 – 2009 .................................. 45 Bảng 2.5: Vòng quay vốn tín dụng ngoại tệ trong giai đoạn 2007 – 2009 .............. 50 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Biến động tỷ giá liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước năm 2009 .... 54 Hình 2.2: Biến động tỷ giá mua vào, bán ra USD/VND của Vietcombank năm 2009 ............................................................................................................... 55 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Chỉ trong vòng 10 năm qua, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc với tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình ở mức 7,3%/năm. Để đạt được thành tựu này và các kế hoạch phát triển kinh tế trong các năm tiếp theo, nền kinh tế cần phải có nguồn vốn lớn, dồi dào. Ở Việt Nam, nguồn vốn này thường được huy động thông qua hệ thống ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là một hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế đều có tác động trực tiếp đến hoạt động ngân hàng. Từ cuối năm 2008 đến nay, khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở tại Mỹ đã tác động lớn đến hoạt động kinh tế của hàng loạt quốc gia trên thế giới. Hệ thống ngân hàng Việt Nam tuy không bị ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đã giảm sút, đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khách quốc tế, kiều hối… đều suy giảm nghiêm trọng. Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, xu hướng sát nhập và hợp nhất các ngân hàng đã đặt ra thách thức mới cho nền kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam, đó là việc hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, quản lý chặt chẽ rủi ro tín dụng… Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động cho vay (tín dụng) là nghiệp vụ có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng, bởi lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại. Hoạt động cho vay ngoại tệ là một trong hai loại hình cho vay chủ yếu của ngân hàng khi xét về loại tiền vay. Tuy nhiên đây cũng là hình thức cho vay có rủi ro cao nhất vì ngoài những rủi ro thông thường, cho vay vốn bằng ngoại tệ còn gặp rủi ro do biến động tỷ giá từ khi thẩm định, giải ngân khoản vay cũng như tới khi thu hồi nợ. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ, hạn chế rủi ro của hoạt động cho vay ngoại tệ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý ngân hàng cũng như những nhà nghiên cứu. Trên cơ sở thực tiễn đó, tác giả đã chọn vấn đề “Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của hoạt động cho vay ngoại tệ tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu: Tại Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về rủi ro của hoạt động tín dụng. Có thể kể tên các đề tài như “Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng năm 2006 hay “Quản lý rủi ro tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân năm 2009... Các luận án này chủ yếu tập trung nghiên cứu những rủi ro tín dụng nói chung hay rủi ro tín dụng trong hoạt động cụ thể như cho vay trung và dài hạn... Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu rủi ro khi cho vay ngoại tệ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Ngoại Thương Việt Nam. Xuất phát từ những góc độ tiếp cận, phân tích trên, đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của hoạt động cho vay ngoại tệ tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam” trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã được lựa chọn. 3. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng và cho vay bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng cho vay ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam và những rủi ro gặp phải. Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động cho vay ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam mà không đi sâu nghiên cứu hoạt động cấp tín dụng ngoại tệ cho các đối tượng cá nhân và tổ chức tín dụng khác. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã kết hợp hệ thống hoá tài liệu với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chƣơng I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng Chƣơng II: Thực trạng của hoạt động cho vay ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) Chƣơng III: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng 1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng là hoạt động kinh tế ra đời từ rất sớm dưới hình thức cho vay nặng lãi trong điều kiện sản xuất thấp kém. Cùng với sự phát triển của xã hội, tín dụng đã có sự phát triển vượt bậc. Đến nay, hoạt động tín dụng là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế của các tổ chức cũng như các quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức kinh tế hoạt động độc lập và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua quá trình trao đổi mua bán để hình thành hệ thống kinh tế thống nhất. Dù ở hình thái kinh tế nào (phong kiến, tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa), mỗi tổ chức kinh tế cũng có lúc thừa, lúc thiếu vốn. Tuy nhiên khi đứng trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì tại một thời điểm nhất định sẽ có hiện tượng một nhóm tổ chức kinh tế có vốn tạm thời chưa sử dụng đến trong khi nhóm tổ chức kinh tế khác lại có nhu cầu bổ sung vốn để đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh... Đây là hiện tượng khách quan tồn tại ngay trong quá trình sản xuất xã hội, đồng thời nó cũng là mâu thuẫn trong quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn. Điều này đòi hỏi tín dụng là cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn. Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh credo với ý nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng được hiểu là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng hoặc các định chế tài chính như công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư...) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán [13, tr.20]. Như vậy bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả. Theo định nghĩa trong từ điển về kinh tế học, tín dụng ngân hàng là một khoản tiền mà ngân hàng cấp cho khách hàng của mình dưới dạng các khoản vay hay các khoản thấu chi [39]. Trong nền kinh tế thị trường, phần lớn nguồn tiền được giao dịch thông qua ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn của các tổ chức, cá nhân trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Theo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2004, “cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác” [30]. Như vậy, có thể hiểu tín dụng ngân hàng là hoạt động mà ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 1.1.2 Phân loại tín dụng Tùy theo các căn cứ phân chia khác nhau mà tín dụng được chia thành các loại chính như sau: Căn cứ vào thời hạn cho vay: Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay có thời hạn đến 12 tháng. Loại hình cho vay này thường được các doanh nghiệp sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, các cá nhân sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của mình. Cho vay trung hạn: là cho vay với thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Hình thức vay vốn này được áp dụng với cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay cá nhân, cho vay trả góp... Cho vay dài hạn: là loại hình cho vay có thời hạn trên 5 năm, thời hạn tối đa có thể lên đến 20-30 năm, trong một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm. Loại hình cho vay này thường được áp dụng với cho vay đầu tư các dự án có thời hạn dài như xây dựng các công trình thủy điện, xây dựng mở rộng nhà xưởng, cho vay mua nhà... Căn cứ vào mục đích cho vay: Cho vay bất động sản: là loại hình cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản như nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Cho vay chứng khoán: là loại hình cho vay nhằm mục đích đầu tư (mua, bán, kinh doanh) chứng khoán. Cho vay xuất khẩu: cho vay vốn để tiến hành các hoạt động thu mua vật tư, hàng hóa nội địa, sơ chế các sản phẩm nguyên vật liệu thô... nhằm mục đích xuất khẩu hàng hóa ra sang các thị trường khác. Cho vay nhập khẩu: là loại hình cho vay (thường là vay ngoại tệ) để nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ... nhằm mục đích tiêu dùng, mua bán kiếm lời, phục vụ quá trình hiện đại hóa cơ sở vật chất... Cho vay khác: cho vay nông nghiệp (cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu ...), cho vay công nghiệp ... Căn cứ vào đối tƣợng cho vay: Cho vay doanh nghiệp: đối tượng vay vốn là các doanh nghiệp, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các doanh nghiệp nhà nước, cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cho vay cá nhân: là loại hình cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền (ô tô, nhà cửa...), trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. Cho vay các định chế tài chính: bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác như hình thức cho vay qua đêm, cho vay kỳ hạn. Căn cứ vào loại tiền cho vay: Cho vay đồng nội tệ: là việc người đi vay nhận nợ bằng đồng Việt Nam. Đây là hình thức vay vốn thường chiếm tỷ trọng lớn tại các ngân hàng thương mại. Cho vay ngoại tệ: là hình thức vay vốn mà người đi vay nhận nợ bằng các loại ngoại tệ như đồng Bảng Anh, đồng Đô la Mỹ, đồng Euro, Yên Nhật.... Căn cứ vào các biện pháp bảo đảm tiền vay: Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: bất động sản (quyền sử dụng đất ở, nhà ở, công trình xây dựng, các tài sản gắn liền với đất đai, công trình xây dựng), động sản (dây chuyền máy móc thiết bị, ô tô,... ), các giấy tờ có giá (trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm do các tổ chức tín dụng phát hành), một số quyền và lợi ích (quyền góp vốn mua cổ phần, quyền thụ hưởng bảo hiểm, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp...), tài sản hình thành từ vốn vay. Tài sản này có thể là tài sản của bên vay, hoặ
Luận văn liên quan