Ngân sách nhà nước là công cụtài chính quan trọng không thểthiếu để
Nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụcủa mình. Sựphân cấp quản lý
NSNN phù hợp với sựphân cấp của bộmáy chính quyền, tạo ra những đòn
bẩy tích cực nhằm phát triển mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội .Xã là
cấp chính quyền nhỏnhất, gắn bó mật thiết đến người dân và là đại diện của
Nhà nước giải quyết trực tiếp mối quan hệlợi ích giữa Nhà nước và nhân
dân. Ngân sách xã – phương tiện vật chất đảm bảo sựhoạt động bình thường
của chính quyền cấp xã, đồng thời là công cụtài chính giúp chính quyền cấp
xã thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao. Cùng với sựphát triển về
kinh tếvà đời sống của người dân ngày càng cao, thì viêc thu – chi NSX
cũng không ngừng tăng lên. Vì vậy đòi hỏi công tác quản lý NSX phải có sự
điều chỉnh đểphù hợp với cơchếquản lý kinh tế đáp ứng được yêu cầu hoạt
động của chính quyền nhà nước cấp xã đạt hiệu quảcao, đảm bảo công bằng
xã hội. Có thểnói NSX là tiền đề đồng thời là hệquảtrong quá trình quản lý
kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước. Sựnghiệp đổi mới của nước ta xuất
phát từmục tiêu là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
văn minh theo định hướng XHCN.
Song mọi cơchếchính sách quản lý kinh tế- xã hội không có khuôn
mẫu sẵn mà chúng không ngừng phát triển, hoàn thiện trong quá trình vận
động. Muốn cho ngân sách thực sựtrởthành động lực phát triển của nền
kinh tếthì hơn bao giờhết việc tăng cường công tác quản lý NSX phải được
đặt ra là mục tiêu hàng đầu của công tác quản lý NSNN. Trong công cuộc
xây dựng và phát triển nông thôn mới hiện nay, song song với việc củng cố
chính quyền cấp xã, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác quản lý
NSX đểnó thực sựlà môt phương tiện vật chất bằng tiền giúp chính quyền
xã hoàn thành tốt những nhiệm vụ, chức năng của mình theo quy định của
pháp luật. Qua quá trình thực tập tại phòng Tài chính – Kếhoạch huyện
Nghĩa Hưng em thấy thu chi NSX trên địa bàn huyện cần có những định
hướng mới trong công tác quản lý, để đạt được những kết quảrõ nét hơn, vì
thếem đã chọn đềtài “ Một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai
đoạn hiện nay” đểviết Luận văn tốt nghiệp cho mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Ngân sách xã và sựcần thiết phải hoàn thiện công tác quản
lý Ngân sách xã.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trong những năm
gần đây trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Chương 3: Một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân
sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn
hiện nay.
154 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4617 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, không
sao chép của người khác. Mọi số liệu trong luận văn là hoàn toàn có thật và
được lấy từ những nguồn đáng tin cậy. Nếu sai, em xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………….1
CHƯƠNG I: NGÂN SÁCH XÃ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ……………………...3
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ…………………………
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Ngân sách xã……………………
1.1.1.1 Khái niệm Ngân sách xã…………………………………………
1.1.1.2 Đặc điểm Ngân sách xã…………………………………………
1.1.1.3 Vai trò của Ngân sách xã………………………………….
1.1.2 Nguồn thu, nhiệm vụ chi của Ngân sách xã.
1.1.2.1 Nguồn thu của Ngân sách xã.
1.1.2.2 Nhiệm vụ chi của Ngân sách xã.
1.1.3 Chu trình quản lý Ngân sách xã và sự cần thiết hoàn thiện công tác
quản lý Ngân sách xã.
1.1.3.1 Chu trình quản lý Ngân sách xã.
1.1.3.1.1 Lập dự toán Ngân sách xã.
1.1.3.1.2 Chấp hành dự toán Ngân sách xã.
1.1.3.1.3 Quyết toán Ngân sách xã.
1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH XÃ TRONG THỜI GIAN TỚI.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NSX TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM
ĐỊNH.
2.1 VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN
NGHĨA HƯNG.
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Nghĩa Hưng.
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Nghĩa Hưng.
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH.
2.2.1 Công tác quản lý thu Ngân sách xã.
2.2.1.1 Các khoản thu Ngân sách xã hưởng 100%.
2.2.1.2 Các khoản thu Ngân sách xã phân chia theo tỷ lệ %.
2.2.1.3 Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
2.2.2.Công tác quản lý chi ngân sách xã.
2.2.2.1 Chi thường xuyên.
2.2.2.2 Chi đầu tư phát triển.
2.2.3.Cân đối thu chi Ngân sách.
2.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG TRONG THỜI
GIAN VỪA QUA.
2.3.1 Thuận lợi.
2.3.2 Hạn chế.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA
HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN TỚI.
3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG THỜI
GIAN TỚI CỦA HUYỆN NGHĨA HƯNG.
3.2 PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐIA
BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
3.2.1 Thực hiện quản lý Ngân sách xã theo đúng luật Ngân sách Nhà
nước.
3.2.2 Kết hợp quản lý Ngân sách xã với thị trường.
3.2.3 Thực hiện thu Ngân sách xã đạt hiệu quả cao nhất.
3.2.4 Thực hiện chi Ngân sách xã hiệu quả, tiết kiệm.
3.2.5 Cân đối Ngân sách xã.
3.2.6 Bộ máy tổ chức.
3.3 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG TRONG
THỜI GIAN TỚI.
3.3.1 Về chu trình quản lý Ngân sách xã.
3.3.1.1 Về công tác lập dự toán.
3.3.1.2 Về công tác chấp hành dự toán.
3.3.1.2.1 Về quản lý thu ngân sách xã
3.3.1.3 Về công tác quyết toán.
3.3.2 Về bộ máy tổ chức.
3.3.3 Hoàn thiện chính sách quản lý ngân sách xã.
3.4 KIẾN NGHỊ
3.5 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN.
3.5.1 Luật ngân sách nhà nước được thực hiện nghiêm chỉnh.
3.5.2 Đánh giá đúng vị trí, vai trò của NSNN.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CN Công nghiệp
CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
ĐC&HLCS Đất công ích và hoa lợi công sản
HĐND Hội đồng nhân dân
HTX Hợp tác xã
KBNN Kho bạc Nhà nước
KCN Khu công nghiệp
NSNN Ngân sách nhà nước
NSX Ngân sách xã
TC – KH Tài chính – kế hoạch
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
XHCN Xã hội chủ nghĩa
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng không thể thiếu để
Nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Sự phân cấp quản lý
NSNN phù hợp với sự phân cấp của bộ máy chính quyền, tạo ra những đòn
bẩy tích cực nhằm phát triển mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội….Xã là
cấp chính quyền nhỏ nhất, gắn bó mật thiết đến người dân và là đại diện của
Nhà nước giải quyết trực tiếp mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân
dân. Ngân sách xã – phương tiện vật chất đảm bảo sự hoạt động bình thường
của chính quyền cấp xã, đồng thời là công cụ tài chính giúp chính quyền cấp
xã thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao. Cùng với sự phát triển về
kinh tế và đời sống của người dân ngày càng cao, thì viêc thu – chi NSX
cũng không ngừng tăng lên. Vì vậy đòi hỏi công tác quản lý NSX phải có sự
điều chỉnh để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế đáp ứng được yêu cầu hoạt
động của chính quyền nhà nước cấp xã đạt hiệu quả cao, đảm bảo công bằng
xã hội. Có thể nói NSX là tiền đề đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý
kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Sự nghiệp đổi mới của nước ta xuất
phát từ mục tiêu là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
văn minh theo định hướng XHCN.
Song mọi cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội không có khuôn
mẫu sẵn mà chúng không ngừng phát triển, hoàn thiện trong quá trình vận
động. Muốn cho ngân sách thực sự trở thành động lực phát triển của nền
kinh tế thì hơn bao giờ hết việc tăng cường công tác quản lý NSX phải được
đặt ra là mục tiêu hàng đầu của công tác quản lý NSNN. Trong công cuộc
xây dựng và phát triển nông thôn mới hiện nay, song song với việc củng cố
chính quyền cấp xã, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác quản lý
NSX để nó thực sự là môt phương tiện vật chất bằng tiền giúp chính quyền
xã hoàn thành tốt những nhiệm vụ, chức năng của mình theo quy định của
pháp luật. Qua quá trình thực tập tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện
Nghĩa Hưng em thấy thu chi NSX trên địa bàn huyện cần có những định
hướng mới trong công tác quản lý, để đạt được những kết quả rõ nét hơn, vì
thế em đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
Ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai
đoạn hiện nay ” để viết Luận văn tốt nghiệp cho mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Ngân sách xã và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản
lý Ngân sách xã.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trong những năm
gần đây trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân
sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn
hiện nay.
Đây không phải là một đề tài mới song cùng với quá trình phát triển
kinh tế, công tác quản lý NSNN cũng không ngừng thay đổi nhằm tạo ra cơ
chế phù hợp với tiến trình phát triển như hiện nay. Với kiến thức của một
sinh viên về lý luận và thực tế còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót khi nhìn nhận, đánh giá các vấn đề. Em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để có sự nhận thức đúng đắn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Ngô Thanh Hoàng – giáo viên trực tiếp
hướng dẫn em và các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý Tài chính công,
cùng các cô chú trong phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Nghĩa Hưng đã
tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt bài luận văn này.
GVHD: Th.S Ngô Thanh Hoàng Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Ngô Thanh Huyền 1 Lớp: CQ44/01.03
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng không thể thiếu để
Nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Sự phân cấp quản lý
NSNN phù hợp với sự phân cấp của bộ máy chính quyền, tạo ra những đòn
bẩy tích cực nhằm phát triển mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội….Xã là cấp
chính quyền nhỏ nhất, gắn bó mật thiết đến người dân và là đại diện của Nhà
nước giải quyết trực tiếp mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân.
Ngân sách xã – phương tiện vật chất đảm bảo sự hoạt động bình thường của
chính quyền cấp xã, đồng thời là công cụ tài chính giúp chính quyền cấp xã
thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao. Cùng với sự phát triển về kinh tế
và đời sống của người dân ngày càng cao, thì viêc thu – chi NSX cũng không
ngừng tăng lên. Vì vậy đòi hỏi công tác quản lý NSX phải có sự điều chỉnh để
phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế đáp ứng được yêu cầu hoạt động của chính
quyền nhà nước cấp xã đạt hiệu quả cao, đảm bảo công bằng xã hội. Có thể
nói NSX là tiền đề đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội
của Đảng và Nhà nước. Sự nghiệp đổi mới của nước ta xuất phát từ mục tiêu
là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh theo
định hướng XHCN.
Song mọi cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội không có khuôn mẫu
sẵn mà chúng không ngừng phát triển, hoàn thiện trong quá trình vận động.
Muốn cho ngân sách thực sự trở thành động lực phát triển của nền kinh tế thì
hơn bao giờ hết việc tăng cường công tác quản lý NSX phải được đặt ra là
mục tiêu hàng đầu của công tác quản lý NSNN. Trong công cuộc xây dựng và
phát triển nông thôn mới hiện nay, song song với việc củng cố chính quyền
cấp xã, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác quản lý NSX để nó thực
sự là môt phương tiện vật chất bằng tiền giúp chính quyền xã hoàn thành tốt
những nhiệm vụ, chức năng của mình theo quy định của pháp luật. Qua quá
trình thực tập tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Nghĩa Hưng em thấy thu
GVHD: Th.S Ngô Thanh Hoàng Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Ngô Thanh Huyền 2 Lớp: CQ44/01.03
chi NSX trên địa bàn huyện cần có những định hướng mới trong công tác
quản lý, để đạt được những kết quả rõ nét hơn, vì thế em đã chọn đề tài “ Một
số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay ” để viết Luận
văn tốt nghiệp cho mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Ngân sách xã và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản
lý Ngân sách xã.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trong những năm
gần đây trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân
sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện
nay.
Đây không phải là một đề tài mới song cùng với quá trình phát triển kinh
tế, công tác quản lý NSNN cũng không ngừng thay đổi nhằm tạo ra cơ chế
phù hợp với tiến trình phát triển như hiện nay. Với kiến thức của một sinh
viên về lý luận và thực tế còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót khi nhìn nhận, đánh giá các vấn đề. Em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của thầy cô và các bạn để có sự nhận thức đúng đắn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Ngô Thanh Hoàng – giáo viên trực tiếp
hướng dẫn em và các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý Tài chính công,
cùng các cô chú trong phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Nghĩa Hưng đã tận
tình giúp đỡ em hoàn thành tốt bài luận văn này.
GVHD: Th.S Ngô Thanh Hoàng Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Ngô Thanh Huyền 3 Lớp: CQ44/01.03
CHƯƠNG 1
NGÂN SÁCH XÃ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ.
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Ngân sách xã.
Nhà nước ra đời là kết quả của cuôc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Bằng
công cụ tài chính là Ngân sách nhà nước, Nhà nước đảm bảo thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện nền kinh tế
xã hội của đất nước. Thông qua tổ chức bộ máy theo các cấp chính quyền,
Nhà nước kiểm soát chặt chẽ trật tự xã hội cũng như kịp thời can thiệp vào
nền kinh tế theo chiều hướng khuyến khích phát triển. Gắn với cấp chính
quyền trong tổ chức bộ máy Nhà nước là một cấp ngân sách. Sự tồn tại của
cấp xã kéo theo sự xuất hiện của Ngân sách xã, chính vì vậy NSX tồn tại là
một tất yếu khách quan.
Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, NSNN từ chỗ chỉ nhằm phục vụ chủ
yếu cho nhu cầu hưởng thụ của vua chúa và nuôi dưỡng quân đội cho đến khi
thực dân Pháp xâm lược đã bắt đầu hình thành ngân sách độc lập của các tỉnh
và huyện. Đến năm 1967, chế độ phân cấp quản lý ngân sách ra đời với hệ
thống NSNN bao gồm Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương ( ở
các tỉnh, thành phố phía Bắc ). Đến năm 1972, khi chưa có Ngân sách cấp
huyện, Hội đồng chính phủ đã ra Nghị định số 64/CP chính thức ban hành
Điều lệ NSX vào ngày 8/4/1972. Tiếp đó, Bộ Tài Chính đã ra thông tư số
13/TC – TDT ban hành chế độ kế toán NSX. Hai văn bản trên cơ bản đã hoàn
thiện chế độ quản lý NSX. Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, chấp
hành chủ trương của Nhà nước về việc triển khai công tác quản lý NSX ở các
tỉnh, thành phố phía Nam, phong trào xây dựng NSX trong cả nước đã phát
triển rộng khắp và mạnh mẽ. Sau giải phóng, thời kỳ khôi phục và xây dựng
cơ sở vật chất XHCN ở nông thôn trong cả nước, NSX cũng góp phần không
GVHD: Th.S Ngô Thanh Hoàng Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Ngô Thanh Huyền 4 Lớp: CQ44/01.03
nhỏ vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng nông thôn mới. Nghị
quyết 138/HĐBT ra ngày 19/11/1983 đã khẳng định thêm phần quan trọng
của NSX. Như vậy Ngân sách Nhà nước gồm:
- Ngân sách trung ương.
- Ngân sách địa phương.
Trong đó ngân sách địa phương gồm:
+ Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( Ngân sách cấp tỉnh )
+ Ngân sách thành phố, thị xã, quận, huyện trực thuộc tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương ( Ngân sách cấp huyện )
+ Ngân sách xã, phường, thị trấn ( Ngân sách xã )
1.1.1.1 Khái niệm Ngân sách xã.
Ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, nó đại
diện và đảm bảo tài chính cho chính quyền xã có thể chủ động khai thác
những thế mạnh có sẵn để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội,
giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã.
Ngân sách xã trực tiếp gắn với người dân, trực tiếp giải quyết toàn bộ mối
quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước với dân. Chính vì vậy, NSX là tiền đề đồng
thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Có thể hiểu một cách khái quát nhất về NSX như sau: NSX là hệ thống các
quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ
tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các
chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân
cấp quản lý.
1.1.1.2 Đặc điểm Ngân sách xã.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hệ thống NSNN
ngày càng được hoàn thiện và nền tài chính quốc gia đã và đang được nâng
cao hiệu quả. Song song với quá trình đó, NSX ngày càng chứng minh tầm
quan trọng, tính hiệu quả trong hoạt động của mình góp phần vào sự nghiệp
GVHD: Th.S Ngô Thanh Hoàng Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Ngô Thanh Huyền 5 Lớp: CQ44/01.03
phát triển kinh tế. Là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN nên NSX cũng
mang đầy đủ các đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa
phương, đó là:
- Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật.
- Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định
mức do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Bên cạnh các đặc điểm chung, NSX còn có các đặc điểm riêng:
Một là, NSX là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền Nhà nước
cấp cơ sở. Hoạt động của quỹ được thể hiện trên hai phương diện: huy động
nguồn thu vào quỹ gọi là thu NSX, phân phối và sử dụng quỹ gọi là chi NSX.
Hai là, các chỉ tiêu thu chi NSX luôn mang tính pháp lý (nghĩa là các chỉ
tiêu này được quy định bằng văn bản pháp luật và được pháp luật đảm bảo
thực hiện).
Ba là, đằng sau quan hệ thu chi NSX là quan hệ lợi ích phát sinh trong quá
trình thu chi NSX giữa hai chủ thể: một bên là lợi ích chung của cộng đồng
cấp cơ sở mà đại diện là chính quyền cấp xã, một bên là các chủ thể kinh tế xã
hội…
Bốn là, NSX vừa là một cấp ngân sách, lại vừa là một đơn vị dự toán đặc
biệt (dưới nó không có đơn vị dự toán trực thuộc). Đặc điểm này có ảnh
hưởng chi phối lớn đến quá trình tổ chức lập, chấp hành và quyết toán NSX.
Xã là đơn vị cơ sở trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước, gắn bó trực
tiếp với người dân và nền kinh tế xã hội. Chính vì vậy, nghiên cứu công tác
quản lý NSX tuy không phải là công việc mới đặt ra song lại vô cùng cần thiết
để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
ngân sách trong điều kiện hiện nay.
Ngân sách xã mang tính chất “ lưỡng tính ”, vừa là một cấp tự cân đối thu
chi, vừa là đơn vị trực tiếp chi tiêu. Hay nói cách khác, NSX vừa là một cấp
GVHD: Th.S Ngô Thanh Hoàng Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Ngô Thanh Huyền 6 Lớp: CQ44/01.03
ngân sách, vừa là đơn vị dự toán, nó không có đơn vị dự toán trực thuộc nào,
nó vừa tạo nguồn thu vừa phải phân bổ nhiệm vụ chi.
1.1.1.3 Vai trò của Ngân sách xã.
Ngân sách xã vừa là một cấp trong hệ thống NSNN, vừa là một cấp ngân
sách cơ sở, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với chính quyền cấp xã. Để
thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã thì đòi hỏi phải
có chính sách đủ mạnh mẽ để điều chỉnh các hoạt động ở xã đi đúng hướng,
góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
nước. Cụ thể:
Thứ nhất, NSX cung cấp các phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt
động của bộ máy Nhà nước ở cơ sở. Thông qua thu NSX đã tập trung nguồn
lực để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ở cấp xã như chi lương, sinh hoạt phí, chi cho
quản lý hành chính, mua sắm các trang thiết bị văn phòng…
Thứ hai, NSX là công cụ để điều chỉnh, kích thích mọi hoạt động của xã đi
đúng hướng, đúng chính sách, chế độ và tăng cường mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, công bằng trên địa bàn xã. Bằng việc đề ra hệ thống luật pháp, hệ
thống thuế đã kiểm tra, kiểm soát điều chỉnh lại các hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ trên địa bàn xã, chống lại các hoạt động kinh tế phi pháp, trốn
thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác.
Thứ ba, NSX góp phần quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” hệ thống giao
thông liên thôn, liên xã được xây dựng mới và nâng cấp thường xuyên, nhờ
đó các cụm dân cư dần dần được hình thành, tác động đến sự phát triển và
giao lưu kinh tế. Kinh tế nông thôn từng bước có sự chuyển dịch từ kinh tế
thuần nông sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa, bộ mặt của làng xã từng bước
được đổi mới về vật chất và tinh thần, người dân được hưởng lợi ích xã hội
lớn hơn từ giáo dục, y tế.
Thứ tư, NSX góp phần thực hiện tốt công tác văn hóa xã hội ở nông thôn.
GVHD: Th.S Ngô Thanh Hoàng Luận văn cuối khóa
Sinh viên: Ngô Thanh Huyền 7 Lớp: CQ44/01.03
- Với các khoản chi NSX hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao…
được quan tâm góp phần nâng cao đời sống văn hóa của người dân ở thôn xã.
Chi NSX để xây dựng và phát triển hệ thống truyền hình, truyền thông ở xã
nhằm mở mang văn hóa nhận thức của con người, loại bỏ những hủ tục, xây
dựng nông thôn mới.
- Thông qua các khoản chi như : chi thăm hỏi, chi tặng quà những gia đình
có công với cách mạng, chi trợ cấp cho các gia đình thương binh liệt sỹ, chi
cứu tế xã hội… được thực hiện thường xuyên và đầy đủ hơn.
1.1.2 Nguồn thu, nhiệm vụ chi của Ngân sách xã.
1.1.2.1 Nguồn thu của Ngân sách xã.
Thực chất của sự phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho NSX là giải quyết
mối quan hệ giữa cấp xã với ngân sách cấp trên từ việc quản lý sử dụng
NSNN. Một trong những yêu cầu của việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
Ngân sách là phải nhận định rõ ràng, cụ thể, phải phù hợp với chức năng của
từng cấp. Do vậy việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho NSX phải phù
hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của nhà nước và
chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của cấp xã. Tuy nhiên trong mỗi thời
kỳ nguồn thu, nhiệm vụ chi cũng có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với
thực tế. Theo luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ hai (từ ngày 12/11 đến ngày 16/12/2002) thông
qua thì cơ cấu nguồn thu cho các xã ở địa phương khác nhau do Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh quyết định. Tuy nhiên, cơ cấu đ