Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động ở Bắc Ninh

Vấn đề lao động, việc làm, thất nghiệp luôn là vấn đê quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia nói chung và mọi địa phương nói riêng trong tất cả các giai đoạn phát triển của thời đại, bởi vậy để thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời để phù hợp với thời kì hội nhập kinh tế quôc tế hiện nay, Bắc Ninh cũng như các địa phương khác trong cả nước đã và đang dành sự quan tâm đặc biệt cho vấn đề lao động ,việc làm ở địa phương. Để giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương, Bắc Ninh đã đề ra không ít các giải pháp như: phát triển các làng nghề thủ công, xây dựng và mở rộng khu công nghiệp,. và một trong những biện pháp hữu hiệu đã và đang được Bắc Ninh đẩy mạnh đó là xuất khẩu lao động. Đất nước bước vào thời kỳ mới thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mà dấu mốc cho thời kỳ mới này là sự kiện Việt Nam tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC ( 11/2006) và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong hoàn cảnh đó đặt ra không ít những khó khăn và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam đặc biệt cho lực lượng lao động Việt Nam. Lao động dồi dào là một trong những điểm mạnh mà cũng là điểm yếu của chúng ta. Mở cửa hội nhập là cơ hội tốt để tìm việc làm tốt hơn cho những lao động trẻ có trình độ nhưng cũng là thách thức lớn khi số lượng lao động không lành nghề, lao động thủ công vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong số người thuộc độ tuổi lao động. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết việc làm cho số lao động này và câu trả lời là: xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, xuất khẩu lao động không chỉ đơn giản là đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài rồi bỏ phóng họ mà phải là cả một quá trình quản lý đòi hỏi phải được quan tâm và có những biện pháp hữu hiệu để công tác xuất khẩu lao động đạt hiệu quả. Chính từ thực tế đó kết hợp với những kết quả thu được trong thời gian thực tập nghiên cứu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh, người viết quyết định chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động ở Bắc Ninh” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu đề tài:  Tìm hiểu, nghiên cứu từ đó hệ thống được những vấn đề lý luận về công tác xuất khẩu lao động và quản lý công tác xuất khẩu lao động.  Đánh giá được thực trạng chung của công tác xuất khẩu lao động và quản lý công tác này trong những năm gần đây của nước ta.  Từ thực trạng của tỉnh Bắc Ninh rút ra được những thế mạnh cần phải phát huy và những thực tế bất cập trong công tác xuất khẩu và quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh cũng từ đó tìm hiểu, phân tích được nguyên nhân của những bất cập để đề ra được những biện pháp giải quyết hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động của địa phương nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh.  Hoàn thiện công tác quản lý của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và từ bản thân người lao động để công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh ngày càng hiệu quả và thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế địa phương nói riêng và của nước ta nói chung.  Sử dụng phương pháp đánh giá kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp cộng với việc vận dụng những cơ sở lý luận đã được trang bị trong nhà trường để tìm nguyên nhân, bản chất của vấn đề nghiên cứu từ đó đề ra những giải pháp phù hợp với thực tế của tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra trong quá trình thực tập và nghiên cứu tìm tòi, người viết cũng có nhiệm vụ nữa là rút ra được những kinh nghiệm thực tế cho bản thân không chỉ trong quá trình nghiên cứu khoa học mà còn cả trong quá trình làm việc cọ sát với thực tế để hoàn thiện cũng như nâng cao kiến thức cho bản thân. Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về vấn đề xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ năm 2001 đến nay và những phương hướng nhiệm vụ của năm 2007 cũng như trong thời gian tới.Và để đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ chủ yếu của đề tài thì luận văn tốt nghiệp này cần có những nội dung chính sau: CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH. CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH.

docx97 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động ở Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Vấn đề lao động, việc làm, thất nghiệp luôn là vấn đê quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia nói chung và mọi địa phương nói riêng trong tất cả các giai đoạn phát triển của thời đại, bởi vậy để thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời để phù hợp với thời kì hội nhập kinh tế quôc tế hiện nay, Bắc Ninh cũng như các địa phương khác trong cả nước đã và đang dành sự quan tâm đặc biệt cho vấn đề lao động ,việc làm ở địa phương. Để giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương, Bắc Ninh đã đề ra không ít các giải pháp như: phát triển các làng nghề thủ công, xây dựng và mở rộng khu công nghiệp,... và một trong những biện pháp hữu hiệu đã và đang được Bắc Ninh đẩy mạnh đó là xuất khẩu lao động. Đất nước bước vào thời kỳ mới thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mà dấu mốc cho thời kỳ mới này là sự kiện Việt Nam tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC ( 11/2006) và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong hoàn cảnh đó đặt ra không ít những khó khăn và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam đặc biệt cho lực lượng lao động Việt Nam. Lao động dồi dào là một trong những điểm mạnh mà cũng là điểm yếu của chúng ta. Mở cửa hội nhập là cơ hội tốt để tìm việc làm tốt hơn cho những lao động trẻ có trình độ nhưng cũng là thách thức lớn khi số lượng lao động không lành nghề, lao động thủ công vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong số người thuộc độ tuổi lao động. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết việc làm cho số lao động này và câu trả lời là: xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, xuất khẩu lao động không chỉ đơn giản là đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài rồi bỏ phóng họ mà phải là cả một quá trình quản lý đòi hỏi phải được quan tâm và có những biện pháp hữu hiệu để công tác xuất khẩu lao động đạt hiệu quả. Chính từ thực tế đó kết hợp với những kết quả thu được trong thời gian thực tập nghiên cứu tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh, người viết quyết định chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động ở Bắc Ninh” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu, nghiên cứu từ đó hệ thống được những vấn đề lý luận về công tác xuất khẩu lao động và quản lý công tác xuất khẩu lao động. Đánh giá được thực trạng chung của công tác xuất khẩu lao động và quản lý công tác này trong những năm gần đây của nước ta. Từ thực trạng của tỉnh Bắc Ninh rút ra được những thế mạnh cần phải phát huy và những thực tế bất cập trong công tác xuất khẩu và quản lý xuất khẩu lao động của tỉnh cũng từ đó tìm hiểu, phân tích được nguyên nhân của những bất cập để đề ra được những biện pháp giải quyết hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản lý xuất khẩu lao động của địa phương nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh. Hoàn thiện công tác quản lý của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và từ bản thân người lao động để công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh ngày càng hiệu quả và thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế địa phương nói riêng và của nước ta nói chung. Sử dụng phương pháp đánh giá kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp cộng với việc vận dụng những cơ sở lý luận đã được trang bị trong nhà trường để tìm nguyên nhân, bản chất của vấn đề nghiên cứu từ đó đề ra những giải pháp phù hợp với thực tế của tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra trong quá trình thực tập và nghiên cứu tìm tòi, người viết cũng có nhiệm vụ nữa là rút ra được những kinh nghiệm thực tế cho bản thân không chỉ trong quá trình nghiên cứu khoa học mà còn cả trong quá trình làm việc cọ sát với thực tế để hoàn thiện cũng như nâng cao kiến thức cho bản thân. Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về vấn đề xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ năm 2001 đến nay và những phương hướng nhiệm vụ của năm 2007 cũng như trong thời gian tới.Và để đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ chủ yếu của đề tài thì luận văn tốt nghiệp này cần có những nội dung chính sau: CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH. CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH. Do kiến thức và trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi có những sai xót, mong quý thầy cô và bạn đọc thông cảm! Để hoàn thành được bài viết này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của lãmh đạo và cán bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh trong thời gian thực tập và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Đoàn Thị Thu Hà. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG. Khái niệm. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu lao động: Phát triển hợp tác quốc tế trong việc tổ chức đưa người lao động và chuyên gia Việt nam ( trừ những cán bộ, công chức được quy định tại pháp lệnh cán bộ, công chức đi thực hiện nhiệm vụ, công vụ ở nước ngoài do sự phân công của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới. Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế- xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước. Xuất khẩu lao động là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, hàng hoá đem xuất khẩu là sức lao động của con người, còn khách mua là chủ thể người nước ngoài. Nói cách khác xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao động cho người nước ngoài, mà đối tượng của nó là con người. 1.2. Vai trò của xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia đặc biệt là những nước có nền kinh tế chậm và đang phát triển như Việt Nam. Trước hết, xuất khẩu lao động có một vai trò đặc biệt trong việc giải quyết việc làm và ổn định thị trường lao động. Không chỉ đơn thuần mang tính chất giải quyết việc làm cho số lao động dư thừa mà xuất khẩu lao động còn góp phần rất lớn vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của đất nước. Xuất khẩu lao động còn là một trong những công cụ hữu hiệu cho việc chuyển giao công nghệ tiên tiến hiện đại của nước ngoài thông qua quá trình đào tạo và làm việc ở nước ngoài của người lao động. Hoạt động xuất khẩu lao động cũng là cầu nối để quốc gia tăng cường quan hệ hợp tác về mọi mặt, giúp cho sự giao lưu giữa các nền văn hoá trên thế giới ngày càng được mở rộng. Hoạt động xuất khẩu lao động cũng là cầu nối để quốc gia tăng cường quan hệ hợp tác về mọi mặt, giúp cho sự giao lưu giữa các nền văn hoá trên thế giới ngày càng được mở rộng. 1.3. Đặc điểm. Xuất khẩu lao động mang tính tất yếu khách quan. Xuất khẩu lao động là một hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt. Xuất khẩu lao động mang tính lợi ích cao. Xuất khẩu lao động mang tính xã hội cao. Xuất khẩu lao động cũng có tính cạnh tranh. Xuất khẩu lao động là hoạt động có tính rộng rãi trên toàn thế giới. Xuất khẩu lao động phụ thuộc nhiều vào chính sách của các quốc gia. 1.4. Phân loại các hoạt động xuất khẩu lao động. Có rất nhiều cách phân loại hoạt động xuất khẩu lao động khác nhau, theo điều 134a* - Bộ luật lao động của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi, bổ xung năm 2002,2006 thì các hình thức đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gồm có: Cung ứng lao động theo các hợp đồng ký với bên nước ngoài; Đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài; Đưa lao động đi làm việc theo các dự án đầu tư ở nước ngoài; Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Và nhiều cách phân loại khác nữa. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động. Các yếu tố thuộc về Nhà nước: Bao gồm cả những yếu tố thuộc về nhà nước của nước tiếp nhận lao động và của nước đưa lao động đi xuất khẩu. Yếu tố thuộc về các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động. Đó là các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp có ảnh hưởng tới quá trình xuất khẩu lao động và quản lý hoạt động này. Yếu tố thuộc về người lao động. Bao gồm các yếu tố thuộc về bản thân người lao động như trình độ tay nghề, trình độ học vấn,… Các yếu tố khác. Đây là các yếu tố thuộc các lĩnh vực khác như văn hoá,tôn giáo tín ngưỡng,…có ảnh hưởng dến hoạt động xuất khẩu lao động. 1.6. Hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam. 1.6.1.Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam. 1.6.2. Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Được chia làm hai giai đoạn chính là giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1990 và từ năm 1991 đến nay. 1.6.3. Một số quy định của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động. II.QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG. 2.1. Khái niệm. Quản lý xuất khẩu lao động là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của các chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý là hoạt động xuất khẩu lao động và các khách thể quản lý là người lao động, các doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động cùng các đối tượng có liên quan khác nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động. 2.2. Sự cần thiết phải quản lý xuất khẩu lao động. Dựa vào các yếu tố tất yếu của quá trình phát triển kinh tế của đất nước và tính chất của quá trình xuất khẩu lao động mà việc quản lý trở nên cần thiết. 2.3. Những nội dung của quản lý xuất khẩu lao động. 2.3.1. Lập kế hoạch xuất khẩu lao động. Quá trình lập kế hoạch quản lý xuất khẩu lao động bao gồm các bước sau: Bước 1- Nghiên cứu và dự báo. Bước 2 - Thiết lập các mục tiêu. Bước 3- Phát triển các tiền đề. Bước 4 - Xây dựng các phương án. Bước 5 - Đánh giá các phương án. Bước 6 - Lựa chọn phương án và ra quyết định. 2.3.2. Tuyển mộ, tuyển chọn lao động xuất khẩu. Căn cứ để tuyển chọn lao động đi xuất khẩu lao động được Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định 81/2003/NĐ-CP. 2.3.3. Đào tạo – giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Được quy định cụ thể theo Quy chế đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (ban hành kèm theo Quyết định số 1635/1999/QĐ-BLĐTB&XH ngày 13 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB & XH). 2.3.4. Quản lý lao động đã xuất khẩu. 2.3.4.1. Quản lý ở trong nước. a) Quản lý hợp đồng lao động. b)Quản lý sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội của lao động. Quản lý việc thanh lý hợp đồng. 2.3.4.2. Quản lý ở nước ngoài. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH. I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH BẮC NINH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH. Đặc điểm kinh tế - xã hội. Từ năm 1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập cho đến nay trải qua 10 năm phấn đấu Đảng và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã tạo ra một diện mạo kinh tế - xã hội mới. Từ một tỉnh mới tái lập nền kinh tế còn non yếu, tỉnh Bắc Ninh đã tập trung nguồn lực để khai thác những thế mạnh của mình vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ có những chính sách hợp lý, sau 10 năm Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu rất to lớn mang tính đột phá. Đặc điểm tự nhiên. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh tương đối thuận lợi và có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt đông xuất khẩu lao động và việc quản lý hoạt động đó. Đặc điểm của lao động trong tỉnh. Về số lượng lao động. 1.3.1.1. Quy mô. Cơ cấu. Về chất lượng lao động 1.3.2.1. Về trình độ học vấn. 1.3.2.2. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật. 1.3.2.3. Về mức độ phù hợp giữa ngành nghề đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động. 1.3.2.4. Về năng lực cạnh tranh của lao động tỉnh Bắc Ninh. Tình trạng thất nghiệp và công tác giải quyết việc làm trong những năm gần đây. 1.4.1. Tình trạng thất nghiệp. Tình trạng thiếu việc làm được thể hiện ở hai chỉ tiêu chính là tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. 1.4.2Tình hình giải quyết việc làm của tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG. Thực trạng xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh. Về số lượng. Trong những năm gần đây, song song với việc đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh thì công tác xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh cũng dành được một sự quan tâm khá lớn do đó hoạt động xuất khẩu lao động cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh trong những năm qua. 1.1.2.Về chất lượng. Tuy đã được cải thiện nhiều song vẫn còn nhiều tồn tại bất cập. Các yếu tố tác động chủ yếu đến hoạt động xuất khẩu lao động ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Về phía Nhà nước. 1.2.2.Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh. 1.2.3.Về phía người lao động. . Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý xuất khẩu lao động. Những thành tựu và những bất cập. 1.3.1.1. Những thành tựu đạt được. Bắc Ninh cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về số lượng và chất lượng lao động xuất khẩu trong thời gian vừa qua. 1.3.1.2. Những bất cập. Tuy có nhiều htành tựu song cũng gặp phải không ít những bất cập trong quá trình quản lý hoạt động xuất khẩu lao động cần phải khắc phục. Nguyên nhân Nguyên nhân của những thành tựu. Có nhiều nguyên nhân trong đó từ phía Nhà nước là chủ yếu. Nguyên nhân của những bất cập. Nguyên nhân của những bất cập xuất phát từ cả phía người lao động lẫn các doanh nghiệp và cả Nhà nước. Nhận định chung về thực trạng hiện nay. CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH TRONG THỜi GIAN TỚI. Mục tiêu của công tác xuất khẩu lao động trong các năm tới. Xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính chiến lược của nước ta nói chung và của Bắc Ninh nói riêng trong thời gian tới. Chính vì thế, Đảng và chính quyền tỉnh Bắc Ninh xác định nhiệm vụ trước mắt của tỉnh là năm 2007 phấn đấu đưa được từ 3000 đến 4000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Một số triển vọng cho công tác xuất khẩu lao động. Đối với các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia trong thời gian tới vẫn có nhu cầu tương đối lớn về lao động, ngoại trừ Malaysia các thị trường còn lại đều được dự báo sẽ tăng lượng xuất khẩu lao động trong năm 2007 và vài năm tới. Đối với các thị trường mới như các nước Qatar, Saudi Arabia, các tiểu vương quốc Ả Rập,… trong năm 2007 có thể thu hút hàng chục nghìn lao động. MỘT SỐ GIẢi PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH BẮC NINH. 2.1. Giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước về công tác xuất khẩu lao động. Có rất nhiều giải pháp trong trường hợp này mà chủ yếu là nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động. 2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp trước mắt là nâng cao số lượng và chất lượng cho lao động xuất khẩu. Doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm hơn nữa với lao động khi lao động trở về nước trong việc hoàn tất thủ tục cho người lao động cũng như thủ tục cho họ gia hạn hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng mới nếu họ có nhu cầu. 2.3. Giải pháp đối với người lao động. Điểm yếu nhất của lực lượng lao động tỉnh Bắc Ninh nói riêng và của cả nước nói chung đó là chất lượng lao động bởi vậy để nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu lao động và hoàn thiện công tác quản lý hoạt động này biện pháp chủ yếu của người lao động là nâng cao chất lượng của bản thân mình. CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG. Khái niệm. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu lao động, dưới đây là một số các khái niệm cơ bản về xuất khẩu lao động. Khái niệm thứ nhất là: Phát triển hợp tác quốc tế trong việc tổ chức đưa người lao động và chuyên gia Việt nam ( trừ những cán bộ, công chức được quy định tại pháp lệnh cán bộ, công chức đi thực hiện nhiệm vụ, công vụ ở nước ngoài do sự phân công của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới. Khái niệm thứ hai về xuất khẩu lao động được ghi trong chỉ thị số 41 – CT/TW ngày 29/9/1998 của Bộ chính trị như sau: Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế- xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước. Một khái niệm nữa của xuất khẩu lao động là: Xuất khẩu lao động là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, hàng hoá đem xuất khẩu là sức lao động của con người, còn khách mua là chủ thể người nước ngoài. Nói cách khác xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao động cho người nước ngoài, mà đối tượng của nó là con người. Như vậy xuất khẩu lao động là một hoạt động xuất khẩu đặc biệt trong đó hàng hoá được giao bán là sức lao động của con người, chính vì vậy nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như chính bản thân người lao động cần phải hết sức chú ý tới hoạt động này, nó không chỉ mang lại thu nhập cao cho người lao động mà còn đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của mỗi quốc gia. 1.2. Vai trò của xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia đặc biệt là những nước có nền kinh tế chậm và đang phát triển như Việt Nam. Trước hết, xuất khẩu lao động có một vai trò đặc biệt trong việc giải quyết việc làm và ổn định thị trường lao động. Đối với các quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển khối lượng việc làm tạo ra trong xã hội là rất hạn chế so với khối lượng lao đông trong độ tuổi rất dồi dào của họ bởi vậy thất nghiệp và giải quyết việc làm luôn là vấn đề đau đầu của các nhà lãnh đạo quốc gia. Ở Việt Nam, hiện nay có khoảng 400.000 lao động và chuyên gia làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề,mỗi năm tăng thêm khoảng trên dưới 70.000 người riêng năm 2006 Việt Nam đã đưa được 78.885 lao động đi làm việc ở nước ngoài. (Nguồn: http:// www.thanhnienonline.com.vn – tác giả Ngọc Minh, ngày 27/4/2005) Với những con số ấn tượng trên chúng ta có thể nhận thấy rằng xuất khẩu lao động đã giải quyết được việc làm cho một khối lượng lớn lao động, tỷ lệ lao động xuất khẩu lao động trong tổng số lao động được giải quyết việc làm giai đoạn 2001 – 2005 khoảng 3,42 %. / (Nguồn:Bản tin thị trường lao động số 8/2006-Một số vấn đề về xuất khẩu lao động 2000-2005 – tr 9, CN. Nguyễn Văn Dư.) Tuy chưa phải là một con số cao song con số đó cũng cho thấy rằng xuất khẩu lao động đã góp một phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm cho nước ta trong thời gian qua.Còn đối với các quốc gia nhập khẩu lao động thì việc nhận thêm lao động sẽ giúp họ giải quyết được tình trạng thiếu hụt lao động trong những ngành nghề mà lao động trong nước không muốn làm như lương thấp, độc hại, vất vả nặng nhọc hoặc những công việc cần lao động thủ công hay thiếu hụt lao động do nguồn lao động trong nước ít. Không chỉ đơn thuần mang tính chất giải quyết việc làm cho số lao động dư thừa mà xuất khẩu lao động còn góp phần rất lớn vào công cuộc xoá đói g