Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ủy thác tại tổng công ty giấy Việt Nam

Trước xu hướng tự do hoá thương mại, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó hoạt động nhập khẩu giữ vai trò quan trọng vì nó đảm bảo việc ung cấp các trang thiết bị hiện đại, các sản phẩm thiết yếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả. Bên cạnh đó nhập khẩu còn cho phép Việt Nam tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý từ các nước trên thế giới. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng nhập khẩu các mặt hàng mà họ có nhu cầu, do vậy họ đã uỷ thác cho doanh nghiệp khác thực hiện. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và an toàn một nghiệp vụ quan trọng đối với các doanh nghiệp là xay dựng các hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế do nhiều nguyên nhân mà quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu vẫn gặp phải một số vướng mắc, ảnh hưởng đến hiệu quả việc thực hiện hợp đồng. Vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện hơn nữa quá trình thực hiện hợp đòng nhập khẩu nói chung và hợp đồng nhập khẩu uỷ thác nói riêng nhằm giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty giấy Việt Nam chủ yếu là hoạt động nhập khẩu uỷ thác và đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác không tránh khỏi vướng mắc. Do vậy qua quá trình thực tập tại Tổng công ty giấy Việt Nam và được sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Đức Khiên, em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty giấy Việt Nam" Qua đây em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn thầy giáo Nguyễn Đức Khiên cùng các cán bộ phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty đã tận tình chỉ bảo tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này * Mục đích nghiên cứu: - Đề tài này được nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty giấy Việt Nam - Đưa ra một số giải pháp cụ thể mà Tổng công ty có thể áp dụng - Nhằm giúp cho các cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu có cách nhìn toàn diện về thực hiện hợp đồng nhập khẩu sao cho có hiệu quả nhất - Rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu * Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu - Mức độ tiếp cận nghiên cứu hoạt động nhập khẩu, quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác - Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty dựa trên cơ sở lý luận và hiểu biết về thực tế và kiến thức đã học *Phương pháp nghiên cứu Em đã áp dụng kiến thức học ở trên lớp và hướng dẫn của thầy giáo cũng như thực tế khi tham gia thực tập tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. Luận văn này được nghiên cứu theo hướng lý luận để phân tích, có nêu lên những tồn tại của thực trạng dựa trên những suy luận và đánh giá thực tế Toàn bộ nội dung của luận văn được chia thành 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận chung về quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác Chương II: Thực trạng và quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty Giấy Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam

docx67 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2494 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu ủy thác tại tổng công ty giấy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trước xu hướng tự do hoá thương mại, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó hoạt động nhập khẩu giữ vai trò quan trọng vì nó đảm bảo việc ung cấp các trang thiết bị hiện đại, các sản phẩm thiết yếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả. Bên cạnh đó nhập khẩu còn cho phép Việt Nam tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý từ các nước trên thế giới. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng nhập khẩu các mặt hàng mà họ có nhu cầu, do vậy họ đã uỷ thác cho doanh nghiệp khác thực hiện. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và an toàn một nghiệp vụ quan trọng đối với các doanh nghiệp là xay dựng các hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế do nhiều nguyên nhân mà quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu vẫn gặp phải một số vướng mắc, ảnh hưởng đến hiệu quả việc thực hiện hợp đồng. Vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện hơn nữa quá trình thực hiện hợp đòng nhập khẩu nói chung và hợp đồng nhập khẩu uỷ thác nói riêng nhằm giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty giấy Việt Nam chủ yếu là hoạt động nhập khẩu uỷ thác và đạt được kết quả khả quan. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác không tránh khỏi vướng mắc. Do vậy qua quá trình thực tập tại Tổng công ty giấy Việt Nam và được sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Đức Khiên, em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty giấy Việt Nam" Qua đây em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn thầy giáo Nguyễn Đức Khiên cùng các cán bộ phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty đã tận tình chỉ bảo tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này * Mục đích nghiên cứu: Đề tài này được nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty giấy Việt Nam Đưa ra một số giải pháp cụ thể mà Tổng công ty có thể áp dụng Nhằm giúp cho các cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu có cách nhìn toàn diện về thực hiện hợp đồng nhập khẩu sao cho có hiệu quả nhất Rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu * Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu Mức độ tiếp cận nghiên cứu hoạt động nhập khẩu, quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty dựa trên cơ sở lý luận và hiểu biết về thực tế và kiến thức đã học *Phương pháp nghiên cứu Em đã áp dụng kiến thức học ở trên lớp và hướng dẫn của thầy giáo cũng như thực tế khi tham gia thực tập tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. Luận văn này được nghiên cứu theo hướng lý luận để phân tích, có nêu lên những tồn tại của thực trạng dựa trên những suy luận và đánh giá thực tế Toàn bộ nội dung của luận văn được chia thành 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận chung về quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác Chương II: Thực trạng và quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác tại Tổng công ty Giấy Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam Qua đây em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn thầy giáo Nguyễn Đức Khiên cùng các cán bộ phòng xuất nhập khẩu của Tổng công ty đã tận tình chỉ bảo tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này Hà Nội ngày 19 tháng 5 năm 2003 Sinh viên CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU UỶ THÁC Khái niệm về nhập khẩu và nhập khẩu uỷ thác đối với một quốc gia 1. Khái niệm nhập khẩu Nhập khẩu là hoạt động mua hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại số 1172-TM/XNK thì hoạt động nhập khẩu uỷ thác được định nghĩa như sau : “ Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê và nhận làm dịch vụ nhập khẩu. Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác nhập khẩu giữa các doanh nghiệp phù hợp với những quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.” 2. Các hình thức nhập khẩu 2.1. Nhập khẩu trực tiếp Đây là hình thức nhập khẩu khó khăn và tự chủ nhất trong các hình thức nhập khẩu được tiến hành hiện nay. Đây là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp trực tiếp nghiên cứu thị trường, tính toán chi phí, ký kết và thực hiện hợp đồng, chịu trách nhiệm về lỗ lãi, đảm bảo đúng phương hướng chính xác luật pháp quốc gia cũng như quốc tế. Hoạt động nhập khẩu trực tiếp có những đặc điểm chủ yếu sau: + Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động, phải tự nghiên cứu thị trường, chịu mọi chi phí về giao dịch giao nhận lưu kho, chi phí quảng cáo, chi phí tiêu thụ hnàg hoá. + Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính kim ngạch nhập khẩu và khi tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu n ày sẽ được tính doanh số và doanh số đó phải chịu thuế giá trị gia tăng. + Trong loại hình nhập khẩu này thông thường các doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng ngoại được hai bên ký kết còn hợp đồng bán trong nước khi hàng về sẽ lập sau hoặc bán với các hình thức khác nhau. 2.2. Nhập khẩu uỷ thác ( nhập khẩu gián tiếp) Hình thức nhập khẩu uỷ thác hay còn gọi là trung gian nhập khẩu là hình thức nhập khẩu được thực hiện trong trường hợp : Một doanh nghiệp trong nước có nhu cầu nhập khẩu một loại mặt hàng nào đó nhưng lại không đủ khả năng hay khong có quyền trực tiếp nhập khẩu, tiến hành uỷ thác cho một doanh nghiệp khác có chức năng nhập khẩu trực tiếp và có năng lực thực hiện hợp đồng nhập khẩu để nhập khẩu hàng hoá đó cho doanh nghiệp. Theo hình thức nhập khẩu uỷ thác này sau khi ký kết hợp đồng uỷ thác với bên giao uỷ thác thì doanh nghiệp nhận uỷ thác sẽ tién hành đàm phán với phía nước ngoài để làm thủ tục nhập hàng theo yêu cầu của bên uỷ thác và nhận phí uỷ thác nhập khẩu Theo nghị định số 57/1998/NĐ-CP ra ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ thì hoạt động kinh doanh nhập khẩu uỷ thác được quy định như sau: + Bên uỷ thác : Thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã đăng ký kinh doanh hoặc đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu được uỷ thác nhập khẩu hầng hoá phù hợp với nọi dung của giấy chứng nhận đã đăng ký kinh doanh + Bên nhận uỷ thác : thương nhân đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, được nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phù hợp với giấy chứng nhận kinh doanh. + Nghĩa vụ và trách nhiệm bên uỷ thác nhập khẩu và bên nhận uỷ thác nhập khẩu được quy định cụ thể trong hợp đồng uỷ thác nhập khẩu do các bên tham gia ký kết thoả thuận. Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhập khẩu uỷ thác + Doanh nghiệp nhận uỷ thác không phải bỏ vốn, không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng hoá mà chỉ cần đảm nhiệm vai trò là người đại diện cho bên giao uỷ thác để tìm và giao dịch với phía nước ngoài, ký kết và thực hiện hợp đồng uỷ thác cũng như thay cho bên giao uỷ thác tiến hành khiếu nại, đòi bồi thường (nếu có). Sau khi hoàn thành hợp đồng nhập khẩu uỷ thác, doanh nghiệp nhận uỷ thác sẽ nhận được một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác. Phí uỷ thác thường được tính theo % tổng giá trị hợp đồng trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên. + Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác các doanh nghiệp nhận uỷ thác chỉ được tính phí uỷ thác vào doanh thu chứ không được tính giá trị hợp đồng nhập khẩu uỷ thác vào doanh thu và chỉ chịu thuế giá trị gia tăng trên phần phí uỷ thác nhận được. + Khi nhận uỷ thác các doanh nghiệp nhận uỷ thác phải lập ra hai hợp đồng Hợp đồng uỷ thác ( ký kết giữa bên nhận uỷ thác nhập khẩu và bên giao uỷ thác nhập khẩu) thường gọi là hợp đồng nội Hợp đồng nhập khẩu ( ký kết với nước ngoài) thường gọi là hợp đồng ngoại). 3. Vai trò của nhập khẩu và nhập khẩu uỷ thác 3.1. Vai trò của nhập khẩu Nhập khẩu là một trong hai hoạt động tạo nên nghiệp vụ xuất nhập khẩu trong thương mại quốc tế. Có thể hiểu đó là mua hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận. Trước xu hướng khu vực hoá toàn cầu ngày càng được mở rộng hoạt động nhập khẩu có điều kiện phát triển và thể hiện được vai trò to lớn không thể thiếu được trong nền kinh tế quốc dân. Cụ thể là: Nhập khẩu giúp mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép thoả mãn nhu cầu trong nước bằng việc tiêu dùng một lượng hàng hoá nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước. Trên thực tế chúng ta thấy mỗi quốc gia có nhu càu tiêu dùng rất đa dạng phong phú và luôn luôn biến đổi trong khi đó kả năng sản xuất lại bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như : điều kiện tự nhiên, khả năng về vốn và công nghệ, chính sách kinh tế và xã hội của từng thời kỳ nên nhiều khi đã làm cho sản xuất không đáp ứng được nhu cầu. Nhờ có hoạt động nhập khẩu mà nhu cầu của nhân dân trong nước được thoả mán ở mức độ cao hơn. Bên cạnh đó nhập khẩu làm đa dang hoá về chủng loại quy cách các mặt hàng, góp phần xoá bỏ tình trạng độc quyền trên thị trường, phá vỡ triệt để nền kinh tế chế độ tự cung tự cấp. - Nhập khẩu cho phép thực hiện chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, tạo ra sự phát triển vượt bậc của sản xuất, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều về trình độ phát triển toàn xã hội. - Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá sản xuất trong nước, điều đó sẽ tạo động lực bắt buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên loại bỏ các đơn vị sản xuất kinh doanh làm ăn kém hiệu quả, góp phấn thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Nhập khẩu giả quyết các nhu cầu đặc biệt về các hàng hoá khan hiếm hoặc hàng hoá kỹ thuật hiện đại mà sản xuất trong nươcs chưa thể đáp ứng được. Mặt khác nhập khẩu cũng góp phần cải thiện điều kiện làm việc của người lao động thông qua việc nhập khẩu các phương tiện , công cụ lao động mới tiên tiến và an toàn hơn - Nhập khẩu là cầu nối thông suốt giữa các nền kinh tế, thị trường trong nước và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện cho phépphân công lao động xã hội và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá. Để phát huy vai trò của hoạt động nhập khẩu còn phụ thuộc vào đường lối chính sách phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam từ khi bước vào nền kinh tề thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hoạt động nhập khẩu đã có nhiều đổi mới và phát huy vai trò của nó. Nó tạo nên một thị trường cạnh tranh sôi động, lành mạnh. Hnàg hoá phong phú đa dạng hơn. Thực tế này đã chứng minh được một cách rõ ràng nhất của sự ưu việt hơn của nền kinh tế thị trường cũng như khằng định vai trò không thể thiếu được của hoạt động nhập khẩu trong cơ chế mới 3.2. Vai trò nhập khẩu uỷ thác Hoạt động nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp cho dùu doanh nghiệp đó có hay không tham gia vào các hoạt động kinh doanh quốc tế. Cùng với các hình thức nhập khẩu khác, hình thức nhập khẩu uỷ thác có vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy sự hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế, cải thiện hoạt động sản xuất trong nước và nâưng cao đời sống của nhân dân. * Đối với doanh nghiệp giao uỷ thác: - Các doanh nghiệp trong nước chưa được phép tiến hành hoạt động nhập khẩu trực tiếp nhưng thông qua việc giao uỷ thác vẫn có được hàng nhập khẩu để kinh doanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước - Đối với các doanh nghiệp giao uỷ thác nhập khẩu có khả năng nhập khẩu trực tiếp nhưng không có đủ điều kiện để nhập khẩu vẫn có thể thu được lợi ích nhờ giao uỷ thác nhập khẩu trong các trường hợp sau: + Không có đủ điều kiện để tiếp cận các nhà cung cấp nước ngoài + Hạn chế về mặt thông tin liên lạc cũng như tình hình thị trường xuất nhập khẩu. Thiếu hiểu biết về luật pháp tập quán quốc tế, chưa có quan hệ làm ăn với bạn hàng, chưa có uy tín do đó doanh nghiệp uỷ thác tiến hành nhập khẩu cho đơn vị kinh doanh khác có sự hiểu biết thông thạo hơn về thị trường nhập khẩu đã có mối quan hệ với bạn hàng nước ngoài. Nói cách khác tức là doanh nghiệp giao cho đơn vị có tư cách pháp nhân đối với cơ chế xuất nhập khẩu của Nhà nước. + Về mặt chuyên môn cán bộ nghiệp vụ chưa có hoặc có nhưng chưa đảm đương được. + Các doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh rộn, nhập khẩu không phải là khâu chính trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của họ, đồng thời với phí giao uỷ thác là nhỏ trong tổng lợi nhuận thu được. + Ngoài ra có những điều kiện khác mà doanh nghiệp chưa đáp ứng được như phải tổ chức được hệ thống nhập khẩu hoàn chỉnh, có cán bộ năng lực thực hiện hoạt động ngoại thương, có một bộ phận đủ sức về tài chính để kiểm tra, kiểm soát, có một bộ phận chúng từ để giao nhận hàng, có hệ thống luật pháp am hiểu thông lệ quốc tế, có một bộ phận làm bảo hiểm * Đối với doanh nghiệp nhận uỷ thác: - Đây là một hoạt động của doanh nghiệp, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp không có đủ điều kiện về vốn để có thể nhập khẩu tự doanh vẫn có thể tién hành nhập khẩu cho các đơn vị trong nước nhằm th được lợi nhuận và tạo mối quan hệ với bên nước ngoại tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động nhập khẩu sau này - Đối với một số doanh nghiệp không có các mặt hàng sản xuất chủ yếu mà chỉ kinh doanh xuất nhập khẩu đơn thuần thì nhập khẩu uỷ thác là một hướng kinh doanh an toàn, đòi hỏi chi phí không lớn, không phải nghiên cứu tìm đầu ra cho hàng nhập khẩu mà vẫn thu được lợi nhuận II. Bản chất và nội dung hợp đồng nhập khẩu uỷ thác 1. Bản chất của hợp đổng nhập khẩu uỷ thác Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác là hợp đồng thương mại quốc tế được hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn và ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá dịch vụ đã uỷ thác cho doanh nghiệp có kinh nghiệm chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương, tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài, làm thủ tục nhập hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác. Đó là sự thoả thuận giữa bên nhập khẩu uỷ thác và khách hàng nước ngoài. Điều cơ bản là hợp đồng nhập khẩu uỷ thác phải thể hiện ý chí thực sự thoả thuận không được cưỡng bức lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn không thể chấp nhận được. Như vậy hợp đồng nhập khẩu uỷ thác là cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Bên xuất khẩu có trách nhiệm giao hàng và nhận tiền hàng, bên nhập khẩu uỷ thác nhận hàng bàn giao cho người uỷ thác và nhận phí uỷ thác 2. Nội dung hợp đồng nhập khẩu uỷ thác 2.1. Cấu trúc một hợp đồng nhập khẩu uỷ thác Nội dung một hợp đồng nhập khẩu uỷ thác thường được căn cứ vào hợp đồng nhập khẩu uỷ thác và nhận uỷ thác đã ký kết giữa người giao uỷ thác và người nhận uỷ thác. Một hợp đồng nhập khẩu uỷ thác thường gồm hai phần chính. Phần trình bày chung và điều khoản hợp đồng * Phần trình bày chung bao gồm: - Số hiệu hợp đồng : Đây không phải là nội dung pháp lý bắt buộc nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra, giám sát, điều hành và thực hiện hợp đồng của các bên. - Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng : Nội dung này có thể để ở đầu của hợp đồng nhưng cũng có thể để cuối hợp đồng. Nếu như trong hợp đồng không có những thoả thuận gì thêm hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý kể từ ngày ký kết - Tên và địa chỉ các bên tham gia ký kết hợp đồng: Đây là phần chỉ rõ các chủ thể của hợp đồng nên phải nêu rõ ràng, đầy đủ chính xác tên ( theo giấy phép thành lập) , địa chỉ người đại diện, chức vụ các bên tham gia ký kết hợp đồng. - Các định nghĩa dùng trong hợp đồng : Trong hợp đồng có thể sử dụng các thuật ngữ mà các thuật ngữ này có thể ở các quốc gia khác nhau sẽ hiẻu theo nghĩa khác nhau để tránh sự hiểu nhầm. - Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng : là Các hiệp định chính thức như đã ký kết hoặc các nghị định thư ký kết giữa các Bộ ở quốc gia hoặc nêu ra sự tự nguyện thực sự của hai bên ký kết hợp đồng * Trong phần Điều khoản của hợp đồng người ta phải ghi rõ nội dung của từng điều khoản: Theo mức độ quan trọng của các điều khoản có thể chia thành: + Các điều khoản chủ yếu là các điều khoản bắt buộc phải có đối với hợp đồng mua bán, thiếu các điều khoản này hợp đồng không có giá trị pháp lý. Theo luật Thương mại Việt Nam , những nội dung cơ bản đó là : Tiền hàng, số lượng, quy cách chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian giao nhận hàng. + Các điều khoản khác : là các điều khoản rất cần thiết cho một hợp đồng nhưng nếu không có nó hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý Theo tính chất các điều khoản chia ra: + Các điều khoản về hàng hoá như : Tên hàng, số lượng, chất lượng, bao bì, mã hiệu. + Các điều khoản về tài chính: giá, cơ sở tính giá, về thanh toán + Các điều khoản về vận tải: điều kiện thuê tàu, giao hàng… + Các điều khoản pháp lý như: luật áp dụng vào hợp đồng khiếu nại, bất khả kháng, phạt và bồi thường thiệt hại, trọng tài , thời gian, hiệu lụ của hợp đồng. + Các điều khoản khác 2.2. Các điều khoản trong hợp đồng nhập khẩu uỷ thác: Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác bao gồm các điều khoản như trong một hợp đồng nhập khẩu. Ngoài ra nó còn thêm các điều khoản do bên giao và nhận uỷ thác thoả thuận với nhau. 2.2.1. Các điều khoản về tên hàng Nhằm giúp các bên xác định sơ bộ loại hàng cần mua bán, do đó phíc định thật chính xác. Để làm được việc đó người ta dùng các biện pháp: ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên khoa học ( Nếu có), tên thương mại. Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra nó, kèm theo công dụng của hàng hoá, nhãn hiệu 2.2.2. Điều khoản phẩm chất Phẩm chất là điều khoản nói lên mặt chất của hàng hoá mua bán. nghĩa là các tính năng như lý tính hoá tính, quy cách kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất của hàng hoá đó. Xác định cụ thể phẩm chất của sản phẩm là cơ sở để xác định giá cả. Trong điều khoản này cần nêu rõphương pháp xác định phẩm chất, những tiêu chuẩn hàng hoá đạt được. Có một số phương pháp để xác định phẩm chất của hàng hoá như mẫu hàng, tiêu chuẩn, nhãn hiệu hàng hoá, tào liệu kỹ thuật, hàm lượng của một chất chính, trọng lượng tự nhiên , hiện trạng của hnàg hoá, phương pháp mô tả 2.2.3. Điều khoản số lượng Đây là điều khoản quan trọng góp phần xác định rõ đối tượng mua bán và liên quan đến trách nhiệm của bên mua và bán. Điều khoản về số lượng quy định số lượng hàng hoá giao nhận, đơn vị tính, phương pháp xác định trọng lượng, số lượng hàng phải ghi chính xác rõ ràng theo thoả thuận của các bên chủ thể và tính theo đơn vị đo lường hợp pháp của nhà nước với từng loại hàng hoá kg, tạ tấn, MT. Nếu tính trọng lượng phải ghi cả trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bì. Ngoài ra có thêm trọng lượng thương mại (trọng lượng hàng có độ ẩm tiêu chuẩn) và trọng lượng lý thuyết (trọng lượng quy định tính theo thiết kế). Nếu số lượng hàng hoá giao nhận quy định phỏng chừng thì phải quy định người được phép quy định đúng sai về số lượng và giá cả tính cho số lượng hàng hoá đó 2.2.4. Điều khoản giao hàng Thời hạn giao hàng là thời hạn mà người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Trong mua bán quốc tế có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng: thời hạn giao hàng có định kỳ, giao hàng ngay và giao hàng có định kỳ. Đặc điểm giao hàng: việc lựa chọn giao hàng có liên quan chặt chẽ đến phương thức chuyên chở hàng và điều kiên cơ sở giao hàng. Phương thức giao hàng gồm các bước sau: + Giao nhận sơ bộ là bước đầu xem xét xác định ngay tại địa điểm sản xuất hoặc nơi gửi hàng sự phù hợp về số lượng chất lượng hàng hoá so với hợp đồng. + Giao nhận số lượng: là xác định số lượng thực tế của hàng được giao + Giao nhận về chất lượng là việc kiểm tra hàng hoá về các tính năng công dụng kích thước.. + Giao nhận cuối cùng là sự xác nhận người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng 2.2.5. Điều khoản giá cả Trong điều khoản này xác định đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp quy định giá, giảm giá, điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng 2.2.6. Điều khoản thanh toán Đồng tiền thanh toán được thoả thuận giữa bên uỷ thác và đối tác nước ngoại thông thường là ngoại tệ mạnh Thời hạn thanh toán là thời hạn thoả thuận để trả tiền trước, trả tiền ngay hoặc trả t
Luận văn liên quan