Nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi một khối lượng vốn khổng
lồ, nhất là vốn dài hạn, mà trong giai đoạn hiện nay, thịtrường tài chính mới
chỉ đáp ứng được một phần nhỏnhu cầu vềvốn ngắn hạn cho nền kinh tế.
Xuất phát từ đòi hỏi ấy, thịtrường chứng khoán, với tưcách là kênh huy
vốn quan trọng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá trởthành một nhu cầu cấp
thiết, khách quan trong điều kiện hiện nay.
Tuy nhiên thịtrường chứng khoán muốn hoạt động hiệu quảcần phải có
hàng hoá cho nó (cổphiếu, trái phiếu.) và đồng thời phải có các công ty
chứng khoán chuyên mua bán, giao dịch các loại hàng hoá đó.
Công ty chứng khoán sẽlà tác nhân quan trọng thúc đẩy sựphát triển của
nền kinh tếnói chung và của thịtrường chứng khoán nói riêng. Nhờcác công
ty chứng khoán mà một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tưtừnhững
nguồn lẻtẻtrong công chúng tập hợp lại.
Nhưvậy, sựra đời của các công ty chứng khoán trong giai đoạn hiện nay là
một nhu cầu khách quan. Tuy nhiên đểnó đi vào hoạt động có hiệu quảcần
tiếp tục có những điều chỉnh hợp lý.
Đềxuất: "Một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển các công ty
chứng khoán ởViệt Nam giai đoạn hiện nay" sẽ đưa ra những kiến nghịgóp
phần vào việc hoàn thiện các công ty chứng khoán và những giải pháp thúc
đẩy hình thành các công ty chứng khoán. Đềtài nghiên cứu những lí luận cơ
bản vềcông ty chứng khoán từ đó đềxuất các giải pháp hoàn thiện công ty
chứng khoán vềcơcấu tổchức; đội ngũcán bộ, nhân viên; mô hình công ty;
hệthống tin học trong các công ty chứng khoán, đồng thời đưa ra những giải
pháp, kiến nghịnhằm mởrộng và phát triển các công ty chứng khoán.
Nội dung đềtài gồm 3 phần:
2
Chương I: Vai trò của công ty chứng khoán với hoạt động của thịtrường
chứng khoán.
Chương II: Thực tiễn hoạt động của các công ty chứng khoán ởViệt
Nam hiện nay.
Chương III: Các giải pháp hoàn thiện và phát triển các công ty chứng
khoán ởViệt Nam.
72 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển các công ty chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp: "Một số giải
pháp nhằm hoàn thiện và phát triển
các công ty chứng khoán ở Việt Nam
giai đoạn hiện nay"
1
MỞ ĐẦU
Nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi một khối lượng vốn khổng
lồ, nhất là vốn dài hạn, mà trong giai đoạn hiện nay, thị trường tài chính mới
chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu về vốn ngắn hạn cho nền kinh tế.
Xuất phát từ đòi hỏi ấy, thị trường chứng khoán, với tư cách là kênh huy
vốn quan trọng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá trở thành một nhu cầu cấp
thiết, khách quan trong điều kiện hiện nay.
Tuy nhiên thị trường chứng khoán muốn hoạt động hiệu quả cần phải có
hàng hoá cho nó (cổ phiếu, trái phiếu...) và đồng thời phải có các công ty
chứng khoán chuyên mua bán, giao dịch các loại hàng hoá đó.
Công ty chứng khoán sẽ là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của
nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ các công
ty chứng khoán mà một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ những
nguồn lẻ tẻ trong công chúng tập hợp lại.
Như vậy, sự ra đời của các công ty chứng khoán trong giai đoạn hiện nay là
một nhu cầu khách quan. Tuy nhiên để nó đi vào hoạt động có hiệu quả cần
tiếp tục có những điều chỉnh hợp lý.
Đề xuất: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển các công ty
chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn hiện nay" sẽ đưa ra những kiến nghị góp
phần vào việc hoàn thiện các công ty chứng khoán và những giải pháp thúc
đẩy hình thành các công ty chứng khoán. Đề tài nghiên cứu những lí luận cơ
bản về công ty chứng khoán từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công ty
chứng khoán về cơ cấu tổ chức; đội ngũ cán bộ, nhân viên; mô hình công ty;
hệ thống tin học trong các công ty chứng khoán, đồng thời đưa ra những giải
pháp, kiến nghị nhằm mở rộng và phát triển các công ty chứng khoán.
Nội dung đề tài gồm 3 phần:
2
Chương I: Vai trò của công ty chứng khoán với hoạt động của thị trường
chứng khoán.
Chương II: Thực tiễn hoạt động của các công ty chứng khoán ở Việt
Nam hiện nay.
Chương III: Các giải pháp hoàn thiện và phát triển các công ty chứng
khoán ở Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy giáo
Th.s Đặng Ngọc Đức và cán bộ, công nhân viên Vụ quản lý kinh doanh chứng
khoán - UBCKNN đã giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Do hạn chế về lý luận, kinh nghiệm thực tế, điều kiện nghiên cứu nên bài
viết này của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô,
cán bộ, nhân viên Vụ quản lý kinh doanh chứng khoán - UBCKNN và tất cả
các bạn đọc để các bài viết sau của em được tốt hơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2003
Sinh viên TH: Lê Thanh Thái
3
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán.
1.1.1. Quan điểm khác nhau về thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường tài
chính, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong
xã hội tập trung thành những nguồn vốn lớn tài trợ dài hạn cho các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế và Nhà nước để phát triển sản xuất, tăng trưởng
kinh tế hay cho các dự án đầu tư.
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán chứng
khoán và các giấy ghi nợ trung hoặc dài hạn thường từ 01 năm trở lên. Công
cụ trao đổi trên thị trường chứng khoán rất phong phú. Vậy thị trường chứng
khoán là nơi mua bán các chứng khoán đã được phát hành và đang lưu hành
trên thị trường.
Hiện nay tồn tại hai quan điểm đối lập nhau:
Quan điểm một cho rằng: thị trường vốn và thị trường chứng khoán là khác
nhau vì công cụ của thị trường chứng khoán ngoài các chứng khoán dài hạn
còn có các giấy ghi nợ ngắn hạn (các tín phiếu kho bạc nhà nước có thời hạn
03 tháng hoặc 06 tháng).
Quan điểm thứ hai cho rằng: thị trường vốn và thị trường chứng khoán chỉ
là các tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm: thị trường tư bản.
Ngày nay, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, thị trường chứng
khoán được quan niệm là một thị trường có tổ chức và hoạt động có điều kiện,
là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn
giữa những người phát hành chứng khoán và mua chứng khoán hoặc kinh
doanh chứng khoán.
4
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau, nhưng
nhìn chung một thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi các hoạt động cơ
bản sau.
1.1.2. Hoạt động của thị trường chứng khoán.
Trên thị trường chứng khoán các hoạt động giao dịch chứng khoán được
thực hiện . Xét về mặt hình thức, các hoạt động trao đổi mua bán chuyển
nhượng các chứng khoán là việc thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán;
xét về thực chất đây chính là quá trình vận động tư bản ở hình thái tiền tệ, tức
là quá trình chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Các quan hệ
mua bán các chứng khoán trên thị trường chứng khoán phản ánh sự thay đổi
các chủ thể sở hữu về chứng khoán.
Xét về nội dung, thị trường vốn thể hiện các quan hệ bản chất bên trong
của quá trình mua bán các chứng khoán. Thị trường chứng khoán là biểu hiện
bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Các thị trường này không thể
phân biệt, tách rời nhau mà nó là thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ
bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản.
Do đó hoạt động của thị trường chứng khoán (xét về bản chất) phản ánh
quan hệ trao đổi mua bán quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, vốn, tiền mặt. Các
hoạt động này được thực hiện thông qua các thành viên trên thị trường chứng
khoán.
1.1.3. Các thành viên của thị trường chứng khoán.
- Người đầu tư chứng khoán: Là những người mua bán chứng khoán gồm
có: các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí và lực lượng rộng
rãi nhất là tầng lớp dân chúng đầu tư vào.
- Người kinh doanh chứng khoán: Là người được pháp luật cho phép thực
hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, bao gồm môi giới chứng khoán
(nhận mua hộ và bán hộ để hưởng hoa hồng), bảo lãnh phát hành chứng
5
khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, mua và
bán chứng khoán cho chính mình để hưởng chênh lệch giá.
- Người tổ chức thị trường: Là người tạo ra địa điểm và phương tiện để
phục vụ cho việc mua bán chứng khoán hay còn gọi là Sở giao dịch chứng
khoán.
- Người quản lý và giám sát các hoạt động của thị trường chứng khoán:
Tức là Nhà nước, người bảo đảm cho thị trường hoạt động theo đúng các quy
định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư, bảo đảm việc mua
bán chứng khoán được công bằng, công khai, tránh những tình trạng tiêu cực
có thể xảy ra.
Ngoài các đối tượng trên ra, còn có các đối tượng tương hỗ quan trọng
khác như: Các tổ chức thanh toán bù trừ và lưu giữ chứng khoán, tổ chức dịch
vụ sang tên và đăng ký lại quyền sở hữu chứng khoán, trung tâm đào tạo
người hành nghề chứng khoán, hiệp hội các nhà đầu tư, hiệp hội các nhà kinh
doanh chứng khoán.
Trong các đối tượng đó thì người kinh doanh chứng khoán (trong đó có các
công ty chứng khoán) giữ vai trò quan trọng đảm bảo cho thị trường chứng
khoán hoạt động ổn định và có hiệu quả.
1.2. Công ty chứng khoán.
1.2.1. Mô hình tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán.
1.2.1.1. Các mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Vì công ty chứng khoán là một loại hình định chế tài chính đặc biệt nên
vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của nó có nhiều điểm khác nhau
ở các nước. Mỗi nước đều có một mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán
riêng, phù hợp với đặc điểm của hệ thống tài chính và tuỳ thuộc vào sự cân
nhắc lợi hại của những người làm công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, ta có
thể khái quát lên ba mô hình cơ bản hiện nay là: mô hình công ty chứng
6
khoán ngân hàng hay mô hình ngân hàng đa năng (bao gồm: Ngân hàng đa
năng toàn phần, Ngân hàng đa năng một phần) và công ty chuyên doanh
chứng khoán.
Trong mô hình ngân hàng đa năng toàn phần, một ngân hàng có thể tham
gia tất cả các hoạt động kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm mà không
cần thông qua những pháp nhân riêng biệt.
Khác với mô hình trên, trong mô hình ngân hàng đa năng một phần, một
ngân hàng muốn tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán phải thông qua
công ty con là pháp nhân riêng biệt.
Với mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán, hoạt động kinh doanh
chứng khoán sẽ do công ty độc lập, chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng
khoán đảm nhận, các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng
khoán.
1.2.1.2. Những nét đặc trưng trong tổ chức của các công ty chứng khoán.
Do công ty chứng khoán là một hình thức định chế đặc biệt, có hoạt động
nghiệp vụ đặc thù nên về mặt tổ chức nó có nhiều điểm khác biệt so với các
công ty thông thường. Các công ty chứng khoán ở các nước khác nhau, thậm
chí trong cùng một quốc gia cũng có tổ chức rất khác nhau tuỳ thuộc vào tính
chất công việc của mỗi công ty và mức độ phát triển của thị trường. Tuy vậy,
chúng vẫn có một số đặc trưng cơ bản:
a. Chuyên môn hoá và phân cấp quản lí.
Công ty chứng khoán có trình độ chuyên môn hoá rất cao ở từng phòng
ban, bộ phận, đơn vị kinh doanh nhỏ.
Do chuyên môn hoá cao nên các bộ phận có quyền tự quyết.
Một số bộ phận trong công ty có thể không phụ thuộc lẫn nhau (chẳng hạn
bộ phận môi giới và tự doanh hay bảo lãnh phát hành...)
b. Nhân tố con người.
7
Trong công ty chứng khoán, quan hệ với khác hàng giữ vai trò rất quan
trọng, đòi hỏi nhân tố con người phải luôn được quan tâm, chú trọng.
Khác với các công ty sản xuất, ở công ty chứng khoán việc thăng tiến cất
nhắc lên vị trí cao hơn nhiều khi không quan trọng. Các chức vụ quản lí hay
giám đốc của công ty nhiều khi có thể nhận được ít thù lao hơn so với một số
nhân viên cấp dưới.
c. Ảnh hưởng của thị trường tài chính.
Thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng có ảnh
hưởng lớn tới sản phẩm, dịch vụ, khả năng thu lợi nhuận của công ty chứng
khoán. Thị trường chứng khoán càng phát triển thì công cụ tài chính càng đa
dạng, hàng hoá dịch vụ phong phú, qua đó công ty chứng khoán có thể mở
rộng hoạt động thu nhiều lợi nhuận.
Với các trình độ phát triển khác nhau của thị trường, các công ty chứng
khoán phải có cơ cấu tổ chức đặc thù để đáp ứng những nhu cầu riêng. Thị
trường càng phát triển thì cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán càng phức
tạp (chẳng hạn Mỹ, Nhật...). Trong khi đó, thị trường chứng khoán mới hình
thành thì cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán giản đơn hơn nhiều (như
Đông Âu, Trung Quốc...).
1.2.2 Hình thức pháp lý của các công ty chứng khoán.
Có ba loại hình tổ chức công ty chứng khoán cơ bản: công ty hợp danh,
công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
a. Công ty hợp danh.
Là loại hình kinh doanh từ hai chủ sở hữu trở lên.Thành viên tham gia vào
quá trình đưa ra các quyết định quản lý được gọi là thành viên hợp danh. Các
thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn, tức là phải chịu trách
nhiệm với các khoản nợ của công ty hợp danh bằng toàn bộ tài sản của mình.
Ngược lại thành viên không tham gia vào quá trình điều hành quản lí công ty
8
được gọi là thành viên góp vốn. Họ chỉ chịu trách nhiệm đối với những khoản
nợ của công ty trong giới hạn góp vốn của mình.
Thông thường khả năng huy động vốn góp của công ty hợp danh không
lớn, nó chỉ giới hạn trong số vốn mà các hội viên có thể đóng góp.
b. Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Đây là công ty chỉ đòi hỏi trách nhiệm của các thành viên đối với các
khoản nợ của công ty trong giới hạn số vốn góp của họ, do đó gây tâm lí nhẹ
nhàng hơn đối với các nhà đầu tư.
Về phương diện huy động vốn, nó đơn giản và linh hoạt hơn so với công ty
hợp danh. Đồng thời vấn đề tuyển đội ngũ quản lí cũng năng động hơn, không
bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh.
Nhờ những ưu thế đó, hiện nay rất nhiều công ty chứng khoán hoạt động
dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
c. Công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu là các cổ
đông. Đại hội cổ đông có quyền bầu ra hội đồng quản trị. Hội đồng này sẽ
định ra các chính sách của công ty và chỉ định giám đốc cùng các chức vụ
quản lý khác để điều hành công ty.
Giấy chứng nhận cổ phiếu không thể hiện món nợ của công ty, mà thể hiện
quyền lợi của chủ sở hữu đối với các tài sản của công ty.
* Ưu điểm của công ty cổ phần:
+ Nó tồn tại liên tục không phụ thuộc vào việc thay đổi cổ đông hoặc cổ
đông nghỉ hưu hay qua đời.
+ Rủi ro mà chủ sở hữu của công ty phải chịu được giới hạn ở mức nhất
định. Nếu công ty thua lỗ, phá sản, cổ đông chỉ chịu thiệt hại ở mức vốn đã
đóng góp.
9
+ Quyền sở hữu được chuyển đổi dễ dàng thông qua việc mua bán cổ
phiếu.
+ Ngoài ra, đối với công ty chứng khoán, nếu tổ chức theo hình thức công
ty cổ phần và được niêm yết tại sở giao dịch thì coi như họ đã được quảng cáo
miễn phí.
+ Hình thức tổ chức quản lí, chế độ báo cáo và thông tin tốt hơn hai loại
hình hợp danh và trách nhiệm hữu hạn.
Do những ưu điểm này, ngày nay chủ yếu các công ty chứng khoán tồn tại
dưới hình thức công ty cổ phần thậm chí một số nước (như Hàn Quốc) còn
bắt buộc các công ty chứng khoán phải là công ty cổ phần.
1.2.3. Các nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán.
Các công ty chứng khoán có thể là những công ty chuyên kinh doanh một
dịch vụ như công ty chỉ chuyên môi giới, công ty chỉ chuyên thực hiện bảo
lãnh phát hành... hoặc là những công ty đa dịch vụ, hoạt động trên nhiều lĩnh
vực kinh doanh chứng khoán. Nhìn chung có ba nghiệp vụ kinh doanh chính
là:
- Nghiệp vụ môi giới chứng khoán.
- Nghiệp vụ tự doanh.
- Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành.
Ngày nay, do thị trường ngày càng phát triển và do nhu cầu của bản thân
công ty chứng khoán ngày càng mở rộng nên đã phát sinh nhiều nghiệp vụ
như: cho vay kí quĩ, tư vấn đầu tư, quản lí danh mục đầu tư, quản lí thu nhập
chứng khoán. Đồng thời các công ty chứng khoán ngày nay còn hoạt động
trên cả lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, bảo hiểm.
1.2.3.1. Nghiệp vụ môi giới
Bản chất nghiệp vụ.
10
Công ty chứng khoán tiến hành nghiệp vụ môi giới sẽ đại diện cho khách
hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng
khoán hoặc thị trường OTC. Khách hàng sẽ phải chịu hậu quả kinh tế của việc
giao dịch đó. Các nhà môi giới thường gặp phải rủi ro khi khách hàng của
mình hoặc nhà môi giới giao dịch khác không thực hiện nghĩa vụ thanh toán
đúng thời hạn.
Qui trình giao dịch.
Quá trình môi giới của công ty chứng khoán thường qua các bước chủ yếu
thể hiện ở sơ đồ sau:
Bước 1: Mở tài khoản (1).
Bước 2: Nhận lệnh (2).
Bước 3: Chuyển lệnh tới thị trường phù hợp để thực hiện lệnh (3).
Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh cho khách hàng (4).
Bước 5: Thanh toán và giao hàng.
Bước 1: Mở tài khoản.
Công ty chứng khoán yêu cầu khách hàng mở tài khoản giao dịch (tài
khoản tiền mặt hoặc tài khoản kí quĩ). Tài khoản kí quĩ dùng cho giao dịch kí
quĩ còn tài khoản giao dịch dùng cho các giao dịch thông thường.
Bước 2: Nhận đơn đặt hàng.
Khách hàng ra lệnh mua, bán cho công ty chứng khoán dưới nhiều hình
thức: Điện thoại, telex, phiếu lệnh...
Khách hàng Công ty chứng khoán
(4)
(1)
(2)
(3) (5)
11
Nếu là lệnh bán, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng xuất trình số
chứng khoán muốn bán trước khi thực hiện đơn hàng hoặc đề nghị phải kí
quĩ một phần số chứng khoán cần bán theo một tỉ lệ do uỷ ban chứng khoán
qui định.
Nếu là lệnh mua, công ty sẽ đề nghị khách hàng mức tiền kí quĩ nhất định
trên tài khoản kí quĩ của khách hàng tại công ty. Khoản tiền này thường bằng
40% trị giá mua theo lệnh.
Bước 3: Chuyển lệnh tới thị trường phù hợp để thực hiện.
Trước đây, người đại diện của công ty gửi tất cả lệnh mua, bán của khách
hàng tới bộ phận thực hiện lệnh hoặc phòng kinh doanh giao dịch của công ty.
Ở đây, một người thư kí sẽ kiểm tra xem chứng khoán được mua bán ở thị
trường nào (tập trung, phi tập trung...). Sau đó, người thư kí sẽ gửi lệnh đến
thị trường đó để thực hiện.
Ngày nay, các công ty chứng khoán có mạng lưới thông tin trực tiếp từ trụ
sở chính tới phòng giao dịch. Do vậy, các lệnh mua, bán được chuyển trực
tiếp tới phòng giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán mà không cần chuyển
qua phòng thực hiện lệnh.
Bước 4: Xác nhận cho khách hàng.
Sau khi thực hiện lệnh xong, công ty chứng khoán sẽ gửi cho khách hàng
một phiếu xác nhận đã thi hành xong lệnh.
Bước 5: Thanh toán bù trừ giao dịch.
Hoạt động này bao gồm việc đối chiếu giao dịch và bù trừ các kết quả giao
dịch.
Hiện nay các nước áp dụng việc đối chiếu cố định: Sở giao dịch chứng
khoán sẽ tiến hành bù trừ trên cơ sở nội dung lệnh của các công ty chứng
khoán chuyển vào hệ thống. Những sai sót của công ty chứng khoán sẽ do
công ty chứng khoán tự sửa chữa.
12
Việc bù trừ các kết quả giao dịch kết thúc bằng việc in ra các chứng từ
thanh toán. Chứng từ này được gửi cho công ty chứng khoán. Nó là cơ sở để
thực hiện thanh toán và giao chứng khoán.
Bước 6: Thanh toán và giao hàng.
Đến ngày thanh toán, người mua sẽ giao tiền thông qua ngân hàng chỉ định
thanh toán; người bán sẽ giao chứng khoán thông qua hình thức chuyển khoản
tại trung tâm lưu kí chứng khoán. Sau khi hoàn tất các thủ tục tại Sở, công ty
sẽ thanh toán tiền và chứng khoán cho khách hàng thông qua hệ thống tài
khoản khách hàng mở tại công ty chứng khoán.
Phí môi giới.
Hoạt động với tư cách là nhà đại lí nên công ty chứng khoán được hưởng
hoa hồng môi giới. Số tiền hoa hồng thường được tính phần trăm trên tổng giá
trị một giao dịch. Số tiền mua bán càng nhỏ thì số phần trăm hoa hồng càng
lớn.
Một số nước hiện nay duy trì tỉ lệ hoa hồng cố định như Thái Lan,
Inđônêxia, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan. Theo đó mức hoa hồng cao, thấp
tuỳ thuộc vào giá trị hợp đồng.
Thông thường, các công ty chứng khoán đều có chế độ hoa hồng của mình
và thỉnh thoảng lại điều chỉnh cho thích hợp. Các công ty nhỏ thường phải
chờ xem các hãng lớn cho biết tỉ suất hoa hồng rồi mới công bố tỉ suất của
mình.
Thuế giao dịch chứng khoán.
Các công ty chứng khoán phải nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh của
mình. Doanh thu chịu thuế tuỳ thuộc vào các nghiệp vụ mà công ty tiến hành.
Đối với hoạt động môi giới, bảo lãnh, thuế được tính trên mức hoa hồng
hay chiết khấu mà công ty chứng khoán nhận được. Đối với hoạt động tự
doanh thuế được tính trên chênh lệch giữa giá mua và giá bán chứng khoán.
13
Ngoài ra, công ty chứng khoán còn phải chịu thuế lợi tức trong trường hợp
kinh doanh chứng khoán có lãi.
Để khuyến khích mọi người mua Trái phiếu Chính phủ, các nước thường
không đánh thuế các khoản lãi nhận được từ đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ.
1.2.3.2 Nghiệp vụ bảo lãnh.
Bản chất bảo lãnh.
Bảo lãnh phát hành là việc hỗ trợ đơn vị phát hành huy động vốn bằng cách
bán chứng khoán trên thị trường. Có ba hình thức bảo lãnh phát hành mà thế
giới thường áp dụng:
Một là, bảo lãnh chắc chắn: công ty bảo lãnh phát hành nhận mua toàn bộ
số chứng khoán trong đợt phát hành của công ty phát hành và sau đó sẽ bán ra
công chúng. Giá mua của công ty bảo lãnh là giá đã được ấn định, thường là
thấp hơn giá thị trường. Giá bán của công ty bảo lãnh là giá thị trường. Đây là
hình thức công ty bảo lãnh hoạt động cho chính họ và sẵn sàng chịu mọi rủi
ro.
Hai là, bảo lãnh cố gắng tối đa: là hình thức mà công ty bảo lãnh phát hành
hứa sẽ cố gắng tối đa để bán hết số chứng khoán cần phát hành cho công ty
phát hành. Nếu không bán hết, công ty bảo lãnh sẽ trả lại số chứng khoán
không bán được cho công ty phát hành. Người bảo lãnh được hưởng số hoa
hồng trên số chứng khoán bán được.
Ba là, bảo lãnh bảo đảm tất cả hoặc không: trường hợp này được áp dụng
khi công ty phát hành chứng khoán cần một số vốn nhất định. Nếu huy động
được đủ số vốn đó thì thực hiện phát hành, còn không huy