Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
I – TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế mở cửa, tạo đà cho Việt Nam phát triển và hội nhập với Thế giới, Chính phủ luôn xác định chính sách kinh tế đối ngoại là “đa dạng hoá và đa phương hoá cácquan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế”. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã mở ra cho Việt Nam kỷ nguyên hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế Thế giới. Để có thể hội nhập thành công vào nền kinh tế Thế giới, Việt Nam phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối ngoại, hoạt động xuất nhậpkhẩu, hoạt động ngân hàng, trong đó chú trọng hoạt động kinh doanh ngoại tệ và coi đây là một trong những phương tiện để Việt Nam thâm nhập vào thị trường ngoại hối quốc tế và thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động kinh tế khác phát triển. Trước đây, trong quá trình hoạt động, các ngân hàng chỉ quan tâm và dừng lại ở các nghiệp vụ truyền thống như huy động và cho vay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ được xem như các hoạt động phụ trợ, lợi nhuận thu được từ lĩnh vực này ít và không được chú ý nhiều. Chỉ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, các hoạt động truyền thống như tín dụng lâmvào khủng hoảng và sự biến động tỷ giá ngoại tệ đã cho thấy ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ mới dần xác định vai trò của mình. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập và mục tiêu thành lập Eximbank nhằm hỗ trợ phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Eximbank được triểnkhai từ những năm đầu thành lập, đến nay có bước phát triển mạnh. Tuy nhiên, kinh doanh ngoại tệ là hoạt động quan trọng của ngân hàng vì hoạt động này tạo ra thu nhập cao và góp phần thúc đẩy các hoạt động khác phát triển do đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Eximbank đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng TMCP trong nước (nhất là phong trào thành lập ngân hàng trong những năm gần đây đã có nhiều ngân hàng mới được thành lập) cũng như sự cạnh tranh của các NHNNg vào hoạt động tại Việt Nam theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Ngoài ra, bản thân sự phát triển đòi hỏi Eximbank phải không ngừng áp dụng các sản phẩm mới, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ để phục vụ khách hàng tốt hơn và đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Vì lý do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Eximbank là rất cần thiết và mang tính thời sự cao. Tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam”với mong muốn tìm hiểu thực tế các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Eximbank, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Eximbank, góp phần cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản lý của Eximbank và những ai quan tâm đến vấn đề này. II – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu là hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. III – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh cùng với việc phỏng vấn trực tiếp cán bộ, nhân viên Phòng Kinh doanh Tiền tệ Eximbank kết hợp với kiến thức của các môn học về tài chính, ngân hàng và những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ tại Eximbank. IV – KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn được chia thành các chương sau: Chương 1: Lý luận tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu VN. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu VN.