Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một chính trị gia – thủ tướng Anh – Wilton Churchill đã nói : “Nếu có thể tôi sẽ viết từ “Bảo hiểm” trong mỗi nhà và trên trán mỗi người. Càng ngày tôi càng tin chắc rằng, với một giá khiêm tốn bảo hiểm có thể giải phóng các gia đình ra khỏi thảm họa không lường trước được”. Thật đúng vậy, sau những thảm hoạ: vụ khủng bố 11/09 ở trung tâm thương mại quốc tế, rồi sập cầu Cần Thơ làm chấn động xã hội Việt Nam trong năm 2007 vừa qua…đã khẳng định thêm ý nghĩa lớn lao của hai chữ “bảo hiểm”. Sự hỗ trợ to lớn của bảo hiểm đã làm giảm bớt được biết bao thiệt hại về vật chất cho các tổ chức, các cá nhân và cho toàn xã hội; xoa dịu bao nỗi đau về tinh thần cho những người bị mất người thân trong vụ tổn thất. Mà góp phần quan trọng đặc biệt ở đây là sự có mặt của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng - lắp đặt. Trong hơn 3 tháng thực tập tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được ban lãnh đạo công ty tạo điều kiện thuận lợi để em tìm hiểu về nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt- một nghiệp vụ mạnh của công ty, được sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty, mà đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Tô Thị Thiên Hương, em càng thấy được ý nghĩa to lớn của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt trên cả hai mặt lý luận và thực tiễn. Nhưng trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, cộng với những khó khăn từ bản thân công ty, khâu khai thác nghiệp vụ này của công ty còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nên em đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu trong bài luận văn tốt nghiệp của mình là“Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” Bài viết của em gồm có ba phần: Chương I: Tổng quan về nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng – lắp đặt. Chương II: Thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng – lắp đặt tại QBE – BIDV và BIC giai đoạn 2003 – 2007. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng – lắp đặt tại BIC.

doc110 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2649 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY DỰNG - LẮP ĐẶT 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt . 3 1.1.1. Đặc điểm của ngành xây dựng – lắp đặt và vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân. 3 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ xây dựng lắp đặt 5 1.1.3. Sự cần thiết của bảo hiểm xây dựng lắp đặt. 7 1.2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ. 9 1.2.1. Nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng. 9 1.2.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm lắp đặt. 16 1.2.3. Hợp đồng bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng – lắp đặt. 22 1.3. Công tác khai thác nghiệp vụ BHXDLĐ. 25 1.3.1. Đặc điểm của ngành xây dựng lắp đặt ảnh hưởng đến công tác khai thác. 25 1.3.2. Vai trò của công tác khai thác. 28 1.3.3. Các kênh khai thác nghiệp vụ xây dựng – lắp đặt của BIC. 29 1.3.4. Quy trình khai thác. 30 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả khai thác. 35 1.4.1. Lý luận chung về kết quả khai thác. 35 1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả khai thác. 36 1.5. Hiệu quả khai thác nghiệp vụ. 38 1.5.1. Lý luận chung về hiệu quả khai thác. 38 1.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác nghiệp vụ. 39 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO XÂY DỰNG LẮP ĐẶT TẠI QBE – BIDV VÀ BIC GIAI ĐOẠN 2003- 2007. 41 2.1. Giới thiệu chung về BIC. 41 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 41 2.1.2. Các chi nhánh và văn phòng đại lý của BIC. 43 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh 44 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của BIC. 45 2.1.5.Thực trạng hoạt động kinh doanh của BIC. 47 2.2. Kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc của BIDV - QBE và BIC giai đoạn 2003 - 2007. 54 2.3. Công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại BIDV – QBE và BIC giai đoạn 2003-2007. 57 2.3.1. Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại BIDV - QBE và BIC giai đoạn 2003 - 2007. 57 2.3.2. Hiệu quả khai thác nghiệp vụ xây dựng lắp đặt tại BIDV – QBE giai đoạn BIC giai đoạn 2003-2007. 71 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY DỰNG LẮP ĐẶT TẠI BIC. 75 3.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với nghiệp vụ xây dựng – lắp đặt trong thời gian tới. 75 3.1.1. Thuận lợi. 75 3.1.2. Khó khăn. 80 3.2. Phương hướng phát triển của BIC trong thời gian tới. 84 3.2.1. Về phát triển mạng lưới. 84 3.2.2. Về mô hình tổ chức. 85 3.2.3. Về phát triển kinh doanh. 85 3.2.4. Về công nghệ thông tin. 86 3.2.5.Về công tác đào tạo, bổ sung nhân sự. 86 3.2.6.Về nghiệp vụ và các hoạt động khác. 87 3.3. Mục tiêu phát triển trong năm 2008. 88 3.4. Một số đề xuất, kiến nghị cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ xây dựng – lắp đặt tại BIC. 89 3.4.1. Một số đề xuất đối với bản thân BIC. 90 3.4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước và hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. 100 KẾT LUẬN 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 104 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU. Chương I: Bảng 1.1: Sự khác nhau về phạm vi bảo hiểm giữa đơn BHXD và BHLĐ. Sơ đồ 1.2: Quy trình khai thác của BIC qua hệ thống BIDV. Sơ đồ 1.3:Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng – lắp đặt tại BIC. Chương II: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức BIC. Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIC năm 2006, 2007 Bảng 2.3: Doanh thu phí bảo hiểm theo khu vực của BIC năm 2006,2007. Bảng 2.4: Phân chia phí bảo hiểm gốc của BIC theo loại hình nghiệp vụ năm 2006, 2007. Bảng 2.5: Kết quả hoạt động tái bảo hiểm của BIC năm 2006, 2007 Bảng 2.6. Kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc của BIDV – QBE và BIC giai đoạn 2003 - 2007. Bảng 2.7:Một số dự án lớn mà BIC đã bảo hiểm thành công. Bảng 2.8:Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt của BIDV – QBE và BIC giai đoạn 2003-2007. Bảng 2.9: Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng –lắp đặt của BIDV –QBE và BIC giai đoạn 2003- 2007. Bảng 2.10:Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng –lắp đặt của BIDV – QBE và BIC giai đoạn 2003 – 2007. Bảng 2.11:Tỷ trọng doanh thu phí khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng - lắp đặt của BIDV – QBE và BIC giai đoạn 2003-2007. Bảng 2.12:Tỷ trọng doanh thu phí khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng - lắp đặt của BIDV – QBE và BIC giai đoạn 2003-2007. Bảng 2.13: Doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng –lắp đặt qua các kênh khai thác của BIDV – QBE và BIC giai đoạn 2003 – 2007. Bảng 2.14: Doanh thu phí khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng – lắp đặt theo thời vụ của BIDV – QBE và BIC giai đoạn 2003 -2007. Đồ thị 2.15: Đồ thị biểu diễn doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng - lắp đặt biến đổi theo thời vụ của BIDV – QBE và BIC giai đoạn 2003 – 2007. Bảng 2.16: Chi phí khai thác nghiệp vụ nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng –lắp đặt của BIDV – QBE và BIC giai đoạn 2003-2007. Bảng 2.17: Hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại BIDV – QBE và BIC giai đoạn 2003-2007. Chương III: Bảng 3.1: Kế hoạch các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chính. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BH: Bảo hiểm TBH: Tái bảo hiểm. NĐBH: Người được bảo hiểm. NBH: Người bảo hiểm. BHXD: Bảo hiểm xây dựng. BHLĐ: Bảo hiểm lắp đặt. NVBHXDLĐ: Nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng - lắp đặt. BHXDLĐ: Bảo hiểm xây dựng – lắp đặt ĐKBS: Điều khoản bổ sung. STBH: Số tiền bảo hiểm. KH: Khách hàng. CN: Chi nhánh. TCT: Tổng công ty. CTCP: Công ty cổ phần. TP: Thành phố DA: Dự án. XM: Xi măng. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn. BQLDA: Ban quản lý dự án. TĐ: Thủy điện. NV: Nghiệp vụ. KD: Kinh doanh. DT: Doanh thu. LỜI NÓI ĐẦU Một chính trị gia – thủ tướng Anh – Wilton Churchill đã nói : “Nếu có thể tôi sẽ viết từ “Bảo hiểm” trong mỗi nhà và trên trán mỗi người. Càng ngày tôi càng tin chắc rằng, với một giá khiêm tốn bảo hiểm có thể giải phóng các gia đình ra khỏi thảm họa không lường trước được”. Thật đúng vậy, sau những thảm hoạ: vụ khủng bố 11/09 ở trung tâm thương mại quốc tế, rồi sập cầu Cần Thơ làm chấn động xã hội Việt Nam trong năm 2007 vừa qua…đã khẳng định thêm ý nghĩa lớn lao của hai chữ “bảo hiểm”. Sự hỗ trợ to lớn của bảo hiểm đã làm giảm bớt được biết bao thiệt hại về vật chất cho các tổ chức, các cá nhân và cho toàn xã hội; xoa dịu bao nỗi đau về tinh thần cho những người bị mất người thân trong vụ tổn thất. Mà góp phần quan trọng đặc biệt ở đây là sự có mặt của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng - lắp đặt. Trong hơn 3 tháng thực tập tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được ban lãnh đạo công ty tạo điều kiện thuận lợi để em tìm hiểu về nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt- một nghiệp vụ mạnh của công ty, được sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty, mà đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Tô Thị Thiên Hương, em càng thấy được ý nghĩa to lớn của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt trên cả hai mặt lý luận và thực tiễn. Nhưng trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, cộng với những khó khăn từ bản thân công ty, khâu khai thác nghiệp vụ này của công ty còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nên em đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu trong bài luận văn tốt nghiệp của mình là“Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” Bài viết của em gồm có ba phần: Chương I: Tổng quan về nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng – lắp đặt. Chương II: Thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng – lắp đặt tại QBE – BIDV và BIC giai đoạn 2003 – 2007. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng – lắp đặt tại BIC. Bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong các thầy cô quan tâm góp ý và sửa chữa để em hoàn thiện tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô! CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY DỰNG - LẮP ĐẶT 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt . 1.1.1. Đặc điểm của ngành xây dựng – lắp đặt và vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân. 1.1.1.1. Đặc điểm của ngành xây dựng – lắp đặt. Ngày nay nhờ sự tiến bộ của ngành khoa học khảo cổ người ta có thể tìm thấy phế tích của những ngôi nhà, những tác phẩm nghệ thuật hoặc dấu tích của nền văn minh xưa kia, điều đó chứng tỏ ngành xây dựng đã có từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người. Người xưa đã để lại cho chúng ta những kim tự tháp Maya, kim tự tháp Ai Cập rồi Vạn lý trường thành hùng vĩ. Những kiến trúc hiện đại của con người ngày nay là sự kế thừa, phát huy dựa trên nền tảng khoa học cũng như kỹ thuật của những công trình xa xưa đó. Công nghiệp xây dựng đang ngày càng thâm nhập sâu, rộng vào đời sống của con người, từ những ngôi nhà ở thông thường phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người cho tới những công trình lớn như đường hầm, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy lọc dầu… hay những khu vui chơi giải trí đều cần đến sự góp mặt của công nghiệp xây dựng.Vì thế ngành công nghiệp xây dựng đã và đang trở thành một phần không thể thiếu cho quá trình phát triển của xã hội loài người. Ngày nay, ngành công nghiệp xây dựng đạt được những thành tựu ngày càng to lớn, mức độ phức về kỹ thuật của nó ngày càng tinh vi hơn, cơ sở hạ tầng mà nó tạo ra là một chuẩn mực đánh giá sự tiến bộ của một quốc gia. Tuy nhiên, một khó khăn đặt ra mà các dự án xây dựng đang phải đương đầu đó là: sự hạn chế về nguồn vốn đầu tư, sự thiếu hụt ngày càng gia tăng về nguyên vật liệu và các nguồn tài nguyên khác…cho các công trình xây dựng. Song chính khó khăn đó đã trở thành động lực để ngành công nghiệp xây dựng phát triển hơn trong điều kiện “tài nguyên” có hạn. Vì vậy nó đã và đang ngày càng mở rộng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư. Do những tính chất và đặc thù như vậy nên ngành xây dựng - lắp đặt có những đặc điểm sau: - Ngành xây dựng mang những đặc tính chung của cả ngành sản xuất và ngành công nghiệp dịch vụ: Nó cũng có các sản phẩm vật chất và thường gây ấn tượng về kích thước, giá thành và sự phức tạp về kỹ thuật. Nhưng mặt khác ngành xây dựng lại mang dáng vẻ của một ngành công nghiệp dịch vụ bởi lẽ nó không tích lũy vốn đáng kể so với các ngành công nghiệp khác như thép, giao thông vận tải, dầu khí và khai thác mỏ. - Xây dựng là ngành bị cắt rời cao độ và đôi khi bị chia rẽ giữa các thành phần của nó. Các bộ phận của ngành xây dựng là thiết kế, xây dựng, tiêu thụ, … đều có thể đạt tới trình độ cao của nó và có rất ít triển vọng để cho các bộ phận đó phù hợp với nhau. - Công nghiệp xây dựng được đính hướng rất rõ rệt phục vụ cho khách theo kiểu đặt hàng, và khách hàng thường hướng đến những tiêu chí độc đáo mới lạ vì vậy yêu cầu đối với kỹ sư làm xây dựng ngày càng cao hơn. - Về nghiên cứu khoa học, tuy chưa đủ số liệu thống kê chính xác, nhưng nói chung người ta thừa nhận rằng chỉ có một phần rất nhỏ khoảng 1 % tổng thu nhập của ngành được đầu tư cho khoa học ứng dụng và người ta bỏ qua nghiên cứu khoa học cơ bản – đây là một điều tương phản mạnh mẽ so với các ngành khác. - Ngành xây dựng trong quá trình thực hiện chịu tác động mạnh mẽ của yếu tố ngoài trời. Vì vậy nó chịu rủi ro rất cao và ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công. 1.1.1.2. Vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành xây dựng có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam hiện nay cũng như trên thế giới nó quyết định quá trình công nghiệp hoá đất nước, nó có ảnh hưởng và chi phối sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế. Vai trò của nó được thực hiện qua các mặt sau: - Xây dựng là ngành sản xuất vật chất lớn nhất trong nền kinh tế quốc dân, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng GDP của nước ta. Hàng năm nó chiếm một tỷ lệ lớn trong đầu tư của ngân sách nhà nước nhất là một số nước có cơ sở hạ tầng chưa phát triển như Việt Nam. - Ngành công nghiệp xây dựng liên quan hầu hết tới tất cả các ngành khác trong nền kinh tế. - Xây dựng cơ bản tạo điều kiện không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần nhân dân. Nâng cao hiệu quả của các hoạt động trong xã hội. Giúp cải thiện và nâng cao vần đề an ninh quốc gia. - Hàng năm ngành đóng góp một tỷ lệ lớn vào GDP. Giúp giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ xây dựng lắp đặt 1.1.2.1. Trên thế giới. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh dù đã luôn luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng bất kể lý do gì khi xảy ra rủi ro thường đem lại cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất hoặc giảm thu nhập, ngưng trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều tổ chức và cá nhân. Làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung. Để đối phó với các rủi ro, con người đã có rất nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả. Nhưng bảo hiểm vẫn là biện pháp được ưu tiên sử dụng nhiều nhất. Cùng với sự ra đời của ngành bảo hiểm nói chung thì bảo hiểm xây dựng lắp đặt cũng xuất hiện. Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là bộ phận của bảo hiểm kỹ thuật. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm kỹ thuật luôn gắn liền với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. So với các loại hình bảo hiểm khác thì bảo hiểm kỹ thuật ra đời muộn hơn rất nhiều. Đơn bảo hiểm kỹ thuật đầu tiên trên thế giới được cấp năm 1859, trong khi đó bảo hiểm hàng hải xuất hiện năm 1547, bảo hiểm hoả hoạn năm 1667. Bảo hiểm kỹ thuật có mặt hầu hết trong các lĩnh vực của hoạt động kinh tế và xã hội trên toàn thế giới. Từ việc bảo hiểm cho các máy móc sản xuất, các thiết bị dụng cụ tinh vi trong phòng thí nghiệm cho tới bảo hiểm các công trình xây dựng lớn như các toà nhà chọc trời, sân bay bến cảng, tàu vũ trụ, nhà máy điện nguyên tử… Nhu cầu tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ - kỹ thuật làm cho bảo hiểm kỹ thuật phát triển hơn bao giờ hết và trở thành một trong những loại hình bảo hiểm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm kỹ thuật đã phát triển rất nhanh chóng và tương đối hoàn chỉnh, cho đến nay đã có rất nhiều loại hình bảo hiểm trong bảo hiểm kỹ thuật, các loại hình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi loại đảm bảo cho một khâu trong quá trình sản xuất. Cho đến nay BHXDLĐ cũng như bảo hiểm kỹ thuật có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Về mặt kỹ thuật NVBHXDLĐ tương đối phức tạp với các loại hình bảo hiểm khác. Với xu thế phát triển như hiện nay, nghiệp vụ còn phát triển xa hơn nữa trong tương lai. 1.1.2.2. Ở Việt Nam. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975 và có sự xuất hiện của Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Vịêt). Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt mới bắt đầu có sự phát triển nhất định. Ban đầu khi triển khai nghiệp vụ BTC cho phép sử dụng đơn bảo hiểm, quy tắc và biểu phí của Công ty Munich Re. Sau khi đất nước mở cửa (1986) và hội nhập với nển kinh tế khu vực và thế giới. Bảo hiểm xây dựng lắp đặt ở nước ta có những bước phát triển rất đáng mừng từ hành lang pháp lý cho đến sự hoạt động của cung cầu bảo hiểm trên thị trường. Ngày 20/10/1994 Chính phủ ban hành Nghị định 177-CP quy định về quản lý đầu tư. Điều 52 quy định rõ các chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình xây dựng, lắp đặt, các tổ chức tư vấn xây lắp, nhà thầu xây lắp phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các phẩm tư vấn, thiết bị vật tư nhà xưởng phục vụ thi công, tai nạn lao động đối với người lao động, trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba trong quá trình thực hiện dự án. Nghị định 42/CP thay thế NĐ 77/CP, thông tư số 663/TC/ĐT- TCNH ngày 24/06/1996 về việc ban hành quy tắc và biểu phí, phụ phí và khấu trừ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng và lắp đặt. Đơn BHXD và LĐ đầu tiên ở Việt Nam được cấp là đơn bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt cho trạm thu phát vệ tinh mặt đất Láng Trung. Đây là công trình liên doanh giữa tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam và hãng Teltra của Úc. Và gần đây nhất ngày 12/04/2004 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC về việc ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm xây dựng, lắp đặt. Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt, bên cạnh các “đại gia” của bảo hiểm Việt Nam như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO, PVI… thì ngày càng xuất hiện nhiều công ty mới gia nhập thị trường như: BIC (trước đây là liên doanh bảo hiểm Việt- Úc), AAA, Liberty...Hiện nay nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt đóng góp một tỷ lệ đáng kể trong tổng doanh thu phí của các công ty bảo hiểm và lợi ích của toàn xã hội. 1.1.3. Sự cần thiết của bảo hiểm xây dựng lắp đặt. 1.1.3.1. Đối với xã hội. Bảo hiểm là ngành dịch vụ, có vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà điều quan trọng là góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay bảo hiểm không còn xa lạ mà đã len lỏi đến mọi làng quê, mọi cơ quan, doanh nghiệp, và đã thâm nhập vào mọi hoạt động đời sống kinh tế xã hội. Kinh tế càng phát triển, đời sống càng nâng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn, càng xuất hiện nhiều nghiệp vụ mới. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và vì con người. Tác dụng của bảo hiểm nói chung cũng như NVBHXDLĐ đối với xã hội được thể hiện qua các điểm sau: - Nó là nguồn thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế. Người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm tạo thành một nguồn quỹ lớn. Quỹ này ngoài chi trả, trong trường hợp cần thiết còn đem đầu tư. - Bảo hiểm thu hút một lượng lớn lao động góp phần giải quyết công ăn việc làm tạo thu nhập cho người dân và đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) và tích luỹ cho ngân sách nhà nước. - Bảo hiểm góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các nước, nhất là thông qua hoạt động tái bảo hiểm. Hiện nay nước ta có rất nhiều công ty và tập đoàn Bảo hiểm nước ngoài đầu tư và hoạt động như AIA, Prudential,… - Bảo hiểm trở thành chỗ dựa tinh thần cho mọi người, cho các tổ chức giúp họ yên tâm trong cuộc sống, sinh hoạt sản xuất kinh doanh, bảo hiểm thể hiện rất rõ tính công đồng, tương trợ, nhân văn sâu sắc. 1.1.3.2. Đối với người được bảo hiểm. Trong cuộc sống, không ai có thể lường trước được mọi rủi ro của mình. Ngày hôm nay đang làm ăn phát đạt nhưng có thể ngày mai sụp đổ mà nguyên nhân thì có vô vàn. Mỗi người đều thấy những hậu quả nặng nề khi Tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới NewYork sụp đổ ngày 11/09/2002. Vụ nổ nhà máy hạt nhân Ucraina thế kỉ trước đó ( năm1986). Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những người ở đó mà nó còn ảnh hưởng đến rất nhiều người, đôi khi là nền kinh tế của một quốc gia. Vì vậy vấn đề ổn định sản xuất kinh doanh cũng như đời sống cá nhân là điều rất quan trọng. Khi tiến hành xây dựng các công trình lớn, nhà cao tầng hay tiến hành máy móc thiết bị chủ đầu tư hay các chủ thầu nên tham gia bảo hiểm để không những đảm bảo về vốn mà còn yên tâm về mặt tinh thần. 1.2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ. 1.2.1. Nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng. 1.2.1.1. Đối tượng được bảo hiểm. Là tất cả các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng mà kết cấu có sử dụng đến ximăng, sắt thép. Cụ thể đối tượng được bảo hiểm bao gồm: - Nhà máy, xí nghiệp, kho tàng… - Nhà ở, trường học, bệnh viện, trụ sở văn phòng, nhà hát… - Đường sá: đường sắt, đường bộ, sân bay, nhà ga, bến cảng… - Cầu cống, đê đập, hệ thống cấp thoát nước… Đối tượng bảo hiểm của BHXD thường được chia thành hai phần chính: Phần I: Phần tổn thất vật chất: bao gồm các hạng mục chủ yếu sau: - Cấu trúc chủ yếu của các công trình xây dựng (giá trị công trình) - Các trang thiết bị xây dựng, các loại máy móc thiết bị được sử dụng trong quá trình xây dựng. - Chi phí dọn dẹp (các chi phí phát sinh do di chuyển, dọn dẹp các chất phế thải xây dựng do sự cố được bảo hiểm gây ra trên khu vực công trường). - Ngoài ra đ
Luận văn liên quan