Luận văn Một số giải pháp về vốn đầu tư nhằm phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. Trong cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Kiên Giang, Thủy sản đã được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong thờigian qua, hiện nay và cũng như trong tương lai kinh tế thủy sản sẽ đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế tỉnh nhà. Tiềm năng vùng biển, hải đảo và ven biển tỉnh Kiên Giang rất phong phú, đa dạng; với lãnh hải thuộc vùng biển Tây Nam có 63.290 km2 ngư trường gấp 10 lần diện tích đất liền và chiếm 1/5 diện tích vùng Vịnh Thái Lan. Trữ lượng vùng biển hơn 460.000 tấn thủy sản; với nguồn lợiphong phú gồm 273 loài, 139 giống thuộc 71 họ trong đó có hơn 20 loài cá kinhtế. Hằng năm cho phép khai thác trên 200.000 tấn hải sản.Bờ biển dài gần 200 km tạo điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồngthủy sản (NTTS). Hải đảo vớiba quần đảo: Phú Quốc, Thổ Chu và Nam Du có trên 105 hòn đảo lớn nhỏ che chắn là nơi tàu thuyền có thể neo tránh gió bão để khai thác quanh năm. Do vậy vùng biển, hải đảo và ven biển Kiên Giang chính là lợithế so sánh của tỉnh nhà so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình đưa ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang phát triển theo con đường công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Bên cạnh những tiến bộ đạt được, kinh tế thủy sản vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại. Chưa khai thác tốt tiềm năng vùng biển, hải đảo, ven biển và bên trong nội đồng. Sản lượng khai thác lớn nhưng giá trị thấp. Phát triển nuôi trồng và chế biến chưa cân đối với đánh bắt. Trình độ khoa học công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến còn thấp dẫn đến năng suất sản lượng và giátrị hàng hoá không cao, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) thấp. Những tồn tại đó có nhiều nguyên nhân,một trong những nguyên nhân cơ bản là vốn đầu tư (vốn ĐT) cho ngành Thủy sản trong những năm qua chưa tương xứng vớitiềm năng phát triển củangành Thủy sản, vốn ĐT còn hạn chế, định hướng cơcấu vốn ĐT trên từng lĩnh vực của ngành chưa chuyển biến nhanhtheo hướng tính cực và có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên cần tìm ra những giải pháp về vốn ĐTnhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển của ngành Thủy sản, giúp cho ngành Thủy sản phát huy các tiềm năng lợi thế của mình để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế,xã hội của tỉnh Kiên Giang. Để giải quyết vấn đề vốn ĐT cho ngành Thủy sản, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn là:“Một số giải pháp về vốn ĐT nhằm phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang”. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. Một số giải pháp về vốn ĐT nhằm phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang là vấn đề chưa được nêu ra trong các công trình nghiên cứu trước đây về ngành Thủy sản tỉnh nhà. Trong phần nghiên cứu này chúng tôi tập trung đề cập đến các lĩnh vực hoạt động cơ bản của ngành Thủy sản như khai thác, chế biến, nuôi trồng và đồng thời chủ yếu là nguồn vốn sử dụng từ ngân sách nhà nước (NSNN) và nguồn vốn của tín dụng ngân hàng (TDNH) trong việc đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Thủy sản. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN. - Làm rõ tiềm năng lợi thế và thực trạng các lĩnh vực hoạt động của ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. - Đánh giá, lý giải về phương diện lý luận và thực tiễn của vai trò vốn NSNN cũng như vốn TDNH đối với việc phát triển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. - Đề xuất các giải pháp để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn ĐT NSNN và vốn TDNH nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành Thủy sản. 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN. - Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề vốn ĐT NSNN và vốn TDNH đối với sự phát triển của ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vốn ĐT NSNN và vốn TDNH trên các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản. +Đề xuất các giải pháp để tăng cường phát huy hiệu quả sử dụng vốn ĐT NSNN và vốn TDNH cho cáclĩnh vực nói trên. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử đồng thời sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê kết hợp nghiên cứuchọn lọc những kiến thức lý luận đã được đúc kết rút ra từ thực tiễn tình hình triển khai thực hiện vốn ĐT đối với sự phát triển của ngành Thủy sản. Luận văn cũng đã sử dụng các tài liệu của Bộ Thủy sản, Sở Thủy sản, Cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước và một số đơn vị liên quan về số liệu thống kê, các báo cáo quy hoạch, báo cáo tổng kết, báo cáo tham luận về vốn ĐT, về hoạt động của ngành Thủy sản 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu 3 chương: - Chương I:Vốn ĐT đối với sự phát triển của ngành Thủy sản. - Chương II:Thực trạng vốn ĐT đáp ứng sự phát triển của ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang trong những năm qua. - Chương III: Một số giải pháp về vốn ĐT nhằm pháttriển ngành Thủy sản tỉnh Kiên Giang.

pdf75 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp về vốn đầu tư nhằm phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan