Luận văn Một số khác biệt văn hoá trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật

1. Tính cấp thiết của đề tài: 1.1. Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật Ngày nay, trong thời kỳ của thế giới hội nhập đã mở ra nhiều cơ hội cho giao lưu và hội nhập kinh tế, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO là việc các đối tác quốc tế cũng nhiều hơn, nhu cầu giao tiếp liên văn hóa và ngôn ngữ cũng gia tăng đòi hỏi giao tiếp có hiểu biết cao hơn đã nảy sinh công tác nghiên cứu văn hóa - ngôn ngữ phục vụ cho hội nhập. Trong khu vực, Nhật Bản - một cường quốc kinh tế từ lâu đã trở thành một đối tác quan trọng của Việt Nam. Sự hợp tác song phương Việt - Nhật cũng như quan hệ hai nước đã nâng lên một tầm cao mới khiến nhu cầu học tiếng của cả hai bên tăng nhằm phục vụ cho giao tiếp và các hoạt động khác của hai nền văn hóa Việt- Nhật. Những năm gần đây, tiếng Nhật ngày càng trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Số lượng người học tiếng Nhật tăng và việc đưa tiếng Nhật vào chương trình thi đại học có thể coi là những minh chứng cụ thể. Trong quá trình học tiếng Nhật, người Việt thường mong muốn hiểu đúng không chỉ về mặt ngữ pháp của tiếng Nhật mà cả về mặt ngữ nghĩa sử dụng trong ngôn ngữ của họ. Chính vì vậy tôi mong muốn đưa ra trong luận văn của mình về một số khác biệt trong văn hoá giao tiếp giúp cho người học hiểu rõ hơn về ngữ pháp, cách thức, và các quy tắc để có thể chuyển dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và ngược lại một cách chính xác nhất đồng thời làm căn cứ giúp cho giao tiếp không bị ngưng trệ do khác biệt về văn hóa - ngôn ngữ. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là để làm chủ được một ngoại ngữ không phải là đơn giản. Thậm chí là không thể nếu không có những hiểu biết cơ bản về văn hóa của dân tộc có ngôn ngữ đó. Khi những người đến từ những nền văn hoá khác nhau giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ chung nào đó thì họ thường có xu hướng áp đặt văn hóa của dân tộc mình lên ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp. Ví dụ như người Việt học tiếng Nhật, trong giao tiếp với người Nhật đã bộc lộ khá rõ nét những áp đặt đó. Đơn cử tiêu biểu nhất là trong chào hỏi lần đầu gặp mặt. Nếu như người Việt Nam thấy việc hỏi tên, tuổi, tình trạng hôn nhân ví dụ: “Anh/Chị bao nhiêu tuổi? Đã lập gia đình chưa?” là một sự quan tâm bình thường trong xã giao thì với người Nhật, khi bị hỏi về tuổi tác, tình trạng hôn nhân sẽ cảm thấy không thoải mái nếu không muốn nói là khó chịu. Nguyên nhân chính là do sự khác biệt văn hóa giữa hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản, và đặc biệt là do người giao tiếp thiếu hiểu biết về văn hóa của nước bạn. Điều đó sẽ dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc, những “sốc văn hóa” không tránh khỏi khi chào hỏi, xin lỗi, cám ơn, đề nghị, thỉnh cầu, khuyến cáo, mời và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các đổ vỡ, thất bại trong giao tiếp, làm cho giao tiếp bị ngừng trệ, gián đoạn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tôi chủ trương không đi vào giải quyết tất cả các hành vi giao tiếp trên mà chủ yếu muốn đưa ra những khác biệt về văn hoá trong lời thỉnh cầu - một hành vi ngôn ngữ hết sức nhạy cảm của tiếng Việt và tiếng Nhật. Trong cuộc sống, con người dù độc lập đến đâu cũng không thể tránh khỏi những lúc cần nhờ vả, đề nghị, thỉnh cầu người khác. Khi thỉnh cầu tức là người nói đã xâm phạm vào sự tự do hành động của người nghe nên dễ gây ra những khó chịu, hiểu lầm nếu người thỉnh cầu không biết cách lựa chọn ngôn từ phù hợp. Điều này càng dễ nảy sinh trong giao tiếp liên ngôn, khi người tham gia giao tiếp đến từ những nền văn hóa khác nhau. Cho nên nghiên cứu về một số khác biệt văn hóa trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật hi vọng có thể giúp tránh khỏi, hoặc ít nhất cũng làm giảm bớt những xung đột văn hóa khi thực hiện hành vi thỉnh cầu trong giao tiếp. Một người có năng lực giao tiếp tốt là người biết cách tránh những xung đột, hay những “sốc văn hóa” khi giao tiếp. Để làm được điều đó thì chỉ có khả năng ngoại ngữ là chưa đủ, mà còn cần có năng lực văn hóa. Trong quá trình giao tiếp liên ngôn (interlingual communication) người học chỉ nói đúng ngữ pháp thôi thì chưa đủ, họ cần phải biết cách nói sao cho phù hợp. Như Trần Ngọc Thêm đã nói: “Người ta ngày càng hiểu rõ rằng, khi thiếu chiều sâu văn hóa, ngoại ngữ chỉ là cái xác không hồn” [40, 9]. Cho nên người học ngoại ngữ cần ý thức rõ vai trò của văn hóa trong quá trình học ngoại ngữ cũng như cần phải thấy được mối liên hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa. 1.2. Ngôn ngữ và văn hóa Ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau, không ai có thể phủ nhận những mối quan hệ khăng khít không thể tách rời (có thể ví ngôn ngữ và văn hóa như hai mặt của một tờ giấy, xé mặt này không thể không xé mặt kia). Mỗi một ngôn ngữ lại mang trong mình những đặc trưng văn hóa riêng biệt của chính mình và chúng được phản ánh vào ngôn ngữ bằng những cách khác nhau cả về chất lượng, nội dung và hình thức. Chính vì văn hóa và ngôn ngữ không thể tách rời nhau mà có thể thấy ngôn ngữ vừa là một bộ phận cấu thành văn hóa, vừa là phương tiện để thể hiện, lưu trữ, và truyền bá văn hóa. Ngay từ những định nghĩa về văn hóa, các học giả cũng đã chỉ rõ mối liên hệ ấy. Định nghĩa về văn hóa đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bàn về văn hóa một cách khá rõ ràng và đầy đủ, theo Người thì: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (Dẫn lại [3, 71]). Có thể thấy ngôn ngữ là một bộ phận của văn hóa và đồng thời cũng phản ánh văn hóa sâu sắc nhất. Clyne (1994) nhận xét: “Ngôn ngữ là sự thể hiện sâu sắc nhất một nền văn hóa, hệ thống giá trị bao gồm cả những giá trị thừa hưởng từ cộng đồng và có một vai trò lớn tác động đến cách thức sử dụng không chỉ ngôn ngữ thứ nhất mà cả ngôn ngữ được tiếp thụ sau đó”. Hay nói một cách nôm na thì “Văn hóa qui định cái chúng ta nói, nói với ai và nói như thế nào ” [13, 15]. Còn các tác giả người Nhật, trong đó có Saji Keizou tuy không đề cập trực tiếp tới mối liên hệ ngôn ngữ và văn hóa, song cũng đã đưa ra ảnh hưởng của văn hóa tới giao tiếp, mà ngôn ngữ là công cụ không thể thiếu của giao tiếp: “Cách thức giao tiếp chịu cảnh hưởng rất lớn từ những qui phạm, giá trị quan của văn hóa, xã hội mà người tham gia giao tiếp sinh ra và lớn lên. Ví dụ, bàn về cách để tiến hành cuộc hội thoại, đối lập với việc những người Anglo Saxon bày tỏ nội dung truyền đạt một cách trực tiếp, thì người Á Đông có xu hướng đi từ những chủ đề bên ngoài rồi mới vào nội dung chính.”(Saji Keizou, Sanada Nobihiro, Gengo ippan Nihongokyoshiyouseikouza tekisuto2, Kaiteishinpan 2004, tr. 86) Văn hóa không giống như ngôn ngữ, nó không phải là những qui tắc cố định. Văn hóa khác giữa xã hội này với xã hội khác, cá nhân này với cá nhân khác. Cái gì là “đúng” trong nền văn hóa này có thể “không đúng” trong nền văn hóa khác. Trong khi đó ngôn ngữ xét về cấu trúc được tạo ra từ những đơn vị - yếu tố như âm vị, hình vị, từ, câu Con người sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của mình tới người nghe. Qua đó, chúng ta không chỉ thu nhận được thông tin đơn thuần mà còn biết được tâm tư, tình cảm của người nói. Ngôn ngữ với chức năng giao tiếp của mình còn có vai trò trong hình thành và duy trì mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Ngược lại văn hóa “in đậm” vào ngôn ngữ, nó chi phối cách sinh hoạt, ứng xử, giao tiếp của mỗi người trong cộng đồng. Bởi vậy không thể tách rời ngôn ngữ và văn hóa. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu một số khác biệt về văn hoá trong lời thỉnh cầu tiếng Việt và tiếng Nhật trên một số nội dung sau: - Nhân tố làm ảnh hưởng đến cách thỉnh cầu - Tính lịch sự trong lời thỉnh cầu - Tính trực tiếp – gián tiếp trong lời thỉnh cầu - Cách xưng hô trong lời thỉnh cầu - Từ vựng, cấu trúc trong lời thỉnh cầu. - Một số “Sốc văn hoá” trong lời thỉnh cầu, cách khắc phục. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu tài liệu liên quan - Phân tích - đối chiếu - Tổng hợp - Thảo luận chuyên gia - Xin ý kiến các giảng viên và sinh viên khoa Đông Phương học, các bạn người Nhật - Phỏng vấn - điều tra: Trong luận văn người viết có sử dụng bảng điều tra nhằm tìm hiểu cách thức của lời thỉnh cầu trong tiếng Việt và tiếng Nhật. Bảng hỏi sử dụng hai tình huống: + Tìng huống 1: Hỏi đường tới bưu điện + Tình huống 2: Hẹn gặp ai đó vào ngày mai 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chủ yếu nghiên cứu các giao tiếp lời nói và phân tích các số liệu thu được qua điều tra, phỏng vấn về lời thỉnh cầu trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Đồng thời nghiên cứu cách thức của lời thỉnh cầu trên cơ sở lý thuyết về tính lịch sự, tính trực tiếp - gián tiếp trong lời nói, giao tiếp. 5. Bố cục luận văn Luận văn gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu gồm: tính cấp thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, bố cục đề tài. Phần 2: Nội dung gồm ba chương. Chương một chủ yếu giải quyết các vấn đề mang tính cơ sở lý luận, làm rõ các khái niệm có liên quan như: các chức năng ngôn ngữ, lời thỉnh cầu, phân loại lời thỉnh cầu, tính lịch sự trong lời thỉnh cầu tiếng Việt và tiếng Nhật. Chương hai có nhiệm vụ làm rõ hơn lời thỉnh cầu trong tiếng Việt và tiếng Nhật từ bình diện các dấu hiệu về hình thức (từ vựng, cấu trúc). Chương ba đưa ra một số đặc trưng văn hóa chính trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật, tiêu biểu là tính trực tiếp và gián tiếp, cách xưng hô trong lời thỉnh cầu. Từ đó rút ra những khác biệt về văn hóa và lý giải sự khác biệt từ góc nhìn văn hóa. Phần 3: Kết luận. Đưa ra những nguyên nhân dẫn đến “sốc văn hóa” và đề xuất cách khắc phục

doc92 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4206 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số khác biệt văn hoá trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trong trang này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Nguyễn Dương Đỗ Quyên - Người đã luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên người viết trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới PGs. Bùi Phương Việt Anh – Khoa sau đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội vì đã cung cấp tài liệu và trực tiếp đóng góp ý kiến quý báu giúp người viết hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Đông Phương học, bộ môn Nhật Bản học và các bạn sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các bạn Nhật Bản… vì những ý kiến quý báu, và sự hỗ trợ trong việc điều tra dành cho người viết. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ và em trai của tôi những người đã luôn động viên và chăm sóc tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 1. Tính cấp thiết của đề tài: 2 1.1. Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật 2 1.2. Ngôn ngữ và văn hóa 4 2. Mục đích nghiên cứu 6 3. Phương pháp nghiên cứu 6 4. Phạm vi nghiên cứu 7 5. Bố cục luận văn 7 PHẦN II: NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9 1.1. Các chức năng ngôn ngữ 9 1.1.1. Ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp đặc trưng chỉ có ở con người 10 1.1.2. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy 12 1.2. Lời thỉnh cầu - một hành động ngôn ngữ trong giao tiếp 14 1.3. Phân loại lời thỉnh cầu 16 1.4. Tính lịch sự trong giao tiếp và tính lịch sự trong lời thỉnh cầu tiếng Việt và tiếng Nhật 19 CHƯƠNG 2: CÁC DẤU HIỆU VỀ TỪ VỰNG - TÌNH THÁI TRONG LỜI THỈNH CẦU CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT 30 2.1. Các yếu tố từ vựng biểu hiện ý nghĩa tình thái trong lời thỉnh cầu tiếng Việt và tiếng Nhật 31 2.1.1. Các yếu tố từ vựng biểu hiện ý nghĩa tình thái trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt 31 2.1.2. Các yếu tố từ vựng biểu hiện ý nghĩa tình thái trong lời thỉnh cầu của tiếng Nhật 32 2.2. Các cách diễn đạt tình thái trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật 35 2.2.1. Các cách diễn đạt tình thái cơ bản trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt 35 2.2.2. Các cách diễn đạt tình thái cơ bản trong lời thỉnh cầu của tiếng Nhật 37 CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ TRONG LỜI THỈNH CẦU CỦA TIẾNG VIẾT VÀ TIẾNG NHẬT 44 3.1. Tính trực tiếp - gián tiếp trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật 44 3.1.1. Tính trực tiếp – gián tiếp trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt 50 3.1.3. Tiểu kết 59 3.2. Cách xưng hô trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật 61 3.2.1. Cách xưng hô trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt 62 3.2.2. Cách xưng hô trong lời thỉnh cầu của tiếng Nhật – so sánh với tiếng Việt 65 3.3. Tiểu kết 72 PHẦN 3: KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 BẢNG HỎI CÁCH NÓI LỜI ĐỀ NGHỊ 85 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: 1.1. Tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật Ngày nay, trong thời kỳ của thế giới hội nhập đã mở ra nhiều cơ hội cho giao lưu và hội nhập kinh tế, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO là việc các đối tác quốc tế cũng nhiều hơn, nhu cầu giao tiếp liên văn hóa và ngôn ngữ cũng gia tăng đòi hỏi giao tiếp có hiểu biết cao hơn đã nảy sinh công tác nghiên cứu văn hóa - ngôn ngữ phục vụ cho hội nhập. Trong khu vực, Nhật Bản - một cường quốc kinh tế từ lâu đã trở thành một đối tác quan trọng của Việt Nam. Sự hợp tác song phương Việt - Nhật cũng như quan hệ hai nước đã nâng lên một tầm cao mới khiến nhu cầu học tiếng của cả hai bên tăng nhằm phục vụ cho giao tiếp và các hoạt động khác của hai nền văn hóa Việt- Nhật. Những năm gần đây, tiếng Nhật ngày càng trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Số lượng người học tiếng Nhật tăng và việc đưa tiếng Nhật vào chương trình thi đại học có thể coi là những minh chứng cụ thể. Trong quá trình học tiếng Nhật, người Việt thường mong muốn hiểu đúng không chỉ về mặt ngữ pháp của tiếng Nhật mà cả về mặt ngữ nghĩa sử dụng trong ngôn ngữ của họ. Chính vì vậy tôi mong muốn đưa ra trong luận văn của mình về một số khác biệt trong văn hoá giao tiếp giúp cho người học hiểu rõ hơn về ngữ pháp, cách thức, và các quy tắc để có thể chuyển dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và ngược lại một cách chính xác nhất đồng thời làm căn cứ giúp cho giao tiếp không bị ngưng trệ do khác biệt về văn hóa - ngôn ngữ. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là để làm chủ được một ngoại ngữ không phải là đơn giản. Thậm chí là không thể nếu không có những hiểu biết cơ bản về văn hóa của dân tộc có ngôn ngữ đó. Khi những người đến từ những nền văn hoá khác nhau giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ chung nào đó thì họ thường có xu hướng áp đặt văn hóa của dân tộc mình lên ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp. Ví dụ như người Việt học tiếng Nhật, trong giao tiếp với người Nhật đã bộc lộ khá rõ nét những áp đặt đó. Đơn cử tiêu biểu nhất là trong chào hỏi lần đầu gặp mặt. Nếu như người Việt Nam thấy việc hỏi tên, tuổi, tình trạng hôn nhân… ví dụ: “Anh/Chị bao nhiêu tuổi? Đã lập gia đình chưa?” là một sự quan tâm bình thường trong xã giao thì với người Nhật, khi bị hỏi về tuổi tác, tình trạng hôn nhân sẽ cảm thấy không thoải mái nếu không muốn nói là khó chịu. Nguyên nhân chính là do sự khác biệt văn hóa giữa hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản, và đặc biệt là do người giao tiếp thiếu hiểu biết về văn hóa của nước bạn. Điều đó sẽ dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc, những “sốc văn hóa” không tránh khỏi khi chào hỏi, xin lỗi, cám ơn, đề nghị, thỉnh cầu, khuyến cáo, mời…và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các đổ vỡ, thất bại trong giao tiếp, làm cho giao tiếp bị ngừng trệ, gián đoạn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tôi chủ trương không đi vào giải quyết tất cả các hành vi giao tiếp trên mà chủ yếu muốn đưa ra những khác biệt về văn hoá trong lời thỉnh cầu - một hành vi ngôn ngữ hết sức nhạy cảm của tiếng Việt và tiếng Nhật. Trong cuộc sống, con người dù độc lập đến đâu cũng không thể tránh khỏi những lúc cần nhờ vả, đề nghị, thỉnh cầu…người khác. Khi thỉnh cầu tức là người nói đã xâm phạm vào sự tự do hành động của người nghe nên dễ gây ra những khó chịu, hiểu lầm nếu người thỉnh cầu không biết cách lựa chọn ngôn từ phù hợp. Điều này càng dễ nảy sinh trong giao tiếp liên ngôn, khi người tham gia giao tiếp đến từ những nền văn hóa khác nhau. Cho nên nghiên cứu về một số khác biệt văn hóa trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật hi vọng có thể giúp tránh khỏi, hoặc ít nhất cũng làm giảm bớt những xung đột văn hóa khi thực hiện hành vi thỉnh cầu trong giao tiếp. Một người có năng lực giao tiếp tốt là người biết cách tránh những xung đột, hay những “sốc văn hóa” khi giao tiếp. Để làm được điều đó thì chỉ có khả năng ngoại ngữ là chưa đủ, mà còn cần có năng lực văn hóa. Trong quá trình giao tiếp liên ngôn (interlingual communication) người học chỉ nói đúng ngữ pháp thôi thì chưa đủ, họ cần phải biết cách nói sao cho phù hợp. Như Trần Ngọc Thêm đã nói: “Người ta ngày càng hiểu rõ rằng, khi thiếu chiều sâu văn hóa, ngoại ngữ chỉ là cái xác không hồn” [40, 9]. Cho nên người học ngoại ngữ cần ý thức rõ vai trò của văn hóa trong quá trình học ngoại ngữ cũng như cần phải thấy được mối liên hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa. 1.2. Ngôn ngữ và văn hóa Ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau, không ai có thể phủ nhận những mối quan hệ khăng khít không thể tách rời (có thể ví ngôn ngữ và văn hóa như hai mặt của một tờ giấy, xé mặt này không thể không xé mặt kia). Mỗi một ngôn ngữ lại mang trong mình những đặc trưng văn hóa riêng biệt của chính mình và chúng được phản ánh vào ngôn ngữ bằng những cách khác nhau cả về chất lượng, nội dung và hình thức. Chính vì văn hóa và ngôn ngữ không thể tách rời nhau mà có thể thấy ngôn ngữ vừa là một bộ phận cấu thành văn hóa, vừa là phương tiện để thể hiện, lưu trữ, và truyền bá văn hóa. Ngay từ những định nghĩa về văn hóa, các học giả cũng đã chỉ rõ mối liên hệ ấy. Định nghĩa về văn hóa đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bàn về văn hóa một cách khá rõ ràng và đầy đủ, theo Người thì: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (Dẫn lại [3, 71]). Có thể thấy ngôn ngữ là một bộ phận của văn hóa và đồng thời cũng phản ánh văn hóa sâu sắc nhất. Clyne (1994) nhận xét: “Ngôn ngữ là sự thể hiện sâu sắc nhất một nền văn hóa, hệ thống giá trị bao gồm cả những giá trị thừa hưởng từ cộng đồng và có một vai trò lớn tác động đến cách thức sử dụng không chỉ ngôn ngữ thứ nhất mà cả ngôn ngữ được tiếp thụ sau đó”. Hay nói một cách nôm na thì “Văn hóa qui định cái chúng ta nói, nói với ai và nói như thế nào…” [13, 15]. Còn các tác giả người Nhật, trong đó có Saji Keizou tuy không đề cập trực tiếp tới mối liên hệ ngôn ngữ và văn hóa, song cũng đã đưa ra ảnh hưởng của văn hóa tới giao tiếp, mà ngôn ngữ là công cụ không thể thiếu của giao tiếp: “Cách thức giao tiếp chịu cảnh hưởng rất lớn từ những qui phạm, giá trị quan của văn hóa, xã hội mà người tham gia giao tiếp sinh ra và lớn lên. Ví dụ, bàn về cách để tiến hành cuộc hội thoại, đối lập với việc những người Anglo Saxon bày tỏ nội dung truyền đạt một cách trực tiếp, thì người Á Đông có xu hướng đi từ những chủ đề bên ngoài rồi mới vào nội dung chính.”(Saji Keizou, Sanada Nobihiro, Gengo ippan Nihongokyoshiyouseikouza tekisuto2, Kaiteishinpan 2004, tr. 86) Văn hóa không giống như ngôn ngữ, nó không phải là những qui tắc cố định. Văn hóa khác giữa xã hội này với xã hội khác, cá nhân này với cá nhân khác. Cái gì là “đúng” trong nền văn hóa này có thể “không đúng” trong nền văn hóa khác. Trong khi đó ngôn ngữ xét về cấu trúc được tạo ra từ những đơn vị - yếu tố như âm vị, hình vị, từ, câu… Con người sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của mình tới người nghe. Qua đó, chúng ta không chỉ thu nhận được thông tin đơn thuần mà còn biết được tâm tư, tình cảm của người nói. Ngôn ngữ với chức năng giao tiếp của mình còn có vai trò trong hình thành và duy trì mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Ngược lại văn hóa “in đậm” vào ngôn ngữ, nó chi phối cách sinh hoạt, ứng xử, giao tiếp của mỗi người trong cộng đồng. Bởi vậy không thể tách rời ngôn ngữ và văn hóa. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu một số khác biệt về văn hoá trong lời thỉnh cầu tiếng Việt và tiếng Nhật trên một số nội dung sau: - Nhân tố làm ảnh hưởng đến cách thỉnh cầu - Tính lịch sự trong lời thỉnh cầu - Tính trực tiếp – gián tiếp trong lời thỉnh cầu - Cách xưng hô trong lời thỉnh cầu - Từ vựng, cấu trúc trong lời thỉnh cầu. - Một số “Sốc văn hoá” trong lời thỉnh cầu, cách khắc phục. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu tài liệu liên quan - Phân tích - đối chiếu - Tổng hợp - Thảo luận chuyên gia - Xin ý kiến các giảng viên và sinh viên khoa Đông Phương học, các bạn người Nhật - Phỏng vấn - điều tra: Trong luận văn người viết có sử dụng bảng điều tra nhằm tìm hiểu cách thức của lời thỉnh cầu trong tiếng Việt và tiếng Nhật. Bảng hỏi sử dụng hai tình huống: + Tìng huống 1: Hỏi đường tới bưu điện + Tình huống 2: Hẹn gặp ai đó vào ngày mai 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chủ yếu nghiên cứu các giao tiếp lời nói và phân tích các số liệu thu được qua điều tra, phỏng vấn về lời thỉnh cầu trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Đồng thời nghiên cứu cách thức của lời thỉnh cầu trên cơ sở lý thuyết về tính lịch sự, tính trực tiếp - gián tiếp trong lời nói, giao tiếp. 5. Bố cục luận văn Luận văn gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu gồm: tính cấp thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, bố cục đề tài. Phần 2: Nội dung gồm ba chương. Chương một chủ yếu giải quyết các vấn đề mang tính cơ sở lý luận, làm rõ các khái niệm có liên quan như: các chức năng ngôn ngữ, lời thỉnh cầu, phân loại lời thỉnh cầu, tính lịch sự trong lời thỉnh cầu tiếng Việt và tiếng Nhật. Chương hai có nhiệm vụ làm rõ hơn lời thỉnh cầu trong tiếng Việt và tiếng Nhật từ bình diện các dấu hiệu về hình thức (từ vựng, cấu trúc). Chương ba đưa ra một số đặc trưng văn hóa chính trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật, tiêu biểu là tính trực tiếp và gián tiếp, cách xưng hô trong lời thỉnh cầu. Từ đó rút ra những khác biệt về văn hóa và lý giải sự khác biệt từ góc nhìn văn hóa. Phần 3: Kết luận. Đưa ra những nguyên nhân dẫn đến “sốc văn hóa” và đề xuất cách khắc phục PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các chức năng ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người. Ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Quá trình giao tiếp được Carroll J.B mô hình hoá như sau: Qua xem xét trên chúng ta có thể sơ bộ đưa ra nhận xét như sau: Chỉ có con người mới có ngôn ngữ. Ngôn ngữ, tư duy và văn hoá liên hệ mật thiết với nhau không tách rời. Ngôn ngữ mà không có tư duy thì ngôn ngữ đó giống như ngôn ngữ của loài vật, bậc thấp. Tư duy mà không có ngôn ngữ thì đó là tư duy đơn điệu, không mang tính giao tiếp. Chính vì vậy, khi xét các chức năng của ngôn ngữ tôi chỉ xin đưa ra một vài quan tâm về một số phạm vi chức năng mà ngôn ngữ phổ quát làm căn cứ xem xét các giao tiếp trong tiếng Nhật và tiếng Việt trong lời thỉnh cầu. Nói tới chức năng ngôn ngữ, người ta thường nhắc tới hai chức năng cơ bản: ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người và ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. 1.1.1. Ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp đặc trưng chỉ có ở con người Trong thực tế, con người cũng như loài vật đều có nhu cầu giao tiếp song giao tiếp của con người mang tính đặc trưng. Các hoạt động giao tiếp đó bao gồm các giao tiếp cá nhân và giao tiếp liên nhóm cá nhân - đó là một hoạt động tập thể, là sự trao đổi tin tức giữa cá thể này với cá thể khác để thực hiện một chức năng, một nhiệm vụ nào đó, như làm cho cá thể khác hiểu mình, đáp ứng nhu cầu hay mong muốn của mình chẳng hạn. Đồng thời qua đó, các cá nhân tự tìm hiểu về bản thân mình. Đối với loài vật, giao tiếp chỉ có thể là sự thông báo trạng thái tâm lý - thần kinh (sự vui mừng, sự sợ hãi, mối nguy hiểm…hoặc trạng thái sinh lý đói, khát…). Như vậy, giao tiếp loài vật xảy ra do những nguyên nhân có tính bản năng, di truyền và đôi khi trong những điều kiện hoàn toàn khách quan. Đối với con người, để giúp việc giao tiếp thuận lợi hơn, với sự thông minh, tiến bộ của con người và cũng chỉ có ở con người, con người không chỉ dùng âm thanh, ánh sáng, điệu bộ, cử chỉ, mà còn có các loại dấu hiệu, kí hiệu khác nhau (kí hiệu toán học, đèn tín hiệu giao thông, tín hiệu hàng hải…), các quy tắc, quy định xã hội và đặc biệt là lời nói hay ngôn ngữ. Để truyền đạt ý định và nội dung giao tiếp, ngôn ngữ chính con người sử dụng sẽ bao gồm nhóm lời nói và nhóm hành vi để diễn đạt mục đích giao tiếp của mình. So với ngôn ngữ thành tiếng, ngôn ngữ cử chỉ thật nghèo nàn và hạn chế. Đó chẳng qua chỉ là một số rất ít những động tác giản đơn như lắc đầu, gật đầu, nhún vai, nheo mắt, khom lưng, vẫy tay, chỉ tay v.v…Có những cử chỉ một số người hiểu với nhau, nhiều khi “ý nghĩa” của các cử chỉ cũng không rõ ràng dẫn đến chỗ người tạo cử chỉ nghĩ một đằng, người tiếp thu hiểu một nẻo. Những kí hiệu và dấu hiệu khác nhau như đèn tín hiệu giao thông, kí hiệu toán học, tín hiệu hàng hải v.v… thì chỉ được áp dụng trong những phạm vi hạn chế, chứ không phải là phương tiện giao tiếp toàn xã hội. Bản thân những dấu hiệu, kí hiệu như thế muốn hiểu được vẫn phải dùng ngôn ngữ thành tiếng để giải thích. Chính vì vậy, cử chỉ và những dấu hiệu, kí hiệu khác nhau chỉ là những phương tiện giao tiếp phụ, bổ sung cho ngôn ngữ thành tiếng. Các lĩnh vực âm nhạc, hội họa, điêu khắc có những khả năng rất vĩ đại, nhưng nó vẫn bị hạn chế và có tính chất phiến diện so với ngôn ngữ. Âm nhạc, hội họa và điêu khắc không thể truyền đạt khái niệm và tư tưởng mà chỉ khơi gợi chúng trên cơ sở những hình ảnh, cảm xúc đã gây ra được ở người nghe và người xem. Những tư tưởng mà các tác phẩm âm nhạc, hội họa… gây ra ở người nghe và người xem có tính chất mơ hồ, không rõ rệt và rất khác nhau ở những người khác nhau. Cả âm nhạc lẫn nghệ thuật tạo hình đều không thể truyền đạt được những tư tưởng và tình cảm chính xác, rõ ràng và hoàn toàn xác định. Vì vậy, không thể dùng chúng thay cho ngôn ngữ. Nhu cầu giao tiếp của con người rất lớn và sâu rộng: trong lao động sản xuất, trong đời sống hàng ngày, ở cơ quan, trường học cũng như ở những nơi vui chơi giải trí, hiện thực khách quan cũng như thế giới nội tâm…Hơn thế nữa, hành động giao tiếp của con người có ý thức và mục đích rõ rệt. Chính nhờ ngôn ngữ mà chúng ta có thể trao đổi tin tức về tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, có thể nhờ vả, sai khiến, thỉnh cầu… cũng là để hiểu nhau, thông cảm cho nhau, cùng làm việc và chung sống. 1.1.2. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư duy của nó, bởi vì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ có thể giúp người ta trao đổi tư tưởng, tình cảm với nhau, nhờ đó hiểu biết lẫn nhau và cùng tổ chức các hoạt động chung trên mọi lĩnh vực. Nếu ngôn ngữ chỉ là những tổ hợp âm thanh đơn thuần, không có tư duy của con người thì nó không thể trở thành phương tiện giao tiếp được. Tuy nhiên, không thể đồng nhất chức năng giao tiếp với chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ, hoặc là cho chức năng thể hiện tư duy chỉ là một chức năng phụ thuộc vào chức năng giao tiếp. Chức năng giao tiếp chỉ thể hiện khi có hành động giao tiếp tức là khi người ta dùng ngôn ngữ để trao đổi với nhau. Trong thực tế, người ta có thể nói một mình, đọc một mình hoặc viết ra giấy mà không nhằm trao đổi với ai, người ta có thể nghĩ thầm mà không phát ra lời. Có chú ý tới những trường hợp đó, chúng ta mới thấy chức năng thể hiện tư duy là chức năng cơ bản của ngôn ngữ, độc lập với chức năng giao tiếp. Tư duy con người là một hoạt động đặc biệt của bộ óc, cơ quan thần kinh trung ương cao nhất có tổ chức tinh tế, hoàn hảo mà bất cứ loài vật hay máy móc nào cũng chưa đạt được. Hoạt động này chỉ diễn ra sau khi các cơ quan thụ cảm làm việc, cung cấp những tài liệu về sự vật, sự việc, hiện tượng trong thực tế khách quan. Quá trình tư duy mang nặng những đặc tính chủ quan, cá nhân, rất trừu tượng và khó nắm bắt, sự thể hiện ra bên ngoài có tính chất gián tiếp. Rất may nhờ có ngôn ngữ ghi lại ngay từ đầu, trực tiếp ngay từ trong óc, cho nên những tư tưởng mới được bộc lộ ra thông qua các phương tiện, các dạng thức của ngôn ngữ, ví dụ: từ biểu thị khái niệm, câu biểu thị phán đoán, chuỗi câu biểu thị suy lý. Vỏ vật chất âm thanh của các phương tiện ngôn ngữ này được các cơ quan trong cơ thể con người phát ra dưới sự điều khiển của bộ óc. Mặt khác, quá trình tư duy cũng phải dựa vào quá trình ngôn ngữ: sự kết hợp các khái niệm thành một bộ phận hay toàn bộ phán đoán dựa vào sự kết hợp giữa các từ thành cụm từ, thành câu… Ngôn ngữ của con người không phải chỉ tồn tại dưới dạng thành tiếng mà có thể tồn tại dưới dạng biểu tượng âm thanh ở trong óc, dạng chữ viết ở trên giấy. Theo Mác và Ăngghen : “Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức vậy, - ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn”. Như vậy, ngôn ngữ và tư duy cùng ra đời một lúc, ngay từ đầu chúng hòa quyện với nhau, không tách rời nhau, ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy. Chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ biểu hiện ở cả hai khía cạnh : Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Không có từ nào, câu nào mà lại không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng. Ngược lại, không có ý nghĩa, tư tưởng nào không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tư tưởng. Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi ý nghĩa, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ. Những ý nghĩa chưa biểu hiện ra được bằng ngôn ngữ chỉ là những ý nghĩa kh
Luận văn liên quan