Đảng cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, là Đảng duy nhất lãnh đạo đất nước ta, Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trong suốt 82 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng, giành độc lập tự do cho đất nước và nhân dân ta. Mục tiêu của Đảng là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng đã khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước, sau 26 năm đã đưa Việt Nam thu được các thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại Trong tình hình thế giới biến đổi không lường, công cuộc đổi mới đất nước ta có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức. Để Đảng có vai trò, trình độ ngang tầm lãnh đạo đất nước trong xu thế phát triển của thế giới và khu vực, phải không ngừng xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Một trong những giải pháp quan trọng là thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình.
Qua quá trình hoạt động, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển, là thuộc tính bản chất của một chính đảng cách mạng, là công cụ sắc bén để giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên và củng cố khối đoàn kết thống nhất trong Đảng. Vì vậy, tự phê bình và phê bình luôn là việc làm không thể thiếu trong sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Tự phê bình, phê bình giúp cho cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng thấy được những ưu điểm, khuyết điểm của mình, qua đó tìm cách khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và cán bộ đảng viên. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng viết: "Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hoạt động chia rẽ, bè phái ” . Đại hội XI cũng thẳng thắn đánh giá: “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt đảng chưa nề nếp, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, tự phê bình và phê bình yếu” .
78 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7667 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý trong giai đoạn hiện nay MỤC LỤC
Trang
Mở đầu.....………..…………...……………………………………....
4
1. Tính cấp thiết của đề tài……………………….…………………......
4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................
6
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...........................................
7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......……..………………………....
7
5. Kết cấu của luận văn......……………………………...………….......
8
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tự phê bình và phê bình………
9
1.1. Khái niệm cán bộ và cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý
9
1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về tự phê bình và phê bình
11
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tự phê bình và phê bình
12
1.4. Tầm quan trọng của tự phê bình và phê bình trong giai đoạn hiện nay
21
Chương 2: Thực trạng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy Quốc Oai quản lý
24
2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội - văn hoá huyện Quốc Oai…………..
24
2.2. Tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý
25
2.3. Đánh giá chung…………………………………………………….
40
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy Quốc Oai quản lý
50
3.1. Phương hướng, mục tiêu chung…………………………………….
50
3.2. Một số giải pháp cơ bản..………………………………………......
51
Kết luận…………………………………………………………….......
73
Tài liệu tham khảo……………………………………………………........
76
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, là Đảng duy nhất lãnh đạo đất nước ta, Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trong suốt 82 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng, giành độc lập tự do cho đất nước và nhân dân ta. Mục tiêu của Đảng là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng đã khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước, sau 26 năm đã đưa Việt Nam thu được các thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Trong tình hình thế giới biến đổi không lường, công cuộc đổi mới đất nước ta có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức. Để Đảng có vai trò, trình độ ngang tầm lãnh đạo đất nước trong xu thế phát triển của thế giới và khu vực, phải không ngừng xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Một trong những giải pháp quan trọng là thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình.
Qua quá trình hoạt động, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển, là thuộc tính bản chất của một chính đảng cách mạng, là công cụ sắc bén để giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên và củng cố khối đoàn kết thống nhất trong Đảng. Vì vậy, tự phê bình và phê bình luôn là việc làm không thể thiếu trong sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Tự phê bình, phê bình giúp cho cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng thấy được những ưu điểm, khuyết điểm của mình, qua đó tìm cách khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và cán bộ đảng viên. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng viết: "Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi hoạt động chia rẽ, bè phái…” Đảng cộng sản Việt Nam: “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 89, 90.
. Đại hội XI cũng thẳng thắn đánh giá: “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt đảng chưa nề nếp, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, tự phê bình và phê bình yếu” Đảng cộng sản Việt Nam: “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Sđd, tr 174.
.
Chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng có vai trò quyết định chất lượng tự phê bình và phê bình trong các cấp bộ Đảng. Trong giai đoạn hiện nay cần tiếp tục đưa tự phê bình, phê bình trong các cấp ủy và tổ chức đảng từ Trung ương đến các cơ sở thành nền nếp thường xuyên và theo định kỳ, không làm qua loa chiếu lệ hình thức.
Đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện. Việc thực hiện nghiêm túc, có chất lượng chế độ tự phê bình và phê bình của Đảng trong đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng bộ huyện nói chung, trong đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Huyện uỷ quản lý nói riêng là biện pháp có ý nghĩa trực tiếp quyết định việc nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng, tác phong và năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ.
Bên cạnh những ưu điểm, còn tồn tại một số mặt hạn chế như: chất lượng kiểm điểm tự phê bình và phê bình chưa cao, nhất là kiểm điểm phần tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống chưa sâu, chưa tự giác bộc lộ những tồn tại, yếu kém khuyết điểm... Hầu như không có trường hợp nào qua tự phê bình và phê bình chỉ ra được những tập thể và cá nhân sai phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật.
Nguyên nhân của những thiếu sót, khuyết điểm trên đây được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện chỉ ra khá rõ, trên nhiều mặt, nhưng đáng chú ý nhận định sau:
Tính tự giác, gương mẫu, dũng cảm thành khẩn của một số ít đồng chí cán bộ chủ chốt chưa cao; tinh thần đấu tranh, xây dựng của đội ngũ cán bộ đồng cấp, của đảng viên thiếu mạnh dạn, thẳng thắn, còn né tránh... Công tác quản lý cán bộ lâu nay thiếu chặt chẽ, cấp ủy nắm cán bộ chưa chắc nên chưa có gợi ý, yêu cầu kiểm điểm cụ thể và sâu sắc, tinh thần trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ, đảng viên lợi dụng chức quyền và sơ hở trong cơ chế, chính sách để tham ô, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân. Tính chiến đấu, vai trò lãnh đạo ở một số tổ chức đảng yếu, thậm chí có nơi bị tê liệt. Đấu tranh tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) của nhiều tổ chức đảng, nhiều cán bộ, đảng viên còn yếu nên ít phát hiện được tham nhũng, tiêu cực ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình, cá biệt có nơi còn vi phạm nguyên tắc của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ, dẫn đến nội bộ mất đoàn kết.
Nhận thức được yêu cầu bức thiết trên, qua thời gian được đào tạo chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính tại Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, được tiếp thu những kiến thức lý luận cùng với những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác tại địa phương, với mong muốn kết hợp lý luận và thực tiễn, tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn về chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý hiện nay, đề xuất phương hướng, quan điểm và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ này.
2.2. Nhiệm vụ
- Dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, nêu ra các quan niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý trong giai đoạn hiện nay.
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý từ năm 2006 đến nay, xác định rõ nguyên nhân của những thực trạng trên. Qua đó nêu lên những kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Huyện uỷ quản lý.
- Đề xuất những phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý trong giai đoạn hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ sở phương pháp luận
Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; các luật, văn bản pháp quy của có liên quan đến chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp: điều tra, khảo sát thực tế, phân tích, tổng hợp, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai (Hà Nội) quản lý.
- Thời gian từ năm 2006 đến nay
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tự phê bình và phê bình.
Chương 2: Thực trạng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy Quốc Oai quản lý.
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy Quốc Oai quản lý.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH
1.1. Khái niệm cán bộ và cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý
1.1.1. Khái niệm cán bộ
“Cán bộ” là một từ được du nhập vào Việt Nam khoảng nửa đầu thế kỷ XX. Ban đầu, từ “cán bộ” được dùng trong quân đội để phân biệt giữa chiến sĩ và người chỉ huy (từ cấp tiểu đội trở lên). Về sau từ “cán bộ” được dùng để chỉ tất cả những người thoát ly gia đình đi hoạt động kháng chiến để phân biệt với nhân dân. Trong một thời gian dài, ở Việt Nam hầu như từ “cán bộ” được dùng thay thế cho từ công chức. Theo cách hiểu thông thường hiện nay cán bộ được coi là tất cả những người làm việc trong bộ máy của Đảng, chính quyền, đoàn thể và lực lượng vũ trang. Trong quan niệm hành chính được coi là những người có mức lương từ bậc cán sự trở lên, để phân biệt với những nhân viên có mức lương dưới cán sự.
Theo sách “Từ điển tiếng Việt”, Cán bộ có 2 nghĩa:
“1. Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước.
2. Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ” Hoàng Phê (chủ biên): “Từ điển tiếng Việt”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988, tr 125 - 126.
.
Nội hàm của định nghĩa này với nghĩa thứ nhất: Cán bộ không chỉ bao gồm những người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước mà trong cả hệ thống chính trị có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên mới gọi là cán bộ và được hình thành thông qua đào tạo tại trường. Số cán bộ có trình độ thấp hơn (trung cấp, sơ cấp) gọi là nhân viên. Với nghĩa thứ 2: Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức kể cả cán bộ trong hệ thống chính trị thông qua con đường bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm...
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 269.
.
Điều 4, khoản 1 của Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
1.1.2. Quan niệm về cán bộ diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.
Với tư cách là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị, Huyện uỷ Quốc Oai lãnh đạo mọi mặt hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị theo nguyên tắc: lãnh đạo tập thể, phân công cá nhân phụ trách. Nghĩa là, toàn bộ các hoạt động ở huyện đặt dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, nhưng lãnh đạo bằng việc định ra chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ công tác của hệ thống chính trị; bằng công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác kiểm tra của Đảng. Trên cơ sở đó, Huyện uỷ ra quyết định lãnh đạo, phân công cho cá nhân các đồng chí huyện uỷ viên tổ chức thực hiện quyết định lãnh đạo của Huyện uỷ.
Trên cơ sở nguyên tắc lãnh đạo này, hầu hết các đồng chí Huyện uỷ viên đều được phân công hoặc giới thiệu ứng cử vào các chức vụ chủ chốt, trọng yếu trong các cơ quan nhà nước, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở huyện theo luật định. Những cán bộ này, trên cương vị huyện uỷ viên, họ là thành viên ban lãnh đạo của đảng bộ, thực hiện sự lãnh đạo chính trị ở huyện. Nhưng trên cương vị người quản lý hay phụ trách một cơ quan, đoàn thể quần chúng, họ phải hoạt động tuân theo pháp luật, điều lệ của tổ chức quy định rõ chức trách, nhiệm vụ được giao. Khi nói tới cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai quản lý là nói trước hết tới các đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt hoạt động trong hệ thống chính trị ở huyện. Những cán bộ này thường là người đứng đầu, hoặc giữ vị trí chủ chốt trong các tổ chức, các cơ quan, có vai trò là người định hướng, chi phối và quyết định sự phát triển của tổ chức, cũng như khả năng hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của tổ chức đó.
Cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai quản lý bao gồm chức danh sau: Ủy viên thường vụ, Trưởng ban, Phó trưởng ban Đảng, Ủy viên Ủy ban kiểm tra; Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện; Chủ tịch, Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, cấp trưởng, cấp phó các đoàn thể chính trị - xã hội huyện; Giám đốc, phó giám đốc các trung tâm; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận huyện; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường trực thuộc huyện. Hiện nay số lượng cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ Quốc Oai quản lý gần 700 đồng chí.
1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về tự phê bình và phê bình
Tự phê bình và phê bình trong Đảng, một nguyên tắc xây dựng Đảng quan trọng, quy luật phát triển Đảng đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin nghiên cứu và luận giải trên nhiều nội dung quan trọng. C.Mác, Ph.Ăngghen cho rằng, tự phê bình và phê bình là rất cần thiết cho hoạt động và phát triển bình thường của Đảng Cộng sản. Ăngghen nhấn mạnh: Việc đảng phê bình hoạt động đã qua của mình là việc làm tuyệt đối cần thiết và bằng cách đó, đảng học cách hoạt động tốt hơn.
V.I.Lênin coi tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của đảng cách mạng. Tự cao, tự đại, không thấy những sai lầm, khuyết điểm của mình, giấu giếm những sai lầm, khuyết điểm ấy là một trong những nguyên nhân làm giảm sút sức chiến đấu của đảng. Thái độ của một chính đảng đối với những sai lầm, khuyết điểm của mình là một tiêu chuẩn chắc chắn nhất để xem đảng ấy có nghiêm túc không, có thực sự làm tròn nghĩa vụ với giai cấp mình và với quần chúng lao động không. V.I.Leenin viết: “tự phê bình và phê bình là một việc tuyệt đối cần thiết cho hết thảy mọi chính đảng sống và đầy sức sống. Không gì tầm thường bằng chủ nghĩa lạc quan tự mãn” V.I.Lênin Toàn tập, tập 10, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1979, tr 395 - 396.
và “tất cả những đảng cách mạng đã bị tiêu vong cho tới nay đều bị tiêu vong vì tự cao tự đại, vì không biết nhìn rõ cái gì tạo nên sức mạnh của mình và sợ sệt, không dám nói lên những nhược điểm của mình. Còn chúng ta, chúng ta sẽ không bị tiêu vong, vì chúng ta không sợ nói lên những nhược điểm của chúng ta và những nhược điểm đó, chúng ta sẽ học được cách khắc phục” V.I.Lênin Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1978, tr 141.
. V.I.Lê-nin cũng khẳng định: “Sai lầm cũng dạy chúng ta nhiều bài học. Trong lĩnh vực này cũng như trong các lĩnh vực khác, chúng ta nói rằng chúng ta sẽ học tập bằng tự phê bình” V.I.Lênin Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1978, tr 205 - 206.
.
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tự phê bình và phê bình
1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình
Kế thừa, phát triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử mới, Hồ Chí Minh cho rằng: “Tự phê bình và phê bình” vừa là quy luật phát triển Đảng, vừa là nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng. Trong các tác phẩm, bài viết của mình, vấn đề này được Người thể hiện hai quan điểm:
- Người nhấn mạnh tự phê bình và phê bình, xem đây như vũ khí sắc bén để Đảng thường xuyên trở nên trong sạch, vững mạnh.
- Có khi, Người đặt “phê bình” trước “tự phê bình”, nhiều hơn cả là “tự phê bình” trước “phê bình” - đây không phải là ngẫu nhiên, mà có dụng ý. Dụng ý thể hiện trước hết cần coi trọng tự phê bình, muốn phê bình người khác thì phải tự phê bình mình trước.
Điểm xuất phát của Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình là dân chủ và nhân đạo. Bản chất của nó là xây dựng, vươn tới sự hoàn mỹ, thúc đẩy tiến bộ, là cách mạng và khoa học, là vì nhân dân, vì sự đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng. Do đó, bản chất của tự phê bình và phê bình là hướng tới cái đẹp, cái tốt.
Sự cần thiết phải thực hiện tự phê bình và phê bình vì con người ai cũng có khuyết điểm, thiếu sót, chỉ khác nhau ở mức độ nặng hay nhẹ, ở trạng thái biểu hiện mà thôi, “người đời không phải là thần thánh, không ai tránh khỏi khuyết điểm” Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 166.
. “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, Sđd, tr 558.
. “Thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình” Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Sđd, tr 262.
, nếu không thực hiện điều này thì cũng như người có bệnh nếu giấu giếm tật bệnh trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mạng.
Hồ Chí Minh hiểu rõ Đảng bao gồm đủ các giai tầng trong xã hội và có tính cách mạng rất cao như: trung thành, rất kiên quyết, hy sinh và rất vĩ đại... Song Đảng là một phận của xã hội, cũng không tránh khỏi những tập tục, tính nết, khuyết điểm, thói xấu của xã hội lây ngấm và “không phải là người người đều tốt, việc việc đều hay”. Do vậy, trong Đảng cần thường xuyên tự phê bình và phê bình như con người luôn cần không khí để sống.
Mục đích tự phê bình và phê bình theo Hồ Chí Minh không đồng nghĩa với trừng trị, phê phán. Với Người, phê bình chỉ là sự mổ xẻ một căn bệnh mang ý nghĩa như một sự khởi nguồn của một quá trình để chữa lành con bệnh, làm cho con người tồn tại, phát triển khoẻ mạnh. Vì vậy, sự “mổ xẻ” chỉ có ý nghĩa khi nó đạt tới cái thiện và cái đẹp.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ” Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Sđd, tr 232.
để hành động đúng hơn, làm việc hiệu quả và chất lượng cao hơn. Do đó, mỗi cán bộ đảng viên hàng ngày phải kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như rửa mặt mỗi ngày. Được như thế, trong Đảng sẽ luôn khẻo mạnh, không có bệnh tật gì.
Đối tượng trực tiếp của tự phê bình và phê bình, theo Người là việc chứ không phải người. Phê bình việc làm sai, không những không đem lại lợi ích cho dân cho nước, mà còn có hại cho cách mạng, cho nhân dân. Quan điểm “phê bình việc chứ không phê bình người” làm cho con người không bị rơi vào cái “tô