1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hoá là hệ quả tất yếu của nền kinh tế phát triển theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá ở bất luận quốc gia nào trên thế giới. Điều này cũng
có nghĩa là đô thị hoá càng phát triển thì quỹ đất của xã hội giành cho nông
nghiệp càng có xu hướng giảm. Vấn đề đặt ra, làm thế nào để sử dụng quỹ đất
- nguồn lực khan hiếm của xã hội hiệu quả nhất trong tiến trình đô thị hoá.
Thực tế đã chứng minh rằng, kinh tế xã hội phát triển sẽ kéo theo sự thay
đổi về mọi mặt của mỗi một địa phương hay quốc gia. Đó không chỉ là những
sự thay đổi về mặt kinh tế, xã hội mà còn ảnh hưởng đến văn hóa, không gian,
môi trường, khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động, phân bố dân cư
Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hóa của phát triển kinh tế xã hội, lợi ích của
các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau thì đô thị hóa cũng ngày càng
mang tính toàn cầu hơn. Những lợi ích mà đô thị hóa mang lại là không thể
phủ nhận song bên cạnh đó, đô thị hóa cũng có những mặt tiêu cực của nó
như: Thu hẹp diện tích đất canh tác trong nông nghiệp, các nguy cơ đe dọa
đến môi trường Để đảm bảo lợi ích của mình, các quốc gia không chỉ quan
tâm tới việc giải quyết các vấn đề đô thị hóa của mình mà còn phải giúp đỡ
các quốc gia khác giải quyết vấn đề đô thị hoá và những ảnh hưởng của nó.
Việt Nam với dân số gần 83.12 triệu người, là một trong những quốc gia
đông dân trong khu vực và trên thế giới. Diện tích đất tự nhiên là 329314.5 km2
mật độ bình quân đạt 252 người/km2, cao hơn rất nhiều so với bình quân của
thế giới.
Những năm gần đây, kinh tế nước ta đã có những bước tiến đáng kể, đời
sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, GDP hàng năm
tăng trên 7%. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng
cố. Đến ngay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, có quan
hệ đầu tư với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức
khu vực và quốc tế (ASEAN, AFTA và gần đây nhất là tổ chức Thương
mại thế giới WTO).
Trong bối cảnh phát triển đô thị đang trở thành vấn đề toàn cầu, Việt
Nam luôn chú trọng đến mọi nguồn lực để nâng cấp đô thị và cải thiện môi
trường sống và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Mạng
lưới đô thị không ngừng được mở rộng và phát triển, 70% dân số được sử
dụng nước sạch, Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10% xuống còn 2%. Tuy nhiên,
theo đánh giá của thế giới, Việt Nam vẫn là nước đang phát trển ở trình độ
thấp. Việt Nam phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa đạt 30 - 35% và
đến 2020 là 43 - 45%.
Phổ Yên là huyện nằm xa thành phố Thái Nguyên, mặc dù còn gặp nhiều
khó khăn, song được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của chính quyền
địa phương, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã và đang đạt được
những thành tựu đáng kể. Bộ mặt kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, đời sống
nhân dân ngày một được cải thiện. Tuy nhiên mặt trái của đô thị hóa cũng bắt
đầu xuất hiện, môi trường đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, các hoạt động như
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấy đất để xây dựng các công trình phúc lợi,
công cộng khiến diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, trong khi dân số
tăng nhanh khiến nhu cầu về đất ở cũng như đất sản xuất ngày càng lớn, rừng
ngày càng bị khai thác cạn kiệt, những hành vi lấn chiếm hủy hoại đất vẫn
chưa được ngăn chặn kịp thời Từ đó đòi hỏi phải có những biện pháp thích
hợp nhằm sớm ngăn chặn, khắc phục những tác động có ảnh hưởng xấu đến
sản xuất nông nghiệp và quá trình đô thị hóa ở địa phương, đẩy nhanh việc sử
dụng đất đai có hiệu quả. Đó chính là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng
cao hiệu quả, sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá huyện
Phổ Yên”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tổng quan tài liệu về ĐTH và việc sử dụng đất nông nghiệp nói
chung và ở Phổ Yờn nói riêng: những vấn đề lý luận từ các nguồn tài liệu
cùng những kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia, các vùng, địa phương
trong nước.
- Đánh giá thực trạng ĐTH ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp huyện Phổ Yên để thấy được những tác động tích cực, hạn chế và tìm
ra những nguyên nhân ảnh hưởng: ĐTH với quỹ đất nông nghiệp; ĐTH với
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ Yên phù hợp với tiến trình ĐTH theo
hướng tích cực.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn liờn quan đến đô thị hóa và hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ Yên.
- Nâng cao hiệu quả, sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
huyện Phổ Yên.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi địa bàn huyện Phổ Yên.
- Về thời gian: Nghiên cứu nguồn số liệu từ 2004- 2006.
- Về nội dung: Nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả, sử dụng đất nông
nghiệp trong quá trình đô thị hoá huyện Phổ Yên.
160 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2420 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa huyện Phổ Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THANH MINH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN PHỔ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60 - 31 - 10
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ QUANG QUÝ
THÁI NGUYÊN - 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THANH MINH
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN PHỔ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2008
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng và bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Thái Nguyên ngày 02 tháng 01năm 2009
Người viết cam đoan
Lê Thanh Minh
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn
thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp với đề tài: “ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trong quá trình đô thị hoá huyện Phổ Yên”.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo và đặc biệt là
thầy cô giáo trong khoa, những người đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và định hướng
cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, huyện phòng địa chính, phòng thống
kê, phòng nông nghiệp, ban lãnh đạo các xã cùng với nhân dân huyện Phổ Yên đã
cung cấp những số liệu cần thiết giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại địa bàn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Ts.Đỗ Quang Quý, người đã
định hướng, chỉ bảo và dìu dắt tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lồng biết ơn đến các tập thể, cá nhân, bạn bè và người thân đã
chỉ bảo, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian quá trình học tập và
nghiên cứu khoa học.
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 01năm 2009
Tác giả luận văn
Lê Thanh Minh
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Nội Dung Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
Chương I: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HOÁ VỚI
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP.
4
1 Tổng quan tư liệu về đô thị hoá với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp… 4
1.1 Đô thị hoá………………………………………………………………... 4
1.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp………………………………………. 8
1.2.1 Vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp........................................... 9
1.2.2 Quá trình phát triển nông nghiệp………………………………………… 13
1.2.3 Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá............................... 15
1.2.4 Những điều kiện cơ bản quyết định phát triển nông nghiệp hàng hoá....... 15
1.2.5 Các giai đoạn phát triển nông nghiệp hàng hoá......................................... 16
1.2.6 Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp
hàng hoá.....................................................................................................
17
1.3 Kinh nghiệm tiễn đô thị hoá với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.......... 21
1.3.1 Trên thế giới............................................................................................... 21
1.3.2 Ở Việt Nam................................................................................................ 24
1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 34
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.4.1 Phương pháp luận....................................................................................... 34
1.4.2 Các phương pháp chủ yếu sử dụng để nghiên cứu.................................... 34
Chương II: THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HOÁ VỚI SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHỔ YÊN………………………………
38
2.1 Đặc điểm của huyện Phổ Yên.................................................................... 38
2.1.1 Điều kiện tự nhiên...................................................................................... 38
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên................................................. 42
2.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm của huyện Phổ Yên……………………….. 55
2.1.4 Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của các hộ nông dân ở 2
vùng nghiên cứu.........................................................................................
57
2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp…………………………………..... 59
2.2.1 Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp của Phổ Yên……………………....... 59
2.2.2 Biến động số lượng và cơ cấu đất nông nghiệp giai đoạn 2004-2006....... 60
2.2.3 Biến động diện tích, năng suất một số loại cây trồng trên đất nông
nghiệp giai đoạn 2004-2006……………………………………………...
63
2.3 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nghiên cứu……………... 69
2.3.1 Cách bố trí cây trồng trên đất nông nghiệp của các hộ………………….. 69
2.3.2 Hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm………………………………. 71
2.3.3 Hiệu quả trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm...................................... 90
Chương III: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
PHỔ YÊN……………………………………………………………………………………..
100
3.1 Vấn đề quy hoạch cho đô thị hoá………………………………………... 100
3.1.1 Quan điểm sử dụng đất đến năm 2010 và tầm nhìn 2015.......................... 100
3.1.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong thời kỳ 2006 đến 2010…….. 101
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.................. 102
3.2.1 Giải pháp chung…………………………………………………………. 102
3.2.2 Giải pháp cụ thể………………………………………………………….. 106
KẾT LUẬN.................................................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 117
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTH
BQ
CC
CN
CP
CT
DT
DTGT
DV
GT
GTSL
GTSX
HSSDRĐ
LĐ
LT
NN
SL
TM
TNHH
TP
TTCN
XDĐT
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Đô thị Hoá
Bình quõn
Cơ cấu
Cụng nghiệp
Chi phớ
Canh tỏc
Diện tớch
Diện tớch gieo trồng
Dịch vụ
Giỏ trị
Giá trị sản lượng
Giỏ trị sản xuất
Hệ số sử dụng ruộng đất
Lao động
Lương thực
Nụng nghiệp
Số lượng
Thương mại
Thu nhập hỗn hợp
Thực phẩm
Tiểu thủ cụng nghiệp
Xây dựng đô thị
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Quy mô đất đai bình quân trang trại ở một số nước 18
Bảng 1.2. Các hình thức tổ chức quản lý trang trại ở Mỹ 20
Bảng 1.3. Chỉ số phát triển giá trị tổng sản lượng nông nghiệp 28
Bảng 1.4. Chỉ số phát triển diện tích và sản lượng một số cây trồng chính 28
Bảng 1.5. Chỉ số phát triển số đầu gia súc 28
Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2004-2006 42
Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2004-2006 43
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu ngành nông
nghiệp huyện Phổ Yên giai đoạn 2004-2006 44
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu sản xuất công nghiệp huyện Phổ Yên thời kỳ
2004-2006 46
Bảng 2.5. Dân số, lao động của huyện Phổ Yên giai đoạn 2004-2006 51
Bảng 2.6. Tình hình sử dụng đất 55
Bảng 2.7. Phân tích SWOT cho 2 vùng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên 57
Bảng 2.8. Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp của Phổ Yên năm 2006 59
Bảng 2.9. Biến động số lượng và cơ cấu đất nông nghiệp giai đoạn
2004-2006 62
Bảng 2.10. Diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất hàng 65
năm, Phổ Yên giai đoạn 2004-2006.
Bảng 2.11. Diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất lâu 67
năm huyện Phổ Yên, giai đoạn 2004-2006.
Bảng 2.12. Thông tin cơ bản về các hộ nghiên cứu huyện Phổ Yên 70
năm 2006.
Bảng 2.13. Mức chi phí cho một số cây trồng chủ yếu trên 1 ha gieo trồng 72
đất hàng năm của từng nhóm hộ nghiên cứu năm 2006.
Bảng 2.14. Hiệu quả kinh tế của đất hàng năm theo các cây trồng và 74
mức sống của hộ nông dân năm 2006.
Bảng 2.15. Hiệu quả kinh tế của đất hàng năm theo phương thức sản 78
xuất và mức sống của hộ, năm 2006.
vii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 2.16. Hiệu quả kinh tế của đất hàng năm theo một số cây trồng 81
chính và theo mức sống của hộ nông dân.
Bảng 2.17. Hiệu quả kinh tế của đất hàng năm theo phương thức sản 83
xuất và mức sống của hộ, năm 2006.
Bảng 2.18. Hiệu quả kinh tế của một cây trồng trên đất 1 vụ 85
Bảng 2.19. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội từ hoạt động sản xuất 88
trên đất hàng năm qua nghiên cứu ở các hộ nông dân huyện
Phổ Yên năm 2006.
Bảng 2.20. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường từ hoạt động sản 89
xuất trên đất hàng năm qua nghiên cứu ở các hộ nông dân
huyện Phổ Yên năm 2006.
Bảng 2.21. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của các hộ điều tra 91
Bảng 2.22. Hiệu quả kinh tế của cây chè trên đất trồng cây lâu năm 92
Bảng 2.23. Diện tích, năng suất, giá trị sản lượng vải của các nhóm 93
hộ điều tra.
Bảng 2.24. Hiệu quả kinh tế của cây vải 93
Bảng 2.25. Diện tích, năng suất, giá trị sản lượng nhãn của các
hộ năm 2006 95
Bảng 2.26. Hiệu quả kinh tế của cây nhãn 95
Bảng 2.27. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội từ hoạt động sản xuất 98
trên đất lâu năm qua nghiên cứu các hộ nông dân huyện Phổ
Yên năm 2006.
Bảng 2.28. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường từ hoạt động
sản xuất trên đất lâu năm qua nghiên cứu các hộ nông dân
huyện Phổ Yên năm 2006 99
Bảng 3.1. Cơ cấu cây trồng và quy mô sử dụng 107
Bảng 3.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình 1 108
Bảng 3.3. Cơ cấu cây trồng và quy mô sử dụng đất 108
Bảng 3.4. Hiệu quả kinh tế của mô hình 109
Bảng 3.5. Bảng 3.5. Cơ cấu cây trồng và quy mô sử dụng đất 109
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của mô hình 3 110
viii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hoá là hệ quả tất yếu của nền kinh tế phát triển theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá ở bất luận quốc gia nào trên thế giới. Điều này cũng
có nghĩa là đô thị hoá càng phát triển thì quỹ đất của xã hội giành cho nông
nghiệp càng có xu hướng giảm. Vấn đề đặt ra, làm thế nào để sử dụng quỹ đất
- nguồn lực khan hiếm của xã hội hiệu quả nhất trong tiến trình đô thị hoá.
Thực tế đã chứng minh rằng, kinh tế xã hội phát triển sẽ kéo theo sự thay
đổi về mọi mặt của mỗi một địa phương hay quốc gia. Đó không chỉ là những
sự thay đổi về mặt kinh tế, xã hội mà còn ảnh hưởng đến văn hóa, không gian,
môi trường, khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động, phân bố dân cư…
Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hóa của phát triển kinh tế xã hội, lợi ích của
các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau thì đô thị hóa cũng ngày càng
mang tính toàn cầu hơn. Những lợi ích mà đô thị hóa mang lại là không thể
phủ nhận song bên cạnh đó, đô thị hóa cũng có những mặt tiêu cực của nó
như: Thu hẹp d iện tích đất canh tác trong nông nghiệp, các nguy cơ đe dọa
đến môi trường… Để đảm bảo lợi ích của mình, các quốc gia không chỉ quan
tâm tới việc giải quyết các vấn đề đô thị hóa của mình mà còn phải giúp đỡ
các quốc gia khác giải quyết vấn đề đô thị hoá và những ảnh hưởng của nó.
Việt Nam với dân số gần 83.12 triệu người, là một trong những quốc gia
đông dân trong khu v ực và trên thế giới. Diện tích đất tự nhiên là 329314.5 km2,
mật độ bình quân đạt 252 người/km2, cao hơn rất nhiều so với bình quân của
thế giới.
Những năm gần đây, kinh tế nước ta đã có những bước tiến đáng kể, đời
sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, GDP hàng năm
tăng trên 7%. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng
cố. Đến ngay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, có quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
hệ đầu tư với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức
khu vực và quốc tế (ASEAN, AFTA… và gần đây nhất là tổ chức Thương
mại thế giới WTO). Thế và lực mới mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội nhưn
.
Trong bối cảnh phát triển đô thị đang trở thành vấn đề toàn cầu, Việt
Nam luôn chú trọng đến mọi ng uồn lực để nâng cấp đô thị và cải thiện môi
trường sống và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Mạng
lưới đô thị không ngừng được mở rộng và phát triển, 70% dân số được sử
dụng nước sạch, Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10% xuống còn 2%. Tuy nhiên,
theo đánh giá của thế giới, Việt Nam vẫn là nước đang phát trển ở trình độ
thấp. Việt Nam phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa đạt 30 - 35% và
đến 2020 là 43 - 45%.
Phổ Yên là huyện nằm xa thành phố Thái Nguyên, mặc dù còn gặp nhiều
khó khăn, song được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của chính quyền
địa phương, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã và đang đạt được
những thành tựu đáng kể. Bộ mặt kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, đời sống
nhân dân ngày một được cải thiện. Tuy nhiên mặt trái của đô thị hóa cũng bắt
đầu xuất hiện, môi trường đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, các hoạt động như
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấy đất để xây dựng các công trình phúc lợi,
công cộng khiến diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, trong khi dân số
tăng nhanh khiến nhu cầu về đất ở cũng như đất sản xuất ngày càng lớn, rừng
ngày càng bị khai thác cạn kiệt, những hành vi lấn chiếm hủy hoại đất vẫn
chưa được ngăn chặn kịp thời… Từ đó đòi hỏi phải có những biện pháp thích
hợp nhằm sớm ngăn chặn, khắc phục những tác động có ảnh hưởng xấu đến
s¶n xuÊt n«ng nghiÖp và quá trình đô thị hóa ở địa phương, đẩy nhanh việc sử
dụng đất đai có hiệu quả. Đó chính là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
cao hiệu quả, sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá huyện
Phổ Yên”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tổng quan tài liệu về ĐTH và việc sử dụng đất nông nghiệp nói
chung và ở Ph ổ Yờn nói riêng: những vấn đề lý luận từ các nguồn tài liệu
cùng những kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia, các vùng, địa phương
trong nước.
- Đánh giá thực trạng ĐTH ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp huyện Phổ Yên để thấy được những tác động tích cực, hạn chế và tìm
ra những nguyên nhân ảnh hưởng: ĐTH với quỹ đất nông nghiệp; ĐTH với
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ Yên phù hợp với tiến trình ĐTH theo
hướng tích cực.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn liờn quan đến đô thị hóa và hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ Yên.
- Nâng cao hiệu quả, sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá
huyện Phổ Yên.
4. Ph¹m vi nghiªn cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi địa bàn huyện Phổ Yên.
- Về thời gian: Nghiên cứu nguồn số liệu từ 2004- 2006.
- Về nội dung: Nghiên cứu vÊn ®Ò nâng cao hiệu quả, sử dụng đất nông
nghiệp trong quá trình đô thị hoá huyện Phổ Yên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chương I
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HOÁ VỚI
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN TƯ LIỆU VỀ ĐÔ THỊ HOÁ VỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Đô thị hoá
Cho đến nay, nhiều tài liệu, nhiều tác giả đã đưa ra những quan niệm về
Đô thị hoá:
Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị. Đồng thời đó là quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản
xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô
thị mở rộng.
Đô thị hoá là quá trình hình thành và phát triển của các thành phố.
Nhiều thành phố mới xuất hiện và không ít thành phố có lịch sử hàng nghìn
năm đang tồn tại và phát triển. Sự gia tăng số lượng và quy mô các thành phố
về diện tích cũng như dân số. Và do đó làm thay đổi tương quan dân số thành
thị và nông thôn; vai trò chính trị, kinh tế, văn hoá của thành phố; môi trường
sống…[5]. Đô thị hoá là xu hướng tất yếu của xã hội phát triển; đồng thời như
vậy, thì quỹ đất của xã hội giành cho đô thị hoá phải tăng lên: Các ngành phi
nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, khuân viên đô thị, khu dân cư… Đây là vấn đề
cạnh tranh gay gắt quỹ đất của xã hội nói chung và của nông nghiệp nói riêng.
- “Đô thị hóa là một hiện tượng kinh tế xã hội liên quan đến những
chuyển dịch - - - -
các trung tâm đô thị, đẩy mạnh sự
phát triển kinh tế qua đó làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống văn
hóa xã hội, làm nền cho một sự phân bố dân cư hợp lý nhằm đáp ứng những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng động giữa môi
trường xây dựng, môi trường kinh tế và thiên nhiên”.
- “Đô thị hóa là sự thay đổi trật tự sắp xếp một vùng nông thôn theo các
điều kiện của thành phố. Đây là một trong những biện pháp nhằm biến nông
thôn thành nơi làm việc hấp dẫn, có điều kiện áp dụng những tiến bộ khoa học
kỹ thuật, đáp ứng những nhu cầu về nông sản phẩm cho xã hội, góp phần vào
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên nó phụ thuộc vào điều kiện của mỗi nước, mỗi
vùng, mỗi địa phương”.
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số
dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng
hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo
thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá;
còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hoá.
Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mỹ hay Úc) thường có mức độ
đô thị hoá cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt
Nam hay Trung Quốc) (khoảng 30%). Đô thị các nước phát triển phần lớn đã
ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang
phát triển.
Theo khái niệm của ngành địa lý, đô thị hoá đồng nghĩa với sự gia tăng
không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác
trong khu vực theo thời gian. Các quá trình đô thị hóa có thể bao gồm: Sự mở
rộng tự nhiên của dân cư hiện có. Thông thường quá trình này không phải là
tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường
thấp hơn nông thôn. Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc
như là sự nhập cư đến đô thị, sự kết hợp của các yếu tố trên.
Có thể nói, Đô thị hoá là sự mở rộng dân cư đô thị gắn với sự thu hẹp
quỹ đất nông nghiệp dẫn tới những thay đổi trong phát triển nông nghiệp,
những thay đổi về xã hội và môi trường sinh thái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Đô thị hoá - thách thức môi trường toàn cầu. Hiện cứ 3 người dân đô thị
có 1 người sống trong khu ổ chuột. Hầu như rất nhiều đô thị đang mở rộng trên
thế giới không an toàn về môi trường. Đó là sự gia tăng nhanh chóng những
người sống trong đô thị. đói nghèo và thất nghiệp cho đến tội phạm và ma tuý.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, trong một phần tư thế kỷ tới, tăng
dân số hầu như sẽ chỉ diễn ra ở các thành phố, mà phần lớn thuộc các nước
kém phát triển. Đến năm 2030, hơn 60% dân số thế giới sống ở các đô thị. Đô
thị hoá nhanh đang bộc lộ những thách thức sâu sắc, từ đói nghèo và thất
nghiệp cho đến tội phạm và ma tuý.
Tại Việt Nam, quá trình đô thị hoá cũng tuân theo quy luật của thế giới.
Năm 1990, cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng
lên 649 và năm 2003 là 656 đô th ị. Tỷ lệ dân số đô thị hiện nay dưới 40%, theo
q